Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương

Các doanh nghiệp FDI đóng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp Bình Dương. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất tăng từ 43,91% (1997) lên 55,93% (năm 2001) [6, tr.288] và tăng 39,8% (năm 2005) [63, tr.2]. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế Bình Dương với việc du nhập nhiều công nghệ mới như lắp ráp, sản xuất xe ô tô, sản xuất tổng đài kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử. Phần lớn trang thiết bị này có trình độ bằng hoặc cao hơn trình độ thiết bị tiên tiến đã có trong nước, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới chất lượng đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về tiềm lực công nghệ của Đồng Nai trước đây. FDI đã thúc đẩy công nghiệp Đồng Nai phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng Nai theo hướng tích cực, hiện đại. Do lĩnh vực FDI tại Đồng Nai trong thời gian qua chủ yếu là công nghiệp nên công nghiệp Đồng Nai đạt mức tăng trưởng nhanh cả về quy mô sản lượng và tốc độ phát triển. Sự phát triển của công nghiệp đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy rất nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai sang cơ cấu hiện đại. FDI đã làm tăng nhanh khối lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu, từng bước tạo điều kiện để tiếp cận, hội nhập với thị trường, với kinh tế thế giới. FDI đã tạo công ăn việc làm số lượng lớn lao động Việt Nam, tác động tích cực đến việc thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn. FDI đã góp phần vào hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Thứ hai, những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh những thành quả lớn đã đạt được từ FDI cũng đã phát sinh một số vấn đề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng do việc chuyển dịch công nghiệp có chất thải độc hại từ các nước phát triển sang các nước có nền kinh tế đang phát triển là một xu hướng đáng ngại và trở thành hiện thực ở Đồng Nai. Đầu tư xử lý chất thải khá tốn kém, nên một số nhà đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận đã đầu tư xử lý chưa đồng bộ, chưa triệt để. Công nghiệp tăng nhanh trong khi các KCN chưa có nhà máy xử lý chất thải chung, nên từng lúc từng nơi môi trường bị ảnh hưởng. Hơn nữa, dù hệ thống xử lý chất thải rất hoàn thiện, ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đối với môi trường vẫn có những tác động nhất định. - FDI gây ra các khó khăn do tăng dân số cơ học, do tốc độ tăng trưởng cao, Đồng Nai đã thu hút một số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Điều đó đã và đang gây ra áp lực rất lớn về an ninh, nhà cửa, bệnh viện, trường học, các công trình cơ sở hạ tầng... Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến gây khó khăn lớn trong việc quy hoạch sử dụng đất. - Một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường doanh nghiệp trong nước đã gặp khó khăn do: thị phần sản phẩm bị chia sẻ, yếu thế cạnh tranh bởi sức mạnh độc quyền của các tập đoàn đa quốc gia, bị chèn ép trong các liên doanh, dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản hoặc chuyển nhượng vốn lại cho bên nước ngoài. - Chưa nắm bắt được thực chất kết quả tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện sự lỏng lẻo trong quản lý vì thiếu thông tin, các cơ quan quản lý chưa kiểm soát đầy đủ thực chất hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, có tình trạng lãi giả lỗ thật, nhưng đối với doanh nghiệp FDI, bên nước ngoài thường nâng giá đầu vào, ép giá đầu ra, nhập nhằng giữa thiết bị cũ và mới, độc quyền về thị trường nước ngoài, độc quyền cung cấp vật tư nguyên liệu... nên việc lãi thật lỗ giả đối với một số doanh nghiệp FDI là cơ sở, nhưng chúng ta thiếu thông tin để kiểm chứng. Tóm lại, qua kinh nghiệm khai thác FDI để phát triển kinh tế - xã hội ở ba địa phương đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vận dụng vào khai thác FDI phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương: Qua kinh nghiệm khai thác FDI để phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về chính sách đầu tư, công tác xúc tiến, chuẩn bị đầu tư, thẩm định cấp giấy phép đầu tư; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI thấy được những mặt hạn chế, nguyên nhân và những giải pháp khắc phục nhằm khai thác FDI một cách hiệu quả hơn. ở Thành phố Hà Nội cho chúng ta bài học kinh nghiệm về cách kêu gọi đầu tư FDI, những phương thức tiếp thị đầu tư ở Hà Nội, từ bị động chờ doanh nghiệp FDI đến đầu tư chuyển sang chủ động mời gọi với những chế độ ưu đãi và cách thực hiện quy trình về xét duyệt, thẩm định cấp giấy phép được đổi mới thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút được FDI vào Thủ đô Hà Nội. Qua những kinh nghiệm thực tế về khai thác FDI ở tỉnh