Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera

 

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1.Tính cấp thiết của đề tài.

2.Mục đích của đề tài

3.Phương pháp nghiên cứu

4.Kết cấu của chuyên đề

Chương I: Những lý luận chung về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất 4

nhập khẩu hàng hoá 4

I.Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu

1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1. Khái niệm. 4

1.2. Lợi thế do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại 6

2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1. Khái niệm. 10

2.2. Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

3.Hoạt động xuất nhập khẩu

3.1. Khái niệm 13

3.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 14

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu 15

II.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

1.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp

2.Thực nghiệm của một số nước trong việc thu hót vốn FDI nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

Chương II: Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera 29

I.Giới thiệu chung về công ty.

1.Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụ của công ty

2.Tình hình thu hót FDI trong những năm qua.

II.Những kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera

1.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm 2001

2. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm 2002

3.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm 2003

III.Những hạn chế và nguyên nhân trong việc tiến hành hoạt động xuất khẩu.

1. Về quản lý Nhà nước

2. Về phía Công ty

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera đến 2010 44

I.Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến 2010

II.Một số giải pháp từ phía nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đến 2010.

1.Tăng cường hơn nữa việc thu hót vốn FDI vào công ty.

2.Củng cố và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp.

3.Chủ động tìm kiếm thị trường, bạn hàng.

4.Đa dạng hoá loại hình kinh doanh - mặt hàng kinh doanh

5.Quan tâm đúng mức yếu tố con người.

6.Mét số giải pháp từ phía nhà nước.

Kết luận 61

Danh mục tài liệu tham khảo 63

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp với yếu tố về giá thành sản phẩm thấp hơn sẽ có nhiều cơ hội thành công. Thị trường xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều lợi thế hơn so với đa phần Công ty trong nước, bởi lẽ họ nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới, do vậy họ dễ dàng đề ra một chiến lược sản xuất và tiếp cận thị trường hợp lý. Trong điều hành sản xuất họ áp dụng biện pháp quản lý tiên tiến, hợp lý hoá mọi công đoạn của quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao…Cùng với những ưu thế về vốn, máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ (như đã trình bày ở phần trên) đã là một cơ sở vững chắc để cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp một cách có hiệu quả vào chương trình phát triển xuất khẩu của nước nhà. * Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã đóng góp cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ngày một gia tăng, đặc biệt là đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu, làm lành mạnh cán cân thanh toán thương mại. Khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đi vào thực hiện thì cũng là lúc các nhà đầu tư triển khai các lĩnh vực hoạt động đặt nền móng cho việc làm ăn lâu dài tại Việt Nam, các lĩnh vực đó bao gồm: triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, điện nước… bỏ vốn ra nhập khẩu máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu mà tại nước ta chưa có điều kiện để đáp ứng… Như vậy ngay từ đầu khi bắt tay vào triển khai dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã tham gia vào hoạt động nhập khẩu, số kim ngạch nhập khẩu này được tính chung cho tổng số kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mà Nhà nước ta không phải bỏ hết tổng số ngoại tệ nhập khẩu, đây là một ưu điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nước được nhận đầu tư. Nhập khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhằm để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Khi Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích Công ty hướng mạnh về xuất khẩu nh­ giảm thuế và một số khoản đóng góp, có quỹ hỗ trợ xuất khẩu… các nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ các ưu đãi của Nhà nước ta để đẩy mạnh xuất khẩu. Do có ưu thế hơn Công ty trong nước, nên kết quả xuất nhập khẩu đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là kim ngạch xuất khẩu bởi sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai các dự án đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã từng bước tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra thị trường bên ngoài và đã đóng góp ngày càng tăng đáng kể vào tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với kim ngạch nhập khẩu, thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chưa có và kim ngạch nhập khẩu lại ra tăng nhanh chóng, đến những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và đồng thời kim ngạch xuất khẩu hình thành và ra tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của kim ngạch nhập khẩu, đây là một tín hiệu đáng mừng, nó chứng minh cho một điều là tăng nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng nhập khẩu thiết bị máy móc để phát triển sản xuất, tăng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu ở trong nước chưa có điều kiện đáp ứng để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng xã hội và tham gia xuất khẩu. Khi kim ngạch xuất khẩu được gia tăng tương xứng sẽ là bằng chứng cụ thể để đánh giá hiệu quả của nhập khẩu. Bước tiếp theo của phát triển xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước và phát triển sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu, đây là một chu trình có quan hệ hữu cơ và quan hệ nhân quả với nhau. Thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ luận cứ này. Tăng cán cân xuất khẩu là góp phần giảm thâm hụt thương mại, tiến tới cân bằng và thặng dư trao đổi mậu dịch quốc tế của nước nhà, đây là một định hướng đúng đắn mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới, khi có sự trợ giúp của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì định hướng này ngày càng có cơ sở để thực hiện. Tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng sẽ tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, góp phần ổn định tài chính tiền tệ, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế đất nước. Ngoài những đóng góp vào tăng kim ngạch xuất nhập khẩu như đã nêu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao góp phần đáng kể vào thúc đẩy công tác xuất nhập khẩu của nước nhà, những dịch vụ đó bao gồm: - Dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp cho việc thanh toán quốc tế được dễ dàng thuận tiện, tạo lòng tin cho khách hàng có quan hệ buôn bán với Việt Nam. - Dịch vụ vận tải chuyên chở, đây cũng là một lĩnh vực Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng góp bổ xung cho công tác dịch vụ vận tải chuyên chở của nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. - Dịch vụ bảo hiểm: đây là một yêu cầu quan trọng của công tác xuất nhập khẩu, bởi thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu tốt, sẽ góp phần tránh những rủi ro tổn thất cho các nhà xuất nhập khẩu và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, marketing thị trường…hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà. 2. Thực nghiệm của một số nước trong việc thu hót vốn FDI nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Hơn ba thập kỷ qua, Malaixia được xem là một trong rất Ýt các nước đang phát triển thành công trong thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng sản lượng quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động đến sản lượng của toàn ngành công nghiệp. Sau thời kỳ bất ổn kinh tế và xã hội kéo dài, nền kinh tế Ba Lan đã hồi phục và có mức tăng trưởng khá. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Ba Lan là một trong những quốc gia ở Đông Âu cải cách kinh tế thành công. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự thành công đó, nhưng khi phân tích kỹ ta thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí đặc biệt. Cã nhiÒu yÕu tè gãp phÇn vµo sù thµnh c«ng ®ã, nh­ng khi ph©n tÝch kü ta thÊy dßng vèn ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi cã vÞ trÝ ®Æc biÖt. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế vĩ mô: nó là một nguồn lực lớn hướng vào giải quyết các mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế. Cụ thể là cung cấp vốn đầu tư, hiện đại hoá kỹ thuật và hệ thống hạ tầng cơ sở, cung cấp những sản phẩm tốt có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá và giải quyết những áp lực về việc làm của ngưòi lao động. Mặt khác đối với Chính phủ thì đầu tư nước ngoài còn góp phần cải thiện cán cân thành toán, mang đến cho toàn dân Ba Lan một nền văn hoá mới mà người ta quen gọi là văn hoá kinh doanh (Business culture). Theo số liệu của uỷ ban Nhà nước về đầu tư nước ngoài Ba Lan thì số vốn đầu tư của các nhà đầu tư lớn tại Ba Lan đã tăng từ 1875 triệu USD năm 1994 lên 2,5 tỷ USD vào năm 1995. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế vi mô: FDI đã làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan cũng tăng lên nhanh. Nếu nh­ năm 1992- năm kim ngạch xuất khẩu của các Công ty nước ngoài so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 10% thì năm 1993 con số đó tăng lên là 16,4%. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 15,7%; xuất khẩu gỗ chiếm tỷ trọng 3,9%. Để tăng khả năng xuất khẩu, các Công ty phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, định ra mức giá thích hợp và linh hoạt trong Công ty, kết hợp trong cùng một mạng lưới sử dụng công nghệ cao và Know-How. FDI đã có vai trò rất quan trọng ở hai mặt: chuyển đổi nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá. Tác động tích cực của nó có thể thấy: Theo đánh giá của các nhà phân tích và dự báo thì FDI vào Ba Lan thời kỳ 1996 - 2000 khoảng 12 tỷ USD. Đầu tư sẽ giúp cho Ba Lan thực hiện thành công quá trình chuyển đổi kinh tế. Đầu tư nước ngoài cũng giúp cho Chính phủ cải thiện thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại. Đầu tư nước ngoài vào Ba Lan giúp cho Ba Lan hoà nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới, tăng khả năng liên kết kinh tế với các nước trong khu vực, tăng cường khả năng hợp tác lao động. Chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư quốc tế là cung cấp nguồn vốn lớn và công nghệ cao để hiện đại hoá nền kinh tế Ba Lan, tạo những tiền đề cho Ba Lan hoà nhập vào EU trong những năm tới. Đầu tư nước ngoài gây sức Ðp rất lớn cho các công ty trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh. FDI cũng gây áp lực lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, chính sách giáo dục khoa học công nghệ phải được ưu tiên để thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển. Bằng cách đó, một mặt đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư về lao động có chuyên môn, mặt khác nâng cao khả năng làm chủ công nghệ mới. Chương II Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. Giíi thiÖu chung vÒ c«ng ty. 1. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụ của công ty - Tên công ty: Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu - Quyết định thành lập: Số 21/BXD – TCLĐ ngày 17/5/1998 Hạng doanh nghiệp: II Điện thoại: 840.4.7567712/13Fax: 84.4.7567710 Fax: 84.4.7567710 Tư cách pháp nhân: Theo pháp luật Việt Nam - Tên giao dịch Quốc tế: Trading And Export – Import Company. Viết tắt: Tradimex - Trô sở chính đặt tại: Số 2 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội. Tổng công ty Viglacera là một tổng công ty chuyên sản xuất và kinh doanh gốm sứ thuỷ tinh và vật liệu xây dựng không những trong thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tổng công ty có rất nhiều công ty thành viên chuyên phục vụ cho nhu cầu hoạt động của Công Ty như: Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà, Công ty gốm xây dựng Hạ Long, Công ty kính đáp cầu, Công ty gạch ốp lát Thăng Long – Viglacera... Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera cũng là một công ty nằm trong đơn vị thành viên của Tổng công ty Viglacera. Mỗi Công ty đều đóng một vai trò khác nhau trong Tổng công ty nhưng Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có một vai trò khá quan trọng đó là chuyên phục vụ đầu vào và đầu ra của Tổng công ty. Hoạt động chính của Công ty là: Tổ chức kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm của Tổng công ty tại thị trường trong nước, nhập khẩu vật tư nguyên vật liệu thiết bị phụ tùng máy móc hoá chất phục vụ sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty và kinh doanh. Nhập khẩu các sản phẩm: gạch, ngãi, đất sét nung, gạch ốp lát Granite, nguyên vật liệu sứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác. Sơ đồ hoạt động của công ty: Gi¸m ®èc PG§ kiªm tr­ëng chi nh¸nh PG§ kinh doanh PG§ xuÊt nhËp khÈu Phßng Kinh doanh (Bé phËn phÝa Nam) Bé phËn KÕ to¸n cn Kho Phßng kinh doanh (Bé phËn phÝa B¾c) Phßng xuÊt nhËp khÈu Phßng xuÊt khÈu lao ®éng Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Quan hệ công tác: Quan hệ chỉ đạo: Tình hình thu hót FDI trong những năm qua. Trong những năm qua tình hình thu hót FDI đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu chuyển dịch có xu hướng tăng về phía mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, bên cạnh đó nguồn vốn FDI cũng được công ty quan tâm hơn trong việc sản xuất vật liệu xây dựng. Có thể nói trong thời gian vừa qua không những công ty đã đáp ứng tốt thị trường trong nước mà còn tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng sang các nước như thị trường Nam Mỹ, Nam Phi và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Điều đó cho thấy rằng nguồn vốn FDI ngày càng được sử dụng một cách hợp lý và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có một sự tin tưởng cần thiết trong việc bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn FDI ở công ty năm 2003. Đơn vị: triệu USD Sè TT Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Máy móc thiết bị 82 201 8 591 Nguyên, nhiên vật liệu 79 200 7 200 Xuất khẩu lao động 36 929 4 363 Vật liệu xây dựng 76 257 6 035 Tổng 274.587 26.189 (Nguồn: phòng kế toán công ty) Chính nguồn vốn FDI đã có đóng góp rất lớn trong việc phát triển nhưngz mặt hàng có khả năng xuất khẩu cao, điều này góp phần đáng kể vào tăng thu cho Tổng công ty. Nó thể hiện ở chổ từ năm 2001 - 2003 khu vực FDI đã đóng góp 14% trong tổng doanh thu của công ty và chiếm tới 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, giúp công ty đóng góp nhiều hơn vào GDP cả nước. Ngoài ra FDI cũng góp phần thu hót thêm nhiều lao động, có nghĩa là tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều lao động đang trong tình trạng thất nghiệp của công ty nói riêng và của cả nước nói chung. II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA. 1.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2001 Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 được báo cáo của Tổng công ty Viglacera nêu rõ như sau: "Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 30 - 32%/ năm, mở rộng Công ty thuộc các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp xuất khẩu, có chính sách biện pháp (chủ yếu là biện pháp kinh tế) tạo động lực mới, thúc đẩy, khuyến khích Công ty quan tâm, chăm lo tới việc xuất khẩu, tạo ra những mặt hàng hoặc dịch vụ xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, tạo những mòi nhọn mới trong đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ 2001 - 2005. Rà soát lại các nhóm hàng nhập khẩu để triển khai các biện pháp và công cụ điều tiết hợp lý nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống… vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển… đảm bảo khống chế nhập siêu trong giới hạn cho phép… điều tiết dần với tập quán thương mại quốc tế trong điều kiện thực hiện chủ trương hội nhập. Tập trung sức hoàn chỉnh dự luật thương mại. Tổ chức và mở rộng hoạt động xúc tiến mậu dịch, khuyếch trương xuất khẩu … Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan chuẩn bị tích cực cho việc đàm phám ra nhập WTO, APEC…". Còng trong năm 2001 Công ty đã thực hiện xuất khẩu sang các thị trường nh­ Ên Độ, Braxin, Hàn Quốc, Đài Loan... với tổng giá trị xuất khẩu khá cao đạt 1.088,3 triệu USD, cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 Đơn vị tính: Triệu USD Trị giá Tỷ lệ % so với 2000 Xuất nhập khẩu 1.773,3 12,9 Nhập khẩu 685,0 26,6 Xuất khẩu 1.088,3 4,0 Nguồn : Báo cáo công ty năm 2001 Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2001 đạt được so với năm 2000 Đơn vị tính : Triệu USD. Trị giá xuất khẩu Trị giá nhập khẩu Tỷ lệ % Nguyên vật liệu xây dùng 3200 40,23 Xuất khẩu lao động 3500 11 Nguyên nhiên vật liệu 6100 2,3 Máy móc thiết bị 1000 -23,08 Nguồn : Báo cáo của Công ty tháng 11/2000 và 11/2001 Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực không có thay đổi nhiều so với năm 2000. Một điều quan trọng đáng phấn khởi là biện pháp quản lý chặt chẽ nhập khẩu đã phát huy tác dụng tích cực, thể hiện ở chỉ số tăng trưởng về nhập khẩu ở mức rất hạn chế (4%), chủ yếu nguyên vật liệu được sử dụng triệt để trong nước. Đây là một chỉ tiêu thấp nhất trong thời gian gần đây. Giảm nhập khẩu để tiến đến cân bằng cán cân thương mại tạo thế ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần ổn định và phát triển Công ty Theo báo cáo của Công ty Viglacera năm 2001 nhận định: "Tuy vậy cũng phải thừa nhận là có một số cơ chế chính sách của ta nên đối chiếu với tập quán thương mại và khu vực cũng như thế giới còn có những điều khác biệt khiến cho quá trình đàm phán ra nhập các tổ chức thương mại khu vực vàquốc tế có những mặt hạn chế… 2. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2002 Theo báo cáo của Công ty ngày 26/11/2001 về chương trình kế hoạch xuất nhập khẩu được đề ra như sau: "... Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD, tăng 26 - 27% so với thực hiện năm 2001. Tổng kim ngạch nhập khẩu 13,2 tỷ USD tăng 18% so với năm 2001... Thực hiện lịch trình hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời củng cố so với năm 2001… Thực hiện lịch trình hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, đồng thời củng cố và phát triển thương mại song phương, củng cố và mở rộng các thị trường truyền thống ,phát triển các thị trường mới, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cung cấp về thông tin và hàng hoá cho Công ty" Năm 2001 một số sửa đổi trong chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá rất quan trọng về phía Nhà Nước nhằm khuyến khích và nới lỏng cho phép Công ty được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Cùng với luật thương mại, Nghị định số 57/1998/NĐ - CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra tính chính đáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước còng nh­ phía Công ty. Bảng 3: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2002 Đơn vị : triệu USD Trị giá Tỷ lệ % so với 2001 Xuất nhập khẩu 20.856,0 4 Nhập khẩu 9.316,0 1,9 Xuất khẩu 11.495,0 - 0,8 Nguồn : phòng kế toán Công ty Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 20/3/2002 “Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 9,361 tỷ USD bằng 91% kế hoạch đề ra (kế hoạch được Tổng công ty điều chỉnh) và chỉ tăng ở dưới 2 chữ số. Trong số này, chủ yếu thay đổi trong xuất khẩu vật liệu xây dựng: 7,332 tỷ USD chiếm 78,3% tổng giá trị và giảm 1% so với năm 2001". Còng theo báo cáo này, kết quả xuất khẩu các mặt hàng chính, xếp theo thứ tự giá trị từ cao đến thấp nh­ sau: a. Vật liệu xây dùng: Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD, tăng 2,2 % so với năm 2001, xuất vào thị trường có hạn ngạch tăng 35% nhưng xuất vào thị trường không có hạn ngạch lại giảm 22% b. Lao động: Trong những năm vừa qua xu hướng xuất khẩu lao động ra các nước trong khu vực cũng như trong châu Á đã có nhiều thuận lợi, số lượng người tham xuất khẩu lao động đã tăng lên nhiều so với trước nhưng cũng có khá nhiều bất cập là có rất nhiều công ty “ma” ở nước tiếp nhận đã móc nối làm khó khăn cho người lao động cũng như công ty nhận môi giới ở phía Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam vốn đã yếu lại bị yếu thêm do đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá, tạo cho hàng hoá của nước này rẻ hơn và cạnh tranh mạnh hơn. Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá các nước Châu Á giảm làm cho giá cả hàng hoá của thể giới giảm mạnh trong đó có hàng hoá của nước ta. Do một loạt các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của nước ta trong những năm qua đã có tác dụng tích cực đến việc hoạt động xuất nhập khẩu. Trước hết kim ngạch luôn tăng đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2002 có giảm đôi chút nhưng chủ yếu giảm ở việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không đáng kể tới sản xuất và xuất khẩu. Xuất khẩu tuy tăng chậm nhưng cơ cấu xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩu vào các nước bạn hàng chủ chốt tại Châu Á tăng 28% so với năm 2001, vào thị trường Nam Phi tăng 63%, vào Ôxtrâylia tăng tới 159% … Nhìn chung giá trị xuất khẩu của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá (khoảng 11%). 3.Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đạt được năm KÕt qu¶ ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu ®¹t ®­îc n¨m 2003 Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 20/3/2003 nhận định: " Năm 2003 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng như Công ty nói riêng vẫn còn tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Giá cả thị trường thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng không có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam…". Theo kế hoạch, xuất khẩu năm 2003 phải phấn đấu đạt 10 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 1998… Cơ cấu hàng xuất khẩu dự kiến như sau: + Nguyên vật liệu xây dựng 37,3% và tăng 10% so với năm 2002. +Xuất khẩu lao động 38,2%, tăng 7% so với năm 2002. + Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản chiếm 24,5% tăng 2,2% so với năm 2002. Hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: + Gạch ốp lát : Tăng 17,7% so với năm 2002 : T¨ng 17,7% so víi n¨m 2002 + Gạch xây dùng : Tăng 5% : T¨ng 5% +Kính xây dùng : Tăng 4% so với năm 2002 : T¨ng 4% so víi n¨m 2002 + Nguyên vật liệu sứ xây dựng: Xấp xỉ bằng năm 2002 Các biện pháp khuyến khích bao gồm: + Giải quyết triệt để những vướng mắc về quyền kinh doanh để phát huy đầy đủ tác dụng của Nghị định 57/1998 NĐ - CP + Mở rộng thêm phạm vi được phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Hỗ trợ tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. + Triển khai các biện pháp mở rộng thị trường nước ngoài năm 2003 tập trung vào các thị trường lớn sau: thị trường Châu Á, thị trường EU, thị trường Nam Mỹ, thị trường Nam Phi và Trung Cận Đông. + Gắn chỉ tiêu nhập khẩu một số mặt hàng có tỷ trọng lợi nhuận cao với khả năng xuất khẩu. + Nghiên cứu để điều chỉnh những bất hợp lý về thuế giá trị gia tăng… + Kết quả đạt được: Mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn còn có rất nhiều khó khăn như lạm phát đang xẩy ra rất cao cũng như bị ảnh hưởng bởi cá c đại dịch lớn như: dịch cóm gà, Viêm đường hô hấp làm cho vốn đầu tư cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân giảm sút dẫn tới tỷ trọng tăng trưởng trong sản xuất thấp, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhà nói chung và Công ty nói riêng. Nhưng với tiền năng sẵn có của nền kinh tế trong nước kết hợp với đà phục hồi của hầu hết các nền sản xuất trong khu vực Đông Nam Á nên hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng đã đạt được hiệu quả rất đáng khích lệ. Theo báo cáo của Tổng công ty Viglacera ngày 15/11/`2003: "Xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, trước hết đó là nhịp độ xuất khẩu tăng dần, vượt mức dự kiến và nhập siêu giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2002 và vượt 10,5% so với chỉ tiêu Tổng công ty đề ra… Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 81 triệu USD, giảm 2,8% so với năm 2002 Nhập siêu năm 2003 khoảng 1,5 triệu USD, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu năm 2002 (là 23%). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình trạng nhập siêu ở mức cao những năm trước đây đến nay đã được kiểm soát chặt chẽ và dự kiến nhập siêu dừng ở mức 1.3 triệu USD, đã cho thấy tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu đã giảm hơn năm 2002, đặc biệt Công ty đã có giá trị xuất khẩu rất cao là 110 triệu USD. Ở đây thể hiện trình độ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đã tập trung phát triển để có sản phẩm xuất siêu như vật liệu xây dựng. Nhưng mặt khác, qua số liệu xuất siêu này cũng thể hiện ở mức độ đầu tư vào sản xuất, nhất là đầu tư để nhập khẩu máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ của Công ty còn hạn chế và như vậy sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu trong những năm tiếp theo, bởi lẽ không đầu tư thoả đáng cho sản xuất thì kim ngạch xuất khẩu không có cơ sở để tăng vững chắc được. Tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, tình hình nhập siêu tuy có giảm so với những năm trước nhưng còn ở mức khá cao (81 triệu USD). Điều này cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có điều kiện để tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và tạo cho kim ngạch xuất khẩu trong năm tới tuy không cao nhưng vẫn tiếp tục tăng hơn năm 2003. III.NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. Nh÷ng h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n trong viÖc tiÕn hµnh ho¹t ®éng xuÊt khÈu. Những hạn chế của hoạt động xuất khẩu trong khối doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài thời gian qua có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là sự điều hành quản lý của Nhà nước, năng lực của Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; còn nguyên nhân khách quan là do bối cảnh của nền kinh tế trong nước cũng như bối cảnh của quốc tế, đặc biệt là khủng hoảng tài chính trong khu vực. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp của chuyên đề, người viết chỉ đi sâu phân tích những nguyên nhân thuộc về chủ quan. 1. Về quản lý Nhà nước VÒ qu¶n lý Nhµ n­íc - Về nhận thức Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phải nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân lên, có liên quan như thế nào đối với vận mệnh đất nước, nên không toàn tâm toàn ý chăm lo cho mục tiêu này. Chưa thấy hết ý nghĩa của đầu tư (mà đi sâu hơn là xuất khẩu) có quan hệ nh­ thế nào đối với việc nâng cao nhanh chóng mức sống của nhân dân, vẫn ỷ lại vào tiềm năng lao động và đất đai. Điều mà giê đây không còn là lợi thế tuyệt đối nữa bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức, khi mà khoa học công nghệ đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất thì chỉ có con người với hàm lượng khoa học cao mới là lợi thế lớn nhất của các quốc gia. - Về quản lý, điều hành: hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài liên tục được bổ sung, sửa đổi. Trong khoảng hơn 10 năm luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội bàn đến không dưới năm lần, trong đó có hai lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 173.doc
Tài liệu liên quan