Luận văn Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm về biến đổi khí hậu.3

1.2. Tổng quan về biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp .5

1.2.1. Các nghiên cứu trước đây .5

1.2.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu .5

1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp .14

1.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu .20

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai.32

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .32

1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đến năm 2015,

định hướng phát triển đến năm 2020 .40

1.4. Thực trạng ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai từ 2002 – 2012.43

CHưƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.45

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.45

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .45

2.3. Nội dung nghiên cứu.45

2.4. Phương pháp nghiên cứu.45

2.4.1. Phương pháp chọn lọc, xử lý dữ liệu, số liệu có liên quan .45

2.4.2. Ứng dụng phần mềm DSSAT .46

2.4.3. Phương pháp chuyên gia .46

2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn.46

2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố46

2.4.6. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH .47

2.4.7. Phương pháp tổng quan.48

CHưƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .49

3.1. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011.51

3.1.1. Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng lúa .58

3.1.2. Số giờ nắng.60

3.1.3. Lượng mưa .61

pdf100 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào cai và đề xuất giải pháp ứng phó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa ít mưa (tạm gọi là mùa khô). Lượng mưa tại Lào Cai phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1980 – 2010, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 79% tổng lượng mưa của cả năm). Về không gian, tại vùng núi cao của Lào Cai có lượng mưa lớn hơn ở đồng bằng và trung du: lượng mưa bình quân cả năm tại trạm Bắc Hà và Phố Ràng đại diện cho vùng đồng bằng và trung du, là 1.666,5 mm và 1.606,3 mm; trong khi đó lượng mưa bình quân cả năm tại trạm SaPa, đại diện cho vùng núi, là 2.728 mm 0 5 10 15 20 25 30 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng oC Bắc Hà SaPa Phố Ràng Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 36 Trường ĐH Khoa học tự nhiên Bảng 1.9. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm giai đoạn 1980-2010 (mm) Trạm/ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Bắc Hà 27,3 29,9 63,8 126,2 203,7 228,2 274,2 329,9 192,2 104,4 65,8 21,2 1666,5 SaPa 65,5 75,2 113,8 219,1 374,0 375,5 474,1 419,1 261,7 188,5 106,6 55,9 2729,0 Phố Ràng 27,1 36,2 62,9 138,4 200,6 198,7 243,6 316,3 210,8 106,3 48,1 17,4 1606,3 Nhìn chung tại hầu hết các vùng thấp và thung lũng dọc các con sông có lượng mưa từ 1600 - 1800mm, trong khi đó đại bộ phận các vùng có độ cao trên 1400m ở sườn phía đông dãy Hoàng liên sơn và rải rác các đỉnh cao dãy núi phía đông như Cao Sơn, Lùng Phình, Pha Longcó mưa trên 2000mm. Thời gian không mưa liên tục xuất hiện trong mùa đông, ngược lại mưa dài ngày xuất hiện vào mùa hạ. * Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 82 - 89%, ở các vùng núi có nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao nhất là vùng núi SaPa (89,5%). Độ ẩm cao nhất tại trạm TP Lào Cai đạt gần 85%, độ ẩm thấp nhất tại trạm Bắc Hà là 83%, trạm SaPa xấp xỉ 84%. * Bốc hơi Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1980 – 2010 dao động trong khoảng 500 - 900mm (lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 5, 6 và nhỏ nhất vào tháng 1, 2). * Chế độ nắng Số giờ nắng trung bình nhiều năm ở tỉnh Lào Cai đạt khoảng 1500 giờ. Thời kỳ có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 9. Tháng có số giờ nắng lớn nhất quan trắc được là tháng 8, 9 tại trạm Lào Cai là 165,5 giờ, tại trạm Phố Ràng là 169,2 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 1, 2 và 3. Tháng có số giờ nắng ít nhất quan trắc được là tháng 2 tại trạm Phố Ràng với 53,4 giờ. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 37 Trường ĐH Khoa học tự nhiên Bảng 1.10. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai giai đoạn 1980-2010 (giờ) Trạm Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP. Lào Cai 1532,6 86,0 64,4 92,5 152,0 159,9 145,7 153,9 163,5 165,5 124,5 128,7 96,1 Phố Ràng 1435,5 58,4 53,4 75,6 120,1 159,4 151,2 164,9 169,2 151,7 115,5 105,3 93,0 Bắc Hà 1445,1 81,8 79,4 114,0 149,4 163,0 132,8 135,8 141,9 126,8 102,1 112,2 105,8 d. Đặc điểm thủy văn Dòng chảy năm Mô đun dòng chảy năm thay đổi từ 30 - 70 l/s.km2 Mùa lũ từ tháng 6 - 10, lượng nước chiếm trên 70% lượng nước cả năm Mùa cạn từ tháng 11 - 5 năm sau, chiếm không quá 30% lượng nước cả năm Bảng 1.11. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai giai đoạn 1980 - 2010 (m3/s) Trạm Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lào Cai 556 249 211 174 186 273 607 1053 1368 952 720 535 342 Tà Thàng 36,2 12,2 11,7 10,4 16,3 32,3 64,7 76,1 72,1 58,8 39,3 24,2 16,2 Khe Lếch 16,8 8 7,14 7,19 8,1 11,7 17,6 26,4 35,5 31,3 24,7 14,4 9,28 Dòng chảy mùa lũ-mùa cạn Tháng 7 (hoặc 8) có lượng dòng chảy cao nhất trong năm, có thể chiếm 25 - 35% lượng nước năm. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 38 Trường ĐH Khoa học tự nhiên Lưu lượng lũ lớn nhất: Tại Lào Cai: 8430 m³/s, ngày 19/8/1971; tại Tà Thàng: 2440 m³/s, ngày 19/7/1971; tại Khe Lếch: 1050 m³/s, ngày 24/7/1996 Tháng 3 (hoặc 2) có lượng dòng chảy thấp nhất trong năm, chiếm không quá 1% lượng nước năm. Lưu lượng thấp nhất trong mùa cạn đã xảy ra: Tại Lào Cai: 104 m³/s; tại Tà Thàng: 5,73 m³/s; tại Khe Lếch: 4,90 m³/s Mô đun dòng chảy nhỏ nhất thay đổi từ 10 - 13 l/s.km² * Hệ thống sông suối Hệ thống sông, suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy với 130 km chảy qua tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn dòng chảy, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên. Hình 1.10. Mạng lưới thủy văn tỉnh Lào Cai. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 39 Trường ĐH Khoa học tự nhiên 1.3.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Các nhóm đất đang được sử dụng thiết thực, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ, nhóm đất mùn alit trên núi, nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa. b.Tài nguyên nước Với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy tạo cho Lào Cai có nguồn tài nguyên nước phong phú: Nước mặt: Được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3, trữ lượng động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng dự kiến đến năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm. c. Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật Tính đến năm 2009, Lào Cai có diện tích rừng là 323.300 ha, chiếm 49,4 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 257.7 ha và 65.6 ha rừng trồng, công tác phát triển rừng ở Lào Cai đạt kết quả khá tốt mỗi năm tăng gần 2% tỉ lệ tán che phủ. d. Tài nguyên khoáng sản Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Quặng sắt; Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 40 Trường ĐH Khoa học tự nhiên đồng Sinh Quyền và Tả Phời; Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản xuất phân lân. Ngoài ra, Lào Cai còn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng Đôlomit (mỏ Cốc San) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim đen; quặng Grafit (mỏ Nậm Thi. Như vậy, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng. e. Tài nguyên nhân văn và du lịch Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất của vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và cả nước. Khu du lịch nghỉ mát SaPa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch. Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là tỉnh rất phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Các dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, huyện SaPa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Ngoài ra, Lào Cai còn có nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng 1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 1.3.2.1. Một số chỉ tiêu chính - Công nghiệp xây dựng: Tốc độ gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt trên 20,7%; giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 16,5%; giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 13,4%. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 41 Trường ĐH Khoa học tự nhiên - Nông, lâm thủy sản: Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4%. - Thương mại và dịch vụ: + Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 18,1% năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14,8%. + Thương mại: Giai đoạn 2011 – 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,2%, đạt 12.736 tỷ đồng vào năm 2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23,4%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23,4%. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,4%, đạt 26.065 tỷ đồng vào năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 15,5%. - Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao: Đến năm 2020: phấn đấu 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, trong đó ở đô thị đạt 95%, nông thôn vùng thấp đạt 85%, và vùng cao đạt 75%; 65% thôn, bản có nhà văn hóa thôn, bản được xây dựng đồng bộ, trong đó vùng biên giới, khó khăn đạt 35%; 98% số xã có quỹ đất xây dựng các công trình thể dục, thể thao. - Giáo dục: Huy động trẻ em từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 99,8%; 60% số trường mầm non, 55% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở và 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; trên 40% giáo viên mầm non, 60% giáo viên tiểu học, 70% giáo viên THCS và 45% giáo viên THPT đạt trên chuẩn. - Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,5o/oo/năm; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 1,38% vào năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm. Phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em <1 tuổi đến 2015 còn <24o/oo, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em <5 tuổi còn 27 o /oo; đến năm 2020 các tỷ lệ tương ứng là 21o/oo, 23 o /oo. Bên cạnh đó tiếp tục phấn đấu giảm Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 42 Trường ĐH Khoa học tự nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao các dịch vụ y tế, chú ý phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; kiểm soát, khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch. 1.3.2.2. Giải pháp chủ yếu - Tập trung quản lý, khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương, trong nước và xuất khẩu. - Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm sản, vật liệu xây dựng, điện, nước và một số ngành công nghệ và sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao. - Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm để khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. - Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất cây, con giống có năng suất cao; bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm như: giống gà đen, lợn Mường Khương, bò vàng Si Ma Cai, trâu Bảo Yên, lúa Sén Cù, lúa Khẩu Nậm Xít, lúa Tàu Bay, đậu tương vàng Mường Khương - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó: ưu tiên thủy lợi, giống cây, giống con, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và phát triển ngành nghề nông thôn. - Xây dựng các thiết chế văn hóa. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng làng (làng, thôn, bản) văn hóa, gia đình văn hóa. Đưa bản sắc và sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trong Tỉnh là nguồn lực phát triển. Xây dựng các thiết chế thể thao tại thành phố Lào Cai: nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động; khu tập luyện thể thao tại Sa Pa. Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thể thao vùng Tây Bắc và đối ngoại. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 43 Trường ĐH Khoa học tự nhiên - Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. Tập trung nguồn vốn của Quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với các dự án thu hút nhiều lao động. Thực hiện tốt chính sách về nhà ở và phúc lợi xã hội để cái thiện đời sống người lao động trong các khu công nghiệp. - Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học – công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, chú trọng lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến nông, lâm sản. - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong tất cả các ngành kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, tăng cường an ninh quốc phòng; xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trao đổi chuyển giao khoa học – kỹ thuật của toàn xã hội; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học – kỹ thuật theo hướng hội nhập. - Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường thông qua tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đảm bảo tài nguyên được quản lý sử dụng đúng quy hoạch, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, môi trường được bảo vệ và phát triển bền vững. 1.4. Thực trạng ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai từ 2002 – 2012 Đến hết năm 2011 diện tích lúa trên địa bàn toàn tỉnh đạt 26.537 ha, năng suất trung bình đạt 49,36 tạ/ha, sản lượng đạt 130.986 tấn tăng so với năm 2002 là 7,89 tạ/ha và sản lượng là 59,317 tấn. Diện tích, năng suất lúa lai thương phẩm từ năm 2002- 2011 được thể hiện qua bảng 1.12 sau: Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 44 Trường ĐH Khoa học tự nhiên Bảng 1.12: Diện tích, năng suất lúa thƣơng phẩm từ 2002- 2012 ĐVT: Diện tích (ha); năng suất (tạ/ha) TT Năm Cả năm Vụ xuân Vụ hè thu Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất 1 2002 17.282,15 41,47 7.677,65 46,25 9.604,5 36,69 2 2003 20.759,23 43,81 8.364,19 48,32 12.395,04 39,30 3 2004 20.423,43 45,09 7.067,43 49,73 13.356 40,46 4 2005 21.219,36 46,29 7.379,68 50,77 13.839,68 41,81 5 2006 18.830,65 46,54 7.556,4 51,27 11.274,25 41,81 6 2007 20.277,47 47,45 7.984,29 51,71 12.293,18 43,2 7 2008 22.711,52 46,04 7.463 53,03 15.248,52 39,04 8 2009 20.150,57 7.321,59 