Đồng Nai cho chúng ta thấy các mặt tác động tích cực và hạn chế của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn tỉnh Đồng Nai và cách giải quyết tháo gỡ của chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai. Và là một tỉnh giáp với tỉnh Bình Dương có những nét tương đồng trong thu hút FDI nên những bài học kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai cũng là những bài học kinh nghiệm để khai thác FDI ở Bình Dương được hiệu quả hơn. Chương 2 thực trạng của tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bình dương trong những năm qua 2.1. Tình hình FDI trong những năm qua ở Bình Dương 2.1.1. Những lợi thế so sánh và ưu đãi trong thu hút FDI ở Bình Dương Bình Dương với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao, nhiều khu công nghiệp mới đang triển khai xây dựng cùng với chính sách "trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư" Bình Dương đã và đang tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất. Về lợi thế so sánh, Bình Dương có nhiều thế mạnh về nông sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu. Tỉnh nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của quốc gia là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Bình Dương có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là nền đất chắc rất phù hợp để xây dựng các KCN và cơ sở hạ tầng. Với lực lượng lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao cộng với chính sách "trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư" cởi mở và năng động, Bình Dương đang tạo ra những cơ hội mới và những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch được 13 KCN tập trung với diện tích trên 6.000 ha, hiện có 9 chủ dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng được cấp phép. Hơn 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hàng nghìn doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều đó chứng minh tính đúng đắn và nhất quán của chủ trương khuyến khích đầu tư theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, tạo ra những tiền đề quan trọng để Bình Dương đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Về chế độ ưu đãi, Bình Dương đã và đang thực hiện chính sách "trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư" nhằm thu hút vốn cho các dự án, KCN trên địa bàn. Nhờ vậy, các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương không ngừng phát triển và luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Các chế độ ưu đãi cụ thể là: Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư ở ngoài KCN, về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất. Với dự án sản xuất, chế biến có tỷ lệ xuất khẩu dưới 50% và thuộc địa bàn thị xã Thủ Dầu I, huyện Dĩ An và huyện Thuận An: thuế suất thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 20% thu nhập chịu thuế được áp dụng trong 10 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và bằng 25% trong các năm tiếp theo. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo. Với dự án sản xuất, chế biến có một trong các điều kiện sau: thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư của Chính phủ, đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn (huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát), chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi hết thời hạn hoạt động: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và bằng 15% trong các năm tiếp theo. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Với dự án sản xuất thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được miễn trên thuế đất trong thời gian dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án trồng rừng, trong thời gian kinh doanh còn được giảm 90% số tiền thuê đất phải nộp. Các dự án thuộc Khoản 2, 3, 4 còn được miễn tiền thuê đất trong 07 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động. Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với: người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vấn đề thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở lên. Thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. Thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 7% đối với các trường hợp còn lại. Thứ hai, đối với các dự án đầu tư FDI vào các KCN: về thuế thu nhập doanh nghiệp, với dự án hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm bằng 20% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 5% trong 03 năm tiếp theo. Với dự án xuất khẩu trên 50% sản phẩm, thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 02 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo. Với dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, KCX, khu công nghệ cao, doanh nghiệp chế xuất: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài [54, tr.926-957]. 