Luận văn Sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam

Việc dùng hương ước để điều chỉnh các quan hệ trong làng được mở rộng ra trong sự kết hợp với những quan niệm về đạo đức truyền thống. Như nhiều công trình đã chỉ rõ, hương ước vốn là những quy ước, những tục lệ làng xã được tuân thủ từ lâu đời, đến giữa thế kỷ XV được văn bản hoá. Những tục lệ đó vốn là những quy ước cổ sơ của làng, trong đó có quy định xét nhận thành viên, bảo vệ an ninh, bảo vệ “phong hoá”, tổ chức thờ cúng dựa trên tập quán và những quan niệm về đạo đức truyền thống từ ngàn xưa đã “ăn” vào máu thịt người nông dân. Hương ước đã bảo lưu, kế thừa những mặt trên. Bởi vậy, trong hương ước của nhiều làng điều có những điều khuyến khích mọi người ăn ở hoà thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống thường ngày, ngăn ngừa và xử phạt các hiện tượng đánh chửi nhau, rượu chè, quan hệ nam nữ bất chính; khuyến khích mọi người xây dựng đóng góp làng xóm.

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông dân, vừa là cấp hành chính cuối cùng của chế độ phong kiến? Ở đây, câu trả lời hữu lý trước hết là do bộ máy quản lý làng xã đã điều hoà các thiết chế tổ chức lại với nhau, để cho các thiết chế ấy vận hành theo một cơ chế thống nhất. Để làm được công việc quản lý, bộ máy chính quyền nào cũng phải dùng tới những biện pháp hành chính với tính chất áp đặt mà về thực chất, suy cho cùng đều là bạo lực. Tuy nhiên, bộ máy quản lý làng xã ở đây cũng như những thiết chế tổ chức khác trong làng vẫn chỉ là một “ốc đảo”, không được nối với các “ốc đảo”cần phải điều hoà kia bằng sợi dây ràng buộc hữu cơ, do vậy mà không thể trực tiếp tác động tới từng thiết chế hay từng “ốc đảo” một. Chính ở đây hương ước đã đóng vai trò điều hoà trung gian ấy. Bởi vì, như đã trình bày hương ước tác động trực tiếp tới từng thành viên cộng đồng bằng cách kiểm soát thế ứng xử hàng ngày của cá nhân đó. Hương ước không hoàn toàn trực tiếp giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm các tổ chức, để rồi thông qua mỗi tổ chức tác động đến từng thành viên. Tuy nhiên, từng cá nhân có bổn phận phải tuân thủ những nghĩa vụ và quyền lợi mà lệ làng định ra đều là thành viên hay đến sinh hoạt ở một xóm ngõ, một dòng họ, một phe giáp hoặc một phường hội trong làng. Do vậy mà từng tổ chức đó khống chế làm trái ngược với hương ước được. Như vậy là, bằng cách trực tiếp tác động đến từng thành viên của cộng đồng qua việc kiểm soát hành vi ứng xử hàng ngày của mỗi người hương ước đã giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm được các tổ chức cấu thành trong guồng máy của làng, “xâu” chúng lại với nhau bằng công việc trong một thế phân công chung, hài hoà và chặt chẽ. Từ chỗ là quy ước về lối sống cho từng thành viên, hương ước đóng vai trò là “cương lĩnh tinh thần”, điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức trong làng. Như vậy, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân, nắm cá nhân để nắm tổ chức và khuôn các tổ chức ấy vận hành thống nhất trong một chính thể hữu cơ, đó là vị trí pháp lý lớn nhất của hương ước. Tuy nhiên, hương ước không chỉ đơn thuần là quy định trách nhiệm của cá nhân đề từ đó nắm tổ chức mà còn quy định cả trách nhiệm của một số tổ chức hay “hạng dân” trong làng đối với cộng đồng. Chẳng hạn, quy định các xóm ngõ phải tu bổ hào lũy, lập các đội phiên tuần để bảo vệ làng xóm; các giáp phải biện lễ nhờ thành hoàng, cắt cử người phục vụ đám rước... Đến lượt chúng, các tổ chức lại phân bổ cho các thành viên. Hơn nữa, nhiều bản hương ước còn quy định trách nhiệm liên đới với giữa tổ chức cá nhân từng thành viên. Một người không hoàn thành nghĩa vụ với làng hoặc vi phạm lệ làng thì cả tổ chức mà người đó tham gia cũng phải chịu phạt. Như vậy, hương ước đã tạo ra sự cưỡng chế của cộng đồng, tạo ra thế của cộng đồng làng xã bằng 2 con đường: vừa kiểm soát thế ứng xử của mỗi cá nhân để nắm tổ chức, lại vừa quy định trách nhiệm cho các tổ chức để kiểm soát cá nhân. Con đường thứ nhất là chủ yếu, con đường thứ hai tuy là “bổ sung” nhưng cũng rất quan trọng. Nhờ sự cưỡng chế đó, hương ước đã giúp cho bộ máy quản lý làng xã có một “cơ sở pháp lý” hay “thông lệ pháp lý” để quản lý xã hội làng mạc. Theo trục dọc, trong làng xã vị trí của con người được xác định trong một loạt mối quan hệ xã hội dựa trên nền tảng tư tưởng là ý thức hệ Nho giáo được hương ước “chính thức hoá” và cụ thể hoá. Có thể chia các mối quan hệ này làm hai loại, một là quan hệ trong gia đình (mở rộng ra là quan hệ dòng họ) và là hai là quan hệ ngoài gia đình. Loại quan hệ thứ nhất như đã trình bày, làng xã khẳng định quyền của nam giới, quyền của người cha trong gia đình. Nam giới mới là thành viên “chính thức” đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, chỉ có người cha mới có quyền cao nhất trong quản lý gia đình, chính vì vậy mà có quyền và có trách nhiệm về mọi hành vi của các thành viên trong gia đình. Bởi thế, con cái phải có trách nhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà (hương ước của khá nhiều làng có điều khoản phạt những kẻ bất hiếu, bất mực). Các quan hệ gia đình này được mở rộng ra dòng họ đó trưởng họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi mình trước làng xã). Vì thế ở nhiều làng, một thành viên nào đó vi phạm lệ làng thì dòng họ phải chịu phạt lây. Loại quan hệ thứ hai ở ngoài gia đình được phân chia theo hai dòng khác nhau: dòng “thiên tước” và dòng “vương tước”. Dòng “thiên tước” khẳng định vị trí của người hơn tuổi và người già thể hiện rõ nhất ở hệ thống ngôi thứ trong tổ chức giáp), tuy còn đậm nét ở một số sinh hoạt của làng và ở một số làng xã, nhưng nhìn chung đã phải nhường bước cho quan hệ theo “vương tước”, tức các quan hệ theo bằng cấp, phẩm hàm và chức tước của Nhà nước. Điều ấy, có nghĩa là mỗi thành viên trong làng tuỳ theo bằng cấp, phẩm hàm, chức tước, tài sản và tuổi tác mà được phân định vào một cấp bậc riêng trong hệ thống ngôi thứ của làng; từ đó được hưởng những quyền lợi riêng về khẩu phần ruộng công, phân chia biếu, chỗ ngồi ở đình, có chức năng quyền hạn riêng trong tế lễ, trong khi bàn cũng như khi điều hành việc làng. Tất cả được cụ thể hoá trong hương ước và trở thành một trong những vấn đề trọng yếu của đời sống làng xã. Cũng cần nhắc lại rằng, hệ thống thang bậc xã hội làng xã này theo “mô hình” dựa trên ý thức hệ nho giáo, càng củng cố thêm thế kiểm soát chặt chẽ của làng xã với con người. Tóm lại, trục dọc trong quản lý làng xã là những quy định được ghi trong hương ước về các mối quan hệ trong và ngoài gia đình, họ hàng,trong đó nét nổi bật là con cháu phải phục tùng và hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, trẻ phải kính già, người ít tuổi phải nhường người hơn tuổi, dứoi phải phục tùng trên, nữ giới phải phục tùng nam giới, người có chức vụ thấp phải phục tùng người có chức vụ cao hơn, “bị trị” phải chịu “thống trị”... Các mối “quan hệ đứng” này dựa vào và lồng vào các “quan hệ ngang” tạo thành thế kiểm soát của cộng đồng làng xã đối với mọi thành viên trong làng để quản lý xã hội. Việc dùng hương ước để điều chỉnh các quan hệ trong làng được mở rộng ra trong sự kết hợp với những quan niệm về đạo đức truyền thống. Như nhiều công trình đã chỉ rõ, hương ước vốn là những quy ước, những tục lệ làng xã được tuân thủ từ lâu đời, đến giữa thế kỷ XV được văn bản hoá. Những tục lệ đó vốn là những quy ước cổ sơ của làng, trong đó có quy định xét nhận thành viên, bảo vệ an ninh, bảo vệ “phong hoá”, tổ chức thờ cúng dựa trên tập quán và những quan niệm về đạo đức truyền thống từ ngàn xưa đã “ăn” vào máu thịt người nông dân. Hương ước đã bảo lưu, kế thừa những mặt trên. Bởi vậy, trong hương ước của nhiều làng điều có những điều khuyến khích mọi người ăn ở hoà thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống thường ngày, ngăn ngừa và xử phạt các hiện tượng đánh chửi nhau, rượu chè, quan hệ nam nữ bất chính; khuyến khích mọi người xây dựng đóng góp làng xóm... Hơn nữa, một số làng còn dựa vào hương ước hình thức thề bồi, uống khoán (lễ mình thệ) vốn là hình thức sinh hoạt tôn giáo rất cổ trước khi trình bày nội dung điều khoản về vấn đề này (làng Thụy Khuê – Hà Tây, làng Trung Liệt - Bắc Ninh). Tóm lại, với việc kế thừa những tập tục dựa trên nền đạo đức và tín ngưỡng truyền thống, hương ước mặc dù do các Nho sĩ soạn thảo, vẫn “đi vào lòng người nông dân”, được họ tuân thủ, chấp nhận như một truyền thống làng mạc nghìn đời, từ đó duy trì cuộc sống làng xã, hương ước dựa trên truyền thống, để rồi chuyển thành truyền thống, đó là bài học kinh nghiệm quản lý làng xã bằng hương ước. 2.1.2. Sự giống và khác nhau giữa pháp luật và hương ước. 2.1.2.1. Những điểm giống nhau: - Với tư cách là những quy ước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cả hương ước và pháp luật nhà nước đều có nội dung phong phú liên quan tới nhiều mặt của đời sống: các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội, văn hoá giáo dục, chế độ thưởng phạt (cả trên văn bản cũng như trong thực tế) của hương ước cũng như trong pháp luật đều rất nghiêm ngặt. Hình thức xét xử của luật pháp và hương ước rất hà khắc thể hiện rất rõ tính chất tàn khốc của bạo lực thời kỳ phong kiến. Với các điều khoản liên quan đến từng mặt của đời sống quy định rõ mức hình phạt đối với từng hành vi vi phạm cả lệ làng, pháp luật đã buộc cá nhân phải tuân thủ nghiêm túc. Nhờ có chế độ xử phạt nghiêm minh ấy mà pháp luật và lệ làng đã tạo ra 1 sự cưỡng chế để hướng con người sống theo những quy tắc chung. Đó là hiệu lực thực tế và giá trị pháp lý của bất kỳ một bộ phận hay “tập quán pháp thành văn nào”. - Hương ước – Pháp luật đều giống nhau cơ bản ở mục đích tạo ra sự thật tự công bằng và ổn định cho xã hội, định hướng cách cư xử của cá nhân theo một khuôn mẫu chung. - Hương ước và pháp luật được thực thi trong sự kết hợp với các yếu tố khác như: đạo đức, dư luận, thíêt chế tổ chức. Ví dụ: Hương ước và pháp luật đều qui định phạt người “bất hiếu”, riêng pháp luật phong kiến quy định tội “thập ác” - mười tội nặng phải chết; trong đó có 5 tội quy định liên quan đến vi phạm đạo đức. Một người vi phạm pháp luật hay hương ước thì cả làng xã và nhà nước đều dùng các tổ chức mà người ấy tham gia (dòng họ, đoàn thể) để tạo ra dư luận hay sức ép phê phán. Nhờ có các yếu tố và cũng là các đặc điểm trên đây, cả hương ước và pháp luật đều tạo ra sự ràng buộc, sự áp đặt và sự cưỡng chế để hướng con người sống theo những quy tắc chung nên tính hiệu lực thực tế của chúng đều tương đối cao. Tính hiệu lực cao của hương ước và pháp luật có được là do chúng vừa áp dụng chế độ xử phạt trực tiếp, lại vừa áp dụng liên đới chịu trách nhiệm đối với các tổ chức mà người vi phạm là thành viên. Do đó nó có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm rất cao. 2.1.2.2. Những điểm khác nhau. Do hương ước là sản phẩm của làng xã. Ghi chép lệ tục và những quy định riêng của từng làng; pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, nên hai loại văn bản này có những điểm khác nhau cơ bản. + Nội dung của hương ước đơn giản, gọn nhẹ hơn so với pháp luật: Chẳng hạn, luật Hồng Đức có 722 điều liên quan đến hầu hết các mặt của đời sống: còn một bản hương ước của người Việt chỉ gồm có vài chục điều khoản liên quan đến một số mặt nào đó của cuộc sống làng mạc. Mặt khác, mỗi một mặt của đời sống xã hội được pháp luật nhà nước cụ thể hoá thành vài chục, thậm chí hàng trăm điều khoản. Ví dụ: về hôn nhân gia đình, luật Hồng Đức quy định thành 58 điều, (từ điều 283 đến 340), trong khi đó, ở các bản hương ước vấn đề này chỉ được ghi thành một hoặc một vài điều ngắn gọn. Điều này do tính và phạm vi điều chỉnh của từng loại văn bản quy định. Tính phong phú và phức tạp của đời sống một nước có nhiều đơn vị hành chính, nhiều thành phần cư dân, yêu cầu đảm bảo cho cuộc sống phong phú và phức tạp ấy đi vào quỹ đạo chung làm cho luật pháp phải có những điều khoản liên quan đến những vấn đề mà các bản hương ước – công cụ điều chỉnh đời sống một cộng đồng làng cụ thể, không thể có, chẳng hạn, việc quy định “lệ danh” (tội danh) “đấu tụng” (kiện tụng), “trá ngụy” - tội phản quốc... và cũng có những vấn đề liên quan đến một số phương diện nào đó trong đời sống thường ngày, nhưng lại không được ghi hoặc ít được ghi trong hương ước. Ví dụ: Vấn đề điền sản, hương hoả. Trong khi đó, luật Hồng Đức lại thể chế hoá 32 điều (điền sản), 13 điều (hương hoả)... còn luật của chúng ta hiện nay được thể chế hoá thành nhiều văn bản luật riêng rẽ, điều chỉnh nhiều mặt của đời sống (luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình...). + Trong các văn bản pháp luật, gần như tất cả các điều khoản đều gắn với một quy định về khung hình phạt và mức hình phạt cụ thể (ví dụ: hình sự phần riêng), còn trong hương ước, nhìn chung đa số các điều khoản có quy định điều khoản, song trong khá nhiều trường hợp, không ghi mức hình phạt cụ thể đối với người vi phạm mà thay vào đó là những lời khuyên răn chung chung với lời lẽ nặng về răn đe, thuyết phục tình cảm như: không nên, cấm, cấm không được... Nhiều điều khoản chi ghi những quy định chung chung. Điều này do đặc tính của lệ tục là nặng về khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. + Trong văn bản pháp luật ít có các hình thức khen thưởng như hương ước, chi phần nhiều là hình thức xử phạt. Điều này do tính nặng về áp đặt, cưỡng chế, trấn áp pháp luật quy định, khác hẳn với hương ước là ngoài tính áp đặt, còn có tính khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. + Về khung hình phạt: Hương ước đơn giản hơn so với pháp luật. Trong hương ước chỉ có khung hình phạt chính là đánh đập, phạt tiền, hạ vị trí ngôi thứ, tẩy chay đám tang và đuổi ra khỏi làng. Còn pháp luật phổ biến quy định mức hình phạt ngũ hình: xuy (đánh roi), trượng (đánh gậy), đồ (phạt làm khổ sai), lưu (đầy đi nơi xa) và tử (chết), nhưng mỗi mức lại gồm nhiều bậc khác nhau, ví dụ: Xuy có 5 bậc từ 10 đến 50 roi, trượng gồm 5 bậc từ 60 đến 100 trượng... Cùng với sự phong phú về khung hình phạt là sự nặng nề của các hình thức xử phạt của pháp luật phong kiến so với hương ước. Trong năm hình thức xử phạt của hương ước chỉ có một hình thức xâm phạm đến thân thể người vi phạm đó là “đánh đập” và hình thức này rất ít khi được áp dụng. Trong khi đó, luật pháp phong kiến, tất cả các hình thái đều xâm phạm dã man đến thân thể người phạm luật: (đánh roi, đánh gậy, chém, thắt cổ, thích chữ vào mặt, chặt chân tay...). Điều này thể hiện tính chất khốc liệt của pháp luật phong kiến, khác xa với hương ước chỉ nặng về răn đe, khuyên bảo, khuyến thiện như đã trình bày ở trên. Hình thức xử phạt của hương ước còn nhẹ hưn so với pháp luật còn được thể hiện ở chỗ, lệ làng không có mức hình phạt cao nhất là tử hình cho bất kỳ hành vi vi phạm nào, trong khi đó pháp luật phong kiến quy định 10 tội nặng phải chết (thập ác). Tuy nhiên việc xử phạt của hương ước có nét tinh tế là nó “đánh” vào cả những nỗi “sợ hãi vô hình” điều tâm linh sâu thẳm của con người tiền công nghiệp, ví dụ: Truất ngôi thứ, tẩy chay sinh hoạt, tẩy chay đám tang, và cao nhất là đuổi ra khỏi làng. Hương ước nhiều khi được “thiêng hoá” nhiều làng vào dịp đầu xuân tổ chức lễ “minh thệ”, ví dụ: như các làng Tiên Sơn- Hà Bắc, và trong tâm thức của người nông dân, việc tuân thủ các điều khoản thi trong hương ước nhất là các điều khoản về sự việc thờ thần đều liên quan đến sự phù hộ hay trách phạt của thần linh đối với từng cá nhân hay cả cộng đồng. Đây là những ràng buộc vô hình nhưng hữu hiệu của hương ước mà pháp luật không có được. + Trong hương ước hầu như không có hình thức giảm tội cho hành vi vi phạm của người vi phạm nào dù người đó thuộc thành phần xuất thân và có địa vị xã hội nào trong làng. Trong khi đó, pháp luật phong kiến có quy định chế độ “bát nghị”: nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị nặng, nghị công, nghị quý, nghị cần, nghị tân. Cho phép những người vi phạm thuộc “bát nghị” được giảm mức hình phạt. Như vậy, tính bất bình đẳng của pháp luật phong kiến thấy rõ hơn. Pháp luật của nhà nước ta hiện nay là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, nó có điểm giống với hương ước là không có sự bất bình đẳng như pháp luật phong kiến. + Làng xã không cho phép bất kỳ cá nhân vi phạm nào được dùng tiền để thay thế cho việc chịu phạt. Điều này một lần nữa cho thấy tính bình đẳng của hương ước. Trong khi đó pháp luật phong kiến có những điều khoản để cho người phạm tội được dùng tiền chuộc tội (người trên 70 tuổi dưới 15 tuổi, người bị tàn tật nặng... hoặc một số người có tước phẩm). Điều này nó thể hiện mặt nào cùa tính nhân đạo nhưng lại thể hiện tính bất bình đẳng của nhà nước phong kiến. + Khác với pháp luật, hương ước vốn từ những phong tục truyền thống vốn rất gần gũi cho cuộc sống của mỗi cộng đồng làng, cho người nông dân được văn bản hoá để rồi lại trở thành truyền thống, thành phong tục. Nên một mặt hương ước có tính bảo thủ, bảo lưu lâu dài, ít thay đổi. Mặt khác nó được con người hiểu biết từ tấm bé do con đường truyền tải tự nhiên, mang tính “cha truyền, con nối” từ gia đình, dòng học nên được các thế hệ tuân thủ nghiêm chỉnh như một nếp hay một “quán tính” tự nhiên. Trong khi đó, pháp luật của các nhà nước bóc lột trước đây được hình thành do ý muốn chủ quan của giai cấp cầm quyền mang nặng tính áp đặt hành chính từ trên xuống và dễ thay đổi khi thể chế hoặc người cầm đầu thể chế bị thay đổi. Muốn cho pháp luật đến với “trăm dân” nhà nước phải tuyên truyền một cách có hệ thống, song không thể dễ dàng để dân hiểu và chấp nhận (thường phải là những người có đủ tính cách chủ thể trở lên). Vì vậy, có thể một bộ phận dân cư này hoặc thế hệ này hiểu được luật và tuân theo những bộ phận khác, thế hệ khác lại không hiểu, không chấp nhận và không tuân theo. Mặt khác, pháp luật muốn vào được làng thường phải qua cầu nối là tổ chức làng xã và khi đó, vì quyền lợi của cộng đồng làng, có khi vì quyền lợi của những người cầm đầu bộ máy quản lý làng xã có thái độ đồng tình hay phản ứng khi tiếp nhận pháp luật. 2.2. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận “tính tự trị” của làng xã như một qui luật. 2.2.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận các làng xã có hương ước riêng. Hương ước là sản phẩm của làng nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đời sống làng xã Việt Nam. Vì vậy hương ước không chỉ ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của người Việt mà còn tác động mạnh vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Do nhu cầu phát triển của nhà nước trung ương tập quyền, giai cấp phong kiến Việt Nam chú ý tới hoạt động lập pháp. Sử cũ ghi lại năm 1043 nhà Lý ban hành bộ “hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta và là sự kiện quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Đến đời Trần pháp luật từng bước được đổi mới. Năm 1230 Trần Thái Tông cho biên soạn “Quốc Triều Hình luật”. Mặc dù “Quốc Triều Hình luật” đã bị mất nhưng căn cứ vào việc vận dụng nó trong việc xét xử thì thấy nó hết sức nghiêm khắc. Kế thừa một cách tích cực luật nước của các triều đại trước. Triều Hậu Lê đã đưa pháp luật nước nhà phát triển lên đỉnh cao mới. Năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban bộ Quốc Triều Hình Luật. Đây là bộ luật chính thống của triều đình nhà Lê. Bộ luật này được Phan Huy Chú coi như là: “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân” (45). Bộ luật Hồng Đức nêu cao tinh thần pháp trị, củng cố độc lập dân tộc ổn định trật tự và bảo đảm an toàn xã hội. Đầu đời nhà Nguyễn thế kỷ XIX, Gia Long đã cho ra đời bộ luật mới: “Hoàng Việt Luật Lệ” ban hành năm 1812. Khi xây dựng bộ luật này Gia Long đã căn cứ vào các điển pháp của các triều cũ, xem xét lại bộ luật Hồng Đức và Đại Thanh, cân nhắc lại thành một bộ luật thích hợp. Nhưng thực chất những điểm tích cực của bộ luật Hồng Đức lại không được chú ý đến mà chủ yếu lại sao chép lại bộ luật của Mãn Thanh. Như vậy căn cứ vào lịch