Luận văn Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy học hóa học lớp 10, 11 trung học phổ thông

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .4

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.4

1.1.1. Các tài liệu về phương tiện dạy học, phương tiện trực quan.4

1.1.2. Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án về sử dụng PTN trong dạy

học hóa học .5

1.2. Phương tiện dạy học .7

1.2.1. Một số khái niệm .7

1.2.2. Phân loại các phương tiện dạy học.11

1.2.3. Vai trò của phương tiện dạy học .16

1.2.4. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học .17

1.2.5. Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học .19

1.2.6. Một số lưu ý khi lựa chọn phương tiện dạy học.20

1.2.7. Những sai sót trong việc sử dụng phương tiện dạy học .21

1.3. Phim thí nghiệm và việc sử dụng trong dạy học hóa học.23

1.3.1.Tác dụng của phim thí nghiệm trong dạy học hóa học .23

1.3.2. Nguyên tắc lựa chọn phim thí nghiệm trong dạy học hóa học.24

1.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng phim thí nghiệm .25

1.4. Thực trạng sử dụng PTN trong dạy học hóa học ở THPT.26

1.4.1. Mục đích điều tra.26

1.4.2. Phương pháp và đối tượng điều tra .26

1.4.3. Tiến hành điều tra.27

pdf178 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy học hóa học lớp 10, 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o files: MP2, MP3, MPA. MPEG files: MPG, MPEG, MPA Realone files: RAM, RMM SMIL files: SMI, SMIL 58 Playist files: M3U, PLS, XPL, RMP Movies: MOV, QT, AIF Real Media files: RA, RM, RMJ, RMS Mỗi định dạng phim có chương trình xem phim tương thích, thông thường người ta thường chuyển về định dạng có đuôi avi để chèn phim vào file PowerPoint. Có nhiều phần mềm chuyển định dạng phim nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng phần mềm FoxTab AVI Conver. Dưới đây là giao diện của phần mềm này. Hình 2.5. Giao diện FoxTab AVI Conver Đầu tiên, để chuyển đổi định dạng của một đoạn video nào đó ta mở phần mềm FoxTab AVI Conver  ADD FILE  chọn video cần đổi định dạng  open. 59 Hình 2.6. Cách lấy video nguồn Tiếp tục, ở ô Output Directory ta chọn nơi lưu video với định dạng mới hoặc nếu ta muốn lưu cùng nơi với video ban đầu bạn đánh dấu  vào ô Save in the input file directory  chọn Start để bắt đầu thay đổi định dạng của video. Hình 2.7. Cách đổi định dạng video 2.2.2.2. Phương pháp chỉnh sửa và thiết kế phim a) Giới thiệu phần mềm Windows Movie Maker Windows Movie Maker là một phần mềm biên tập phim, nhạc, hình ảnh được tích hợp sẵn trong Windows Me, Windows XP, Windows Vista, giúp người biên tập và sử dụng phim, nhạc một cách dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm còn có tính 60 năng chia sẻ phim, nhạc với bạn bè qua internet, cũng như ghi đĩa DVD, CD nhanh chóng. Do đó, Windows Movie Maker thực sự là sự lựa chọn hợp lý giúp ta thực hiện công việc của mình. Windows Movie Maker đã xuất hiện gần 11 năm, kể từ khi phiên bản đầu tiên của nó ra đời cùng với Windows Millenium (Me) vào năm 2000. Một năm sau đó, phiên bản 1.1 được bổ sung vào Windows XP, hỗ trợ việc tạo file AVI và WMV8 sau này được nâng cấp thành phiên bản 2.0, 2.1 và 2.5. Hiện tại, số hiệu phiên bản đã nhảy từ 2.6 lên 6 với phiên bản hệ điều hành Windows Vista. Nhưng trong Windows 7, Windows Movie Maker được nâng cấp thành Windows Live Movie Maker. Một số ứng dụng của Windows Live Movie Maker: 1. Chia nhỏ bộ phim, đoạn nhạc. 2. Tách phần âm thanh của đoạn video. 3. Thay đổi phần âm thanh của đoạn video. 4. Nối các đoạn video, nhạc với nhau. 5. Cắt bỏ đoạn nào đó của đoạn nhạc, phim. 6. Thêm hiệu ứng cho phim. 7. Kết hợp phim, nhạc, hình ảnh. 8. Làm phần giới thiệu đầu phim. 9. Chèn lời thoại. 10. Xuất bản phim, nhạc. 11. Làm phần kết thúc. Những ứng dụng trên đây được thực hiện khá đơn giản và dễ dàng, tuy thao tác có đôi chút thủ công. 61 Hình 2.8. Giao diện chính của Windows Live Movie Maker b) Cách tạo hoặc chỉnh sửa một đoạn phim thí nghiệm Các bước thực hiện: Bước 1: Liên kết phim. Vào Home/Add video and photo hoặc click here to browse videos and photos ở bên phải màn hình chính. Sau đó chúng ta sẽ tìm đoạn phim mà chúng ta cần làm rồi click open. Hình 2.9. Cách lấy đoạn phim nguồn Bước 2: Cắt bỏ hoặc chia nhỏ đoạn phim nếu cần. 62 Chọn đoạn phim cần cắt ở bên phải cửa sổ chính  vào Edit chọn Split ta sẽ được đoạn phim như mong muốn. Hình 2.10. Cách chia nhỏ đoạn phim Bước 3: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh giữa các đoạn phim. Khi ta cắt bỏ các đoạn phim không thiết, để nối đoạn phim lại một cách tự nhiên ta có thể chọn hiệu ứng chuyển cảnh cho các đoạn phim. Đầu tiên ta chọn đoạn phim cần chuyển cảnh  Animations  chọn hiệu ứng cần thiết. Hình 2.11. Cách tạo hiệu ứng chuyển cảnh giữa các đoạn phim Bước 4: Tạo tiêu đề cho đoạn phim. Nhập đoạn phim cần tạo tiêu đề. 63 Chọn vị trí xuất hiện tiêu đề  Vào Home chọn Caption  đánh tiêu đề mong muốn. Lưu ý: Chúng ta có thể chỉnh màu, phong chữ, cỡ chữ tượng tự như trong word và chúng ta cũng có thể chọn vị trí xuất hiện tiêu đề. Hình 2.12. Cách tạo tiêu đề cho đoạn phim Ta có thể chọn hiệu ứng xuất hiện tiêu đề mong muốn bằng cách chọn tiêu đề cần tạo hiệu ứng  chọn Format  chọn hiệu ứng tương ứng. Hình 2.13. Cách tạo hiệu ứng cho tiêu đề Bước 5: Chèn âm thanh, nhạc Từ Windows Live Movie Maker chọn thẻ Home. Sau đó nhấp vào Add videos and photo để thêm video hoặc hình ảnh cho video của mình.Sau đó bấm vào Add 64 music. Các kiểu file âm thanh ta có thể sử dụng với Windows Live Movie Maker bao gồm: WMA, MP3, WAV, AIF, AIFF, M4A và OGG. Ta chọn các file âm thanh mình muốn sử dụng và nhấn Open. Hình 2.14. Chèn âm thanh vào đoạn phim Các file âm thanh sẽ tự động được thêm vào video của ta. Nhấn vào thẻ Music Tools. Chọn track âm thanh trong video của ta. Chọn Music volume. Di chuyển thanh trượt sang trái để giảm âm lượng, sang phải để tăng âm lượng. Hình 2.15. Tùy chỉnh âm lượng Chọn menu thả xuống bên cạnh Fade in. Tùy chọn này sẽ làm cho track âm thanh tăng từ từ âm lượng khi nó bắt đầu. Chọn Slow, Medium hoặc Fast. Chọn Fade out để áp dụng hiệu ứng kết thúc dần track âm thanh. Hình 2.16. Tùy chỉnh tốc độ âm thanh 65 Nếu muốn phân chia đoạn âm thanh thành các đoạn đơn trong clips âm thanh, ta chọn một vị trí trong video mà mình muốn cắt track âm thanh, sau đó nhấp vào nút Split. Một khi ta đã phân chia thành các đoạn âm thanh, thì có thể click và kéo chúng vào video của mình hoặc nhấp chuột phải để Cut, Copy và Paste chúng vào một vị trí khác trên video. Hình 2.17. Chia nhỏ âm thanh Start time, Start point và End point thường sẽ được thiết lập tự động. Tuy nhiên, ta có thể chỉnh sửa các giá trị này nếu cần. Hiệu chỉnh bằng cách bấm nút mũi tên lên xuống. Hình 2.18. Tùy chỉnh thời điểm bắt đầu âm thanh Nếu có sự xung đột track âm thanh trong video của ta, hãy nhấp vào tab Video Tools chọn track video, sau đó chọn Video volume.Trượt thanh trượt tất cả về bên trái để hoàn toàn tất âm lượng trên track video. 66 Bước 6: Xuất file. Trước hết thử xem lại thành quả của mình như thế nào bằng cách chọn play và chọn preview full green để xem đầy màn hình. Sau khi xem lại và chỉnh sửa hoàn tất, chọn Save movie trên menu để lưu kết quả sau cùng. Hình 2.19. Xuất file Hình 2.20. Cửa sổ xuất file Sau khi lưu xong, có thể dùng chương trình ghi đĩa như Nero để ghi ra đĩa VCD/DVD. Nếu muốn đưa vào các thiết bị di động, có lẽ phải dùng một phần mềm nào đó để chuyển đổi thành định dạng phù hợp mà các thiết bị đó hỗ trợ, vì chương trình này chỉ xuất định dạng file ∗.wmv mà thôi. 67 2.3. Một số phim thí nghiệm hóa học lớp 10, 11 THPT Chúng tôi đã xây dựng, biên tập lại những phim cũ và tiến hành quay các phim mới được 149 thí nghiệm (lưu trong CD) hỗ trợ cho việc dạy học hóa học lớp 10, 11 THPT. Dưới đây là hệ thống phim thí nghiệm đã được thiết kế và xây dựng ứng với từng nội dung bài học cụ thể: 2.3.1. Phim thí nghiệm hóa học 10 THPT Bảng 2.3. Các PTN chương Halogen hóa học 10 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Clo 1. Tính chất vật lý của clo  2. Tính tẩy màu của clo ẩm.  3. Clo tác dụng với hidro  4. Clo tác dụng với natri  5. Clo tác dụng với nhôm  6. Clo tác dụng với đồng  7. Clo tác dụng với sắt  8. Clo tác dụng với dung dịch natri iotua  9. Clo tác dụng với dung dịch kali bromua  10. Điều chế clo  Hidro clorua – axit clohiric 11. Điều chế hidroclorua trong PTN  12. Tính tan của hidroclorua  13. Axit clohidric làm đổi màu quỳ tím  14. Axit clohidric tác dụng với đồng oxit  15. Axit clohidric tác dụng với Cu(OH)2  16. Axit clohidric tác dụng với Fe(OH)3  17. Axit clohidric tác dụng với CaCO3  18. Axit clohidric tác dụng với Na2CO3  19. Axit clohidric tác dụng với đồng  20. Axit clohidric tác dụng với sắt  21. Axit clohidric tác dụng với bạc nitrat  68 22. Natri clorua tác dụng với bạc nitrat  Flo – Brom - Iot 23. Tính chất vật lý của brom  24. Brom tác dụng với natri  25. Brom tác dụng với nhôm  26. Brom tác dụng với kali iotua  27. Tính chất vật lý của iot  28. Sự thăng hoa của iot  29. Iot tác dụng với hồ tinh bột  30. Iot tác dụng với nhôm  31. Iot tác dụng với đồng  Bảng 2.4. Các PTN chương Oxi – lưu huỳnh hóa học10 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Oxi - Ozon 1. Oxi tác dụng với hidro  2. Oxi tác dụng với lưu huỳnh  3. Oxi tác dụng với photpho  4. Oxi tác dụng với natri  5. Oxi tác dụng với sắt  6. Oxi tác dụng với C2H5OH  7. Điều chế oxi từ KMnO4  8. Điều chế oxi từ H2O2  9. O3 tác dụng với KI + hồ tinh bột  Lưu huỳnh 10. Tính chất vật lý của lưu huỳnh  11. Lưu huỳnh tác dụng với hidro  12. Lưu huỳnh tác dụng với kẽm  13. Lưu huỳnh tác dụng với sắt  14. Hidro sunfua tác dụng với oxi  15. Tính tẩy màu của lưu huỳnh đi oxit  69 H2S – SO2 – SO3 16. Lưu huỳnh đi oxit làm mất màu dd brom  17. Lưu huỳnh đi oxit làm mất màu dd clo  18. SO2 làm mất màu dd thuốc tím  19. Lưu huỳnh đi oxit tác dụng với H2S  20. Điều chế lưu huỳnh đi oxit  Axit sunfuric 21. Axit sunfuric làm đổi màu quỳ tím  22. Axit sunfuric tác dụng với sắt  23. Axit sunfuric tác dụng với đồng oxit  24. Axit sunfuric tác dụng với natri hidroxit  25. Axit sunfuric tác dụng với sắt (III) oxit  26. Axit sunfuric tác dụng với Cu(OH)2  27. Axit sunfuric tác dụng với Fe(OH)3  28. Axit sunfuric tác dụng với CaCO3  29. Axit sunfuric đặc tác dụng với HI  30. Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng  31. Axit sunfuric đặc tác dụng với đường  Bảng 2.5. Các PTN chương Tốc độ phản ứng hóa học 10 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Tốc độ phản ứng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng  2. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng  Cân bằng hóa học 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chuyển dịch cân bằng  70 2.3.2. Phim thí nghiệm hóa học 11 THPT Bảng 2.6. Các PTN chương Sự điện ly hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Sự điện li 1. Tính dẫn điện của nước cất  2. Tính dẫn điện của dung dịch NaCl  3. Tính dẫn điện của dung dịch C2H5OH  4. Tính dẫn điện của dd chất điện ly mạnh  5. Tính dẫn điện của dd chất điện ly yếu  Aixt – bazơ – muối 6. Tính lưỡng tính của Al(OH)3  7. Phản ứng giữa dd axit và dd bazơ không tan  8. Tính axit của muối KHSO4  Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li 9. Chất phản ứng là muối không tan  10. Phản ứng giữa axit và oxit bazơ không tan  11. Trường hợp không có phản ứng xảy ra  12. Phản ứng tạo thành chất kết tủa  13. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu  14. Phản ứng tạo thành chất khí  pH 15. Dùng pH – meter đo pH của dd  16. Dùng PP xác định môi trường của axit và bazơ  17. Dùng quỳ tím xác định môi trường axit, bazơ  18. Dùng quỳ tím xác định môi trường của dd muối trung hòa  71 Bảng 2.7. Các PTN chương Nitơ - photpho hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Nitơ 1. Nitơ tác dụng với hidro  2. Nitơ tác dụng với oxi 3. Nitơ không duy trì sự cháy  4. Điều chế nitơ  Amoniac và muối amoni 5. Dung dịch NH3 làm đổi màu chỉ thị  6. Tính tan của NH3  7. Dung dịch NH3 tác dụng với oxi  8. Dung dịch NH3 tác dụng với khí HCl  9. Dung dịch NH3 tác dụng với dd HCl  10. Dung dịch NH3 tác dụng với CuO  11. Dd NH3 tác dụng với dd Cu(OH)2  12. Dung dịch NH3 tác dụng với dd CuSO4  13. Dung dịch NH3 tác dụng với dd AlCl3  14. Dung dịch NH3 tác dụng với dd FeCl3  15. Điều chế NH3  16. Sự thăng hoa của amoni clorua  17. Nhận biết muối amoni  Axit nitric và muối nitrat 18. Tính kém bền của HNO3 đặc  19. HNO3 đặc nóng tác dụng với Fe  20. HNO3 đặc nguộitác dụng với Fe  21. HNO3 đặc nóng tác dụng với Cu  22. HNO3 đặc nóng tác dụng với S  23. HNO3 đặc nóng tác dụng với C  24. Điều chế HNO3  72 25. Sản xuất HNO3  26. KNO3 tác dụng với hỗn hợp C và S  27. Nhận biết muối nitrat  Photpho Axit photphoric và muối photphat 28. Photpho tác dụng với oxi  29. Photpho tác dụng với HNO3  30. Tính tan của muối photphat  31. Nhận biết muối photphat  Bảng 2.8. Các PTN chương Cacbon - Silic hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Cacbon 1. Cacbon tác dụng với CuO  2. Cacbon tác dụng với Oxi  3. Cacbon tác dụng với HNO3  Hợp chất của Cacbon 4. CO2 tác dụng với Mg  5. Điều chế CO2  6. Muối cacbonat tác dụng với axit  7. Nhiệt phân muối cacbonat  Silic và hợp chất của Silic 8. SiO2 tác dụng với HF  9. Natri Silicat tác dụng với HCl  10. Điều chế H2SiO3  Bảng 2.9. Các PTN chương hidrocacbon no hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Ankan 1. Metan tác dụng với clo  2. Điều chế metan  73 Bảng 2.10. Các PTN chương Hidrocacbon không no hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Anken 1. Etilen tác dụng với nước brom  2. Etilen tác dụng với dd thuốc tím  3. Etilen tác dụng với oxi  4. Điều chế etilen  Ankin 5. Axetilen tác dụng với nước brom  6. Axetilen tác dụng với dd thuốc tím  7. Axetilen tác dụng với oxi  8. Axetilen tác dụng với dd AgNO3  9. Điều chế axetilen  Bảng 2.11. Các PTN chương Hidrocacbon thơm hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Benzen 1. Tính chất vật lý của benzen  2. Benzen tác dụng với khí clo  3. Benzen tác dụng với dung dịch HNO3  4. Benzen tác dụng với dd thuốc tím  Bảng 2.12. Các PTN chương Ancol -phenol hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Ancol 1. Ancol etylic tác dụng với CuO  2. Ancol etylic tác dụng với oxi  3. Ancol etylic tác dụng với Na  74 4. Glixerol tác dụng với Cu(OH)2  Phenol 5. Phenol tác dụng với NaOH  6. Phenol tác dụng với nước brom  Bảng 2.13. Các PTN chương Anđehit – xeton – axit cacboxylic hóa học 11 THPT Bài Tên thí nghiệm Sưu tầm Chỉnh sửa/ Quay mới Andehit - xeton 1. Phản ứng tráng bạc  2. Anđehit làm mất màu dd brom  3. Anđehit làm mất màu dd thuốc tím  Axit axetic 4. Axit axetic tác dụng với NaOH  5. Axit axetic tác dụng với CaCO3  2.4. Sử dụng các phim thí nghiệm trong dạy học hóa học 2.4.1. Mục đích sử dụng PTN trong dạy học hóa học - Giúp HS quan sát các hiện tượng hóa học từ đơn giản đến phức tạp. - Cung cấp cho HS các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác vì nguồn tin các em thu nhận được đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn từ đó củng cố niềm tin vào khoa học. - Rèn cho HS kỹ năng quan sát, nhận xét và giải thích các hiện tượng hóa học. - Sau khi xem PTN HS có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế. 2.4.2. Nguyên tắc sử dụng phim thí nghiệm Ngoài các nguyên tắc chung khi sử dụng PTDH, khi sử dụng PTN cần chú ý: - Về nội dung: GV lựa chọn những phim thí nghiệm dựa trên nội dung kiến thức muốn truyền tải, GV có thể chủ động cắt bỏ những đoạn phim không cần thiết, chỉ giữ lại những đoạn phim minh họa rõ nét nhất cho phản ứng hóa học muốn truyền thụ đến HS. Tùy đối tượng HS mà GV sử dụng số lượng PTN thích hợp. 75 -Về thời lượng: GV phải có sự cân đối giữa thời lượng trình chiếu PTN với thời gian của tiết học. Đối với những bài lên lớp có lượng kiến thức ít, nội dung ngắn gọn có thể tăng thời lượng phim, còn đối với những bài lên lớp có lượng kiến thức nhiều thì giảm thời lượng phim. - Về phụ đề, thuyết minh: GV sử dụng những PTN có phụ đề hoặc thuyết minh để HS có thể hình dung được nội dung PTN, các phản ứng hóa học có thể được lồng ghép vào phim dưới dạng phụ đề để HS có thể hiểu chính xác thí nghiệm đang xảy ra đồng thời phục vụ cho việc HS tự học ở nhà. 2.4.3. Hoạt động trước khi xem PTN - GV nên nêu mục đích của việc xem PTN để HS định hướng sự tập trung quan sát  đạt được kết quả tốt hơn. - GV có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi kèm theo từng PTN để HS định hình được các nhiệm vụ trong quá trình theo sát các PTN. - GV nên định hướng những kiến thức cũ có liên quan để HS chuẩn bị trước. 2.4.4. Hoạt động trong và sau khi xem PTN 2.4.4.1. Hoạt động trong khi xem PTN - GV điều khiển hệ thống PTKT để giới thiệu nội dung kiến thức. Ở một số trường hợp như hình ảnh chuyển động liên tục xuất hiện và mất đi nhanh chóng GV có thể điều khiển hình ảnh chuyển động chậm lại để tất cả HS đều quan sát kịp và hiểu rõ vấn đề hoặc như ở một tình tiết cần khắc sâu kiến thức GV có thể cho dừng hình để giải thích, hướng dẫn thêm, - GV theo dõi, dẫn dắt quá trình học tập của HS. - HS tập trung quan sát theo định hướng của GV, ghi lại những hiện tượng quan sát được. 2.4.4.2. Hoạt động sau khi xem PTN - GV yêu cầu HS nêu và giải thích hiện tượng quan sát được. - HS tham gia thảo luận và giải thích các hiện tượng đồng thời nêu những thắc mắc trong quá trình xem phim. 76 - GV tiến hành đàm thoại với HS, giải thích những vấn đề HS còn thắc mắc, nêu vấn đề (nội dung cơ bản cần khắc sâu) tạo tình huống để HS trao đổi, thảo luận, tóm tắt những nội dung chính trong phim có liên quan tới việc hình thành kiến thức mới. 2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTN trong dạy học hóa học lớp 10, 11 THPT 2.5.1. Biện pháp 1: Sử dụng phối hợp PTN với các PTTQ khác Để phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong giờ học, việc sử dụng phối hợp phim thí nghiệm với các PTTQ khác là một trong những biện pháp thường được sử dụng có hiệu quả, vì nó phát huy được các ưu thế của các PTTQ khác nhau, khai thác được từng loại PTTQ đối với bài học. Nếu các PTTQ được sử dụng một cách riêng lẽ sẽ dẫn đến hậu quả là HS không nhận thức được đầy đủ, chính xác bản chất sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Để sử dụng có hiệu quả biện pháp này, cần chú ý những điều sau đây: - Nội dung bài học. + Kiến thức có tính tổng hợp cao, nghiên cứu các sự vật, quá trình một cách trọn vẹn. + Không thể giải quyết được một cách đầy đủ, toàn diện vấn đề nghiên cứu khi chỉ sử dụng một PTTQ. - Đặc điểm HS. + Có khả năng nhất định trong việc phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề nghiên cứu. + Có kỹ năng sử dụng hoặc xử lý được một số PTTQ phổ biến. - Khả năng của GV. + Có khả năng khai thác và sử dụng các PTTQ đối với bài học. + Có khả năng tổ chức lớp học một cách hiệu quả, tạo được sự cộng tác giữa GV và HS trong giờ học. + Sử dụng tốt các PPDH. 77 - Những lưu ý khi thực hiện. + Trong quá trình sử dụng phối hợp các PTTQ, cần đảm bảo mối liên hệ giữa phương tiện với nội dung bài học. Trong đó chú trọng đến vai trò, vị trí từng loại phương tiện đối với chủ đề nghiên cứu. Cần xác định phương tiện chủ yếu, phương tiện hỗ trợ để có thể khai thác tối đa thế mạnh của từng phương tiện phục vụ cho bài học, tránh việc sử dụng PTTQ không đúng mục đích gây nên hiện tượng lãng phí và làm hạn chế hiệu quả dạy học. + GV cần xác định mối quan hệ giữa phương tiện và phương pháp, với đặc điểm HS, quỹ thời gian cho phépDự kiến những khó khăn của HS gặp phải trong quá trình học tập và cách giúp đỡ HS giải quyết những khó khăn đó, hướng dẫn quá trình quan sát và ghi chép của HS một cách có hiệu quả. + Hiệu quả dạy học sẽ cao nếu GV kết hợp tốt việc tổ chức HS quan sát PTTQ với tự nghiên cứu SGK. SGK lúc này như nguồn tra cứu giúp HS giải thích những hiện tượng quan sát được. 2.5.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy trình sử dụng PTN khi dạy học Sử dụng hiệu quả là mục đích cuối cùng của việc trang bị các thiết bị dạy học . Vì vậy, một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của lĩnh vực này là nghiên cứu và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các PTTQ, PTKT dạy học đã được trang bị, trong đó có PTN. Trong quá trình dạy học hóa học, PTN được GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS và đối với HS, đó là nguồn kiến thức phong phú sinh động, là phương tiện giúp các em lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo. Trong dạy học hóa học ở trên lớp, quy trình sử dụng PTN theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có thể được thực hiện theo 3 giai đoạn sau: 78 2.5.2.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn phương pháp sử dụng PTN phù hợp với nội dung dạy học - Mục đích: Giúp GV xác định PPDH phù hợp với từng loại nội dung dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể. - Yêu cầu: GV phải xác định được PPDH chủ yếu sử dụng PTN trong bài dạy. - Cơ sở lựa chọn PPDH phù hợp với bài dạy + Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung bài dạy. + Căn cứ vào các điều kiện dạy học cụ thể: đặc điểm của GV và HS; cơ sở vật chất của nhà trường; thời gian thực hiện. - Giai đoạn 1 gồm các bước: Bước 1: Lựa chọn PP sử dụng PTN phù hợp với nội dung bài dạy. - Lựa chọn PPDH phù hợp với bài dạy. - Xác định phương pháp sử dụng PTN trong số các phương pháp đã lựa chọn. Bước 2: Xác định phương pháp chính sử dụng PTN trong bài dạy: -Dựa vào những phương pháp sử dụng PTN phù hợp với nội dung bài dạy đã lựa chọn và căn cứ vào các điều kiện dạy học cụ thể để xác định phương pháp chính trong bài dạy. - Quyết định phương pháp chính sử dụng PTN trong bài dạy. Bước 3: Lựa chọn PTN. - Căn cứ vào nội dung bài dạy, các điều kiện dạy học cụ thể để xác định các PTN cần dùng trong bài dạy. - Xác định các phương tiện dạy học hỗ trợ dùng trong bài dạy. 2.5.2.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị bài giảng và tổ chức dạy học trên lớp - Mục đích: Giúp GV thiết kế giáo án và tổ chức thực hiện giảng dạy ở trên lớp theo phương án đã lựa chọn. - Yêu cầu: GV thiết kế được giáo án và tổ chức tốt việc giảng dạy ở trên lớp theo phương án đã lựa chọn. 79 - Giai đoạn 2 này gồm các bước: Bước 1: Thiết kế giáo án theo các phương pháp được xác định. - Các căn cứ để thiết kế bài giảng. + Mục tiêu, yêu cầu của bài dạy: do chương trình và bản thân bài dạy qui định. Mục tiêu của bài là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học bài đó. Mục tiêu của bài gồm 3 thành tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được với 3 mức độ (biết, hiểu, vận dụng). + Nội dung bài dạy: tính chất bài dạy quy định cách tiếp cận và tổ chức quá trình dạy học trên lớp. + Trọng tâm của bài dạy: Cần tuân theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Chương trình giáo dục phổ thông. - Theo chúng tôi, nội dung bước này có thể tiến hành các công việc sau: + Xác định các nhiệm vụ dạy học cần được giải quyết đối với bài dạy: Từ mục tiêu, yêu cầu của bài dạy xác định cấu trúc nội dung và logic bài dạy, sau đó được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ dạy học cần được giải quyết trong quá trình dạy học trên lớp. + Dự kiến cách tổ chức dạy học trên lớp theo phương pháp đã được xác định: Dự kiến các bước và cách thức tiến hành các bước dạy học trên lớp. Cần tập trung chủ yếu vào việc dự kiến hoạt động của GV và HS trong giờ học. Mỗi hoạt động của GV và HS thường gồm các hoạt động thành phần: hoạt động khởi động, hoạt động để lĩnh vực kiến thức, hoạt động để hình thành kỹ năng, hoạt động củng cố, hoạt động kiểm tra đánh giá + Xác định cấu trúc và vị trí của các PTN trong bài dạy (nhằm giới thiệu cái gì? Giải quyết nhiệm vụ dạy học nào? Đạt được mục đích gì?...). Xác định cách thức khai thác các PTN trong giờ học nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học (sử dụng ở khâu nào? Sử dụng như thế nào?...). Trong bước này, điều quan trọng là dựa vào nội dung, logic của bài dạy và logic nhận thức của HS, xác định hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm định hướng, dẫn 80 dắt giúp HS tiếp cận, khai thác đối tượng nghiên cứu, tự mình lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ học tập theo logic của nội dung bài dạy để chiếm lĩnh khái niệm. Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp. Đó là quá trình thực thi giáo án đã được thiết kế trong điều kiện thực tế dạy học. Ở trên lớp, PTN được GV sử dụng như những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, đồng thời nó là nguồn kiến thức và phương tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài dạy. Do đó, GV cần hướng dẫn, điều khiển bằng hệ thống câu hỏi gợi mở có tính chất nêu vấn đề và tổ chức cho HS tự quan sát, nhận xét, hoạt động tiếp cận với đối tượng nghiên cứu để rút ra những kết luận khoa học, giúp HS tự khám phá, tự giải quyết vấn đề qua đó lĩnh hội nội dung bài dạy. Chất lượng dạy học trên lớp phụ thuộc vào sự chuẩn bị giáo án của GV và các điều kiện dạy học cụ thể, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thực hiện bài soạn một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong những tình huống cụ thể trên cơ sở ý thức đầy đủ chức năng của GV khi lên lớp. Đó là chức năng thông tin, chức năng tổ chức, chức năng giáo dục. Được biểu hiện ở chỗ: thông tin qua lại giữa GV và HS luôn thông suốt. HS hứng thú và hiểu được những điều GV nói; GV biết tổ chức, biết hướng dẫn HS hiểu rõ những yêu cầu của nhiệm vụ học tập, phương hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đó; GV tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_18_3191268478_4912_1869245.pdf
Tài liệu liên quan