2.1.2. Đánh giá chung về thu hút FDI ở tỉnh Bình Dương Thu hút FDI ở Bình Dương được đẩy mạnh và tăng đột biến chủ yếu trong giai đoạn 1996-2000. Còn giai đoạn 1995 trở về trước, sức hút của Bình Dương (lúc đó thuộc tỉnh Sông Bé cũ) không đáng kể, chỉ ngang mức các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ như Long An, Kiên Giang, và kém xa Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, càng không thể so được với các "đầu tàu" lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây, Bình Dương với chủ trương "trải chiếu hoa mời gọi đầu tư", Bình Dương tập trung mọi lực lượng xây dựng và phát triển các KCN. Trong 03 năm 1995-1997, trên vùng đất nông nghiệp này đã mọc lên 7 KCN. Đồng thời, tỉnh cũng quan tâm chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính, chu đáo nhiệt tình khi đón tiếp các nhà đầu tư đến với Bình Dương để biến họ từ vị trí thượng khách trở thành đối tác làm ăn tại đây. Kết quả mà chính quyền địa phương mong đợi quả thực hơn cả dự kiến. Vốn FDI tại Bình Dương đã có tăng trưởng đột biến, từ 382 triệu USD giai đoạn 1991-1995 (chiếm 2,4% tổng vốn FDI cả nước) lên 1,6 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000 (chiếm 7,9% tổng vốn FDI cả nước). Thành tích này đưa Bình Dương trở thành địa phương duy nhất có mức tăng khoảng FDI gấp 4 lần chỉ trong vòng 05 năm. Riêng năm 2000, trong khi các địa phương khác còn khó khăn về thu hút FDI, do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, Bình Dương vẫn vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Phát huy thành tích này từ năm 2001 đến nay, Bình Dương vẫn giữ được nhịp độ thu hút đầu tư và tiếp tục là một trong 5 địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Bảng 2.1: Đầu tư nước ngoài được cấp phép năm 2004 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [10] Tên địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Bình Dương 147 398,2 Đồng Nai 95 680,00 Bà Rịa - Vũng Tàu 16 40,40 TP Hồ Chí Minh 294 490,60 Tổng số 492 1.549,20 Năm 2005, Bình Dương thu hút thêm 205 dự án đầu tư mới và 152 dự án bổ sung vốn, với tổng thu hút là 893 triệu 679 ngàn USD. Tính đến tháng 4/2005, Bình Dương có 1.159 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đầu tư là 5 tỷ 377 triệu 455 nghìn USD. Trong đó các KCN thu hút 488 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 2.497 triệu USD, 671 dự án nằm ngoài khu công nghiệp có tổng vốn đầu tư 2 tỷ 880 triệu 455 nghìn USD. Xét về cơ cấu ngành, FDI ở Bình Dương phân bố hợp lý và hiệu quả. Hầu hết các dự án này đều nhằm vào lĩnh công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) với khoảng 92,9% vốn đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chiếm 70,5%, phần lớn sản xuất các mặt hàng hướng về xuất khẩu. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 1,92% và dịch vụ 4,9% tổng vốn (trong khi đó, tỷ lệ chung của cả nước đến năm 2004 như sau: công nghiệp và xây dựng 82%; công nghiệp nhẹ và chế biến chỉ chiếm 23,1%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6%, dịch vụ 12%) [58, tr. 211]. Xét về quy mô, các dự án tại Bình Dương chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ với mức vốn trung bình khoảng 5,1 triệu USD/dự án (tỷ lệ chung cả nước là 20,7 triệu USD/ dự án). Quy mô dự án tại các KCN Bình Dương là 3,78 triệu USD/dự án (KCN cả nước là 10 triệu USD/dự án, Đồng Nai là 15,9 triệu USD/dự án). Với quy mô như vậy là phù hợp với hiệu quả trong giai đoạn đầu. Xét về hình thức đầu tư, đa phần là 100% vốn nước ngoài chiếm 70% tổng vốn đầu tư, dự án liên doanh chiếm 30% tổng vốn đầu tư (tỷ lệ chung cả nước là 59%). Về đối tác nước ngoài, các đầu tư vào Bình Dương chủ yếu đến từ các nước châu á, chiếm khoảng 70% (bằng tỷ lệ chung của cả nước) trong đó dẫn đầu là Đài Loan (27%), Hồng Kông (13%), Nhật Bản (11%), tiếp đó là các nước Tây Âu, Mỹ, v.v.. [6, tr.284-285]. Tính đến tháng 12 năm 2004 cho thấy, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ dự án triển khai thành công cao nhất. Trong đó, dự án loại 1 (hoạt động tốt) chiếm 61%, loại 2 (đang triển khai) chiếm 13,5%, tỷ lệ dự án đã rút vốn giải thể chiếm khoảng 5,2%. Tỷ lệ án đang trong giai đoạn làm thủ tục đầu tư xây dựng là 20,3%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai lên đến 29%, còn Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ở mức 15%. Bảng 2.2: Tình hình triển khai dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, theo mức độ thực hiện (đến 2004) [47] Đơn vị tính: triệu USD Mức độ thực hiện Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn pháp định Hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng, đã hoạt động 641 3.133,16 1.350,52 Đang đầu tư xây dựng 68 206,28 80,41 Đang trong giai đoạn làm thủ tục dầu tư xây dựng 183 661,65 269,63 Đã rút vốn giải thể 70 208,8 102,64 Tổng số 962 4.209,89 1.803,20 Tổng số vốn đã thực hiện là 1755,2 triệu USD (chỉ tính các dự án còn hiệu lực), chiếm khoảng 40% vốn đã đăng ký. So với cả nước, tỷ lệ này là 49,5% (không kể dự án đầu tư vào ngành dầu khí). Điều này cho thấy, quy mô dự án ở Bình Dương chủ yếu là vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê cho thấy, những năm đầu mở cửa, vốn đăng ký bình quân mỗi dự án là 4,3 triệu USD, sau đó quy mô vốn tăng dần, đến năm 1996 bình quân 11 triệu USD/dự án. Nhưng giai đoạn 1997 đến nay, quy mô giảm dần chỉ còn 1,96 triệu/dự án năm 2003, năm 2005 bình quân là 2,4 triệu USD/dự án. Các doanh nghiệp FDI đóng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp Bình Dương. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất tăng từ 43,91% (1997) lên 55,93% (năm 2001) [6, tr.288] và tăng 39,8% (năm 2005) [63, tr.2]. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế Bình Dương với việc du nhập nhiều công nghệ mới như lắp ráp, sản xuất xe ô tô, sản xuất tổng đài kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử. Phần lớn trang thiết bị này có trình độ bằng hoặc cao hơn trình độ thiết bị tiên tiến đã có trong nước, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới chất lượng đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Ngoài nguồn vốn ngân sách, trong thời gian tới Bình Dương cần thêm một lượng vốn đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, xử lý môi trường và các công trình phúc lợi xã hội khác. Đây cũng là những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn nữa. Danh sách những lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư nước ngoài đã dài thêm, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến có tỷ lệ xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), chế biến thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước với tỷ lệ xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên; và sản xuất thuốc kháng sinh v.v.. Trong giai đoạn 2003-2010 tỉnh Bình Dương sẽ tập trung mời gọi các nhà đầu tư vào một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Cụ thể, đối với các vùng công nghiệp tập trung, đặc biệt là khu vực phía Nam, tỉnh sẽ khuyến khích phát triển các ngành sản xuất sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại như cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng sẽ ưu tiên phát triển ngành công nghệ chế biến nông sản thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên các vùng phía Bắc của tỉnh. Bình Dương cũng khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm dệt, da giày, may mặc, v.v.. góp phần tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người lao động. 2.2. tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 2.2.1. Tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương, nguyên nhân dẫn đến những tác động đó 2.2.1.1. Những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Bình Dương Hiện tại khu vực lao động có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 32% GDP toàn tỉnh thu hút khoảng 200 ngàn lao động. Cơ cấu, quy mô và hình thức đầu tư của các dự án khá thích hợp, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt chủ yếu sau: Thứ nhất, FDI tác động đến phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. - FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, nguồn vốn đầu tư trong nước hạn chế thì mức vốn thực hiện khoảng 2 tỷ USD có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh từng bước xây dựng cơ sở ban đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. FDI thời kỳ 1997-2005 chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư phát triển thực sự đã trở thành một trong những động lực quan trọng góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở Bình Dương. Việc tăng vốn FDI đã tác động tích cực vào tăng trưởng GDP, cụ thể như: tốc độ GDP đã tăng từ 14,57% năm 1999 lên 15,5% năm 2000. Năm 2003, mục tiêu tăng trưởng GDP của Bình Dương là 14,5-15% nhưng đã thực hiện vượt kế hoạch, đạt 15,3% do tăng 17,3% vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2002 [52, tr.20]. Năm 2005, mục tiêu tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Dương là 15%, nhưng đã thực hiện vượt kế hoạch đạt 15,4% do tăng 43% vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2004 [63]. Như vậy, rõ ràng đầu tư nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ, tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 32% GDP toàn tỉnh. - FDI đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển lực lượng sản xuất. Các dự án hoạt động tập trung ở 3 ngành trong đó nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, chiếm 97,17% tổng số dự án và 91,16% số vốn, phân bố trên 24 ngành công nghiệp chế biến và 2 ngành sản xuất và phân phối điện, ga, khí đốt, nước. Kế đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm 1,6% tổng