12.828,98 9 2010 25.067 46,66 8.638 53,94 16.429 39,39 10 2011 26.537 49,36 8.839 55,76 17.698 42,96 11 2012 23.057,1 50,59 8.867 57,98 14.190,1 43,2 Nhìn chung, diện tích và năng suất đều tăng qua các năm và diện tích đạt cao nhất là năm 2011 với là 26.537 ha. Một số giống lúa lai chủ yếu như giống: LC25, LC270, LC212, VL20, TH3-3, TH3-4, Nhị ưu 838, Bắc ưu 253, giống lúa đặc sản địa phương như Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, ĐS1,Theo thống kê năm 2012, diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh là 23.057,1 ha, năng suất bình quân là 50,59 tạ/ha. Trong đó diện tích lúa vụ xuân là 8.867 ha, năng suất đạt 57,98 tạ/ha và diện tích lúa hè thu là 14.190,1 ha, năng suất đạt 43,2 tạ/ha. Các giống lúa trong cơ cấu giống của tỉnh được trồng tại tỉnh Lào Cai có diện tích chiếm 91,16% , giống lúa ngoài cơ cấu giống của tỉnh như BC15, một số giống lúa do tư thương nhập từ Trung Quốc bán cho dân địa phương chiếm 8,84% diện tích gieo trồng. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 45 Trường ĐH Khoa học tự nhiên CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được những tác động của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai. - Dự báo xu hướng diễn biến năng xuất, thời gian sinh trưởng cây luá ở tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực trồng lúa tại tỉnh Lào Cai. 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, các hiện tượng khí hậu cực đoan) và lĩnh vực trồng lúa tại Lào Cai (diện tích, năng suất, sản sản lượng lúa). - Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai 2.3. Nội dung nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, diễn biến, dao động và xu thế diễn biến của các yếu tố khí hậu, kịch bản BĐKH của tỉnh Lào Cai. - Đánh giá tác động của các yếu tố và hiện tượng khí hậu đến cây lúa ở Lào Cai. - Xác định xu thế tác động của BĐKH đến thời gian sinh trưởng, năng suất lúa theo các kịch bản BĐKH ở tỉnh Lào Cai đến năm 2040. - Đề xuất một số giải pháp ứng phó. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp chọn lọc, xử lý dữ liệu, số liệu có liên quan Các dữ liệu, số liệu liên quan đến BĐKH, ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến cây lúa được thu thập chọn lọc, xử lý và sử dụng cho quá trình tính toán, lập bảng biểu, đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa thông qua việc đánh giá sự thay đổi của diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch thực tế trong giai đoạn 2005 – 2011. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 46 Trường ĐH Khoa học tự nhiên 2.4.2. Ứng dụng phần mềm DSSAT Ứng dụng phần mềm DSSAT để mô phỏng các quá trình sinh trưởng của cây trồng chính (lúa xuân, lúa mùa) trong điều kiện tham chiếu và theo các kịch bản biến đổi khí hậu (kịch bản phát thải thấp B1, kịch bản phát thải trung bình B2 và kịch bản phát thải cao A2) và dự báo tác động của BĐKH đến sinh trưởng của cây trồng được xác định thông qua việc so sánh các yếu tố sản phẩm của quá trình tính toán sinh trưởng phát triển giữa các kịch bản BĐKH với điều kiện tham chiếu. 2.4.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động của BĐKH lên cây lúa. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp. 2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn Là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề được hỏi. Trong quá trình thực hiện đề tài đã phát ra 100 phiếu phỏng vấn, mỗi phiếu phỏng vấn gồm 10 câu hỏi tìm hiểu về sự quan tâm và nhận thức của người dân về đề xuất cây thuốc lá làm cây trông luân canh với cây lúa tại khu vực sinh sống. 2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố Đây là phương pháp căn bản để tạo ra số liệu phục vụ cho luận văn. Phần lớn dữ liệu được sử dụng thống kê, tổng hợp từ dự án “ Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” năm 2012 do Sở Tài nguyên và môi trường Lào Cai làm cơ quan chủ quản. Các tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện đề tài được thu thập từ các sở ban ngành của tỉnh, huyện, xã, trạm khí tượng thủy văn có liên quan được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường để có được nguồn số liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 47 Trường ĐH Khoa học tự nhiên 2.4.6. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH Đây là phương pháp chung được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, ngành, môi trường tự nhiên và xã hội. Quy trình đánh giá tác động của BĐKH như sau [4]: Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH và nước biển dâng. Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản - Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên - Đánh giá tác động kinh tế - xã hội Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương. Trong luận văn, phương pháp này được áp dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa. Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Lào Cai. Kịch bản BĐKH tỉnh Lào Cai được xây dựng năm 2012. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học cho việc đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai. Bước 2: Xác định kịch bản phát triển. Trong luận văn đã đánh giá theo cả 3 kịch bản đã được xây dựng cho tỉnh Lào Cai, là kịch bản B1, B2, A2. Bước 3: Xác định các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá. Đối với đối tượng ưu tiên ở đây là ngành trồng lúa chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Những ảnh hưởng của BĐKH đến ngành trồng lúa của tỉnh như năng suất, sản lượng, thời gian sinh trưởng, phát triển, phát sinh các loại sâu dịch bệnh hại cây lúa Để có những đánh giá chi tiết hơn tác động của BĐKH đến từng địa phương, từng huyện thì đòi hỏi phải có nguồn số liệu chi tiết hơn, kịch bản khí hậu chi tiết Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 48 Trường ĐH Khoa học tự nhiên đến từng huyện, Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số liệu chi tiết nên đề tài đánh giá sơ bộ nhất tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai. Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH. Các công cụ được sử dụng là phần mềm WOFOST, DSSAT để dự báo xu thế của thời gian sinh trưởng, năng suất cây lúa. Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH theo kịch bản. 2.4.7. Phương pháp tổng quan Phương pháp tổng quan liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và các nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam. Các báo cáo sẽ được đánh giá để tìm ra những kết quả ưu việt của các nghiên cứu trước đã đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế các nghiên cứu này chưa đề cập đến. Bên cạnh đó, cơ sở khoa học và các nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt là các nghiên cứu về thiệt hại kinh tế còn hạn chế, các nước trên thế giới và Việt Nam hiện đang hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu. Do vậy, nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ của đề tài đã dựa nhiều vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau và các cán bộ địa phương về triển khai các nội dung nghiên cứu. Theo tư vấn của các chuyên gia, tác động của BĐKH sẽ bao gồm cả những tác động tiêu cực và tác động tích cực. Những tác động tiêu cực sẽ gây thiệt hại trực tiếp về vật chất, xã hội, trong khi những tác động tích cực của BĐKH sẽ là những động lực thúc đẩy nhanh quá trình tìm ra các giải pháp thích ứng hiệu quả. Do vậy, lợi ích của các giải pháp thích ứng hoặc giảm thiểu sẽ được đánh giá như là những lợi ích do tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 49 Trường ĐH Khoa học tự nhiên CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hai vụ lúa là lúa xuân và lúa mùa được trồng tại tỉnh Lào Cai. Việc sản xuất lúa xuân, lúa mùa được tập trung ở vùng thấp, chủ yếu là các thung lũng đồng bằng dọc và giữa các dãy núi. Trên các vùng núi cao thì cây lúa chủ yếu được cấy 1 vụ vào mùa mưa do vụ xuân bị rét và không chủ động được nước tưới. Cây lúa mùa thường được cấy ở các chân ruộng bậc thang với nước tưới được dẫn từ các khe suối trên nguồn chảy về. Sinh trưởng phát triển của cây lúa ở Lào Cai phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và thay đổi của địa hình, cho nên việc đánh giá tác động của BĐKH đến cây lúa nói riêng và ngành trồng lúa nói chung tại Lào Cai được nghiên cứu theo từng vùng tương ứng. Địa bàn Lào Cai có thể phân vùng ra các vùng nhỏ như sau: Vùng 1: Là vùng có địa hình xen lẫn thấp và đồi núi thấp, gồm: Thành phố Lào Cai, phía Tây huyện Bảo Thắng, phía Đông Nam huyện Văn Bàn, và phía Nam huyện Bảo Yên. Vùng 2: Là vùng núi trung bình, gồm: huyện Bắc Hà, Mường Khương, nửa phía Bắc huyện Bảo Yên và nửa phía Đông huyện Bảo Thắng. Vùng 3: Là vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn, lượng mưa cao hơn, gồm huyện SaPa, Bát Xát, nửa phía Tây Nam của huyện Văn Bàn. Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 50 Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hình 3.1: Địa hình tỉnh Lào Cai nhìn từ ảnh vệ tinh và các vùng tiểu khí hậu chính theo các trạm khí tượng Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT Khoa Môi trường 51 Trường ĐH Khoa học tự nhiên 3.1. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011 Theo số liệu thống kê diện tích, năng suất của lúa xuân phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai giai đoạn từ 2005 – 2011 được thể hiện dưới bảng 3.1 Bảng 3.1: Diện tích lúa xuân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Đơn vị tính: ha Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_124_827_1869995.pdf
Tài liệu liên quan