MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÝ LUẬN ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6
1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của nó đối với phát triển nông sản hàng hóa. 6
1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng và những yêu cầu đặt ra đối với đất nông nghiệp trong việc phát triển nông sản hàng hóa 24
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN HÀNG HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 42
2.1. Thực trạng đất nông nghiệp và các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu 42
2.2. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) theo phê duyệt của Chính phủ 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN HÀNG HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 76
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa 76
3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 87
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đưa vào sản xuất thành công 10 loại giống lúa chất lượng cao, giống lúa chịu phèn mặn trồng trên đất lúa tôm và vùng ngọt hóa; triển khai chương trình phòng trừ tổng hợp IPM trong canh tác lúa; ứng dụng công nghệ sau thu hoạch; bước đầu ứng dụng công nghệ quản lý ISO trong doanh nghiệp và cơ quan hành chính công, đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, tăng năng suất, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất.
- Tình hình giải quyết việc làm:
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đuợc quan tâm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 21,12%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 75,6% năm 2000, lên 85% năm 2005; số người thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 6,1% năm 2000, xuống còn 4,5% năm 2005.
- Công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường; bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, các trung tâm y tế huyện thị được đầu tư nâng cấp, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được chú trọng. Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc trẻ em đạt kết quả cao; tỷ lệ sinh bình quân giảm 0,03% hàng năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29,8% năm 2000 xuống còn 24% năm 2005.
- Hoạt động văn hoá, thông tin:
Các hoạt động văn hoá ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân; phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh đạt được kết quả đáng kể.
Công tác thông tin báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân, nhất là đồng bào nông thôn.
Từ thực trạng trên có thể thấy:
Về thuận lợi:
Bạc Liêu có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều tuyến đường thuỷ, đường bộ có ý nghĩa chiến lược đối với đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia chạy qua. Trong thời gian tới khi thực hiện các dự án liên kết bờ biển nước ta nói chung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng với các nước trong khu vực, tỉnh Bạc Liêu sẽ có những cơ hội lớn để hội nhập và phát triển.
Nằm trong vùng dự án ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp đồng thời là vùng giáp ranh chịu tác động của cả thủy triều biển Đông và Tây, Bạc Liêu có đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp toàn diện, từ trồng các loại cây lương thực năng suất, chất lượng cao đến khai thác và nuôi trồng thủy sản, phục vụ xuất khẩu. Năng lực hiện có về chế biến thủy hải sản là một thế mạnh khác của Bạc Liêu. Do tỷ lệ nguyên liệu địa phương qua chế biến còn thấp nên nhu cầu đầu tư, mở rộng năng lực của công nghiệp chế biến cũng còn lớn. Cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư từ mọi thành phần kinh tế tham gia.
Bạc Liêu cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (nguyên liệu nông nghiệp, ngư nghiệp phong phú). Trong tương lai gần, Bạc Liêu là một trung tâm giáo dục và đào tạo lớn có truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đào tạo lực lượng lao động phục vụ nhu cầu tại chỗ, Bạc Liêu sẽ là một trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo cho các địa bàn lân cận.
Ngoài ra, các yếu tố nội lực quan trọng như tính sáng tạo của người lao động, chủ trương, định hướng đúng đắn của tỉnh, của các ngành, các cấp là một nhân tố quan trọng đã và đang góp phần tích cực dẫn tới thành công trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương lai, khi nước ta hội nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới và khu vực, những lợi thế hiện có của Bạc Liêu sẽ còn nhiều cơ hội để khai thác và phát huy.
Những khó khăn, thách thức:
Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã hình thành về cơ bản nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, trạm, trại phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản cần được đầu tư làm mới và nâng cấp.
Quá trình chuyển đổi sản xuất giữa nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã mang lại nhịp độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên còn diễn ra tự phát, bị động, làm ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của tỉnh. Quy mô phát triển ồ ạt, không có kế hoạch trong khi hệ thống hạ tầng chưa phát triển kịp thời, đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đồng thời để duy trì tốc độ tăng trưởng đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn.
Môi trường bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm đang có xu thế gia tăng, trong khi khả năng kiểm soát rất hạn chế, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường sinh thái chưa được coi trọng thỏa đáng. Hệ thống dịch vụ thủy sản, đặc biệt là khâu sản xuất, cung ứng giống và thức ăn cho tôm cũng như việc phát hiện và xử lý khi tôm bị nhiễm bệnh còn thiếu.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn không theo kịp yêu cầu phát triển.
2.2. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) theo phê duyệt của Chính phủ
Ngày 24/9/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 839/QĐ - TTg phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) của tỉnh Bạc Liêu. Đây là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định các chính sách và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
2.2.1. Những chủ chương, chính sách của tỉnh về khai thác và sử dụng đất nông nghiệp
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ưu tiên phát triển nông sản hàng hóa. Việc quy hoạch cũng như điều chỉnh quy hoạch đều xuất phát từ những định hướng phát triển vĩ mô và điều kiện thực tế của địa phương.
Cơ sở pháp lý để khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 17, 18.
- Luật đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ - CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Chỉ thị số 05/2004/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
- Quyết định số 433/QĐ - TTg ngày 03/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010.
- Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ nhất thông qua.
- Công văn số 2111/BTNMT - ĐKTK ngày 17/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc dành quỹ đất cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, ngày 04/02/2002 Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc liêu có Quyết định số 02/2002/QĐ - UB về việc phê duyệt phương án quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp. Cơ cấu sử dụng đất để sản xuất các mặt hàng nông sản có những biến động lớn.
Đến ngày 20/8/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 25/2003 QĐ - UB về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp tỉnh Bạc liêu đến năm 2010. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này dựa trên cơ sở kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2003 với mục tiêu tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 09/2000/NQ - CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó thực hiện việc điều chỉnh, khắc phục những bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất được phê duyệt theo Quyết định số 03/2002/ QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản xuất, phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của đại bộ phận nông dân trong vùng; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để cụ thể hóa các mục tiêu này tỉnh đã ban hành các văn bản, bao gồm:
- Quyết định số 111/QĐ - CT ngày 21/3/2005 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phê duyệt quy hoạch phát triển hợp lý vùng bãi bồi ven biển tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 79/QĐ - UB ngày 26/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án "Điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010”.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển các ngành có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Các chủ trương này là cơ sở, điều kiện để nhân dân trong tỉnh sử dụng đất đai, trong đó có đất nông nghiệp, một cách hợp lý và hiệu quả vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu từ năm 2001 đến nay
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Năm 1993 Luật đất đai được ban hành và được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã có nhiều điểm tiến bộ mới, mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và pháp lý. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Minh Hải (cũ) đã chỉ đạo các ngành chức năng quán triệt nội dung của Luật đến nhân dân. Thực hiện chỉ thị số 857/ TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phân chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tách tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu tiếp tục chỉ đạo việc thực thi Luật đất đai trên cơ sở các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và công tác đo đạc bản đồ được hoàn thành về cơ bản.
Thực hiện Luật đất đai, dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân các cấp, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp và đã đạt được những kết quả khả quan.
Thứ nhất, về công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính:
Tỉnh đã triển khai Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc xác lập địa giới hành chính, đến nay đã cơ bản hoàn thiện. Thực hiện Nghị định 166/2003/NĐ - CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ về việc thành lập xã - phường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong đó 8 xã, thị trấn đã được triển khai thực hiện phân định lại ranh giới hành chính. Tháng 7 năm 2005 thực hiện Nghị định số 96/2005/NĐ - CP của Chính phủ về việc thành lập huyện Hòa Bình, đến nay tỉnh đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính của các huyện mới.
Thứ hai, về công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. Đến tháng 6 năm 2005 tỉnh đã cấp được 151.037 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với diện tích 218.530,30 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 110.154 giấy, diện tích 209.779,20 ha đạt 93,91% diện tích cần cấp.
- Đất phi nông nghiệp cấp được 40.883 giấy, diện tích 8.751,10 ha đạt 66,83% diện tích cần cấp, trong đó:
+ Đất ở tại nông thôn cấp được 31.250 giấy, diện tích 2.138,92 ha, đạt 65,94% diện tích đất ở cần cấp.
+ Đất ở tại đô thị đã cấp được 9.309 giấy, diện tích 303.67 ha, đạt 32,58% diện tích đất cần cấp.
Giao đất, cho thuê đất: Trong 2 năm 2004, 2005 Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh 12 hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm: 7 hồ sơ giao đất diện tích 100,91 ha (giao đất không thu tiền sử dụng đất 50,58 ha, giao đất có thu tiền sử dụng đất 50,33 ha); 5 hồ sơ thuê đất diện tích 0,83 ha.
Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án trong những năm qua tuy đạt được tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá đền bù thấp, ý thức của người dân chưa cao. Một số dự án bị kéo dài thời gian thực hiện do một số hộ dân trong vùng dự án không chịu di dời, dẫn đến tình trạng diện tích đất đã thu hồi bị bỏ hoang.
Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ không được làm thường xuyên.
Thứ ba, về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai:
- Công tác lập quy hoạch sử dụng đất:
Đến nay toàn tỉnh đã có 7 huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Công tác lập kế hoạch sử dụng đất:
Căn cứ Quyết định số 839/QĐ - TTg ngày 24/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) của tỉnh Bạc Liêu; đồng thời căn cứ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 433/QĐ - TTg ngày 03/6/2002 và xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất thực tế, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh kịp thời làm căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
Thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn số 1553/HD - TCĐC ngày 12/10/2000 của Tổng cục Địa chính được thực hiện tốt ở cả 3 cấp. Kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay cơ bản đã hoàn thành.
Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện khá tốt, nhất là khâu kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để đề xuất giải quyết, do đó những vụ việc thông qua hội đồng tư vấn phần lớn được chấp thuận. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng được tiến hành thường xuyên và nhiều vụ việc đã hòa giải thành công, góp phần hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Năm 2005, toàn tỉnh có 223.854,78 ha đất nông nghiệp, chiếm 86,68% diện tích tự nhiên, bình quân 2.821,04 m2/người. Trong đó bao gồm các loại đất sau:
* Đất sản xuất nông nghiệp:
Bạc Liêu có 98.294,89 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 43,91% diện tích đất nông nghiệp và 38,06% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người của tỉnh đạt 1.212,83 m2/người, cao hơn của cả nước (1.150 m2/người). Đất sản xuất nông nghiệp được phân chia thành 2 loại:
Một là, đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây hàng năm có diện tích 79.790,16 ha, bình quân 984,51 m2/người. Gồm:
- Đất trồng lúa 73.669,88 ha, tập trung chủ yếu ở vùng nước ngọt được giữ ổn định thuộc khu vực Bắc quốc lộ 1A. Bình quân diện tích đất trồng lúa của Bạc Liêu là 908,99 m2/người, cao hơn của cả nước (527 m2). Trong đó:
Đất chuyên trồng lúa nước: 58.847,18 ha chủ yếu thuộc khu vực dự án ngọt hoá Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Đất trồng lúa nước còn lại: 14.822,70 ha. Trong đó có gần 14.000 ha đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phân bố khu vực giữa kênh Vĩnh Lộc và Ngan Dừa (thuộc các huyện Hồng Dân, Hoà Bình) và vùng Nam thị xã Bạc Liêu. Nhìn chung hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa - tôm cao, thu nhập của người sản xuất đạt từ 30 - 50 triệu đồng/ha, cao hơn độc canh cây lúa từ 5 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên do chưa có hệ thống thủy lợi đồng bộ nên nước thải từ việc nuôi tôm đã làm đất bị tăng nguy cơ ô nhiễm, và tăng độ nhiễm mặn, phèn.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích 6.120,28 ha, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng các loại cây lương thực ngoài lúa như ngô, khoai, các loại rau màu như dưa leo, đậu đũa và các loại cây công nghiệp hàng năm như mía, đay, cói,… Trong đó diện tích trồng ngô năm 2005 là 350 ha, sản lượng 1.100 tấn, đây là loại cây có tốc độ phát triển chậm cả về quy mô, diện tích, năng suất và sản lượng do nông dân chưa có kinh nghiệm và tập quán canh tác. Diện tích khoai, sắn trong toàn tỉnh vào khoảng 900 ha, sản lượng 5.700 tấn. Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ hoặc ở các vùng lân cận. Diện tích đất trồng cây hàng năm tập trung nhiều ở các huyện thuộc Bắc Quốc lộ 1A, hiện được sử dụng khá hiệu quả góp phần giải quyết nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong tỉnh và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản.
Hai là, đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm của Bạc Liêu có 18.504,73 ha. Trong đó:
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có trên 5.000 ha, chủ yếu là diện tích đất trồng dừa. Cây dừa được trồng phân tán trong khu vực đất vườn của các hộ dân, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Do thực hiện chuyển đổi nên diện tích sản xuất giảm bình quân 5,76%/năm và còn tiếp tục giảm do vườn dừa già cỗi, bị xâm nhập mặn, hiệu quả sản xuất thấp (sản lượng năm 2005 đạt khoảng 5.332 tấn).
- Đất trồng cây ăn quả có 5.920 ha, chủ yếu là các loại cây như: khóm (diện tích 750 ha, sản lượng 41.400 tấn), chuối (diện tích 1.460 ha, sản lượng 15.900 tấn), nhãn (diện tích 155 ha, sản lượng 650 tấn), và các loại cây ăn quả khác (diện tích 3.555 ha, sản lượng 18.460 tấn), tập trung nhiều ở khu vực huyện Hồng Dân, huyện Giá Rai và thị xã Bạc Liêu. Diện tích đất trồng cây ăn quả giảm bình quân 4,24%/năm, sản lượng giảm 3,6%/năm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sản xuất.
- Đất trồng cây lâu năm khác có 7.584,73 ha.
Trong thực tế, diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh không phát triển thành các vùng chuyên canh mà phân tán ở các hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy khó khăn cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ tại chỗ, hiệu quả đạt được chưa cao.
Trong những năm qua thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông - lâm - diêm nghiệp - thủy sản, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm từ 149.269 ha năm 2000 xuống còn 87.832,25 ha năm 2004 (và chỉ tăng trở lại được khoảng trên 10 ha trong giai đoạn 2004 - 2005), giá trị sản xuất của trồng trọt do đó giảm từ 1.470.690 triệu đồng xuống còn 1.096.507 triệu đồng (giá so sánh 1994) vào năm 2004. Sản lượng lương thực quy thóc 893.405 tấn năm 2000 giảm xuống còn 614.382 tấn năm 2004 và 573.000 tấn năm 2005. Bình quân sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt trên 710 kg/người, giảm mạnh so với năm 2000. Tuy nhiên do đầu tư phát triển thủy lợi giữ ngọt ổn định và phát triển các giống cây trồng phù hợp, năng suất và hiệu quả sử dụng đất tăng nhanh. Sản lượng lương thực vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và hàng năm cung cấp cho thị trường từ 70.000 - 80.000 tấn lúa hàng hóa.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi biến động thường xuyên tùy thuộc vào giá cả thị trường. Năm 2000 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 421.600 triệu đồng, năm 2003 đạt 301.705 triệu đồng và năm 2004 giảm xuống còn 197.235 triệu đồng.
Số đàn gia súc tăng chậm từ 212 ngàn con lên 228 ngàn con, trong đó: Đàn lợn tăng từ 206 ngàn con lên 226 ngàn con, đàn bò tăng từ 155 con năm 2000 lên 502 con năm 2004, riêng đàn trâu giảm từ 6.300 con xuống còn gần 1.800 con.
Số lượng gia súc (đặc biệt là các gia súc ăn cỏ như trâu, bò) của tỉnh biến động do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do đất nông nghiệp thuộc nhóm đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi của tỉnh có diện tích rất hạn chế, chỉ khoảng 27 ha, và phần lớn chỉ ở dạng đồng cỏ tự nhiên, phân tán, năng suất thấp. Tỉnh cũng chưa có quy hoạch cụ thể để phát triển các vùng chăn nuôi gia súc tập trung.
Số lượng gia cầm giảm mạnh từ 3,3 triệu con năm 2000 xuống còn 1,4 triệu con trong năm 2004 nguyên nhân là do tác động của giá cả thị trường và dịch cúm H5N1.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp [4, tr.51]
( Giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2001
1.528.892
1.247.710
252.706
28.476
2002
1.550.796
1.241.208
282.418
27.170
2003
1.459.496
1.104.195
301.705
53.596
2004
1.342.190
1.096.507
197.235
48.448
2005
1.456.322
1.165.796
240.144
50.382
* Đất lâm nghiệp:
Bạc Liêu có 4.831,65 ha đất lâm nghiệp, chiếm 2,16% diện tích đất nông nghiệp và 1,87% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 60,88 m2/người, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (0,15 ha/người). Đất lâm nghiệp được phân bố ở các xã và vùng bãi bồi ngập mặn thường xuyên của huyện Hòa Bình (2.263,28 ha); Đông Hải (1.857,36 ha) và thị xã Bạc Liêu (771,01 ha). Phân theo mục đích sử dụng gồm:
- Đất rừng sản xuất (rừng trồng) 167,63 ha, chủ yếu phân bố ở các xã khu vực trong đê huyện Đông Hải.
- Đất rừng phòng hộ (rừng tự nhiên) 4.656,82 ha, phân bố dọc theo khu vực ven biển từ ranh Sóc Trăng đến cửa Gành Hào, thuộc các huyện Đông Hải, Hòa Bình và thị xã Bạc Liêu. Diện tích đất rừng phòng hộ ven biển đang giữ vai trò rất quan trọng trong ngăn mặn, chắn sóng cũng như tạo điều kiện cho bồi lắng phù sa ở khu vực cửa sông với các loại cây như mắm, đước.
- Đất rừng đặc dụng có 7,20 ha, đây là diện tích đất đã được quy hoạch phát triển khu vực sân chim Bạc Liêu, có giá trị bảo tồn nguồn gen và phục vụ du lịch.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 diện tích đất lâm nghiệp giảm 1.157,19 ha để chuyển sang đất nông nghiệp 21,39 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.056,84 ha, đất mặt nước chuyên dùng 78,96 ha. Trong cùng thời kỳ toàn tỉnh đã trồng mới 109,84 ha rừng trên diện tích đất trồng cây lâu năm 35,32 ha, trên đất bãi bồi 74,52 ha. Như vậy trong giai đoạn 2001 - 2005 diện tích đất lâm nghiệp thực giảm 1.047,35 ha.
Năm 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh đạt 16.974 triệu đồng, trong đó: Từ trồng và nuôi rừng đạt 10.511 triệu đồng; từ khai thác gỗ, lâm sản 6.463 triệu đồng. Nhiều mô hình phát triển kinh tế kết hợp trên diện tích đất rừng ngập mặn ven biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính bền vững được thử nghiệm và nhân rộng như: Tôm - rừng, trồng rừng kết hợp với nuôi các loại nhuyễn thể.
Công tác bảo vệ và trồng rừng phòng hộ ven biển được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh đã trồng mới được gần 15 ha đất rừng trên diện tích đất khu vực bãi bồi ven biển. Diện tích đất rừng khu vực trong đê đang được chuyển dần sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tiềm năng phát triển du lịch trên đất rừng đang được quan tâm khai thác bằng việc đầu tư phát triển hạ tầng.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp [4, tr.85]
(Giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng số
Trong đó
Trồng và Nuôi rừng
Khai thác gỗ, lâm sản
2001
16.064
8.019
8.045
2002
15.648
8.354
7.294
2003
16.140
9.337
6.803
2004
15.660
9.093
6.567
2005
16.974
10.511
6.463
* Đất nuôi trồng thủy sản:
Phát huy tiềm năng to lớn về đất đai và các điều kiện tự nhiên, trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản có bước phát triển nhảy vọt và là nhân tố đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 42.185 ha năm 1997 lên 54.017 ha năm 2000 và 118.838 ha năm 2004. Hầu hết diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đã tăng lên rất nhanh. Đây cũng là vùng có diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung quy mô lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2005, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 118.712,10 ha, chiếm 53,03% diện tích đất nông nghiệp và 45,97% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở những huyện phía nam Quốc lộ 1A như Đông Hải 39.443,37 ha; Phước Long 21.958,12 ha; Giá Rai 20.629,39 ha, Hòa Bình 16.229,19 ha. Trong diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 109.687,47 ha đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và 9.024,63 ha đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt và đất trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản, và trên 3 nghìn ha đất tôm - rừng.
Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới được ứng dụng và phát triển, đa dạng hóa nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản. Phổ biến hiện nay là các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và nuôi nước ngọt. Nuôi nước ngọt gồm có nuôi chuyên canh cá ở các ao, mương vườn, nuôi cá xen lúa và nuôi cá dưới tán rừng. Đây là những mô hình hiện đang có chiều hướng phát triển mạnh, chủ yếu ở các vùng ngọt hóa, đem lại hiệu quả rõ rệt. Nuôi thủy sản nước lợ phổ biến là các dạng nuôi chuyên tôm, kết hợp với lúa - rừng với cấp kỹ thuật từ thấp đến cao, từ quảng canh cải tiến đến nuôi công nghiệp. Hình thành và phát triển mạnh vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp Nam Q