Luận văn Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Lào Cai

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .iii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.viiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.viii

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ SỰ

THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC . 10

1.1. Vị trí, vai trò của phụ nữ và cán bộ nữ trong sự nghiệp cách mạng. 10

1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về phụ nữ và cán bộ nữ . 10

1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ và cán bộ nữ . 11

1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ, công tác

cán bộ nữ . 13

1.1.4. Vai trò, vị trí của phụ nữ trong phát triển kinh tế- xã hội. 19

1.2. Bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý

trong cơ quan hành chính nhà nước . 22

1.2.1. Một số vấn đề về bình đẳng giới. 22

1.2.2 Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý hành chính nhà nước. 24

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò, năng lực và sự tham gia của phụ nữ

Việt Nam vào quản lý hành chính nhà nước. 28

1.3.1. Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm địa vị bình đẳng và phát huy vai trò,

năng lực của phụ nữ . 28

1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa và xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội. 29

1.3.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại

trong sự tham gia của phụ nữ vào quản lý hành chính nhà nước . 29

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trƣờng Vân Nam và miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, là trung tâm của hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Bên cạnh đó, Lào Cai cũng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển các ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, khai khoáng và chế biến khoáng sản, trồng và chế biến nông, lâm nghiệp. Lào Cai với lợi thế là tỉnh miền núi duy nhất cả nƣớc có cửa khẩu nằm trong nội thị thành phố Lào Cai, hội tụ cả ba loại hình giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ, thông thƣơng với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Hiện nay có 1 cửa khẩu quốc tế (thành phố Lào Cai), 2 cửa khẩu quốc gia (Mƣờng Khƣơng, Bát Xát) là nơi qua lại và trao đổi hàng hoá giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam Trung Quốc và từ tỉnh Vân Nam đi vào các tỉnh vùng tây nam của trung quốc, cũng nhƣ hàng hoá của Trung Quốc sẽ vào các tỉnh của Việt Nam. 2.1.1.2. Dân số, nguồn nhân lực Dân số toàn tỉnh gần 680.000 ngƣời, với 25 dân tộc;dân tộc thiểu số chiếm 64,9% dân số toàn tỉnh trong đó dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít ngƣời Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Hiện nay, dân số sống ở nông thôn Lào Cai chiếm khoảng 80%, thành thị chiếm 20%. Lao động trong độ tuổi chiếm 60,4% dân số. Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc, điểm xuất phát về kinh tế- xã hội thấp so với bình quân chung của cả nƣớc, vì vậy hiện tại Lào có 01 phân viện Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai ( mới thành lập năm 2017), 03 trƣờng Cao đẳng là trƣờng cao đẳng Nghề, trƣờng cao đẳng cộng đồng, trƣờng cao đẳng Sƣ phạm và 01 trƣờng trung cấp Y tế, 13 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 5.000 lao động. Lào Cai trong những năm gần đây 42 đang đầu tƣ nhiều chính sách quan tâm đến nguồn lực của tỉnh, đặc biệt là chính sách ƣu tiên cử tuyển và tuyển dụng con em là đồng bào dân tộc thiểu số hoạ đại học và vào công tác tại các cơ quan đảng, Nhà nƣớc, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; đầu tƣ thu hút nhân tài là các sinh viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại Lào Cai; hỗ trợ học phí cho cán bộ đƣợc tỉnh cử đi học Thạc Sỹ, nghiên cứu tiến sỹ tại các trƣờng trong nƣớc và quốc tế. 2.1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Dƣới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, sự điều hành linh hoạt của chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, phát huy lợi thế, từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững. Đến nay, 100% số xã có đƣờng giao thông đến trung tâm xã, các đƣờng giao thông nông thôn cơ bản đƣợc đổ bê tông theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tăng trƣởng kinh tế ổn định, bình quân 14%/năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 39,4tiệu/ngƣời/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 15.7%, công nghiệp, xây dựng tăng lên 43,1%; dịch vụ tăng lên 41,2%. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 5.500 tỷ đồng, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng đạt trên 98%; nhiều dự án, đặc biệt là các dự án về công nghiệp, thƣơng mại du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án thủy điện, Cáp treo Sa Pa, đƣờng kết nối cao tốc Lào Cai – Sa Pa. sẽ tạo bƣớc phát triển và khẳng định vai trò cầu nối của tỉnh Lào cai với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Để có đƣợc những kết quả đó trƣớc hết là có sự đồng thuận của Nhân dân; sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ và ý chí vƣơn lên của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh vì một Lào Cai phát triển. Trong quá trình đổi mới và phát triển, bên cạnh những thuận lợi, Lào Cai vẫn còn nhiều khó khăn nhƣ trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân 43 dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 27,6%, phong tục, tập quán còn nhiều lạc hậu, một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. bên cạnh đóthời tiết khắc nghiệt nhƣ giá rét, thiên tai, mƣa đá, gió lốc, lũ quét thƣờng xuyên xảy ra trên địa bàn gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản, làm ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đƣờng giao thông.Toàn tỉnh có 3 huyện nghèo thụ hƣởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và 3 huyện hƣởng chính sách theo Quyết định số 293 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây là những trong những khó khăn trong quá trình xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững. 2.1.2. Thực trạng công tác cán bộ nữ trên địa bàn t nh Lào Cai Thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành và triển khai nhiều văn bản liên quan đến công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh và cấp huyện thƣờng xuyên đƣợc Ban thƣờng vụ tỉnh uỷ quan tâm, chỉ đạo. Đặc biệt có nhiều văn bản chỉ đạo riêng về công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ nhƣ: - Thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ-CP; Nghị định 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nƣớc, Sở Nội vụ đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các ngành liên quan tham mƣu với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định, xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, tạo điều kiện cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nƣớc. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-UBNDvề ƣu tiên tuyển dụng con em là đồng bào dân tộc thiểu số vào công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ và các đoàn thể, trong đó đặc biệt quan tâm tới phụ nữ. 44 - Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 31/08/2007 về lãnh đạocông tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nhằm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết và Chỉ thị của Tỉnh đến các chi/đảng bộ trong tỉnh, trong đó có yêu cầu các cơ quan đơn vị quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị các nội dung chính của Nghị quyếtTrung ƣơng và Chỉ thị của Tỉnh. - Nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của Bộ chính trị, Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 28/6/2007 về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng về xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, để tập trung chỉ đạo xây dựng gia đình phát triển bền vững, thực hiện bình đẳng nam nữ, phòng chống các hủ tục tập quán lạc hậu, xây dựng gia đình: No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, gắn với xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng Đề án "Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai", góp phần xây dựng ngƣời phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa có lòng nhân hậu. Thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. - Thực hiện Quyết định 1855/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai đã kiện toàn Ban VSTBPN cấp tỉnh; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thị xã tiếp nhận cơ quan Thƣờng trực Ban VSTBPN cấp huyện. Đến hết tháng 3/2012, 9/9 đơn vị cấp huyện, thành phố đã hoàn thành việc bàn giao giữa Hội LHPN và Phòng Lao động - TBXH. 45 - Sau khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành và Chính phủ ban hànhNghị định số 70/2008/NĐ-CP 04/6/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu và các biện pháp tiến hành để triển khai nội dung của Nghị định, đồng thời giao nhiệm vụ cho Sở Lao động - TBXH là cơ quan quản lý nhà nƣớc tham mƣu cho UBND tỉnh về công tác bình đẳng giới trong phạm vi toàn tỉnh; các sở, ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, phối hợp Sở Lao động - TBXH thực hiện công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực đƣợc phân công. - Hàng năm, Sở Lao động - TBXH đều có văn bản hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; đề nghị các ngành, các cấp tiếp tục triển khai Luật bình đẳng giới và các văn bản liên quan thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn theo quy định tại Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Các sở, ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện đã tổ chức quán triệt, xây dựng cụ thể hoá Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở đơn vị, địa phƣơng mình; tuyên truyền phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung đã quy định trong Luật Bình đẳng giới và 03 Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới (Nghị định 70/2008/NĐ-CP, Nghị định 48/2009/NĐ-CP và Nghị định 55/2009/NĐ-CP). Chỉ đạo, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của ngành, lĩnh vực phụ trách. - Thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chỉnh phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 08/10/2011 về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Lào Cai giai đoạn (2011 - 2015). 46 - Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát là: “phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 là đƣa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nƣớc, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nƣớc ta lên mức tƣơng đƣơng các nƣớc tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nƣớc phát triển trên thế giới”. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2020 . - Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngƣời dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện đề án phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngƣời dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị t nh Lào Cai Hiện nay, tổng số Đảng viên nữ toàn tỉnh là 14.004/41.365 đảng viên, chiếm tỷ lệ 33,85% . Trong nhiệm kỳ (2015-2020), tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp nhƣ sau: Cấp tỉnh là 8/51, chiếm 15,69%, giám 1,33% so với nhiệm kỳ (2010- 2015); cấp huyện là 81/382, chiếm 21,20%, tăng so với nhiệm kỳ trƣớc là 3,30%; cấp cơ sở là 441/2108, chiếm 20,92%, tăng 6,12%. Hiện nay, nhiều cán bộ nữ đang giữ các chức vụ chủ chốt trong cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cụ thể: 01 đồng chí Phó Bí thƣ tỉnh uỷ, 01 đồng chí Bí thƣ Huyện uỷ, 04 đồng chí trƣởng ngành cấp tỉnh, 24 đồng chí phó ngành và tƣơng đƣơng cấp tỉnh. 47 Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 tăng hơn so với nhiệm kỳ 2004 - 2009: Tổng số nữ đại biểu Quốc hội là 2/6 đồng chí (đạt 33,33%); nữ đại biểu HĐND các cấp: cấp tỉnh có 19/56 đại biểu HĐND chiếm 33,93% (tăng 5,08 %); cấp huyện 109/317 chiếm 34,38% (tăng 5,53%), cấp xã, phƣờng, thị trấn là 1.322/4.122, chiếm 32,07% (tăng 8,79%). Trong đó, nữ Chủ tịch HĐND là 13/164 đ/c, chiếm 7,93 %; nữ Phó Chủ tịch HĐND là 34/164 đ/c, chiếm 20,73. Lực lƣợng cán bộ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp ngày càng tăng về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Với sự cố gắng không ngừng, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trƣởng thành, nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc khẳng định vai trò, khả năng, trí tuệ và sự sáng tạo của mình thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp tỉnh ở Lào cai còn ít và thấp, thiếu tính ổn định và bền vững. Qua khảo sát, tình hình cán bộ nữ trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai cho thấy: ● đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Đảng: - Tỷ lệ nữ cán bộ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020: Cấp tỉnh đạt 15,69% (giảm 1,33%); cấp huyện đạt 21,20% (tăng 3,30%), cấp xã đạt 20,92% (tăng 6,12%) so với nhiệm kỳ trƣớc. Từ trƣớc đến nay, số cán bộ nữ tham gia Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ rất ít. Năm 2015, tỉnh Lào Cai chỉ có 01 đồng chí nữ tham gia Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy, chiếm 6,66%. Số cán bộ nữ giữ các cƣơng vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh hầu nhƣ rất thấp. Lào Cai chƣa hề có cán bộ nữ đảm nhiệm vai trò Bí thƣ tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND Tỉnh. Đa số cán bộ nữ làm cấp phó, số lƣợng so với nam giới chỉ bằng 1/4. Hiện nay có 08 nữ tỉnh ủy viên trong số 51 tỉnh ủy viên toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 15,69%. 48 Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý khối Đảng của tỉnh Lào Cai Chức danh Tổng số Nữ Tỷ lệ (%) UVBTV Tỉnh ủy 15 1 6,66 UVBCH Tỉnh ủy 51 8 15.69 Trƣởng các ban xây dựng Đảng 5 0 0 Phó các ban xây dựng Đảng 12 2 16 (Nguồn: Ban tổ chức tỉnh uỷ Lào Cai năm 2016) Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý khối Đảng của tỉnh Lào Cai Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhƣng hiện nay đội ngũ cán bộ nữ trong cấp uỷ ở tỉnh Lào Cai chƣa nhiều, thiếu đồng bộ, tỷ lệ chỉ đạt đủ so với quy định. Trong việc chuẩn bị nhân sự nữ các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ (2020 - 2025), dự kiến tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp phải cố gắng đạt 20%, nhƣng đến thời điểm này vẫn còn nhiều bất cập giữa việc làm sao đảm bảo tỷ lệ nhân sự cán bộ nữ với việc bố trí, cơ cấu vị trí cán bộ nữ để đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng. 2.2. Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Lào Cai 2.2.1.Thực trạng về số lượng, độ tuổi của công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp t nh ở Lào Cai 49 2.2.1.1. Về số lượng Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc góp phần quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù tình hình bình đẳng giới đã đƣợc cải thiện và tiến bộ, song vẫn còn phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ (2015 - 2020) đã tăng hơn nhiệm kỳ trƣớc nhƣng tỷ lệ còn thấp, vẫn chƣa đạt chỉ tiêu nhƣ mong muốn. Nguồn cán bộ nữ còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh còn ít. Trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh hiện nay không có đồng chí nào tham gia lãnh đạo UBND tỉnh. Thực tế cho thấy tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý không cao, chủ yếu đảm nhận cấp phó, không có tính chất quyết định. Số nữ Giám đốc chỉ có 02/19 sở ngành, chiếm 10,52%; Phó Giám đốc các sở, ngành có 12 trong tổng số 56 lãnh đạo cấp phó, chiếm tỷ lệ 21,42%. Đội ngũ cán bộ nữ giữ chức vụ trƣởng, phó phòng thuộc sở và tƣơng đƣơng 54 trên tổng số 346 ngƣời, chiếm 15,6%...Điều này chứng tỏ vẫn còn sự bất bình đẳng giới trong việc tham chính của phụ nữ. Tuy vậy, có thể nhận thấy qua các con số, tỷ lệ cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo theo chiều hƣớng tiến bộ hơn, hợp lý hơn. Qua thống kê, số liệu cán bộ nữ trong khối cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh năm 2015 và năm 2017 nhƣ sau: Bảng 2.2. Số lượng, tỷ lệ nữ công chức lãnh đạo, quản lý khối cơ quan HCNN cấp tỉnh Lào Cai Chức danh Tổng số Nữ Tỷ lệ (%) Công chức 1.475 533 36,13 Trƣởng, phó sở 77 11 14,28 Trƣởng sở ngành 20 02 10,0 Trƣởng, phó phòng thuộc sở 346 48 13,87 Trƣởng phòng thuộc sở 119 18 15,12 (Theo số liệu của UBND tỉnh năm 2016) 50 Khối cơ quan hành chính nhà nƣớc của tỉnh, vị trí giám đốc các sở, ngang sở 02 đồng chí; cấp phó sở, ngành của tỉnh11 đồng chí. Tuy nhiên, các Sở lớn có liên quan đến tầm vĩ mô trong hoạch định chính sách của tỉnh nhƣ sở tài nguyên Môi trƣờng, sở Kế hoạch - Đầu tƣ, sở Công thƣơng, sở GTVT, Thanh tra tỉnh đều không có lãnh đạo là nữ, thậm chí ngay đến các phòng, ban thì tỷ lệ lãnh đạo nữ cũng rất thấp; có cơ quan còn không có công chức nữ làm trƣởng phòng. Theo báo cáo của sở Nội vụ năm 2016 tại 10 cơ quan hành chính nhà nước cấp t ỉnh cho thấy: * Về số lượng: Bảng 2.3. Nữ lãnh đạo chủ chốt ở 10 cơ quan hành chính nhà nước STT Cơ quan CBCC Lãnh đạo Sở Lãnh đạo phòng ban Tổng nữ Tổng nữ Tổng nữ 1 Sở Xây dựng 59 15 4 0 18 2 2 Sở Tài chính 69 39 4 01 20 3 3 Sở KH và ĐT 55 15 4 01 15 3 4 Sở Công thƣơng 129 35 4 0 27 3 5 Sở VH-TT-DL 68 35 4 01 23 4 6 Sở TNMT 56 21 4 0 21 2 7 Sở Nội vụ 69 32 4 02 18 4 8 Sở GD - ĐT 65 33 4 01 21 6 9 Thanh tra tỉnh 42 14 4 0 16 3 10 Sở GTVT 58 9 4 0 18 2 Cộng 670 228 40 06 197 32 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh lào Cai năm 2016) 51 Biểu đồ 2.2. Công chức nữ lãnh đạo ở 10 cơ quan hành chính nhà nước Về công chức nữ lãnh đạo chủ chốt ở 10 cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc chọn nghiên cứu chỉ có 6/40 tổng số lãnh đạo chủ chốt, đạt 15%; nữ lãnh đạo các phòng, ban có 32/197 đạt 16,24% trong khi tỷ lệ nữ cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc của tỉnh là 36,3%. Nhƣ vậy, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở các cấp bậc trong các cơ quan này chƣa tƣơng xứng với lực lƣợng nữ cán bộ công chức. 2.2.1.2. Về số độ tuổi Xét ở độ tuổi của nữ lãnh đạo quản lý trong cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh ở Lào Cai, kết quả cho thấy, nhóm tuổi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tỉnh nhiều nhất vào nhóm tuổi trên 50 (45/75) chiếm 60%; tiếp theo là nhóm tuổi 40-50 là (27/75) chiếm 36%; Nhóm tuổi 31- 40 là (3/75) chiếm 4,0%. Thông qua số liệu tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp tỉnh cho thấy tỷ lệ lãnh đạo đƣợc chia theo độ tuổi không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn; tỷ lệ tuổi trẻ ít, trong khi nhóm tuổi từ 40- 50 tuổi là nhóm tuổi ở giai đoạn sung mãn nhất để phát triển sự nghiệp thì tỷ lệ này cũng không cao. Điều này là khó khăn rất lớn đối với công chức là nữ lãnh đạo, quản lý vì bƣớc sang độ tuổi cao hơn phụ nữ không có cơ hội để phát triển. 52 Đây cũng là một thách thức đối với phụ nữ bởi quy định tuổi nghỉ hƣu của ngƣời phụ nữ. Nhóm phụ nữ ở độ tuổi từ 40- 50 thì cơ hội phấn đấu ở các nhiệm kỳ tiếp theo cũng sẽ rất khó khăn bởi vì, tuổi nghỉ hƣu làm cho họ sẽ không thuộc diện đủ điều kiện quy hoạch, đề bạt. Nếu để ngƣời phụ nữ có nhiều cơ hội hơn nữa thì cần phải tiến hành quy hoạch, đề bạt sớm hơn 5-7 năm so với nam giới. Còn độ tuổi từ 50 trở lên thời gian công tác không còn bao nhiêu nữa. Độ tuổi để dự nguồn thì chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, thiếu hụt đội ngũ cán bộ để quy hoạch, đề bạt là một hệ quả tất yếu. 2.2.2. Thực trạng về trình độ, chất lượng, năng lực của công chức nữ tham gia quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước t nh Lào Cai 2.2.2.1. Về trình độ Hằng năm Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, các huyện, thành uỷ và trung tâm bồi dƣỡng chính trị đã phối hợp với các ngành chức năng cử cán bộ đi đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhƣ tại chức, tập trung, đào tạo từ xa, tập huấn tại chỗ... để tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia học tập. Từ đó, tỷ lệ công chức nữ tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng đƣợc nâng lên; công chức nữ tham gia các lớp chính trị cử nhân, cao cấp, trung cấp đều tăng. Tính đến nay cán bộ, công chức nữ trong toàn tỉnh có trình độ tiến sĩ là 07/15 đồng chí (chiếm 46,67%), thạc sĩ 258/603 đồng chí (chiếm 42,79%), cán bộ kỹ thuật đạt trình độ chuyên khoa cấp I, có 84/234 đồng chí (chiếm 35,90%), cấp II, có 03/7 đồng chí (chiếm 42,86%). Công chức nữ lãnh đạo, quản lý thuộc các sở, ngành cấp tỉnh: 100% có trình độ cao đẳng và đại học; về lý luận chính trị: 100% có trình độ từ trung cấp, cử nhân và cao cấp. Cụ thể: 53 Bảng 2.4. Trình độ công chức10 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Số TT Cơ quan Giới tính Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên Đại học 1 Sở Xây dựng Nam 02 0 33 09 Nữ 04 0 10 01 2 Sở Tài Chính Nam 0 0 27 03 Nữ 0 02 37 0 3 Sở KHĐT Nam 01 0 28 11 Nữ 03 0 12 0 4 Sở Công thƣơng Nam 11 02 75 06 Nữ 17 02 16 0 5 Sở VH-TT-DL Nam 01 0 26 06 Nữ 02 01 30 02 6 Sở TNMT Nam 01 0 32 02 Nữ 02 0 19 0 7 Sở Nội vụ Nam 0 0 33 04 Nữ 05 0 27 0 8 Sở GD - ĐT Nam 0 0 16 16 Nữ 0 0 18 15 9 Thanh tra tỉnh Nam 0 0 27 01 Nữ 01 0 13 0 10 Sở GTVT Nam 04 0 37 08 Nữ 03 0 06 0 (Nguồn: UBND tỉnh lào Cai năm 2016) 54 Qua bảng tổng hợp về trình độ chuyên môn giữa nam và nữ của từng đơn vị trong 10 cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đƣợc chọn nghiên cứu cho thấy thực tế trình độ của công chức nữ vẫn “đuối” hơn nam giới. Đặc biệt ở trình độ càng cao thì sự chênh lệch càng rõ, có thể thấy ở các đơn vị nhƣ Sở Kế hoạch, sở Công thƣơng, sở TNMT Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao tỷ lệ nữ lãnh đạo và ra quyết định ở các cơ quan này thấp. Có nhiều lý do dẫn đến việc phụ nữ thua kém hơn về chuyên môn so với nam giới nhƣ việc áp dụng các chính sách của tỉnh về độ tuổi, trình độ cán bộ đối với từng vị trí bổ nhiệm. 2.2.2.2. Về chất lượng công tác Hầu hết công chức nữ khi đƣợc giao đảm nhiệm một cƣơng vị công tác nào đó cũng đều vững vàng về chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức, năng động sáng tạo, phát huy đƣợc vai trò trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả công tác cao. Các công chức nữ đều biết sắp xếp hài hoà công việc gia đình với xã hội. Hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả xếp loại hàng năm kể từ năm 2011 trở lại đây 100% công chức nữ đều đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có trên 55% đƣợc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không có trƣờng hợp nào bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Có thể khẳng định rằng, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc, phụ nữ đang đứng trƣớc nhiều cơ hội song cũng không ít những khó khăn, thách thức, dù ở lĩnh vực và vị trí công tác nào, đội ngũ công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Lào Cai vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, năng động sáng tạo, tích cực học tập và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2.2.3. Về kỹ năng nghiệp vụ Đội ngũ nữ công chức lãnh đạo quản lý ngày càng đƣợc nâng cao. Những kiến thức lý luận đƣợc kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn giúp cho họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao một cách tốt nhất. Đội ngũ nữ 55 lãnh đạo quản lý của tỉnh đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hoá, kiến thức về kinh tế thị trƣờng, quản lý Nhà nƣớc, pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hành chính, ngoại ngữ, tin học. Do tích cực học tập nên trình độ của công chức đƣợc nâng lên, khả năng tham mƣu, đề xuất ý kiến đóng góp xây dựng các chủ trƣơng chính sách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế trong khối giáo dục và y tế: cho thấy: Tỷ lệ nữ trong các đơn vị trƣờng học thuộc ngành Giáo dục và đào tạo (chiếm trên 80% và các bệnh viện thuộc ngành Y tế (chiếm 62,5%) chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động của các đơn vị nhƣng tỷ lệ công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn chƣa đạt sự cân bằng so với nam giới. Cụ thể: hiệu trƣởng các trƣờng phổ thông là nữ chiếm 35,18%; nữ hiệu phó là 42,72%. Trƣởng khoa/ phòng ngành y tế có 32,5%; nữ phó khoa/phòng và tƣơng đƣơng đạt 55,18%. Còn lại các chức danh khác tỷ lệ nữ vẫn còn hạn chế. Kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng công chức nữ lãnh đạo, quản lý tại một số Sở, ngành của tỉnh cho thấy, vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng đƣợc khẳng định, tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực, đã có những phụ nữ ở vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_su_tham_gia_cua_phu_nu_trong_quan_ly_tai_cac_co_qua.pdf
Tài liệu liên quan