số dự án, 5,4% tổng số vốn đầu tư, chủ yếu là dịch vụ văn phòng cho thuê, kho lạnh, vận chuyển hàng hoá... Còn nông nghiệp, lâm nghiệp mặc dù là khu vực tập trung hơn 70% dân số của tỉnh nhưng chỉ thu hút 0,83% số dự án và chiếm 2,2% trên tổng vốn đầu tư. Cuối cùng là khu vực xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất 0,4% tổng vốn đầu tư [52, tr.18]. Trong những năm đầu, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương như chế biến gỗ, đũa tre, sản phẩm cao su v.v.. còn những năm trở lại đây FDI đã tập trung nhiều vào ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy, nhựa PVC, kính cao cấp, ti vi, tủ lạnh, v.v.. Nhờ đó, nhiều công nghệ mới kỹ thuật số, cáp quang, hàng điện tử kỹ thuật số v.v.. góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế được minh chứng bằng tố độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt bình quân 334 triệu USD/năm [52, tr.20]. Bảng 2.3: Số dự án FDI được cấp giấy phép đến năm 2004, phân theo ngành kinh tế ở Bình Dương [47] STT Các ngành kinh tế Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1 Nông, lâm nghiệp 8 81,25 64,25 2 Công nghiệp, xây dựng 943 3.922,57 1.656,71 3 Dịch vụ - GTVT, Bưu điện 2 7,00 3,9 - Hoạt động VH, TT 1 28,23 8,47 - Dịch vụ khác 8 170,84 69,87 Tổng số 962 4.209,89 1.803,20 - Tác động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực trạng sản xuất nông nghiệp của địa phương những năm trước đây luôn gặp nhiều khó khăn do người dân sản xuất không theo một định hướng cụ thể nào cả. Việc trồng loại cây nào, nuôi con gì chủ yếu là theo phong trào. Quy mô chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình nên số lượng ít, chất lượng không đồng đều. Tuy vậy, đến nay tình trạng này đã được khắc phục do ngành nông nghiệp Bình Dương đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp FDI tham gia sản xuất kinh doanh, tạo nên nhân tố mới, hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường dưới sự định hướng của các doanh nghiệp. Tính đến năm 2001, ngành nông nghiệp Bình Dương thu hút được 297 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn đầu tư 9.220 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư 574 triệu USD. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư lớn nhất vào nguồn nông nghiệp, cụ thể là trong ngành chăn nuôi phải kể đến Công ty Nông lâm Đài Loan (vốn đầu tư 52 triệu USD). Không chỉ bỏ vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Sự phát triển của các doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và việc làm cho người lao động. - Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đã góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Bình Dương vào nền kinh tế thế giới. Đến nay trên địa bàn Bình Dương đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp giấy phép đầu tư như: Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… trong đó có nhiều tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và tài chính. Có một số dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến của các nước thuộc nhóm G7, châu Âu đã bắt đầu tham gia đầu tư như: Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan… Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khả năng cạnh tranh của sản phẩm Bình Dương trên thị trường quốc tế đã thật sự khởi sắc. Mặc dù tỷ trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong xuất khẩu chưa cao, nhưng đã tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm của tỉnh thâm nhập thị trường thế giới, tạo cơ hội để Bình Dương tiếp nhận những công nghệ mới, phù hợp với nền kinh tế và việc phát triển nguồn nhân lực [Xem phụ lục số 1]. - Sự phát triển của lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không làm triệt tiêu nội lực mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh qua các thời kỳ và các doanh nghiệp trong tỉnh cùng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh, hợp doanh để phát triển. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là động lực thôi thúc doanh nghiệp trong tỉnh tự điều chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư chiều sâu, quan tâm tới nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm tăng sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh qua các năm. Tổng giá trị hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt bình quân 334 triệu USD/năm. Năm 1997 đạt 85 triệu USD. Năm 2003 đạt 884 triệu USD chiếm tỷ trọng 62,3% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Năm 2004, đạt 1.348 triệu USD. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 3.100 triệu USD tăng 43% so với năm 2004. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm bình quân hàng năm 60% doanh thu. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh chế. Nhờ có sự chuyể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan