Luận văn Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê Robusta tại chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc Fonexim HCM

PHẦN MỞ ĐẦU

I – Tính cấp thiết của đề tài 1

II – Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

III – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

IV – Phương pháp nghiên cứu 4

V – Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRONG KINH DOANH CÀ PHÊ 5

I – CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH (DERIVATIVES) 5

1. Khái niệm 5

2. Các sản phẩm hàng hóa phái sinh 5

2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract) 5

2.2 Hợp đồng tương lai (Futures Contract) 6

2.3 Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) 7

2.4 Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract) 10

3. Vai trò của công cụ tài chính phái sinh 11

4. Mức độ áp dụng các công cụ tài chính ở Việt Nam hiện nay: 13

II – HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI (FUTURES CONTRACT) 15

1. Quá trình hình thành và phát triển của hợp đồng tương lai 15

2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích sử dụng hợp đồng tương lai

(Futures Contract) 17

2.1 Khái niệm 17

2.2 Đặc điểm 18

2.3 Mục đích sử dụng hợp đồng tương lai 23

2.4 Phân biệt Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

& Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract) 24

3. Các chủ thể trên thị trường tương lai 26

4. Cơ chế vận hành của giao dịch hợp đồng tương lai 27

4.1 Đánh giá trạng thái hàng ngày 28

4.2 Ký quỹ 28

4.3 Đóng trạng thái hợp đồng tương lai 29

4.4 Giảm rủi ro giao dịch 30

5. Lợi ích của hợp đồng tương lai 31

6. Các rủi ro khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai 31

CHƯƠNG 2 – SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY FONEXIM HCM. 33

I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FONEXIM HCM 33

II – QUY TRÌNH GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY FONEXIM HCM TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK: 35

III – GIAO DỊCH BUÔN BÁN CÀ PHÊ BẰNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 39

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê 40

1.1 Thế giới 40

1.2 Trong nước 43

1.3 Triển vọng thị trường cà phê thế giới năm 2009 44

2. Biến động giá cà phê trong giai đoạn hiện nay 45

3. Mua bán cà phê Robusta bằng hợp đồng tương lai qua LIFFE 48

3.1 Thế nào là giao dịch cà phê trên thị trường tương lai? 48

3.2 Giao dịch cà phê Robusta trên thị trường LIFFE 51

IV – ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY 53

V – TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY: 55

VI – KẾT LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ 55

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI FONEXIM HCM. 57

I – DỰ BÁO NHU CẦU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CỦA VIỆT NAM 57

1. Nhu cầu cà phê của thị trường thế giới: 57

2. Khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam 59

2.1 Dự báo khả năng cung cấp cà phê năm 2009 59

2.2 Thực trạng ngành hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 59

II – THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM 61

1. Thị trường tương lai tại Việt Nam 61

2. Thị trường tương lai cà phê 62

III – NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ KHI THAM GIA GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY. 66

1. Khó khăn 66

2. Hạn chế 67

IV – GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY 68

V – KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC 70

LỜI KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê Robusta tại chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc Fonexim HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào ai là khách hàng) của tổng giá trị hợp đồng. Giá này sẽ được thanh toán như một khoản cược đảm bảo, gọi là tiền cược tối thiểu (Initial Margin). Ví dụ: một hợp đồng cung cấp 5.000 giạ lúa mỳ có trị giá 17.500$ nếu giá lúa mỳ là 3,5$ một giạ thì khoản tiền cược đặt ra sẽ vào khoảng 1.750$. 4.1 Đánh giá trạng thái hàng ngày Khi một lệnh đã có người đáp ứng thường thì hợp đồng sẽ được đưa vào một quỹ vốn (pool) trong ngân hàng của sở giao dịch cùng với tất cả các lệnh đã khớp khác. Người mua và người bán sẽ được ghép cặp tương ứng với nhau một cách kín đáo. Do các hợp đồng thường được giao dịch liên tục, quá trình ghép cặp sẽ luôn luôn diễn ra. Mọi vị trí của người giao dịch tương lai đều được theo dõi và ghi nhận trên thị trường hằng ngày. Qui trình này đôi khi được gọi là tái thanh toán hằng ngày (Daily Resettlement). Nghĩa là, lãi hay lỗ sẽ được ghi nhận  hằng ngày. Việc nhận biết lãi và lỗ dựa vào giá thanh toán hằng ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (giá tương lai lúc đóng cửa). Nếu tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì phải gửi tiền vào tài khoản để đưa về khoản ký quỹ ban đầu. 4.2 Ký quỹ Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (Initial Margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch, mỗi loại hàng hóa và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và các dữ liệu trong quá khứ. Sau một thời gian giao dịch nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch) thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu. Ví dụ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu bạn cần một số tiền ký quỹ ban đầu (Initial Margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là $750, giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá dầu tương lai thay đổi bất lợi cho bạn, tức giảm $2,7/thùng, bạn lỗ $2,7*100 = $270. Lúc này tiền trong tài khoản của bạn còn $730, dưới mức $750, để được tiếp tục tham gia giao dịch, bạn cần phải gửi vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu là $1000. Khoản tiền $270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (Margin Call) được gọi là khoản bù đắp ký quỹ (Variation Margin). Một người giao dịch mà không thực hiện nhanh theo giấy gọi theo một khoản thời gian qui định sẽ bị thanh lý hay chấm đứt vị trí bởi FCM (Futures commission merchant – các công ty môi giới) 4.3 Đóng trạng thái hợp đồng tương lai Có lẽ chưa đầy 2% các hợp đồng tương lai (futures) thực sự sinh ra quá trình trao đổi hàng hoá. Những hợp đồng còn lại thường được tiến hành theo phương pháp bù trừ, thông qua một hay nhiều các hợp đồng khác có tính chất ngược lại. Ví dụ: nếu mua một hợp đồng lúa mì tháng 9 với giá 3,5$ một giạ lúa và mức cược tối thiểu là 1.750$, dự tính là giá sẽ lên. Nếu giá của hợp đồng tăng lên, đạt tới mức 3,8$/giạ sau một tuần trong tháng 6 có bão tàn phá vụ lúa mì, tài khoản của bạn sẽ được tính cộng lên 1.500$ và bạn đang có lợi trong cuộc chơi. Sau đó, bạn bán hợp đồng đó, điều này có nghĩa là bạn không còn quyền mua lúa mì theo hợp đồng đó nữa và sử dụng tiền lãi thu được (trừ đi phí hoa hồng và các chi phí khác) để đầu tư vào một hợp đồng tương lai khác. Nhưng diễn biến này cũng có thể xảy ra theo chiều hướng khác. Nếu giá giảm và bạn bị mất tiền đầu tư, bạn có thể bán một hợp đồng bù trừ (Offset Contract) với giá cao nhất có thể có để huỷ quyền mua và rời khỏi thị trường trước khi bạn có thể bị thua lỗ nặng hơn. Các báo cáo thống kê đã chỉ ra rằng có khoảng từ 79 đến 90% tất cả những người giao dịch hợp đồng tương lai bị thua lỗ tiền trong năm thống kê đó. 4.4 Giảm các rủi ro giao dịch Một trong những kỹ thuật được những người giao dịch thường xuyên sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro bị thua lỗ quá nhiều tiền mỗi khi thị trường có biến động nhẹ là chiến lược giao dịch dự phòng (Spread Trading), mặt khác, chiến lược này sẽ hạn chế bớt những lợi ích mà họ có thể thu được. Về cơ bản, chiến lược này có nghĩa là mua một hợp đồng cùng lúc với bán một hợp đồng khác cùng cung cấp một loại hàng hoá. Thường thì một hợp đồng sẽ có lãi còn hợp đồng kia thì thua lỗ. Điểm mấu chốt để cuối cùng có thể thu được lợi nhuận là có được một khoản dự phòng (Spread), hay nói cách khác là khoản chênh lệch giá giữa hai hợp đồng. Ví dụ, nếu bạn mất tiền trong một hợp đồng bán nhưng lại thu được tiền trong một hợp đồng mua, chênh lệch giữa hai giá này chính là khoản dự phòng. Nếu đó là 5 cent trong dự kiến của bạn, thì bạn đã thu được 250$ trên hợp đồng đó. Nếu 5 cent đó trái với dự kiến của bạn, 250$ chính là khoản bạn sẽ bị lỗ. Lợi ích của hợp đồng tương lai Công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả. Phòng ngừa rủi ro chi phí đầu vào. Ổn định lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh sản xuất. Gắn hoạt động kinh doanh sát hơn với thị trường quốc tế. Các rủi ro khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai Bên cạnh những lợi ích mà hợp đồng tương lai mang lại thì bên trong nó cũng tiềm ẩn mức độ rủi ro khá cao vì giao dịch hợp đồng tương lai không thích hợp với rất nhiều đối tượng cá nhân và thể nhân. Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc và sự phù hợp của loại giao dịch này đối với tổ chức. Các rủi ro bao gồm: Tình trạng biến động giá cả hiện nay rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ký quỹ: doanh nghiệp có khả năng bị thua lỗ và mất toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu hoặc bất kỳ khoản quỹ nào khác đã hoặc có nghĩa vụ đặt cọc để duy trì trạng thái trên thị trường hàng hóa tương lai và hàng hóa giao ngay. Nếu thị trường biến động bất lợi cho trạng thái của công ty, công ty phải ký quỹ bổ sung để duy trì trạng thái. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai. Trì hoãn hoặc hạn chế quan hệ giao dịch và định giá: các điều kiện về thị trường (tính thanh khoản) và/hoặc việc vận hành các quy tắc của thị trường (một số thị trường có thể ngừng bất kỳ giao dịch nào hay tháng giao dịch nào vượt quá quy định về phạm vi biến động giá) có thể làm gia tăng khả năng thua lỗ do không thanh toán hoặc không thực hiện được giao dịch. Các lệnh giao dịch hạn chế: đặt lệnh hạn chế như lệnh “stop-loss” hay “stop limit” không đủ hạn chế thua lỗ bởi điều kiện của thị trường trong một số trường hợp không cho phép thực hiện lệnh này. Rủi ro tiền tệ: mức biến động tỷ giá trong những trường hợp phải chuyển đổi dòng tiền chỉ định trong hợp đồng sang một dòng tiền khác có thể ảnh hưởng đến mức lợi nhuận hoặc thua lỗ trong các giao dịch hợp đồng tương lai. Giao dịch điện tử: giao dịch trên một hệ thống điện tử thường có những đặc trưng khác với hệ thống giao dịch thông thường, doanh nghiệp khi giao dịch có thể gặp các rủi ro sau; trục trặc phần cứng, phần mềm, khi hệ thống bị trục trặc, lệnh giao dịch của doanh nghiệp có nguy cơ không thực hiện được hoặc bị vô hiệu hóa hoàn toàn. CHƯƠNG II – SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY FONEXIM HCM. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FONEXIM HCM Giới thiệu công ty: Tên doanh nghiệp : CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC Tên doanh nghiệp quốc tế : The Northern Foodstuff Company – HCM Branch. Tên giao dịch : FONEXIM HCM Địa chỉ : 64 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP.HCM Điện thoại : 083.9327588 – 083.9325450 Fax : 083.9322161 Giấy ĐKKD số : 4116000944 Hình thức sở hữu vốn : Doanh nghiệp Nhà Nước. Tiền thân của chi nhánh là Công ty Thực phẩm và Dịch vụ tổng hợp. Đây là đơn vị hoạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại trước đây, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, được thành lập theo quyết định số 638/TM-TCCB ngày 13/08/1996 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, trên cơ sở tổ chức lại văn phòng Tổng công ty Thực Phẩm, Công ty Thực Phẩm Nam Trung Bộ, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thực phẩm và Dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thực Phẩm. Ngày 04/05/2005, Bộ Thương Mại cũ ra quyết định số 0753/QĐ/BTM về việc sáp nhập Công Ty Thực Phẩm và Dịch vụ Tổng Hợp vào Công ty Thực Phẩm Miền Bắc để tổ chức lại thành đơn vị thành viên trực thuộc Công Ty Thực Phẩm Miền Bắc. Căn cứ quyết định số 6251/TM-TCCB ngày 06/10/2005 của Bộ Thương Mại về phê duyệt phương án của Công ty Thực Phẩm Miền Bắc xin thành lập Chi nhánh Công ty Thực Phẩm Miền Bắc tại TP.Hồ Chí Minh. Và ngày 10/10/2005, Chi nhánh Công ty Thực Phẩm Miền Bắc được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh thuộc Công ty Thực Phẩm Miền Bắc, bao gồm các đơn vị trực thuộc : + Kho Đầu Cầu Sài Gòn: trụ sở đóng tại số 01 đường Xa Lộ Hà Nội, phường Thảo Điền, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh. + Kho Toàn Thắng: trụ sở đóng tại 508 Kinh Dương Vương, An Lạc, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. + Cửa hàng ăn uống: đặt tại 195 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chi nhánh công ty Thực Phẩm Miền Bắc tại TP.Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc, hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp cho chi nhánh và trong điều lệ tổ chức và hoạt động kinh doanh do Tổng Công ty qui định. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định hiện hành. Lĩnh vực kinh doanh Là một công ty nhà nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn đựơc đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thông qua xuất nhập khẩu, chi nhánh đã phần nào đóng góp cho việc thúc đẩy nền kinh tế của thành phố, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh là: Hoạt động sản xuất kinh doanh: chuyên sản xuất kinh doanh gạo, cà phê, nông sản, kinh doanh các mặt hàng bách hóa tổng hợp, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, phân bón, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho thuê kho bãi, dịch vụ khai báo hải quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu… Hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất khẩu: cà phê Robusta, gạo, nông sản.. Nhập khẩu: phân bón, thuốc thú y, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, hóa chất và các mặt hàng khác… Xuất khẩu ủy thác: cà phê, gạo. Hoạt động liên doanh: Liên doanh với Vinasun QUY TRÌNH GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY Sản phẩm tham gia giao dịch là cà phê Robusta. Từ năm 2008, công ty bắt đầu tham gia giao dịch hợp đồng tương lai mua bán cà phê trên thị trường LIFFE thông qua ngân hàng môi giới Techcombank, trước kia sàn LIFFE quy định 1 lot cà phê = 5 tấn, từ tháng 3/2009 trở đi đã quy định 1 lot cà phê = 10 tấn. Đây là quy trình thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai của công ty FONEXIM HCM tại Ngân Hàng Kỹ Thương Techcombank: Hàng ngày đại diện công ty sẽ lên mạng giao dịch từ lúc 16h30 đến 24h. Căn cứ bảng giá nhấp nháy và những thông tin đọc được trên màn hình nối mạng trực tuyến, dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới giá sẽ lên hay xuống để đặt lệnh mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp đồng tương lai. Lệnh này sẽ được chuyển về trung tâm của Techcombank. Sau khi kiểm tra cứ liệu chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với sàn giao dịch. Nếu lệnh được khớp thì nó sẽ được nhập trực tiếp đến sàn giao dịch ở nước ngoài và tại trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch coi như đã thực hiện xong. Mỗi đơn vị hợp đồng (lot) đối với cà phê là 10 tấn. Hình 2.1 Quy trình giao dịch Bước 1: Chuẩn bị giao dịch: Công ty đã đáp ứng đủ các thủ tục để được cung cấp tài khoản giao dịch như công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, mở tài khoản tại Techcombank, có sự hiểu biết về nghiệp vụ giao dịch và có năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu giao dịch. Công ty nộp tiền vào tài khoản để chuẩn bị giao dịch Công ty đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial Margin, Commission…) trước khi giao dịch. Bước 2: Đặt lệnh giao dịch: Lệnh có thể đặt trước hoặc trong phiên giao dịch Khách hàng chỉ được giao dịch trong phạm vi số tiền ký quỹ Khách hàng phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial Margin, Commission…) trước khi giao dịch Hình 2.2: Cơ chế giao dịch: Lệnh giao dịch Người Mua Người bán Sàn giao dịch hoạt động theo nguyên tắc khớp lệnh tập trung Có 2 hình thức khớp lệnh là Khớp lệnh điện tử và Đấu thầu trực tuyến Lệnh và đặt lệnh: Lệnh là một yêu cầu hay một chỉ dẫn thực hiện một giao dịch. Nó lập nên một giao dịch giữa hai bên đối tác chủ yếu trên cơ sở văn nói Lệnh được nêu một cách rõ ràng, ngắn gọn, do yêu cầu thời gian thực hiện thường rất gấp. Các yếu tố của câu lệnh: Mã giao dịch Mua/Bán Mặt hàng Số lượng Tháng HĐ Giá Ví dụ: Công ty A Mua 10lot Liffe tháng 3 giá 1,738USD/tấn Công ty B Bán 20lot Nybot tháng 12 giá 111.75 cents/pound Hình 2.3: Quy trình nhận và đặt lệnh của Techcombank Yêu cầu lệnh Xác nhận lệnh Bước 3: Đánh giá giao dịch: Cuối ngày, sàn giao dịch sẽ đưa ra mức giá đánh giá – Settlment Price - để đánh giá tất cả các trạng thái mở của khách hàng tham gia – Mark to market Các báo cáo đánh giá sẽ được gửi đến khách hàng vào cuối ngày hoặc đầu phiên giao dịch hôm sau Hàng ngày, sàn giao dịch sẽ thực hiện việc đánh giá trạng thái mở của tất cả các đối tượng tham gia. Các khoản Lãi/Lỗ tạm tính sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ của từng khách hàng Bước 4: Tài khoản ký quỹ: Techcombank thực hiện việc quản lý nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng thông qua tài khoản ký quỹ Khách hàng phải đóng ký quỹ bổ sung trong trường hợp Margin Call Báo cáo giao dịch Hàng ngày, Techcombank gửi 03 bản báo cáo đến cho Khách hàng: Xác nhận giao dịch: thể hiện các lệnh khách hàng đã thực hiện được trong phiên giao dịch Đánh giá giao dịch: đánh giá các khoản lãi lỗ thực và lãi lỗ tạm tính của khách hàng Tài khoản ký quỹ: báo cáo tình trạng tài khoản ký quỹ GIAO DỊCH BUÔN BÁN CÀ PHÊ BẰNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI: Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ trước tới nay. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này. Bởi cà phê được đánh giá là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định. Người trồng cà phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp về nỗi lo được mùa, mất mùa. Tuy hạn hán dẫn đến sản lượng thấp nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt bởi giá tự khắc sẽ được nâng lên. Ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa chắc đã thắng bởi giá thị trường có thể sẽ bị giảm xuống. Đó chính là sự nhạy cảm và khó đoán biết của thị trường cà phê. Không chỉ với người nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại. Điều đặc biệt là giá cả cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới lại phụ thuộc phần lớn vào sản lượng cà phê Braxin. Như đã nói trên giá cả cà phê là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá bao gồm: điều kiện khí hậu; sản lượng các nước xuất khẩu lớn như: Braxin, Việt Nam, Indonexia, Colombia; mức tiêu thụ ở một số thị trường tiêu thụ lớn; biến động tỷ giá một số đồng tiền thanh toán sàn giao dịch; trạng thái đầu cơ, tài trợ, phi thương mại trên thị trường hàng hoá, chính trị. Tiềm năng sản xuất và tiêu thụ cà phê Thế giới: Trên thế giới hiện nay có gần 80 nước xuất khẩu cà phê, sản lượng cà phê sản xuất hàng năm dao động từ 5,5 - 6,5 triệu tấn, tập trung ở bốn khu vực chính: Nam Mỹ, Bắc và Trung Mỹ, châu Phi và Châu Á. Trong đó, Nam Mỹ chiếm 47%, Châu Phi 17%, Bắc và Trung Mỹ 16%, Châu Á 17% sản lượng cà phê của thế giới. Braxin là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica, Peru và El Salvador. Bảng 2.1 Các nước xuất khẩu cà phê chính của thế giới Sản lượng cà phê (nghìn bao) Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005 Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944 Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000 Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550 Indonesia (R/A) T.4-T.3 6.785 6.571 7.386 6.750 Ấn Độ (A/R) T.10-T.9 4.683 4.495 3.844 4.630 Mexico (A) T.10-T.9 4.000 4.550 3.407 4.200 Ethiopia (A) T.10-T.9 3.693 3.874 5.000 4.500 Guatemala (A/R) T.10-T.9 4.070 3.610 3.678 3.675 Peru (A) T.4-T.3 2.900 2.616 3.355 2.750 Uganda (R/A) T.10-T.9 2.900 2.510 2.750 2.750 Honduras (A) T.10-T.9 2.497 2.968 2.575 2.990 Côte d'Ivoire (R) T.10-T.9 3.145 2.689 1.750 2.500 Costa Rica (A) T.10-T.9 1.938 1.802 1.775 2.157 El Salvador (A) T.10-T.9 1.438 1.457 1.447 1.372 Ecuador (A/R) T.4-T.3 732 767 938 720 Venezuela (A) T.10-T.9 869 786 701 820 Philippines (R/A) T.7-T.6 721 433 373 500 Tổng sản lượng 121.808 103.801 112.552 106.851 Nguồn: www.ico.org A (Arabica): Cà phê chè R (Robusta): Cà phê vối T.  : Tháng A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Arabica là chủ yếu R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu 1 bao = 60 kg Thị trường xuất nhập khẩu cà phê thế giới năm 2008: Năm 2008, tổng sản lượng cung cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của thế giới khoảng 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ là chủ yếu. Hoa Kỳ nhập khẩu 1,35 triệu tấn cà phê các loại với kim ngạch đạt 4,12 tỉ USD tăng 17,3% so với năm 2007. Ngoài ra, Nhật Bản, Italia, Pháp và Đức cũng là các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn với giá trị nhập khẩu cà phê trên 1 tỉ USD. Tính tới hết tháng 11 năm 2008, 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã nhập tổng kim ngạch 14,01 tỉ USD, chiếm 75,53% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cà phê các thị trường này tăng 14,19% (tương đương 1,75 tỉ USD). Hình 2.4 Top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu cà phê lớn nhất 11 tháng năm 2008 (triệu USD) Nguồn: AGROINFO tổng hợp Trong nước: Từ những năm 1990, 1991 sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu việc bán cà phê theo Nghị Định Thư của Nhà Nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập, là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. Và chỉ sau 25 năm phát triển sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu chỉ sau Braxin, thứ nhất về sản lượng Robusta. - 2007: Diện tích 506.000 ha (gần 1 triệu tấn), 1,85 tỷ đôla (1 trong 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD) - Tỷ trọng diện tích 6 vùng trồng cà phê: Đông Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ 0%, Tây Bắc 1%, Bắc Trung Bộ  2%, Đông Nam Bộ 8%, Tây Nguyên 89%. - Tỷ lệ diện tích theo tuổi cây: trên 25 năm 5%, 20 – 25 năm 17%, 12 – 20 năm 28% và nhỏ hơn 12 năm 50%. Tốc độ tăng diện tích và tốc độ tăng giá. + 1995 – 2000 : giá bình quân 1561 USD/tấn, diện tích tăng 29,7% /năm + 2001 – 2005: giá bình quân 541 USD/tấn, diện tích giảm 1,7%/năm + 2006 – 2007: giá bình quân 1389,5 USD/tấn, diện tích tăng 3,6%/năm Năng suất sản lượng: + Năng suất: 18,9 tạ/ha, gấp 2 lần năng suất cà phê thế giới, với sản lượng 960 ngàn tấn (2007) + Giai đoạn 1997 – 2007 mức tăng sản lượng bình quân 12,8%/năm Hiện trạng giống: + Cơ cấu: Robusta chiếm 93%; Arabica 0,9% diện tích cả nước. Năm 2008, cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN Việt Nam đã xuất 1,2 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1,643 tỷ USD, tăng 22,3% về số lượng và 49,9% về giá trị Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh. Riêng 6 tháng 2008, giá trị cà phê xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia. Nguồn: Triển vọng thị trường cà phê thế giới năm 2009 Triển vọng sản xuất Theo dự báo của Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới - ICO, tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2009 sẽ đạt khoảng 122-125 triệu bao (loại 60kg), giảm 6,83% so với năm 2008 (tương ứng với 9,16 triệu bao). Ở một số nước sản xuất cà phê chính như Braxin, Ấn Độ, Colombia.., sản lượng cà phê sẽ giảm. Braxin: Theo thông tin của hiệp hội cà phê thế giới, sản lượng cà phê của Braxin vụ 2009 sẽ đạt khoảng 40 triệu bao cà phê so với 45,9 triệu bao của niên vụ 2008. Hiệp hội cà phê Braxin dự báo, sản lượng cà phê của Braxin có thể sẽ giảm từ 16%- 20%. Tổng sản lượng thu hoạch đạt từ 36,9 – 38,8 triệu bao, thấp hơn nhiều so với sản lượng 45.99 triệu bao của năm 2008. Các nước sản xuất khác: Theo Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới, sản lượng của hầu hết các nước sản xuất cà phê khác (Ngoài Braxin) sẽ thay đổi không nhiều so với niên vụ 2008. Sản lượng cà phê của Colombia vụ 2009 sẽ khoảng 12,5 triệu bao (tăng khoảng 200.000 bao so với năm 2008, nhưng nếu mưa nhiều thì sản lượng sẽ giảm khoảng 200.000-500.000 bao. Hội đồng cà phê Ấn Độ dự kiến, sản lượng cà phê Arabica của Ấn Độ năm 2009 sẽ đạt khoảng 80.000 tấn, sản lượng cà phê Robusta sẽ đạt khoảng 186.500 tấn. Các nước trồng cà phê khác như Indonesia, Ethiopia, Guatemala, Peru... sẽ giảm sản lượng cà phê năm 2009 do ảnh hưởng của thời tiết những tháng cuối năm 2008. Như vậy, với lượng tồn kho cuối năm 2008 khoảng 4,5 triệu bao và sản lượng mới sản xuất, tổng cung cà phê cho thế giới năm 2009 sẽ đạt khoảng 126,5-129,5 triệu bao (tương đương 7,6 – 7,8 triệu tấn). Nguồn: AGROINFO tổng hợp 2. Biến động giá cà phê trong giai đoạn hiện nay Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Từ năm 1999 bắt đầu cùng với cộng đồng cà phê thế giới, ngành cà phê nước ta trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục xuống thấp đến mức kỷ lục trong vòng mấy chục năm lại đây. Khủng hoảng đã kéo theo những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Nông dân thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư cho tái sản xuất. Đã có những vườn cà phê bị bỏ không chăm sóc và cũng có tình hình chặt phá vườn cà phê để trồng cây khác, kể cả cây lương thực. Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu được cải thiện và giá lên cao vào các năm 2006, 2007 tuy còn thấp nhiều so với giá cà phê các năm 1995- 1998 nhưng với người trồng cà phê thì mức giá hiện nay đã có sức hấp dẫn đáng kể. Cà phê được bán với giá từ 25- 30 triệu đồng Việt Nam 1 tấn. Và có lúc lên trên 30 triệu đồng 1 tấn. Lúc này lại có hiện tượng ngược lại trước đây là người ta lại trồng mới, mở mang diện tích cà phê. Đồ thị 2.1 .Diễn biến bình quân của đơn giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong 17 năm từ 1991- 2007 Năm 2008: Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường nông sản thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình này tác động đến nhiều mặt hàng nông sản trong nước, sau cao su đến cà phê... rớt giá thảm hại. Riêng đối với cà phê - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, tháng 2/2008 giá xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đã từng đạt 2.520 USD/tấn; tháng 9 giảm mạnh xuống ở mức 2.000 USD/tấn; giữa tháng 10 giá tiếp tục giảm, còn 1.700 USD/tấn; đến tháng 11 rơi xuống tồi tệ chỉ còn khoảng 1.480 USD/tấn. Ngoài nguyên nhân chính do tác động của khủng hoảng tài chính, giá cà phê xuất khẩu “trượt dốc không phanh” còn chịu sức ép phục hồi của đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản, dẫn tới sự giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá nông sản giảm đột ngột. Nếu tính từ đầu năm 2008 đến nay, giá cà phê ở Tây Nguyên rơi theo nhịp “tụt - tụt dần”. Vào dịp tháng 2/2008, giá cà phê xô tại Đắc Lắc, Lâm Đồng là 40.000 - 42.000 đồng/kg, đến tháng 9 còn 34.000 - 35.000 đồng/kg; tháng 10 tụt xuống 26.000 - 27.000đồng/kg. Hiện tại chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg. Nếu so với giá đầu năm, 1 tấn cà phê nông dân mất 14 - 16 triệu đồng. Bước vào những ngày đầu tháng 9, giá cà phê trên thị trường thế giới có bước hồi phục trở lại so với cuối tháng 8 vừa qua. Giá cà phê giao dịch ngày 8/9 tại Luân Đôn đạt 1.494 USD/tấn, tăng 131 USD/tấn so với cuối tháng 8. Nhờ đó giá cà phê trong nước cũng đã quay trở lại mốc trên 25.000 đồng/kg. Giá cà phê tại Đăk Lăk ngày 8/9 được các đại lý mua vào ở mức 25.500 đồng/kg, tăng 2.700 đồng/kg so với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep.doc
  • docBIA.doc
  • docloi nhan xet.doc
  • docMCLCLU~1.DOC
  • docphu luc 3.doc
Tài liệu liên quan