Luận văn Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các từviết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

Phần mở đầu

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀCÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro trong hoạt động TTQT

1.1.1 Khái niệm vềrủi ro và rủi ro TTQT

1.1.2 Phân loại rủi ro trong TTQT

1.1.2.1 Rủi ro kỹthuật ( rủi ro tác nghiệp)

1.1.2.2 Rủi ro tín dụng

1.1.2.3 Rủi ro ngoại hối

1.1.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý

1.1.2.5 Rủi ro pháp lý

1.1.2.6 Rủi ro chính trị

1.1.2.7 Rủi ro đạo đức

1.2 Một sốbiện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT

1.2.1 Hậu quảkhi phát sinh rủi ro TTQT

1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT

1.2.2.1 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kỹthuật

1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối

1.2.2.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hệ đại lý

1.2.2.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý

1.2.2.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị

1.2.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV

2.1 Tổng quan vềBIDV

2.1.1 Sơlược vềlịch sửhình thành và phát triển của BIDV

2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của BIDV

2.2 Tổchức hoạt động TTQT tại BIDV

2.2.1 Mô hình tổchức

2.2.2 Các hoạt động TTQT chủyếu

2.2.2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

2.2.2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờthu

2.2.2.3 Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền

2.2.2.4 Hoạt động thanh toán séc du lịch, phát hành hối phiếu ngân

hàng

2.3 Kết qủa hoạt động TTQT tại BIDV trong thời gian qua

2.3.1 Hoạt động TTQT tăng trưởng cảvềquy mô và chất lượng.

2.3.2 Các nghiệp vụTTQT ngày càng được mởrộng.

2.3.3 Trình độcông nghệngân hàng và trình độcán bộ được nâng cao.

2.3.4 Quy trình nghiệp vụ được cải tiến liên tục.

2.3.5 Quan hệ đại lý ngày càng được mởrộng.

2.3.6 Uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao.

CHƯƠNG 3:

SỬDỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂHẠN CHẾRỦI RO TRONG CÁC

PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BIDV

3.1 Phương thức chuyển tiền

3.1.1 Khái niệm.

3.1.2 Phương pháp trực tiếp.

3.1.3 Phương pháp gián tiếp.

3.1.4 Phương pháp chuỗi.

3.1.5 Các rủi ro trong thực hiện phương thức chuyển tiền tại BIDV.

3.2 Phương thức nhờthu

3.2.1 Khái niệm.

3.2.2 Quy trình thực hiện thanh toán nhờthu và các điện SWIFT được

sửdụng.

3.2.3 Các vướng mắc thường gặp trong phương thức nhờthu.

3.3 Phương thức tín dụng chứng từ

3.3.1 Khái niệm.

3.3.2 Sửdụng các mẫu điện liên quan đến phát hành và thông báo L/C

3.3.2.1 Đối với ngân hàng phát hành L/C.

3.3.2.2 Đối với ngân hàng thông báo L/C.

3.3.3 Sửdụng các mẫu điện liên quan đến chứng từxuất trình có bất

đồng.

3.3.4 Sửdụng các mẫu điện liên quan đến hoàn trảgiữa các ngân hàng

3.3.4.1 Thực hiện thanh toán thông thường đối với thưtín dụng

không cho phép đòi tiền điện.

3.3.4.2 Thực hiện thanh toán trường hợp thưtín dụng cho phép đòi

tiền điện và tự động ghi nợtài khoản nostro.

3.4 Các điện SWIFT dùng trong tra soát

3.4.1 Phương thức chuyển tiền.

3.4.2 Phương thức nhờthu.

3.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ.

CHƯƠNG 4:

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại BIDV đến 2010

4.2 Nhận xét vềhệthống thanh toán SWIFT

4.2.1 Những điểm mạnh.

4.2.2 Những tồn tại.

4.3 Đềxuất và Kiến nghị

4.3.1 Đối với Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam.

4.3.1.1 Nhóm đềxuất vềmô hình tổchức, xây dựng quy chế, quy

trình TTQT trong hệthống.

4.3.1.2 Nhóm đềxuất vềquản lý và đào tạo.

4.3.1.3 Thực hiện các biện pháp hạn chếrủi ro cho các nghiệp vụcó

liên quan đến nghiệp vụTTQT nhưtài trợxuất nhập khẩu,

kinh doanh tiền tệ.

4.3.1.4 Nhóm đềxuất vềcông nghệ.

4.3.1.5 Nhóm đềxuất vềphát triển và phòng ngừa rủi ro từngân

hàng đại lý.

4.3.1.6 Nhóm đềxuất vềtrích lập quỹdựphòng và tăng cường giám

sát hoạt động TTQT trong hệthống.

4.3.2 Một sốkiến nghịvới Nhà nước, NHNN và các đơn vịliên quan.

4.3.2.1 Kiến nghịvới Nhà nước.

4.3.2.2 Kiến nghịvới Ngân hàng Nhà nước.

4.3.2.3 Các đơn vịliên quan.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

 

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán, gửi trực tiếp đến ngân hàng BHF Bank, Frankfurt - ngân hàng giữ tài khoản nostro đồng EUR của BIDV) với nội dung điện MT103 như sau: Nội dung điện MT103 Explanation Format Sender BIDVVNVX Message type 103 Receiver BHFBDEFF Sender’s reference :20:6700505050001 Bank operation code :23B:CRED Value date/currency/interbank settled amount :32A:050606EUR50,000.00 Currency/ Instructed amount :33B:USD100,000.00 Exchange rate :36:0.5000 Ordering customer :50K:TIMEX Beneficiary customer :59:/123456789 Germany Genaral Electrics Details of charge :71A:SHA - 38 - Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp trực tiếp Ordering Customer 50A TIMEX Sender BIDVVXVX MT103 Receiver BHF Bank, Frankfurt (BHFBDEFF) Beneficiary Customer 59A Germany General Electrics 3.1.3 Phương pháp gián tiếp Nếu ngân hàng gửi điện điện và ngân hàng nhận điện SWIFT MT103 không có quan hệ tài khoản trực tiếp đối với loại tiền tệ được giao dịch, hoặc họ có quan hệ tài khoản nhưng không muốn sử dụng quan hệ tài khoản này thì một ngân hàng thứ ba sẽ xuất hiện trong giao dịch này. Trong trường hợp này, điện MT103 chỉ chứa đựng nội dung thanh toán – đóng vai trò là điện thông báo chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, đồng thời ngân hàng gửi điện phải thực hiện một lệnh thanh toán toán chuyển tiền thông qua việc lập một điện thanh toán SWIFT giữa các ngân hàng MT202 (General Financial Institution Transfer) đến một ngân hàng thứ 3 (ngân hàng giữ tài khoản nostro) yêu cầu trích tài khoản của mình thanh toán cho ngân hàng nhận điện MT103. Phương pháp này gọi là phương pháp gián tiếp. Phương pháp gián tiếp đặc biệt hữu dụng cho ngân hàng thực hiện thanh toán khi có một hoặc nhiều món tiền được chuyển từ một hoặc nhiều người khác nhau từ ngân hàng chuyển tiền đến một hoặc nhiều người thụ hưởng tại cùng một ngân hàng thụ hưởng. Phương pháp này giúp ngân hàng giảm chi phí trong giao dịch, vì có thể - 39 - thực hiện nhiều điện thông báo MT103 (không phải điện thanh toán) đến ngân hàng thụ hưởng với chi tiết từng món thanh toán cụ thể trong khi chỉ cần lập một lệnh chuyển tiền MT202 cho số tiền tổng (bằng tổng các món được chuyển theo điện thông báo MT103), ngân hàng chuyển tiền chỉ chịu phí thanh toán cho một món thanh toán tổng (10->15USD/món) khi thực hiện lệnh chuyển tiền MT202, trong khi nếu thực hiện theo phương pháp thông thường số tiền phí phải trả là bội số của 10- 15USD/món cho mỗi điện thanh toán MT103. Vì vậy, ngân hàng đã tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Phương pháp này được các công ty bản xứ sử dụng rộng rãi trong việc trả lương cho người hợp tác lao động nước ngoài ở cùng một quốc gia, một vùng lãnh thổ…. Công ty lập danh sách chi trả lương với đầy đủ chi tiết về số tiền, người thụ hưởng, tài khoản tại ngân hàng (hoặc CMND, passport…) và ngân hàng thụ hưởng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tiến hành việc trả lương theo danh sách. Căn cứ vào danh sách, ngân hàng chuyển tiền sẽ tiến hành lập từng lệnh MT103 cho từng người thụ hưởng riêng biệt và gửi lệnh thông báo thanh toán MT103 trực tiếp đến ngân hàng thụ hưởng, trên các điện MT103 này đều chỉ ra số giao dịch liên quan đến một lệnh chuyển vốn ngân hàng MT202 được ngân hàng lập lệnh MT103 gửi cho ngân hàng giữ tài khoản nostro của mình trích tài khoản của ngân hàng mình trả cho ngân hàng người thụ hưởng bằng tổng số tiền trên các điện MT103. Với phương pháp này đã tiết giảm chi chí rất nhiều đặc biệt rất hiệu quả trong việc trả lương theo danh sách, hoặc có nhiều lệnh thanh toán cùng được gửi đến một ngân hàng. Tình huống 2: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) ra lệnh cho BIDV (SWIFT: BIDVVNVX) trích USD100,000.00 từ tài khoản thanh toán USD của công ty tại BIDV thực hiện thanh toán cho công ty China General Electrics có tài khoản 0246813579 tại Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ). Nội dung thanh toán cho hợp đồng 01/TM-CGE, hai khách hàng thỏa thuận chia sẽ phí thanh toán, ngày hiệu lực 05/05/2005. Bằng các chương trình hỗ trợ tìm kiếm, tra cứu như: Bank Global, Chase Payment Path,…hoặc thông qua điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương của hai công ty, ta biết được Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) và BIDV - 40 - cùng mở tài khoản nostro tại Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33), tuy nhiên BIDV lại muốn sử dụng tài khoản thanh toán nostro của mình tại Bank of NewYork, NewYork (SWIFT: IRVTUS3N) để thực hiện việc thanh toán. Vì vậy, cơ chế thanh toán được thực hiện như sau: Bước 1: BIDV sẽ lập điện thông báo MT103 trực tiếp đến Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng China General Electrics là ngân hàng Bank of China, Bejing thông báo chi tiết nội dung và số tiền mà người chuyển tiền TIMEX đã thực chuyển. Bước 2: Đồng thời BIDV lập điện thanh toán MT202 (lệnh chuyển vốn thanh toán giữa các ngân hàng) ra lệnh cho ngân hàng Bank of NewYork, NewYork (SWIFT: IRVTUS3N) trích tài khoản nostro của BIDV chuyển vào tài khoản của Ngân hàng giữ tài khoản Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) của ngân hàng thụ hưởng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) thông qua các hệ thống thanh toán đồng USD (xem phụ lục 3). Bước 3: Khi nhận được lệnh thanh toán từ Bank of NewYork, NewYork (SWIFT: IRVTUS3N) ghi có vào tài khoản của mình theo lệnh của BIDV, ngân hàng Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) thực hiện báo có bằng điện SWIFT MT910/950 cho ngân hàng thụ hưởng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ). Bước 4: Ngân hàng Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) thực hiện đối chiếu điện thông báo thanh toán MT103 nhận được từ BIDV và điện báo có từ Citibank, NewYork (SWIFT: CITIUS33) nếu đúng số tham chiếu thì thực hiện báo có cho khách hàng thụ hưởng China General Electrics theo số tiền thực tế trên điện báo có từ Citibank, NewYork. Lưu ý, ngân hàng nhận điện thông báo thanh toán MT103 chỉ thực hiện thanh toán báo có cho người thụ hưởng khi nhận được điện báo có MT910/950 hoặc điện thanh toán MT202. - 41 - Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp gián tiếp Ordering Customer TIMEX Sender BIDVVNVX MT202 Sender’s Correspondent Bank of NewYork, NewYork (IRVTUS3N) MT103 Receiver’s Citibank, NewYork Correspondent (CITIUS33) MT910/950 Receiver Bank of China, Bejing (BKCHCNBJ) Beneficiary Customer China General Electrics Mối liên hệ giữa các trường MT103 và MT202 MT103 MT202 S S R R 20 20 23B 21 32A 32A 50A 57A 53A 58A 54A 59A 70A - 42 - 3.1.4 Phương pháp chuỗi Khi có nhiều hơn 2 ngân hàng liên quan đến dây chuyền thanh toán, nếu điện MT103 được gửi từ một ngân hàng đến một ngân hàng khác trong dây chuyền thanh toán. Phương pháp thanh toán này gọi phương pháp chuỗi. Thông thường sử dụng phương pháp này khi việc thanh toán được thực hiện qua các ngân hàng trung gian giữ tài khoản của của ngân hàng gửi điện và ngân hàng trung gian của ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng. Tình huống 3: Công ty Tín Nghĩa (TIMEX) ra lệnh cho BIDV (SWIFT: BIDVVNVX) trích USD100,000.00 từ tài khoản thanh toán USD tại BIDV thực hiện thanh toán cho công ty China General Electrics có tài khoản 0246813579 tại Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ). Nội dung thanh toán cho hợp đồng 01/TM- CGE, hai khách hàng thoả thuận chia sẽ phí thanh toán, ngày hiệu lực 05/05/2005. Bằng các chương trình hỗ trợ tìm kiếm tra cứu như: Bank Global, Chase Payment Path,…hoặc thông qua điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương của các công ty, ta biết được BIDV và Bank of China, Bejing (SWIFT: BKCHCNBJ) có cùng mở tài khoản nostro tại Citibank, NewYork. Vì vậy, cơ chế thanh toán được thực hiện như sau: Đầu tiên BIDV thực hiện lập điện thanh toán MT103 gửi đến ngân hàng giữ tài khoản nostro Citibank, NewYork với đầy đủ các nội dung: - Người gửi tiền: - Ngân hàng giữ tài khoản của người hưởng lợi. - Tên và tài khoản đơn vị hưởng. - Số tiền chuyển. - Nội dung thanh toán. - Chi tiết phí. Căn cứ trên nội dung điện thanh tóan MT103 do BIDV gửi đến, ngân hàng Citibank, Newyork thực hiện việc thanh toán cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng phục vụ của họ là Bank of China có tài khoản nostro tại Citibank, Newyork bằng một điện chuyển tiền MT103 thứ 2 với nội dung giống điện chuyển tiền MT103 thứ nhất nhận từ BIDV nhưng có số tiền thông thường là nhỏ hơn (thông thường các - 43 - ngân hàng đại lý giữ tài khoản nostro sẽ thu 10-15USD cho mỗi món thanh toán) và tùy thuộc vào nội dung chi tiết phí ở điện chuyển tiền MT103 thứ nhất. Nếu tất cả các điện thanh toán đều sử dụng đúng các định dạng và các code trong thanh toán thì quá trình chuyển điện và hạch toán có thể hoàn toàn thực hiện một cách tự động. Đối với các điện thanh toán không sử dụng đúng định dạng và dùng những code không mã hoá tự động thì điện thanh toán sẽ bị hệ thống chặn lại và công tác chuyển tiếp điện và hạch toán được thực hiện thủ công, vì vậy đối với các điện này thì các ngân hàng đại lý sẽ thu phí thanh toán cao hơn đối với các điện thực hiện thanh toán tự động ( xem phụ lục 1). Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp chuỗi Ordering Customer TIMEX Sender BIDVVNVX First MT103 Receiver Citibank, NewYork (CITIUS33) Second MT103 Acount with Institution Bank of China, Bejing (BKCHCNBJ) Beneficiary Customer China Genaral Electrics - 44 - Mối liên hệ giữa MT103 thứ nhất và MT103 thứ 2 MT103 (First) MT103(Second) S S R R 20 20 23B 23B 32A 32A 50A 50A 52A 52A 57A 59A 59A 70 70 71A 71 71F 72/INS/ Ta cũng có thể sử dụng phương pháp chuỗi để thực hiện thanh toán cho tình huống 2 như sau: Sơ đồ 3.4: Sơ đồ thanh toán sử dụng phương pháp chuỗi Ordering Customer TIMEX Sender BIDVVNVX Firt MT103 Receiver Bank of NewYork, NewYork Second MT103 Intermediary Citibank, NewYork Institution Third MT103 Acount with Institution Bank of China, Bejing (BKCHCNBJ) Beneficiary Customer China Genaral Electric - 45 - 3.1.5 Các rủi ro trong thực hiện phương thức chuyển tiền tại BIDV: - Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của ngưòi chuyển tiền: BIDV nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. 3 ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ. Chỉ do sơ suất trong khi thực hiện chỉ dẫn thanh toán, BIDV đã phải chịu rủi ro lớn khi phải trả những chi phí phát sinh do việc trả nhầm và gây mất uy tín đối với khách hàng. - Rủi ro do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ: theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. BIDV khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền USD13,000 theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong toả vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ “Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù BIDV đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ. 3.2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 3.2.1 Khái niệm: Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng gửi hối phiếu và/hoặc chứng từ nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền, không có nghĩa vụ cam kết trả tiền. Việc nhờ thu có thể được thực - 46 - hiện trên cơ sở hối phiếu (nhờ thu trơn-Clean Collection) hoặc bộ chứng từ (nhờ thu kèm chứng từ-Documentary Collection). Giống như phương thức chuyển tiền, do chỉ đóng vai trò trung gian nên ngân hàng có thể gặp phải rủi ro khi không thực hiện đúng chỉ dẫn của các bên liên quan. Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm, người trả tiền, ngân hàng nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ chứng từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người xuất khẩu. Trong phương thức nhờ thu, khách hàng muốn thông qua ngân hàng để ràng buộc việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu được chỉ dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ D/A. Ngân hàng nhờ thu có thể gặp rủi ro nếu không đọc kỹ chỉ dẫn của bộ chứng từ nhờ thu, trả chứng từ khi chưa yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền để thanh toán bộ chứng từ D/P, hoặc thực hiện thanh toán không đúng chỉ dẫn thanh toán (Payment Instruction) của ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thất lạc hoặc chậm trễ trong việc chuyển trả tiền. 3.2.2 Quy trình thực hiện thanh toán nhờ thu và các điện SWIFT được sử dụng Đặc điểm của các điện trong giao dịch nhờ thu là tất cả các điện đều bắt đầu bằng số 4(MT 4XX) (xem phụ lục 4), tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau mà 2 ký tự theo sau là khác nhau. Ví dụ: điện thông báo thanh toán MT400, thông báo chấp nhận bộ chứng từ D/A và xác định ngày thanh toán MT412, thông báo nhận được bộ chứng từ nhờ thu MT410, tra soát hỏi tình trạng bộ chứng từ MT420….. Căn cứ bộ chứng từ và yêu cầu nhờ thu của nhà xuất khẩu ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) tiến hành lập chỉ thị nhờ thu, chỉ dẫn thanh toán cùng bộ chứng từ gửi đến ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank). Khi nhận được bộ chứng từ gửi nhờ thu: ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT MT410/499 hoặc MT999 có mã khoá testkey xác nhận đã nhận bộ chứng từ, đồng thời tiến hành liên hệ với nhà nhập khẩu: - Trường hợp khách hàng không chấp nhận bộ chứng từ : - 47 - + Ngân hàng nhờ thu lập điện MT499 hoặc MT999 với mã khoá testkey thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về tình trạng bộ chứng từ và chờ chỉ dẫn tiếp theo của ngân hàng gửi nhờ thu. + Thực hiện xử lý bộ chứng từ theo chỉ dẫn mới từ ngân hàng gửi nhờ thu. - Trường hợp khách hàng chấp nhận một phần giá trị bộ chứng từ: + Ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT MT499 hoặc MT999 có mã khoá testkey thông báo đến ngân hàng gửi nhờ thu. + Nếu ngân hàng gửi nhờ thu không chấp nhận, ngân hàng nhờ thu thực hiện theo chỉ dẫn từ ngân hàng gửi nhờ thu. + Nếu ngân hàng gửi nhờ thu chấp nhận, tiến hành thông báo cho nhà nhập khẩu và thực hiện nhờ thu như trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng từ. - Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ: + D/P (Documentary Against Payment)-nhờ thu trả ngay: ƒ Khi có đủ tiền thanh toán (tiền gửi và/hoặc tiền vay), ngân hàng nhờ thu trả chứng từ cho khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao chứng từ cho khách hàng. ƒ Thực hiện thanh toán nhờ thu: ngân hàng nhờ thu tiến hành lập điện thanh toán MT202 đến ngân hàng giữ tài khoản nostro yêu cầu trích tài khoản của mình thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn cho ngân hàng hàng gửi nhờ thu, đồng thời lập điện thông báo thanh toán nhờ thu MT400/499 hoặc 999 trực tiếp đến ngân hàng gửi nhờ thu. + D/A (Documentary Against Acceptance) - nhờ thu trả chậm: ƒ Yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu và cam kết thanh toán bộ chứng từ nhờ thu khi đến hạn. ƒ Lập điện SWIFT MT412/499 hoặc MT999 với mã khoá testkey gửi đến ngân hàng gửi nhờ thu thông báo cho họ biết ngày thanh toán và số tiền chấp nhận thanh toán. Ngân hàng nhờ thu trả chứng từ cho khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao chứng từ cho khách hàng. - 48 - ƒ Khi đến hạn thanh toán ngân hàng nhờ thu tiến hành như trong trường hợp thanh toán nhờ thu trả ngay D/P Khi nhận được thông báo thanh toán nhờ thu thông qua điện SWIFT MT400/499 hoặc 999 từ ngân hàng nhờ thu, ngân hàng gửi nhờ thu theo dõi khoản báo có từ ngân hàng phục vụ nhờ thu MT202/MT910, khi nhận được báo có tiến hành ghi có tài khoản khách hàng. 3.2.3 Các vướng mắc thường gặp trong phương thức nhờ thu Tình huống thứ nhất: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu, BIDV đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/P. Do không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, BIDV đã bị rủi ro khi phải trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí. Tình huống thứ hai: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/A against the collecting bank’s consent (giao chứng từ trên cơ sở chấp nhận hối phiếu trả chậm có ràng buộc cam kết của ngân hàng nhờ thu). Theo chỉ dẫn trên, BIDV không chỉ có nghĩa vụ yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu trả chậm mà còn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng gửi nhờ thu vào ngày đến hạn. Do không hiểu hết yêu cầu của chỉ dẫn trên, cán bộ nghiệp vụ đã không yêu cầu khách hàng cam kết nộp tiền vào tài khoản thanh toán khi đến hạn mà chỉ đề nghị họ chấp nhận hối phiếu trả chậm như những bộ chứng từ D/A thông thường. Vào ngày đến hạn, nhà nhập khẩu không chịu nộp tiền vào tài khoản để thanh toán còn ngân hàng nước ngoài liên tục đề nghị BIDV trả tiền bộ chứng từ nhờ thu. Để giữ uy tín, BIDV phải đứng ra thanh toán thay bằng tiền của mình. - 42 - - 49 - Sơ đồ 3.5: SƠ ĐỒ THANH TOÁN NHỜ THU Nhà xuất khẩu (Drawer) NH Gửi nhờ thu (Remiting Bank) ( 6 ) G i a o c h ứ n g t ừ (7’) Điện thông báo thanh toán nhờ thu MT400/499/999 (hoặc MT412) (4’) Xác nhận đã nhận được bộ chứng từ MT410/499/999 (2) G ửi hối phiếu và/hoặc bộ chứng từ (3) Gửi hối phiếu và/hoặc bộ chứng từ kèm chỉ dẫn thanh toán ( 4 ) T / b á o h ố i p h i ế u v à / h o ặ c b ộ c h ứ n g t ừ NH phục vụ NH gửi nhờ thu (Correspondent of Remiting bank) NH phục vụ NH nhờ thu (Correspondent of Collecting Bank) NH Nhờ thu (Collecting Bank) Nhà nhập khẩu (Drawee) (5) C hấp nhận và/hoặc nộp tiền (7) C huyển tiền thanh toán- M T202 (8) Chuyển tiền (1) Giao hàng ( 9 ) Đ i ệ n b á o c ó - M T 9 1 0 / 2 0 2 ( 1 0 ) B á o c ó k h á c h h à n g - 50 - 3.3 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3.3.1 Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng thư tín dụng (nhà xuất khẩu) sẽ trả tiền (L/C trả ngay) hoặc trả vào một thời điểm xác định trong tương lai (L/C trả chậm) tối đa tới một số tiền nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. Đây là sự đảm bảo quan trọng để nhà xuất khẩu yên tâm giao hàng. Trong phương thức này, ngân hàng phát hành đóng vai trò là người cam kết trả tiền cho người hưởng lợi của L/C. Ngoài nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từ còn có vai trò của các ngân hàng gồm: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận... Mỗi ngân hàng liên quan có những trách nhiệm nhất định (được quy định trong Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng thương mại Quốc tế UCP 500). 3.3.2 Sử dụng các mẫu điện liên quan phát hành và thông báo L/C 3.3.2.1 Đối với ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng phát hành căn cứ trên đơn đề nghị mở thư tín dụng của người nhập khẩu, nếu chấp nhận phát hành ngân hàng có thể lựa chọn phát hành tín dụng thư bằng thư, telex hoặc phát hành thông qua các mẫu điện chuẩn được gửi thông qua hệ thống SWIFT. Ngày nay, có rất ít ngân hàng sử dụng phương pháp phát hành bằng thư do nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chính sau: - Thời gian từ khi thư tín dụng được phát hành đến ngân hàng thông báo và sau cùng là người thụ huởng trên thư tín dụng là khá lâu và chậm trễ. - Khó khăn cho ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của thư tín dụng khi phải kiểm tra chữ ký. - Các giao dịch phát sinh liên quan thư tín dụng được xử lý rất phức tạp và mất nhiều thời gian. - Chí phí cao. - Tính chuẩn mực không cao. - 51 - Vì vậy, phương pháp phát hành tín dụng thư bằng telex và SWIFT thường được các ngân hàng áp dụng, trong đó phát hành thông qua hệ thống SWIFT chiếm đa số. Sự lựa chọn phát hành bằng phương pháp telex or SWIFT tùy thuộc vào mối quan hệ đại lý được thiết lập giữa ngân hàng phát hành với các ngân hàng khác tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo có quan hệ SWIFTCODE thì chắc chắn họ sẽ sử dụng phát hành bằng SWIFT. Một ngân hàng thiết lập được quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý tại khắp các quốc gia trên thế giới có cơ hội sử dụng điện SWIFT trong phát hành tín dụng thư chiếm tỷ trọng xấp xỉ 100%. Khi ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý (không thiết lập SWIFTCODE) thì thông thường họ sử dụng phương pháp phát hành bằng telex. Phương pháp này cũng rất phức tạp, trong mọi giao dịch đòi hỏi đều phải tính và kiểm ký hiệu mật “testkey” thông qua 2 ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo, việc tính và kiểm tra testkey thông thường do phòng quan hệ quốc tế hoặc phòng ngân hàng đại lý đảm nhận. Lợi ích của việc sử dụng điện SWIFT trong phát hành thư tín dụng khắc phục được các nhược điểm của 2 phương pháp phát hành bằng thư và telex, thêm vào đó việc phát hành tín dụng thư thông qua SWIFT thì các yếu tố các trường được chuẩn hoá dễ sử dụng và ít sai sót. Về nguyên tắc, một thư tín dụng được phát hành thông qua hệ thống SWIFT từ ngân hàng phát hành gửi (Sender) đến ngân hàng nhận điện (Receiver)-ngân hàng thông báo nào, thì mọi giao dịch sửa đổi liên quan đến thư tín dụng đã được phát hành phải được ngân hàng phát hành gửi điện đến ngân hàng nhận điện-ngân hàng thông báo đó Điện SWIFT được sử dụng để phát hành thư tín dụng gồm có: MT700/701. Thông thường đối với những thư tín dụng được phát hành có nội dung giới hạn dưới 100 dòng thì chỉ cần một điện MT700 là đủ, tuy nhiên đối với những thư tín dụng có nội dung lớn và dài trên 100 dòng thì ngoài điện MT700 thì hệ thống có thể phát sinh ra thêm tối đa 3 điện MT701 đi kèm là một bộ phận không thể tách rời của điện MT700. - 52 - Đặc điểm của điện MT700/701 - Trừ khi có những qui định khác, thư tín dụng được phát hành tuân thủ Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành và có hiệu lực khi tín dụng thư được phát hành. Ngân hàng thông báo (Advising Bank)- Ngân hàng nhận điện (Receiver) phải thông báo đến người thụ hưởng hay một ngân hàng thông báo khác khi tín dụng thư được phát hành dựa vào Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành. Tuy nhiên, điều đặc biệt cần lưu ý ở đây là điện phát hành thư tín dụng MT700/701 không chỉ ra là nó áp dụng ấn phẩm sửa đổi nào của Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP, do cả 5 ấn phẩm sửa đổi này cùng tồn tại và không phủ định lẫn nhau, vì vậy để tránh tranh chấp phát sinh thì ngân hàng phát hành nên chỉ rõ ấn phẩm nào của Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành được áp dụng, thông thường nội dung này được ghi ở trường 72 của điện MT700. - Trừ khi có những qui định khác, việc hoàn trả tín dụng thư nếu được áp dụng tuân thủ Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement Under Documentaty Credit – URR 525) do Phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1995. Quy tắc này quy định về cách thức áp dụng hoàn trả theo tín dụng chứng từ, nghĩa vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV.pdf
Tài liệu liên quan