sử trong suốt chiều dài của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam có bốn bộ luật thành văn. - Bộ Hình Thư - soạn thảo dưới triều Lý - Bộ Hình Thư - soạn thảo dưới triều Trần. - Bộ Hồng Đức - soạn thảo dưới triều Lê - Bộ Gia Long - soạn thảo dưới triều Nguyễn. Cùng với hệ thống pháp luật của Nhà nước trung ương còn có một hệ thống luật lệ của làng xã song song tồn tại. Như vậy trong chế độ phong kiến tồn tại cùng một lúc “luật nước” lẫn “lệ làng”; lệ làng cũng có một giá trị pháp lý nhất định. Phải chăng nhà nước phong kiến trung ương đã sử dụng cách thức gì để làm cho luật nước thấm sâu vào làng xã mà vẫn bảo đảm được những qui ước ở làng xã. Để thấy được những tác động tích cực của hương ước đối với quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải khẳng định sự thống nhất mang tính tương đối giữa “luật nước” và “luật làng”. Tìm hiểu hương ước qua phần mở đầu và nội dung một số điều ta dễ đi đến kết luận: hương ước là biểu hiện quyền tự trị của làng, xã đối với nhà nước phong kiến. Đa số hương ước của các làng trước khi trình bày nội dung đều ghi: “Nhà nước có pháp luật qui định còn dân có điều ước riêng”. Có thể coi đây là (lời tuyên ngôn về quyền tự trị) của mỗi làng đối với nhà nước phong kiến. Nó khẳng định (luỹ tre xanh) đó là “ốc đảo riêng” trong vùng trời chung của cả nước. Như vậy từng địa vực tụ cư đều khẳng định một cách dứt khoát quyền tự trị của mình bằng lời tuyên ngôn mở đầu cho hương ước. Mặt khác, trước hoặc sau lời “tuyên ngôn” này hương ước đều khẳng định: tất cả tiên chỉ, sắc mục cùng già trẻ các giáp trong làng đều nhất trí trình hương ước của làng lên chính quyền phong kiến bên trên phê duyệt để được thi hành. Điều đó có nghĩa là hương ước đã công khai tuyên bố quyền tự trị của làng. Quyền ấy được người dân quê Việt diễn đạt bằng câu châm ngôn: “phép vua thua lệ làng”. Vào thế kỷ XV dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1479) trong một loạt đạo dụ được tập hợp trong “Hồng Đức Thiệu Chính Thư trong dụ năm điểm năm Quang Thuận (1464)” thì điểm đầu tiên có ghi: “các làng không nên có khoán ước riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nước” (45). Chứng tỏ rằng hương ước của thời kỳ này đã tồn tại tương đối phổ biến đến mức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả luật pháp của triều đình. Lê Thánh Tông phải ra đạo dụ để hạn chế các làng lập khoán ước, hương ước. Mặt dù không khuyến khích các làng lập khoán ước riêng. Nhưng trong đạo dụ của vua Lê Thánh Tông phải thừa nhận: “làng nào có những tục lệ khác lạ thì có thể cho lập khoán và đặt ra những lệ cấm”. Vào thế kỷ XV làng xã Việt đã bị biến đổi theo chiều hướng phong kiến hoá và về cơ bản đã mất quyền tự trị. Tuy vậy làng xã vẫn tồn tại phổ biến và chính quyền phong kiến vẫn phải chấp nhận tục lệ cổ truyền của các làng xã. Dưới thời Vua Lê Thánh Tông khi chế độ tập quyền và quan liêu đạt tới cực thịnh thì làng xã vẫn soạn ra hương ước. Nhà nước phong kiến buộc phải cho “lập khoán ước và cấm lệ” tức là thừa nhận tính tự trị của mỗi làng. 2.2.2. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận những điều khác biệt giữa hương ước và luật pháp của nhà nước. Hương ước thể hiện tính tự trị của làng xã do đó nhiều điểm ghi trong hương ước khác với luật pháp của nhà nước. Tinh thần của luật nước được thể hiện trong hương ước là những qui định về việc thực hiện nghĩa vụ sưu thuế phu dịch... mà làng xã phải thể hiện trước nhà nước, hoặc những điều khác về một số mặt của làng mà nhà nước đã áp đặt vào như việc chia ruộng đất, việc bầu cử bộ máy chính quyền phong kiến ở làng... Nói chung hương ước đã cụ thể hoá luật nước, căn cứ vào những đặc điểm của làng, ví dụ: việc chia ruộng đất công - một vấn đề bức xúc đối với làng xã và nhà nước. Từ giữa thế kỷ XV, nhà nước phong kiến cho ban hành chính sách quân điền, qui chế hoá việc chia cấp phần ruộng đất thuộc sở hữu nhằm can thiệp sâu vào từng địa vị tụ cư của làng xã. Nhưng ở làng nào cũng có lệ chia cấp riêng, được ghi rõ trong hương ước. Căn cứ vào số ruộng công còn lại theo sự phân tầng “đẳng cấp” trong cộng đồng dân cư và căn cứ vào thiết chế tổ chức của làng, các làng đều có bảng công điền, công thổ - đó là ruộng chùa gọi là tự điền, ruộng điền gọi là thần điền... các làng sử dụng số ruộng công còn lại để xây dựng cơ sở vật chất, tu tạo nơi thờ cúng để đèn hương quanh năm và nuôi người canh giữ. Ngoài bảng công điền công thổ, một số làng còn có bảng công điền, công thổ quốc phân. Làng nào có ruộng công nhiều thì chia cho dân đinh, dùng một phần cứu trợ người trong làng. Một số làng ven sông có đất bãi bồi ngoài đê gọi là công châu thổ. Đất này do làng quản lý và sử dụng với nhiều hình thức: chia cho tất cả đàn ông từ 18 tuổi trở lên kể cả chức sắc (hương ước làng Bát Tràng). Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của làng xã theo tập quán lâu đời.Thời Trần có “ruộng tư điền” Thời Lê, Nguyễn đều thừa nhạn hình thức sở hữu của làng xã. Thực tế này cùng với đạo dụ của Lê Thánh Tông: Các làng xã không nên có khoán ước riêng chứng tỏ rằng từ giữa thế kỷ XV trở đi hương ước đã tồn tại song song với luật nước và cổ phần mâu thuẫn với luật nước, làm cho luật nước ít nhiều bị giảm hiệu lực trong từng “luỹ tre xanh”. Để luật nước thấm sâu vào từng làng xã Việt Nam thì phải chấp nhận quyền phân chia ruộng đất của các xã quan nhưng phải ràng buộc họ bởi luật nước. Trong chương “Điền sản” của bộ luật Hồng Đức ban hành vào thời vua Lê Thánh Tông 1483 quy định: “Các quan bộ huyện xã đã chia ruộng rồi, nếu có người bị tội phải giáng truất hay chết thì phải lấy lại ruộng. Nếu dân đinh đã lớn tuổi xin cấp ruộng thì các quan bộ huyện xã được tự liệu đinh”. Và nếu chia không đúng thì các quan lộ huyện xã phải chịu tội phạt (47). Đó là sự thừa nhận có tính tương đối. Thực tế có nhiều hương ước quy định về cơ cấu tổ chức và quan hệ trong làng xã. Đây là nội dung chính của hương ước. Trước hết là những hương ước liên quan tới việc lập ra các tổ chức làng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng tổ chức cũng như các thành viên trong đó. Mỗi làng Việt đều có các tổ chức như xóm ngõ, dòng họ, giáp, phe, phường hội, họ... Quan trọng nhất là các quy ước lập ra các bộ máy chính trị làng xã. Đó là hình thức tập hợp những người theo địa vị xã hội bao gồm các thíêt chế. - Dân hàng xã: gồm toàn bộ các thành viên nam giới và dân chính cư trong làng phân thành cấp bậc cao thấp khác nhau. - Hội đồng kỳ mục: là bộ máy quản lý xã thôn bao gồm các cực chánh, phó tổng, các chức sắc quan lại về hưu... Đây là cơ quan có toàn quyền quyết định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan