Việc xây dựng chưong trình mô phỏng được thực hiện chủ yếu trên phần mềm solid works 2006. Do đó để thực hiện được chương trình không những chúng ta phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn nắm vững cách sử dụng phần mềm solid works 2006. Việc xây dựng mô hình lắp ráp được tiến hành chủ yếu trong phân hệ Assembly
Sau khi các chi tiết được đưa vào mô hình lắp ráp thì ta tiến hành lắp bằng cách gán các ràng buộc. Ta gán chúng vào mỗi chi tiết tại một thời điểm để gỡ bỏ các bậc tự do.
Ta lắp từng chi tiết hoặc theo chuỗi bằng cách ràng buộc mỗi chi tiết với nhau. sử dụng bậc tự do để mô tả bao nhiêu bậc tự do được gỡ bỏ. Thường ta cần thực hiện ít nhất hai bậc tự do để ràng buộc một chi tiết
Mỗi lần thêm ràng buộc giữa hai chi tiết thì một hoặc nhiều bậc tự do bị hạn chế. Một chi tiết đã ràng buộc đầy đủ không thể di chuyển trong một số phương nào đó. Có sáu bậc tự do : ba tịnh tiến và ba quay. Các bậc tự do tịnh tiến cho phép chi tiết di chuyển theo phương của vectơ xác định. Các bậc tự do quay cho phép chi tiết quay quanh trục xác định.
Có nhiều cách sử dụng để có thể thêm các ràng buộc theo một số các thứ tự trong mô hình lắp ráp. Ta không cần đặt các ràng buộc dựa trên thứ tự mà ta chèn các chi tiết vào trong bản vẽ, ta có thể sắp xếp lại các chi tiết trong cấu trúc cây mà không ảnh hưởng đến các ràng buộc
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mã và được hàn trực tiếp tôn mạn.
Ống chân vịt mũi nằm tại vị trí sườn 61, 62, 63, được liên kết với các vách dọc thông qua các viền đỡ và được hàn trực tiếp với các đà ngang đáy 61, 62, 63.
Mặt cắt dọc tâm bị đứt tại các vách, hàn trực tiếp với vách và có chiều dày 8mm.
2.2. Xây dụng cơ sở dữ liệu
Thông thường để xây dựng chương trình mô phỏng, nhất là chương trình mô phỏng môn công nghệ đóng sửa thì chúng ta cần những cơ sở dữ liệu sau:
Bản vẽ công nghệ 2D tàu DAMEN.
Bản vẽ 3D các chi tiết kết cấu.
Tạo dữ liệu ảnh.
2.2.1 Dữ liệu bản vẽ công nghệ 2D tàu DAMEN.
Chúng ta đã biết để thi công đóng mới một con tàu hoàn chỉnh cần rất nhiều bản vẽ: đường hình, bố trí chung, buồng máy, cắt dọc, cắt ngang tàu trong đó có hàng chục, hàng trăm bản vẽ thi công từng chi tiết cụ thể ở từng vị trí khác nhau, được xây dựng một cách nghiêm ngoặc theo quy định của đăng kiểm. Trong phạm vi đề tài em chọn chọn tổng đoạn 8 (từ sườn 64 đến sườn 70 từ đáy tàu đến boong chính ) kết hợp với 4 sườn 60, 61, 62, 63 làm chương trình mô phỏng.
Một số bản vẽ chính trong tổng đoạn của tàu DAMEM được chọn như sau:
Kết cấu mặt cắt boong chính và sàn đáy đôi ( Construction section 114-0 Topview maindeck and tanktop ).
Kết cấu mặt cắt dọc tâm, 600, 806 ( Construction section 114-0 Longitudinal sections CL, 600, 806 ).
Kết cấu mặt cắt dọc 1200, 1500, 1800-3500, 2400 ( Construction section 114-0 Longitudinal sections 1200, 1500, 1800-3500, 2400 ).
Kết cấu mặt cắt ngang sườn 61-63 ( Construction section 114-0 Cross section frame 61 – 63 )
Bố trí chung ( General arrangement ).
Kết cấu mặt cắt dọc tàu ( Construction plan longitudinal sections )
Kết cấu ống chân vịt mũi ( Linesplan bowthruster shell )
Kết cấu mặt cắt ngang sườn 57-60 ( Construction section 114-0 cross section frame 57-60 )
Kết cấu mặt cắt ngang sườn 64-66 ( Construction section 115-0 cross section frame 64-66 )
Kết cấu mặt cắt ngang sườn 67- 69 ( Construction section 115-0 cross section frame 67-69 )
2.2.2 Dữ liệu 3D từng chi tiết kết cấu trong tổng đoạn lựa chọn
Giải thích kí hiệu trong bản vẽ thi công: để thuận tiện cho việc quản lý, chế tạo nên tất cả các chi tiết kết cấu của con tàu đều được kí hiệu. Các kí hiệu trong bản vẽ được giải thích như sau:
TD : kí hiệu tổng đoạn.
TVN : tôn vách ngang.
VDT : vách dọc tâm.
NEP : nẹp gia cường.
S : phía phải.
P : phía trái.
XDB : xà dọc boong.
XN : xà ngang.
DN : đà ngang.
MSM : mặt sàn mũi.
GC : gia cường.
NN : nẹp ngang.
NX : nẹp xiên.
TS : tôn sàn.
Các chi tiết 3D trong tổng đoạn được liệt kê ở phụ lục:
Tất cả các chi tiết kết cấu trên đều ở dạng 3D, được vẽ trong phần mềm autocad 2004.
HÌnh: dữ liệu sườn 60
Sau khi tạo thư viện 3D các chi tiết kết trong Autocad2004, để xây dựng được hình ảnh 3D các phân đoạn phẳng, phân đoạn khối, tổng đoạn của tàu DAMEN được nhanh chóng thì chúng ta dùng phần mềm Solid Works2006. Tất nhiên chúng ta cũng có thể xây dựng trong phần mềm Autocad nhưng không nhanh và hình ảnh không đẹp.
Trước tiên chúng ta chuyển tất cả các file 3D có đuôi “drawing (*dwg) trong Autocad 2004 sang đuôi dạng part (*.prt; *.sldprt) trong solid works 2006.
Việc chuyển các file drawing (*dwg) thành part (*.prt; *.sldprt) được tiến hành như sau:
+ Bước1: Khởi động chương trình Solid Works, nhấn đúp chuột vào open, trong mục files of type chọn all file và chọn đối tượng cần chuyển sang Solid Works, kích đúp chuột vào open
+ Bước 2: chọn import to a new part:
Sau khi chon import to a new part ta chon next, chọn đơn vị là mm và cuối cùng kích đúp chuột finish để hoàn thành và lưu lai dưới dạng files part (*.prt; *.sldprt):
2.2.4 Xây dựng dữ liệu ảnh.
Việc xây dựng chưong trình mô phỏng được thực hiện chủ yếu trên phần mềm solid works 2006. Do đó để thực hiện được chương trình không những chúng ta phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn nắm vững cách sử dụng phần mềm solid works 2006. Việc xây dựng mô hình lắp ráp được tiến hành chủ yếu trong phân hệ Assembly
Sau khi các chi tiết được đưa vào mô hình lắp ráp thì ta tiến hành lắp bằng cách gán các ràng buộc. Ta gán chúng vào mỗi chi tiết tại một thời điểm để gỡ bỏ các bậc tự do.
Ta lắp từng chi tiết hoặc theo chuỗi bằng cách ràng buộc mỗi chi tiết với nhau. sử dụng bậc tự do để mô tả bao nhiêu bậc tự do được gỡ bỏ. Thường ta cần thực hiện ít nhất hai bậc tự do để ràng buộc một chi tiết
Mỗi lần thêm ràng buộc giữa hai chi tiết thì một hoặc nhiều bậc tự do bị hạn chế. Một chi tiết đã ràng buộc đầy đủ không thể di chuyển trong một số phương nào đó. Có sáu bậc tự do : ba tịnh tiến và ba quay. Các bậc tự do tịnh tiến cho phép chi tiết di chuyển theo phương của vectơ xác định. Các bậc tự do quay cho phép chi tiết quay quanh trục xác định.
Có nhiều cách sử dụng để có thể thêm các ràng buộc theo một số các thứ tự trong mô hình lắp ráp. Ta không cần đặt các ràng buộc dựa trên thứ tự mà ta chèn các chi tiết vào trong bản vẽ, ta có thể sắp xếp lại các chi tiết trong cấu trúc cây mà không ảnh hưởng đến các ràng buộc
Từ menu File chọn New. Khi đó hộp thoại New solidWorks Document xuất hiện
Trong hộp thoại New Solidworks Document ta chọn Assembly và nhấn Ok
Giới thiệu các thanh công cụ dùng để lắp ráp và mô phỏng
Trong môi trường assembly có các công cụ lắp ráp cơ bản sau:
Hinh: hộp thoại mate
Mate dùng để ràng buộc lắp ráp giữa các chi tiết. sau khi gọi lệnh, nhấn chọn mặt( hoặc cạch) của đối tượng thứ nhất sau đó, nhấp chọn mặt hoặc cạch của đối tượng thứ hai khi đó hộp thoại mate có dạng như hình 3.1.4
Concident đưa các mặt hoặc các cạnh về trùng nhau
Parallel đưa các mặt hoặc các cạnh về song song nhau
Perpendicular đưa các mặt hoặc các cạnh về vuông góc với nhau
Tangent tạo các ràng buộc tiếp xúc nhau
Concertric đưa các lỗ hoặc các trục về đồng tâm
Move component dùng để di chuyển các đối tượng trong môi trường lắp ráp. Ta có thể di chuyển chi tiết theo bấc cứ phương nào ta muốn.
Rotate component dùng để xoay các đối tượng trong môi trường lắp ráp.
Lệnh Replace : khi chúng ta đã lắp ráp rồi mà trong quá trình mô phỏng thấy chi tiết đó không hợp lý ta có thể dùng lệnh này để thay thế đối tượng khác hợp lý hơn.
Lệnh mirror component dùng để lấy đối xứng các chi tiết hoặc cụm chi tiết trong môi trường lắp ráp qua mặt phẳng
Lệnh Explode View: sau khi lắp ráp các chi tiết kết cấu xong chúng ta dùng lệnh này để tách các chi tiết kết cấu và quy định hướng, khoảng cách để chi tiết vào lắp ráp.
Sau khi lắp ráp và tách các chi tiết ta tiến hành cho chương trình chạy mô phỏng quá trình lắp ráp theo hướng nhìn ta chọn trước. Bao gồm các bước thực hiện như sau.
Chúng ta đang ở cửa sổ Model để chạy chương trình mô phỏng ta chuyển sang cửa sổ Animation.
Trong cửa sổ Animation có các lệnh để ta mặt định cho quá trình mô phỏng
Hình: cửa sổ Animation
Animation wizard dùng để quy định : xoay quanh trục X trục Y hay trục Z, tháo tung chi tiết kết cấu yếu tố này chúng ta không sử dụng và lắp ráp các chi tiết kết cấu với nhau lại thành một khối.
Save sau khi mặt định các chế độ và hướng nhìn chúng ta kích chuột vào save
Trong hộp thoại save as type cho chúng ta 3 sự lựa chọn: lưu dưới dạng
(*.avi ) sản phẩm là video clip mô phỏng quá trình lắp ráp; lưu dưới dạng (*.bmp)
Sản phẩm là các file ảnh bitmap chương trình sẽ tự động xuất ra tại các vị trí lắp ráp khác nhau.
Ví dụ: Xây dựng dữ liệu ảnh sườn 61.Hình: đà ngang đáy sườn 61
Hình : dữ liệu ảnh
Tải chi tiết sườn ngang đáy 688 vào môi trường lắp ráp Assembly làm chi tiết chuẩn
Lần lượt tải chi tiết nẹp 654 và 656 vào môi trường lắp ráp
Xác định khoảng cách và gán các ràng buộc để hạn chế các bậc tự do của nẹp 654 và 656 vào chi tiết chuẩn 688
Tiến hành tách các chi tiết và định khoảng cách bằng lệnh Exploded View
Xác định kích thước khung hình và lưu lại dưới dạng file ảnh bitmap
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
3.1. Giới thiệu chung
Việc lập quy trình chế tạo phân đoạn, tổng đoạn của người thiết kết với con tàu thiết kế là công việc cực kỳ quan trọng, không những yêu cầu người thiết kế phải nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn hiểu rõ các thiết bị phục vụ cho quá trình thi công cũng như đội ngũ lao động kĩ thuật của nhà máy. Người thiết kế phải lập quy trình chế tạo sao cho đem lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho nhà máy.
Tổng đoạn được lựa chọn làm chương trình mô phỏng là tổng đoạn mũi tàu DAMEM, trong tổng đoạn được chia làm nhiều phân đoạn phẳng và phân đoạn khối. Việc phân chia thân tàu thành phân đoạn và tổng đoạn phụ thuộc trước hết vào tải trọng của thiết bị cẩu tại phân xưởng vỏ cũng như ở nơi lắp ráp trước khi hạ thuỷ. Tàu DAMEM được chế tạo theo phương pháp tổng đoạn nên số lượng phân đoạn phẳng và khối tăng lên rất nhiều. khi phân chia phân đoạn cần phải lưu ý các yếu tố sau:
Khối lượng của từng phân đoạn càng lớn càng tốt trong phạm vi cho phép của cần cẩu và vận chuyển từ phân xưởng đến nơi lắp ráp.
Chiều dài và chiều rộng của mỗi phân đoạn cố gắng là bội số của kích thước tôn tấm.
Đường bao phân đoạn cố gắng thẳng, liên tục không có chỗ gãy khúc hoặc thụt vào để thuận tiện cho việc lắp ráp.
Trình tự lắp ráp các phân đoạn phải đảm bảo ứng suất hàn là nhỏ nhất ở những chỗ kết cấu không liên tục nhằm tránh rạn nứt.
Vị trí các mép của phân đoạn dọc theo thân tàu có thể bố trí so le với nhau hoặc trùng trên cùng mặt phẳng hoặc cũng có thể hỗn hợp.
Ở mặt cắt ngang các mép của phân đoạn cần được để ở những nơi có các mã ví dụ ở vùng hông tàu, chỗ nối boong với mạn tàu…vv.
Đối với các phân đoạn quá lớn ví dụ phân đoạn đáy đôi ta cần phân nhỏ.
Khi phân chia thân tàu thành tổng đoạn phải cố gắng sao cho chiều dài tổng đoạn tương ứng với khoảng cách giữa hai vách ngang, phải bố trí sao cho mỗi tổng đoạn phải có ít nhất một vách ngang để đảm bảo độ cứng và hình dáng tổng đoạn.
Chiều dài của tổng đoạn nếu có thể cũng nên chia sao cho là bội số của chiều dài tôn tấm.
Khoang chứa nhiều trang thiết bị ( như buồng máy) nên phân thành một tổng đoạn có cả hai vách để tạo điều kiện tiến hành lắp ráp một số thiết bị trước khi lắp ráp trên triền.
Việc lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi của tàu DAMEM bao gồm các công việc chính sau:
Chế tạo bệ lắp ráp tổng đoạn mũi.
Lắp ráp các cụm chi tiết: đà ngang đáy, sườn boong.
Lắp ráp và hàn các phân đoạn phẳng:
+ Lắp ráp và hàn vách ngang 60 và vách chống va 64.
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn boong chính.
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn vách dọc tâm.
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn đáy đôi 2700.
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn mũi 4100.
Lắp ráp và hàn phân đoạn khối: để thuận tiện cho quá trình lắp ráp tổng đoạn mũi được chia thành hai phân đoạn khối chính sau:
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách 60 đến vách chống va 64.
+ Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách chống va 64 đến mút mũi.
Lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi theo các dấu đã vạch sẵn trên các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối.
Lắp ráp và hàn tôn vỏ.
Kiểm tra tổng thể và sử lý khuyết tật mối hàn.
Yêu cầu chung về phương án công nghệ:
Kết cấu gia công phải có độ cong đúng tuyến hình, khi lắp ráp phải ăn khớp với tôn vỏ, khe hở giữa các kết cấu với tôn vỏ cho phép là 2mm.
Trước khi gia công các chi tiết kết cấu, cần lưu ý các điểm sau:
Hình: bệ lắp ráp
Phải được KCS kiểm tra chất lượng tôn.
Nắn phẳng các tấm tôn bị cong vênh.
Sau đó mới tiến hành gia công hạ liệu các chi tiết kết cấu.
Chuẩn bị vật liệu hàn.
3.2. Xây dựng bệ lắp ráp.
Tìm hiểu quy trình chế tạo bệ lắp ráp
Chuẩn bị
Chuẩn bị mặt bằng thi công: có diện tích đủ rộng tập kết chi tiết kết cấu, lối đi lại cho công nhân
Chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị phục vụ cho quá trình chế tạo bệ.
Chuẩn bị 48 cộc bê tông.
Chuẩn bị 6 cây thép chữ I có quy cách là 200x90x10x14 dài 11m.
Chuẩn bị 17 cây thép chữ I có quy cách là 125x75x7 dài 8m.
Chế tạo bệ lắp ráp.
Xác định vị trí đặt các cọc bê tông theo sơ đồ bố trí trong bản vẽ thi công. khoảng cách giữa các cọc bê tông theo hàng ngang bằng hai lần khoảng sườn.
Di chuyển các cọc bê tông vào các vị trí bằng xà beng, hoặc cần cẩu.
Cẩu đặt các cây thép chữ I có quy cách 200x90x10x14 lên bệ bê tông, hàn cố định với bệ bê tông.
Tiếp tục cẩu các cây thép chữ I có quy cách 125x75x7 đặt vuông góc với các cây thép trước khoảng cách giữa các cây thép này bằng khoảng sườn 600 mm. Hàn với các cây thép I 200 tạo ra khung bệ vững chắc.
Hàn các cột bệ là các cây thép có chiều dày là 30mm khoảng cách các cột bệ này là 500mm.
3.3. Xây dựng quy trình chế tạo các đối tượng cơ bản.
3.3.1. Lập quy trình chế tạo các cụm chi tiết.
1. Chế tạo sườn đáy tàu
Tìm hiểu quy trình chế tạo khung sườn
Công nghệ chế tạo khung sườn chính bắt đầu từ việc hàn tất cả các chi tiết thân đường sườn với nhau gồm đà ngang đáy, sườn mạn và sườn boong, sau đó tiến hành lắp ráp phần giá và hàn các phần giá với nhau, cuối cùng lắp ráp phần giá với thân và hàn. Việc chế tạo khung sườn có thể tiến hành trên các bệ lắp ráp chuyên dùng hoặc trên các bệ lắp ráp thông thường.
Do đặc điểm của tàu làm mô phỏng nên quy trình chế tạo gồm các bước cơ bản sau:
Chế tạo các sườn đáy trước:
Cẩu sườn đáy vào vị trí lắp ráp.
Vạch dấu, lắp ráp, cân chỉnh và hàn đính các nẹp gia cường theo bản vẽ thi công.
Hàn cố định các nẹp gia cường với sườn đáy.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra.
Vận chuyển cụm chi tiết vào nơi tập kết.
Sườn boong được hàn trực tiếp vào phân đoạn tôn boong và được cẩu lắp vào khi lắp ráp tổng đoạn.
Sau khi lắp rắp sườn boong tiến hành lắp sườn mạn.
Cuối cùng là cân chỉnh và lắp các mã.
Chế tạo sườn đáy tàu 61: Sườn đáy tàu 61 bị đứt tại vách dọc tâm nên được chia thành hai cụm chi tiết: cụm chi tiết sườn đáy bên trái và bên phải của vách dọc tâm.
Trình tự lắp ráp cụm chi tiết sườn đáy bên trái ( port ) như sau
Cẩu chi tiết 677 vào vị trí lắp ráp.
Vạch dấu lên tôn mặt của chi tiết 677.
Đặt các chi tiết 658, 660, 662, 664 vào các đường đã vạch dấu, cân chỉnh và hàn đính.
Hình: sườn đáy 61-P
Báo cho bộ phân KCS kiểm tra.
Hàn cố định.
6. Nắn sửa biến dạng sau khi hàn.
7. Báo KCS kiểm tra phần hàn, nội dung kiểm tra theo quy định của đăng kiểm.
Trình tự lắp ráp sườn đáy bên phải ( starboard ) như sau:
Cẩu đặt chi tiết 688 vào vị trí lắp ráp.
Kẻ đường kết cấu lên tôn mặt của chi tiết 688.
Lần lượt đặt các chi tiết 654 và chi tiết 656 vào vị trí đã vạch dấu, cân chỉnh và hàn đính.
Hình: sườn đáy 61-s
4. Báo cho bộ phân KCS kiểm tra
5. Hàn cố định.
6. Nắn sửa các biến dạng sau khi hàn nếu cần.
7. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần hàn, nội dung kiểm tra theo nội dung của đăng kiểm.
Quy trình chế tạo các sườn đáy 62, 63, 65, 66, 67 tương tự sườn đáy 61 như đã trình bày.
2. Chế tạo cụm chi tiết sườn boong 66
Trình tự lắp ráp như sau:
Cẩu tôn vách (chi tiết 841 ) vào vị trí lắp ráp.
Vạch dấu lên tôn mặt của tôn vách vị trí các nẹp gia cường tấm.
Hình : sườn boong 66
Lần lượt đặt các nẹp 873 và 877 vào các vị trí đã vạch dấu, cân chỉnh và hàn đính.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra vị trí của các chi tiết kết cấu.
Hàn cố định.
Nắn phẳng nếu cần.
Báo đăng kiểm kiểm tra nghiệm thu và cho vận chuyển đến kho tập kết.
3.3.2. Lập quy trình chế tạo các phân đoạn phẳng
Chuẩn Bị :
Chuẩn bị bản vẽ thiết kế thi công.
Chuẩn bị dụng cụ lắp ráp: thước, máy cắt gas bằng tay, máy mài, máy hàn hồ quang, tăng đơ, búa, con nêm, đòn bảy, ngàm chữ U, cẩu…
Chuẩn bị chi tiết lắp ráp: các chi tiết trong phân đoạn sau khi đã chế tạo xong và thực hiện các biện pháp chống ăn mòn được vận chuyển tới gần bệ lắp ráp.
Kiểm tra số lượng, chất lượng và tất cả các hồ sơ liên quang của các chi tiết kết cấu trong phân đoạn. Nếu phát hiện có gì sai sót thì phải lên kế hoạch giải quyết ngay.
1. Quy trình chế tạo vách ngang 60: ( các chi tiêt của vách 60 xem ở phần phụ lục )
Hình: vách 60
Lắp ráp
a. Trải tôn:
1.Cẩu các tấm tôn 253, 254, 953, 954 đặt lên bệ lắp ráp.
2.Chọn tấm tôn 254 làm chi tiết chuẩn, hàn đính chi tiết 254 với bệ thông qua mã ghim.
3. Lần lượt kéo các tấm tôn 253, 953 vào sát mép tấm tôn 254 theo bản vẽ thi công, cân chỉnh, hàn đính và cố định bằng các mã ghim.
4. Tiếp tục kéo sát mép tấm tôn 954 với mép tấm tôn 953 theo bản vẽ thi công, cân chỉnh cố định và hàn đính.
b. Lắp ráp kết cấu
Hình: sơ đồ vạch dấu vách 60
Việc thực hiên lắp ráp các chi tiết phải dựa trên nguyên tắc các chi tiết lắp trước phải tạo điều kiện thuận lợi cho chi tiết lắp sau. Quy trình lắp ráp kết cấu được thực hiện như sau:
1. Vạch dấu đường kết cấu lên tôn vách 60, sau đó báo cho KCS kiểm tra phần vạch dấu.
2. Lần lượt lắp chi tiết 241, 251 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 1, 5 ), cân chỉnh và hàn đính.
3. Lắp chi tiết 243, 249 vào vị trí vạch dấu ( đường số 2, 6 ) cân chỉnh và hàn đính.
4. Lắp chi tiết 249 vào vị trí vạch dấu ( đường số 18 ) cân chỉnh và hàn đính.
5. Lắp hai chi tiết 338 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 9 ) cân chỉnh và hàn đính.
6. Lắp hai chi tiết 340 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 10 ) cân chỉnh và hàn đính.
7. Lắp chi tiết 245, 247 vào vị trí vạch dấu ( đường số 4, 8 ) cân chỉnh và hàn đính.
8. Lắp hai chi tiêt 348 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 11 ) cân chỉnh và hàn đính.
9. Lắp hai chi tiết 342 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 12 ) cân chỉnh và hàn đính.
10. Lắp hai chi tiết 350 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 14 ) cân chỉnh và hàn đính.
11. Lắp hai chi tiết 346 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 16 ) cân chỉnh và hàn đính.
12. Lắp hai chi tiết 354 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 13 ) cân chỉnh và hàn đính.
13. Lắp hai chi tiết 352 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 15 ) cân chỉnh và hàn đính.
14. Lắp hai chi tiết 346 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 16 ) cân chỉnh và hàn đính.
15. Lắp hai chi tiết 344 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 17 ) cân chỉnh và hàn đính.
16. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần lắp ráp.
17. Hàn cố định các chi tiết với tôn bao theo quy trình hàn.
18. Cẩu lật vách và hàn mặt sau.
19. Sơn lót chống rỉ, báo cho đăng kiểm kiểm tra lần cuối và vận chuyển tới kho tập kết.
2. Quy trình chế tạo phân đoạn phẳng vách chống va 64.
Vách chống va 64 thuộc tổng đoạn 8 bao gồm các chi tiết: xem cụ thể ở phần phụ lục
lắp ráp:
Trải tôn:
Cẩu các tấm tôn 2088, 2110, 2132, 2131 đặt lên bệ lắp ráp.
Chọn tấm tôn 2088 làm chi tiết chuẩn, hàn đính tấm tôn 2088 xuống bệ thông qua mã ghim.
Dùng đòn bảy hoặc tăng đơ kéo các tấm tôn sát lại với nhau dựa trên tấm tôn 2088 làm chuẩn theo bản vẽ thi công, tấm tôn 2110 sát với tấm tôn 2088, tấm tôn 2132 sát với tấm tôn 2110 và cuối cùng là tấm tôn 2131 sát với tấm tôn 2132. Khe hở giữa các tấm tôn là 1÷2mm, cân chỉnh, hàn đính và cố định lại bằng các mã ghim.
Hàn cố định các tấm tôn lại với nhau theo quy trình hàn:
+ Khi hàn hai tấm tôn có chiều dày khác nhau thì việc vát mép hàn được thực hiện theo tiêu chuẩn.
+ Khi lắp ráp hai tấm tôn cần chú ý độ phẳng giữa hai tấm tôn phải bằng nhau.
5. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần hàn theo nội dung quy định của đăng kiểm.
Hình: vách chống va 64
b) .Lắp ráp kết cấu:
Việc thực hiện lắp ráp các kết cấu phải dựa trên nguyên tắc: các chi tiết lắp ráp trước phải tạo điều kiện thuận lợi cho chi tiết lắp sau. Quy trình lắp ráp được tiến hành như sau:
Vạch dấu các đường kết cấu lên tôn vách và báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần vạch dấu.
Lắp hai nẹp khỏe 624 đối xứng với nhau qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vách dấu ( đường số 1 ) , hàn đính các nẹp vào tôn vách.
Tiếp tục lắp ráp hai nẹp khoẻ 626 cũng đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 2 ) cân chỉnh và hàn đính các nẹp vào tôn vách.
Tương tự lắp ráp các nẹp thường 628, 630 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 3, 4) trên tôn vách, hàn đính các nẹp với tôn vách.
Cân chỉnh tổng thể vị trí tương quan giữ các nẹp:
+ Khe hở giữa nẹp với tôn vách 1÷2 mm.
Hình: sơ đồ vạch dấu kết cấu vách 64
+ Khoảng cách giữa các nẹp là 600mm, sai lệch vị trí của các chi tiết kết cấu so với vị trí lý thuyết là ±1 mm.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra.
Hàn cố định các nẹp với tôn vách bằng phương pháp hàn tự động hoặc hàn bằng tay.
Nắn phẳng các bộ phận biến dạng, sơn lót chống rỉ.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra lại lần cuối theo các nội dung của đăng kiểm.
Vận chuyển phân đoạn vách 64 vào kho tập kết.
Quy trình chế tạo vách dọc tâm ( từ vách 64 đến mút mũi )
Các chi tiết của vách dọc tâm được trình bày trong phần phụ lục
lắp ráp
Trải Tôn: quá trình trải tôn được thực hiện theo quy trình sau
Cẩu tấm tôn 1144 vào vị trí lắp ráp trên bệ khuôn, hàn cố định xuống bệ khuôn.
Cẩu tấm tôn 1119 lên bệ khuôn, đặt vào vị trí dùng tăng đơ kéo sát lại tấm tôn chuẩn 1144, rà cắt lượng dư, cố định bằng mã răng lược, hàn đính. Khoảng cách giữa các mã răng lược là 250mm.
Cẩu tấm tôn 1143 lên bệ khuôn đặt vào vị trí lắp ráp, kéo sát vào tấm tôn 1144, rà cắt lượng dư, cố định bằng mã răng lược và hàn đính.
Báo nghiệm thu phần lắp ráp tôn, nội dung nghịêm thu bao gồm:
+ Độ sai lệch giữa hai mép tôn 2mm.
Hình: vách dọc tâm ( 64-m )
+ Các tấm tôn phải được nắn phẳng.
Hàn tôn vách: áp dụng phương pháp hàn tự động cho tôn có chiều dày S = 9 mm, mối liên kết giáp mép, không vát mép, tư thế hàn bằng, hàn hai mặt. chú ý trước khi hàn phải làm vệ sinh sạch sẽ mối hàn , mép hàn phải được mài nhẵn.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra theo bảng hướng dẫn kiểm tra mối hàn.
Lắp ráp kết cấu:
Hình: sơ đồ vạch dấu vách dọc tâm( 64 – M)
1
2
3
Sau khi hàn xong tôn vách ta tiến hành vạch dấu lên tôn vách và tiến hành lắp ráp như sau:
Lắp ráp nẹp khoẻ 756 vào vị trí vạch dấu ( đường số 1 ) hàn đính.
Lắp ráp nẹp 754 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 2 ) hàn đính.
Tương tự lắp nẹp 752 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 3 ) hàn đính.
Báo kiểm tra phần lắp ráp kết cấu..
Hàn cố định kết cấu lại với nhau theo quy trình hàn.
Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần hàn theo nội dung quy định của đăng kiểm.
Sơn lót chống rỉ, báo cho đăng kiểm kiểm tra lần cuối và vận chuyển đến kho tập kết.
Hình: boong chính ( từ 60 đến 64 )
4. Quy trình chế tạo phân đoạn phẳng boong chính ( từ vách 60 đến vách 64 )
Hình: sơ đồ lắp ráp tôn (60-64)
Lắp ráp:
Trải tôn và hàn tôn boong:
Cẩu các tấm tôn 211, 194, 176, 129, 151 đặt lên bệ lắp ráp.
Đặt tấm tôn số 1 (chi tiết 176 ) vào vị trí lắp ráp và cố định xuống bệ khuôn.
Kéo mép tấm tôn số 2 (chi tiết 194 ) sát lại tấm tôn số 1, rà cắt lượng dư, cố định bằng mã răng lược, khoảng cách giữa các mã răng lược là 250mm.
Kéo mép tấm tôn số 3 ( chi tiết 129) lại sát tấm tôn số 1, rà cắt lượng dư, và cố định bằng các mã răng lược.
Tương tự kéo các tấm tôn số 4 và số 5 lại sát tấm tôn số 3 và số 2 theo sơ đồ lắp tôn và cố định bằng các mã răng lược.
Báo cho bộ phân KCS kiểm tra phần lắp tôn.
Sau khi bộ phận KCS kiểm tra xong thì tiến hành hàn theo quy trình hàn.
+ Trước khi hàn phải vệ sinh sạch sẽ mối hàn.
+ Trước tiên hàn hai tấm tôn số 1 và số 2 với nhau. Tiếp tục hàn tấm tôn số 1 và số 3.
+ Hàn tấm tôn số 3 và số 4, số 2 và số 5.
+ Lắp 4 tai cẩu, cẩu lật và tiếp tục hàn tự động mặt sau, trình tự hàn tương tự hàn mặt trước.
8. Báo kiểm tra phần hàn theo quy định của đăng kiểm.
Lắp ráp kết cấu :
1. Trước khi lắp ráp kết cấu lên tôn boong chúng ta phải kẻ các đường kết cấu lên tôn boong, kẻ theo thứ tự từ giữa ra hai mép tôn boong.
2. Báo kiểm tra phần lấy dấu.
3. Từ các đường vạch dấu ta tiến hành lắp ráp các kết cấu lên tôn boong theo trình tự sau :
Đầu tiên lắp dầm chữ T sống chính boong vào vị trí đã vạch dấu trên tôn boong, hàn đính.
Tiếp tục lắp hai xà dọc boong 12 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí đã vạch dấu, cân chỉnh độ vuông góc và hàn đính.
Tiếp theo lắp hai xà dọc boong 14 đối xứng qua mặt phẳng dọc tấm vào vị trí đã cạch dấu, cân chỉnh độ vuông góc và hàn đính.
Tiếp tục lắp hai xà dọc boong 16 đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí đã vạch dấu, cân chỉnh độ vuông góc và hàn đính.
Lắp xà dọc boong 48 vào vị trí vạch dấu ở phía mạn trái, cân chỉnh và hàn đính.
Lắp xà dọc boong 28 vào vị trí vạch dấu ở phía mạn phải , cân chỉnh và hàn đính.
Lắp xà dọc boong 30 vào vị trí vạch dấu ở phía mạn phải , cân chỉnh và hàn đính.
Lắp xà ngang boong 26 vào vị trí vạch dấu ở phía mạn phải, cân chỉnh và hàn đính.
Lắp xà ngang boong 32 vào vị trí vạch dấu ở phía mạn phải, cân chỉnh và hàn đính.
4. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần lắp ráp, nội dung kiểm tra bao gồm:
5. Sau khi nghiệm thu phần lắp ráp kết cấu ta tiến hành hàn theo quy trình hàn. Tư thế hàn bằng, hàn hai bên, mỗi bên một lớp, hàn từ trong ra ngoài và từ giữa ra hai bên mạn.
6. Báo kiểm tra phần hàn theo nội dung quy định của đăng kiểm.
5. Quy trình chế tạo phân đoạn phẳng boong chính ( từ vách 64 đến mũi )
Phân đoạn phẳng boong chính bao gồm các chi tiết sau:
TBC6 ( 6-6 )
TBC5 (5-6)
TBC8 (4-6)
TBC8 (2-6)
TBC8 (1-6)
Hình : boong chính ( 64- M )
Lắp ráp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaodiin_3389.doc