Luận văn Sự phân hoá kinh tế – xã hội ở Nam Bộ

Vùng nông thôn Nam Bộ, số dân cư có thu nhập thấp, đời sống vật chất và

tinh thần nghèo nàn ảnh hưởng xấu đến trình độ dân trí và sự phát triển nguồn

nhân lực. Trình độ văn hoá bình quân của người lao động chưa cao, ảnh hưởng

đến việc tiếp thu khoahọc kỹ thuật và cải thiện đời sống. Tập tục ma chay, giỗ

chạp đình đám đã xóimòn nguồn nhân lựcvà vật lực. Tệ nhậu nhẹt phổ biến làm

mất an ninh nông thôn, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nhân lực.

pdf144 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự phân hoá kinh tế – xã hội ở Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng có thể bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể nông nghiệp hoàn chỉnh. I..3 . Sự khác biệt tài nguyên đất tạo nên sự phát triển nông nghiệp đa dạng và trình độ phát triển rất khác nhau theo vùng. Qũi đất đai của Nam Bộ khá lớn và có ưu thế về độ phì nhiêu cao so với các vùng khác. Theo số liệu thống kê năm 1998, tổng qũi đất của Nam Bộ vào khoảng 7 triệu ha, trong đó: - Đất nông nghiệp khoảng 4,159 triệu ha, chiếm 59,4% quỹ đất của vùng. - Đất chuyên dùng khoảng 0,35 triệu ha. - Đất khu dân cư khoảng 0,32 triệu ha. Đất của Đông Nam Bộ rất đa dạng về chủng loại, các loại đất chính được hình thành trên đá bazan, magan, tầm tích cổ có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng cho phép phát triển những vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, cây thực phẩm và chăn nuôi. Theo kết quả nhgiên cứu của Phạm Quang Khánh (phân viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Nam - 1995) Đông Nam Bộ được chia thành 9 nhóm đất: - Nhóm đất có diện tích lớn nhất là đất đỏ vàng, diện tích: 1.018.786 ha (chiếm 44% diện tích đất tự nhiên), trong đó, đất đỏ vàng có nguồn gốc bazan với diện tich : 92.748 ha (chiếm 58,18% diện tích đất đỏ vàng), đây là loại đất tốt rất thích nghi với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như : và phê, cao su, tiêu, cây ăn trái …, phân bố tập trung ở 3 khu vực là Xuân Lộc, Long Khánh (Đồng Nai); Phứơc Long, Lộc Ninh (Bình Phước) và Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu). - Nhóm đất thứ hai là đất xám, diện tích :744.652ha (chiếm 31,75%DTTN), phân bố tập trung thành dải rộng từ Tây Ninh qua Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù có một số hạn chế về đặc tính lý hoá của đất, nhưng đây là nhóm đất quan trọng trong phát triển nông nghịêp của vùng. - Nhóm đất đen có nguồn gốc bazan, diện tích 99.100ha, là nhóm đất có tiềm năng nông nghiệp cao, phân bố ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Thống Nhất (ĐồngNai) . Ngoài 3 nhóm đất chính trên, các nhóm đất khác có diện tích nhỏ và tiềm năng nông nghiệp còn thấp, đề sử dụng hiệu quả cần phải có một số những biện pháp kỹ thuật và lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp để tăng hiệu quả sử dụng. Đánh giá chung và xét thích nghi cây trồng, nhóm nghiên cứu nêu trên đã rút ra kết quả sau đây: Toàn vùng có khoảng 1.626.000ha (chiếm 70% DTTN) đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó 1.440.000ha (62% DTTN) được xem là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, còn lại là đất có nhiều yếu tố hạn chế, tiềm năng nông nghiệp thấp. Đất củaTây Nam Bộ được hình thành nhờ bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cửu Long. là nơi có nguồn nước ngọt dồi dào có tiềm năng và thực sự đã trở thành vựa lúa lơn nhất không những của Việt Nam mà của cả thế giới. Tổng diện tích Tây Nam Bộ không kể đảo, khỏang 3,96 triệu ha, trong đó khỏang 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 65%. Trong qũi đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa chiếm trên 90%. Đất chuyên canh tác các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm 150 000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320 000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Vùng bãi triều có diện tích khỏang 480 000ha, trong đó có gần 300 000ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 508 000ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211 800ha và đất không rừng 296 400ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.(1) Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất gần đây (Tôn Thất Chiêm - 1991) đã phân ra 8 nhóm đất chủ yếu trên toàn đồng bằng với chất lượng đất phân hoá rất phức tạp và không đồng đều, bao gồm : - Đất phèn có diện tích lớn nhất: 1.600.263ha (chiếm 40,8% DTTN), được phân bố tập trung ở các vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Ta có thể chia ra vùng đất phèn nặng và phèn nhẹ, trung bình. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế không cao đối với các loại đất này, vì thế cần phải đầu tư cải tạo hoặc tưới tiêu Đất phù sa có diện tích 1.184.857ha chiếm 30% DTTN),được phân bố tập trung ở ven và giữa sông Tiền – sông Hậu hướng ra phía biển đất phù sa lớn dần theo qui luật bồi trầm tích của sông tạo thành một tam giác châu điển hình. Đất phù sa có thể được phân ra nhiều loại, trong đó loại đất phù sa glây và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng chiếm qui mô lớn nhất, tập trung ở các tỉnh ven sông nhưng không bị ảnh hưởng mặn (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre Vĩnh Long, Cần Thơ). Đây là loại đất có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thuận lợi cho trồng lúa. ________________ (1)Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế Qua kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính các kiểu đất của Nguyễn Văn Nhân (luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp) ta thấy: + Tính chất thổ nhưỡng và điều kiện tưới tiêu có tác động rất quan trọng đến khả năng thực hiện cũng như chi phối hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất, trong đó khả năng được tưới giúp năng suất cao đáng kể hiệu quả kinh tế của sử dụng đất ở Tây Nam Bộ - đây là điều hiển nhiên trong điều kiện khí hậu và thuỷ văn mang chế độ mùa rõ nét của đồng bằng đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái. + Hầu hết các hệ thống sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao đều có mức đầu tư cao tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư đối với sử dụng đất ở Tây Nam Bộ. Đây cũng là lẽ đương nhiên vì đã đến lúc sản xuất không còn chỉ dựa vào tự nhiên mà phải cải tạo nó để nâng cao hiệu quả kinh tế. + Ở các vùng có nhiều hạn chế, đất có hiệu quả kinh tế thấp, thì phát triển lâm nghiệp sẽ phù hợp hơn, hợp lý hơn và là điều cần thiết cả về khía cạnh kinh tế lẫn môi trường. Trên đồng bằng, trong các kiểu sản xuất nông nghiệp thì loại hình 2 -3 vụ lúa hoặc lúa mùa và chuyên canh màu có sức hấp dẫn cao về kinh tế so với các loại hình khá. Cây lâu năm và cây ăn quả có ưu thế và có hiệu quả kinh tế ở các vùng đất phì nhiêu. Bảng 1: Thống kê diện tích nhóm và loại dất vùng ĐNB STT NHÓM VÀ LOẠI ĐẤT KÝ HIỆU DIỆN TÍCH (HA) TỶ LỆ ( %) I 1 2 II 3 III 4 5 6 7 IV 8 9 10 11 V 12 13 NHÓM ĐẤT CÁT BIỂN Cồn và đụn cát Đất bãi cát biển mặn NHÓM ĐẤT MẶN Đất mặn NHÓM ĐẤT PHÈN Đất phèn tiềm tàng nông, dưới rừng ngập mặn Đất phèn tiềm tàng sâu, dưới rừng ngập mặn Đất phèn tiềm tàng Đất phèn hoạt động NHÓM ĐẤT PHÙ SA Đất phù sa chưa được bồi chưa phân hoá ph..d Đất phù sa không được bồi, có tầng loang lỗ Đất phù sa glây Đất phù sa ngòi suối NHÓM ĐẤT XÁM Đất xám trên phù sa cổ Đất xám glây Cc Cm M Sp1Mm Sp2Mm Sp Sj P Pf Pg Ps X Xg 28.058 20.056 5.402 2.500 2.500 170.445 56.983 22.713 58.261 32.488 87.216 21.556 19.829 30.189 15.644 744.652 638.914 51.558 1.20 0.11 7.27 3.72 31.75 14 VI 15 16 VII 17 18 19 20 21 22 VIII 23 IX 24 Đất xám trên granit NHÓM ĐẤT ĐEN Đất nâu thẩm trên đá bọt bazan Đất đen trên bồi tụ bazan NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG Đất đỏ nâu trên đá bazan Đất nâu vàng bazan Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Đất vàng trên đá cát kết Đất đỏ vàng trên granit Đất vàng nâu trên phù sa cổ NHÓM ĐẤT BỒI TỤ Đất dốc tụ ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐA Đất xói mòn trơ sỏi đá SÔNG SUỐI ĐƯỜNG LỘ THỔ CƯ TỔNG CỘNG Xa Ru Rk Fk Fu Fs Fs Fa Fp D 54.150 99.100 54.150 44.950 1.018.786 416.561 176.187 278.560 5.217 30.890 111.371 53.882 53.882 13.195 13.195 11.746 2.345.212 4023 43.44 2.30 0.56 5.43 100 Nguồn: Phạm Quang Khánh & ctv. Luận án phó tiến si’,1995. Bảng 2 : Các loại đất ở vùng TNB STT TÊN ĐẤT KÝ HIỆU DIỆN TÍCH (HA) TỶ LỆ ( % ) I 1 II 2 3 4 5 III ĐẤT CÁT Đất Các Giồng ĐẤT MẶN Đất Mặn Dưới Rừng Ngập mặn Đất Mặn Nhiều Đất Mặn Trung Bình Đất Mặn Ít ĐẤT PHÈN Đất Phèn Tiềm Tàng Cz Mm Mn M Mi 43.318 43.318 744.547 56.022 102.103 148.934 437.488 1600.263 421.867 1,10 1,10 18,93 1,43 2,59 3,79 11,12 40,77 10,78 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 IV 16 17 18 19 V 20 VI 21 22 23 VII 24 VIII 25 Đất Phèn Tiềm Tàng Nông Dưới Rừng Ngập Mặn Đất Phèn Tiềm Tàng Sâu Dưới Rừng Ngập Mặn Đất Phèn Tiềm Tàng Nông - Mặn Đất Phèn Tiềm Tàng Sâu - Mặn Đất Phèn Tiềm Tàng nông Đrất phèn tiềm tàng sâu Đất phèn hoạt động Đất phèn hoạt độngnông - mặn Đất phèn hoạt động sâu - mặn Đất phèn hoạt động nông Đất phèn hoạt động sâu ĐẤT PHÙ SA Đất phù sa được bồi Đất phù sa không được bồi, cao ven sông Đất phù sa không được bồi ,glây Đất phù sa không được bồi có tầng loang lỗ ĐẤT LẦY VÀ THAN BÙN Đất than bùn - phèn ĐẤT XÁM Đất xám trên phù sa cổ Đất xám động mùn trên phù sa cổ Đất xám trên sản phẩm phong hoá đá mác ma axít ĐẤT ĐỎ VÀNG Đất đỏ vàng trên sản phẩm phong hoá đá mac ma axít ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ Đất xói mòn trơ sỏi đá Sông , rrạch … TỔNG CỘNG Sp1Mm Sp2Mm Sp1M Sp2M Sp1 Sp2 Sj1M Sj2M Sj1 Sj2 Pb P Pg Pf TS X Xg Xa Fa E 134.897 30.754 50.176 34.467 54.960 116.613 1178.396 118.460 324.770 192.081 543.085 1184.857 83.914 96.885 355.646 648.412 24.027 24.027 134.656 84.845 31.028 18.783 2420 2420 8787 8787 190.257 3933132 3,44 0,78 1,28 0,88 1,41 2,99 29,99 3,01 8,26 4,88 13,84 30,05 2,06 2,46 9,04 16,49 0,61 0,61 3,42 2,16 0,79 0,47 0,06 0,06 0,22 0,22 4,84 100 Nguồn : Nguyễn Văn Nhân - luận án đã nêu Nhìn chung, xét về tài nguyên đất, cả về số lượng và tính chất các loại đất, Tây Nam Bộ có lợi thế hơn hẳn Đông Nam Bộ về sản xuất cây lương thực (đặc biệt là cây lúa), về nuôi trồng thủy sản, ngược lại Đông Nam Bộ lại có ưu thế hơn hẳn về phát triển cây công nghiệp (đặc biệt là cây lâu năm), đánh bắt hải sản. Sự khác biệt này đã tạo cho vùng Nam Bộ có cơ cấu nông nghiệp đa ngành và có điều kiện chuyên canh trên diện tích rộng lớn. I. 4. Tài nguyên nước. Trên địa bàn Nam Bộ, lượng mưa hàng năm khoảng từ 1500 đến 2500mm mang đến 150 tỷ m3 nước. Nguồn nước từ hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long cung cấp khoảng 400 tỷ m3/năm. Toàn vùng có 9 phức hệ nước ngầm với trữ lượng 20 tỷ m3 ở Tây Nam Bộ và 10 tỷ m3 ở Đông Nam Bộ. Hệ thống sông ngòi ngoài giá trị tưới tiêu còn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế khác: như phát triển giao thông thuỷ, cung cấp phù sa, thuỷ điện và thuỷ sản. Mặt hạn chế là nguồn nước ở Nam Bộ phân bố không đều về thời gian và không gian nên đã gây nên hạn hán và lũ lụt cục bộ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của cư dân. Theo thống kê, trong vòng 70 năm qua, bình quân 3 năm có một lần lũ và có hơn 10 cơn lũ dữ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng (mỗi cơn lũ). Đông Nam Bộ có 3 hệ thống sông lớn, lớn nhất là hệ thống sông Đồng Nai, với các phụ lưu sông Bé, sông Sài Gòn và hệ thống sông Ray và sông Dinh là những sông chính cung cấp nguồn nước mặt cho vùng. Tổng lượng nước mặt của vùng khoảng 30 tỷ m3/năm, trong đó tập trung trong mùa lũ (chiếm 71 - 83% của cả năm) mùa khô dòng chảy thấp, xâm nhập mặn sâu vào các sông làm ảnh hưởng đến việc tưới cho nông nghiệp, cấp nước cho đô thị và công nghiệp. Vềø nguồn nước ngầm, theo kết quả điều tra tổng hợp vùng ĐNB (60 - G) thì vùng được đánh giá là giàu tài nguyên nước ngầm . Trữ lượng nứơc dưới đất khoảng 8 tỷ m3/năm với thành phần hoá học tốt, đảm bảo cho nhu cầu mọi mặt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác ở qui mô công nghiệp cung cấp cho công nghệp và sinh hoạt của vùng. Về chế độ thủy văn : - Thủy triều: ĐNB chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Biên độ triều giảm dần từ biển vào các sông (tại cửa Xoài Rạp biên độ triều lớn nhất lên đến ≥ 3,0m, tại sông Đồng Nai là 1,5m, cầu Sài Gòn 1,5 - 1,6m). Mức độ ảnh hưởng triều trên sông Đồng Nai đến chân đập Tri An và trên sông Bé đến tận Dầu Tiếng, vì thế có thể tận dụng thủy triều để tưới tiêu cho nông nghiệp và cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản . - Xâm nhập mặn: chế độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào chế độ dòng chảy của sông và chế độ triều, vì thế tời gian xâm nhập mặn cao nhất là vào tháng 4 - 5. Ranh mặn có xu thế xâm nhập sâu vào nội địa (trên sông Đồng Nai cách biển 67km, trên sông Sài Gòn 11km , trên sông Vàm Cỏ Đông 145km). - Lũ và úng: Do thảm thực vật bị thu hẹp, độ che phủ giảm nên modul dòng chảy mặt gia tăng gây ra lũ quét cục bộ ở nhiều nơi, ngập úng lâu ở các khu vực trũng. Tây Nam Bộ có hệ thống sông lớn là hệ thống sông Cửu Long với nhiều những phụ lưu và chi lưu làm cho vùng có mạng lưới sông ngòi rất dày đặc, thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm. Nguồn cung cấp nước ngọt của Tây Nam Bộ là từ nước sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn nước này đều mang tính đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mekông chảy qua TNB hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi đắp lâu dài đã tạo nên đồng bằng châu thổ phì nhiên ngày nay. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mekông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lũ thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. Chế độ thuỷ văn của TNB có 3 đặc điểm nổi bật: + Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du và ấu trùng. + Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển. + Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. Trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản lượng khai thác an toàn 1 triệum3/ngày đêm. Về nguồn nước, Nam Bộ là vùng có nguồn nước phong phú. Tính chất theo mùa của chế độ thủy văn là đặc điểm nổi bật nhất của vùng. Tính chất này đã gây lũ lụt và hạn hán ở Đông Nam Bộ; gây lũ lụt và nhiễm mặn ở Tây Nam Bộ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. I. 5. Hệ thực động vật. Hệ thực động vật ở Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Thảm thực vật trên đất nông nghiệp bao gồm tập đoàn cây ngắn ngày và tập đoàn cây dài ngày phân bố rộng khắp. Đáng chú ý là tập đoàn lúa nước và tập đoàn cây công nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, hình thành vùng chuyên canh lúa vào loại lớn nhất thế giới. Tập đoàn cây công nghiệp gồm dừa, cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả cũng quy mô lớn và phong phú hiếm có trên thế giới. Hệ động vật của Nam Bộ cũng rất phong phú và đa dạng. Tập đoàn các loại vật nuôi ở đây như: heo, gà, vịt, trâu, bò có quy mô lớn. Dưới nước có nhiều loại tôm, cá, rùa, ba ba hết sức đa dạng. Tuy nhiên, do môi trường thiên nhiên bị tàn phá và khai thác bừa bãi, một số giống loài bị suy giảm về số lượng, có loài (hoang dã) đang có nguy cơ tuyệt chủng. ĐNB có rừng tự nhiên phân bố không đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Thuận (hơn 434 nghìn ha), Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), Ninh Thuận (154 nghìn ha). Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6700 ha). Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước (15.2 nghìn ha), Bình Thuận (14 nghìn ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (1403 nghìn ha). Các tỉnh khác có số rừng trồng ít hơn nhiều. Rừng Đông Nam Bộ chủ yếu cung cấp gỗ dân dụng và củi đốt cho thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ơû vùng này có một phần vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng. Do đó, việc giữ gìn vốn rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nó giúp cho vùng này không bị mất nước trong các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. Việc bảo vệ rừng có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của các vùng chuyên canh cây công nghiệp. TNB: về thực vật tự nhiên, đáng chú ý nhất là các vùng ngập mặn ven biển. Rừng ngập mặn Bạc Liêu, Cà Mau có trên 150 000 ha. Loại rừng này có 46 loài, chủ yếu là đước. Rừng Kiên Giang chủ yếu là rừng tràm, nhất là ở U Minh, có khoảng 171 000 ha. Xét về mặt kinh tế, rừng ven biển có già trị tương đối lớn, với 14 loại cây cho ta nanh, 30 loài cây cho gỗ và than củi, 24 loài cây phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người và gia súc, 5 loài làm thuốc, 21 loài cho hoa để nuôi ông lấy mật. Rừng ngập mặn còn góp phần giữ phù sa bồi đắp cho đồng bằng và cải tạo đất. Về động vật, có ý nghĩa kinh tế nhất là các loài động vật sinh trưởng dưới nước, đặc biệt là tôm và cá. Như trên đã đánh giá, trữ lượng cá vùng này lớn nhất cả nước, phân bố chủ yếu ở các khu vực cửa sông và vịnh Thái Lan. Riêng ở vùng vịnh Thái Lan, cá đáy khoảng 600 000 tấn, chiếm 36% lượng cá đáy cả nước. Cá nổi khoảng 257 000 tấn, chiếm 20% cá nổi cả nước, tôm có 25 000 tấn, chiếm khoảng 50% trữ lượng tôm cả nước.Tây Nam Bộ cũng là vùng có năng suất nguyên sinh cao nhất. Vùng cửa sông Cửu Long có năng suất cao gấp 10 lần so với các vùng ven biển khác trên toàn quốc. Về chất lượng có nhiều giống tôm, cá quý như cá bạc má, cá lẹp, cá trích, cá nục, thu, ngừ…tôm có tôm he, tôm vộ; mực có mực nang, mực ống…ngoài ra có đồi mồi, rắn, trăn các loại… Thuỷ sản nội địa chủ yếu là tôm, cá nước ngọt, nước lợ, trong các sông ngòi, kênh, rạch, vùng trũng.nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá chép, cá tra, cá bống… Đây là nguồn thực phẩm dồi dào cho nhân dân vùng đồng bằng. Về động vật trên cạn, đáng quan tâm nhất là các loài chim tự nhiên. Ở đây từ xưa tới nay đã hình thành nhiều khu vực trú ngụ của các loài chim, tạo thành những vườn chim độc đáo. Thực chất, đây là hệ sinh thái đặc trưng của vùng (cá-rừng-chim), tạo thành một trạng thái cân bằng ổn định. Nếu một thành phần nào mất đi thì các thành phần khác cũng bị ảnh hưởng. Hiện nay vẫn còn các vườn chim tự nhiên như vườn Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi ( Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù Lao Đất (Bến Tre), vườn chim U Minh, Giá Rai, Hồng Dân…Trong vùng có khoảng 386 loài chim. Về mặt kinh tế, đây là nguồn thực phẩm có giá trị (trứng, thịt), nguồn phân bón cho nông nghiệp và xuất khẩu. Vườn chim còn là cảnh quan kỳ thú hấp dẫn khách du lịch, các nhà nghiên cứu khoa học. Về thú, các dải rừng ven biển có khỉ, lợn rừng, động vật có vú ăn cá… Ở TNB, hệ sinh thái rừng ngập mặn là điển hình nhất trong cả nước. Vì thế, cần phải ít nhiều đề cập tới tài nguyên này. Rừng ngập mặn Việt Nam phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng ven biển TNB gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liên, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là vùng đất mũi Cà Mau. Đối với TNB, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một tài nguyên quan trọng, có giá trị không chỉ về kinh tế, mà còn về sinh học và môi trường. Đây là vùng đang được nhiều nhà khinh tế, môi trường và sinh thái học quan tâm. Rừng ngập mặn là một vùng có hệ sinh thái đặc biệt, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Từ nhiều góc độ, rừng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất, sinh hoạt và môi trường của địa phương. Sản phẩm trực tiếp của nó là các loại thực phẩm tôm cá, hải sản, gỗ củi, vật liệu phục vụ cho nhà ở (như nguyên liệu lợp nhà…) và các loại dược liệu. Trên nền chung là phong phú và đa dạng về cá thể và chủng loại, hệ sinh thái Nam Bộ có sự phân hóa khá rõ, với hệ sinh thái dưới nước ở Tây Nam Bộ và trên cạn là hệ sinh thái đặc trưng của Đông Nam Bộ. Từ nguồn tài nguyên đó tạo cho Tây Nam Bộ có nhiều lợi thế về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản,phát triển rừng ngập mặn và du lịch sinh thái ven biển và dưới nước. Đông Nam Bộ có khả năng phát triển ngành đánh bắt thủy sản, ngành du lịch với loại hình du lịch sinh thái trên cạn. Từ những lợi thế của các khu vực này, tạo cho Nam Bộ phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp, Đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều loại hình. I. 6. Tài nguyên khoáng sản. Nhìn chung khoáng sản của vùng không phong phú và có qui mô nhỏ Đông Nam Bộ có 243 mỏ các loại, trong đó chủ yếu là các mỏ phi kim loại, trừ dầu mỏ, là loại khóang sản có ý nghĩa cả nước với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỷ tấn dầu và khoảng 485 -500 tỉ m3 khí, kế đến là bôxit. Ngoài ra vùng còn có các loại đá quí, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng … Nhìn chung giá trị kinh tế của các mỏ khoáng sản ở Đông Nam Bộ là rất đáng kể, song phần lớn các mỏ khoáng sản đều nằm ở các vùng mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên việc khai thác chưa thuận lợi. Khoáng sản ở Tây Nam Bộ hầu như không đáng kể, ngoài một số loại như đá vôi,cát, than bùn và một số nguồn nước khoáng. Tuy nhiên đây là vùng có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau: - Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Tây Nam Bộ ở phía Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn quy đổi. - Bể trầm tích Nam Côn Sơn: tiềm năng dự báo địa chất khỏang 3 tỷ tấn dầu qui đổi. - Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu. - Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. - Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. - Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. - Cát sỏi có trử lượng đến 10 triệu m3/năm. - Than bùn có trữ lưởng70 triệu tấn, trong đó U Minh có khoảng 300 triệu tấn. - Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải. Nhìn chng khoáng sản Nam Bộ nghèo về chủng loại, hầu hết các loại khoáng sản quí, có trữ lượng lớn đều tập trung ở Đông Nam Bộ. Khoáng sản có ý nghĩa nhất đối với vùng và quốc gia là dầu cũng tập trung ở Đông Nam Bộ. Vì thế, có thể nói, công nghiệp là lợi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLKTXH004.pdf
Tài liệu liên quan