Luận văn Tác động của gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến nền nông nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 6

1.1. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới )WTO) 6

1.2. Các Hiệp định của WTO liên quan đến nông nghiệp 10

1.3. Kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề nông nghiệp khi gia nhập WTO 26

Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ THỂ CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG 41

2.1. Những tác động chủ yếu của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và việc thực hiện CEPT/AFTA đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam 41

2.2. Những tác động có thể của việc gia nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam 56

2.3. Một số giải pháp thích ứng của ngành nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO 83

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến nền nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mức thiêu thụ thuỷ sản sẽ ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia định. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Con số này không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 1999 đạt 125,9 triệu USD, năm 2000: 304,359 triệu USD, năm 2001 (năm đầu tiên thực hiện Hiệp định BTA) đạt 500 triệu USD và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 600 triệu USD. Như vậy, xu hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ tăng, nếu năm 1998 mức tăng là 11,6% thì đến năm 2001 mức tăng là 27,8% [32, tr.123]. - Về xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, cà phê đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn ở nước ta. Năm 1994, Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp. Sau 10 tháng kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (2/1994), tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 23 triệu USD và chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đồng thời việc thực hiện Hiệp định BTA xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục gia tăng. Tính đến tháng 6 năm 2006, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 51.809 tấn với giá trị 59.487.639 USD, thị phần xuất khẩu cà phê cao thứ hai sau Cộng hoà liên bang Đức [51]. - Tổng hợp về xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ. Xuất khẩu nông sản hiện đóng góp 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới, nhập khẩu nông nghiệp hàng năm của Mỹ lên tới 38 tỷ USD. So với các thị trường có mức thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU hay Nhật Bản thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp của các thị trường này cao hơn rất nhiều so với Mỹ, ví dụ đối với EU là 45% trong khi đó Mỹ là 13%. Vì thế khi Hiệp định thương mại được thi hành thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ có cơ hội tăng lên đáng kể. Với giá trị xuất khẩu nông nghiệp trên đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 23 USD/đầu người so với Thái Lan là 150 USD/đầu người và khả năng sản xuất nông sản nhiệt đới khá tốt, nên tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ còn rất lớn. Bức tranh chung về xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có xuất khẩu một số nông sản) được cải thiện nhiều trong những năm qua. + Hàng hoá của Việt Nam đã và đang thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. + Thị trường Mỹ là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 5 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2003. + Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh. Nhờ đó, vị thế của Việt Nam trên thị trường này tăng từ thứ 56 (năm 2001) lên thứ 40 năm 2003 và thứ 37 năm 2004. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng hơn 7 lần so với năm 2000. Trong đó, nhiều sản phẩm nông sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao như thuỷ sản: 600 triệu USD, rau quả: 150 triệu USD và năm 2005, sản phẩm nhân điều đã chiếm 41% thị trường Mỹ [16, tr. 60-61]. Mặc dù thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận chưa được nhiều bởi sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để triển khai hoạt động xuất khẩu nông sản và việc khai thác mạnh thị trường này chỉ sau khi thực hiện Hiệp định BTA, do đó nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Điều này có thể thấy được phần nào qua việc so sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ so với xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU. Bảng 2.1: Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường EU,Nhật Bản và Mỹ năm 2002 [5, tr. 19] Đơn vị: Triệu USD Mặt hàng Châu Âu Nhật Bản Mỹ Gạo 43,9 1,0 5,7 Cao su 50,7 10,4 10,1 Cà phê 194,8 15,6 39,5 Chè các loại 11,1 3,0 1,7 Hạt điều 46,3 5,1 71,5 Hạt tiêu 38,5 0,6 16,8 Rau quả 22,7 14,5 5,9 Thủ công mỹ nghệ 157,8 43,2 33,8 Quế 0,3 1,5 0,7 Lạc nhân 0,0 0,4 0,0 So với các nước phát triển hàng rào thuế quan của Mỹ thuộc diện thấp, thuế nhập khẩu nông sản trung bình của Mỹ chỉ là 16% so với mức 62% trung bình cả thế giới. Mặt khác, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này so với các nước khác là dải phân loại thị trường rộng vì thế thu hút và tiêu thụ chủng loại hàng hoá khác với số lượng lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. Do đó, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế MNF (theo quy chế tối huệ quốc) thấp hơn nhiều. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội lớn mở ra cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì cũng có không ít thách thức. Thị trường Mỹ là thị trường cạnh tranh rất lớn, bên cạnh yếu tố chất lượng, giá cả là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá liệu các sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh và đứng trên thị trường Mỹ hay không. Cũng theo cam kết của Hiệp định, Việt Nam sẽ mở cửa cho hàng hoá của Mỹ tiếp cận thị trường nội địa. Một số ngành hàng và doanh nghiệp trước đây được ưu đãi và độc quyền trên thị trường nội địa nhờ sự bảo hộ của các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn của hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ. Bảng 2.2: Thuế nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi Hiệp định Thương mại được thực thi (%) [31, tr. 22] Sau khi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, hàng hoá nông sản của Mỹ cũng từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam gồm có phân bón, giấy, đậu tương, bông, sữa, đường, ngô và bột mỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1994-1999, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Mỹ vào thị trường Việt Nam tăng lên không đáng kể do hai nước chưa tiến tới bình thường hoá quan hệ thương mại. Đồng thời theo những cam kết trong Hiệp định thương mại, đến năm 2005, mức thuế trung bình của hàng hoá từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 30-40% xuống còn 10-20%, trong đó riêng hàng nông sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dòng thuế, chủ yếu là nông sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống còn 25,7% do đó nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam từ Mỹ sẽ có xu hướng tăng do thuế nhập khẩu giảm [18, tr.17]. 2.1.1.2. Khả năng tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng hơn cùng với những ưu đãi về đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ làm tăng đầu tư của Mỹ vào các ngành nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hiện nay Mỹ có 15 dự án đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 142,3 triệu USD. Những ngành hàng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể được tăng tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là ngành nông nghiệp chế biến rau quả, lâm sản, chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm cây công nghiệp và hải sản. Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp tăng kéo theo những hiệu ứng dây chuyền tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn. 2.1.1.3. Hiệp định thương mại tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển hơn theo hướng tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, hình thành nền sản xuất hàng hoá mạnh, giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam thay đổi cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế (trước hết là đối với Mỹ), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các nguồn lực trong khu vực nông nghiệp và nông thôn được phân bổ hợp lý và hiệu quả hơn. Như vậy, việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt -Mỹ tác động hai chiều tới hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Một mặt nó tạo ra một thị trường rộng lớn cho những ngành hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Nhưng mặt khác, khi hàng rào thuế quan được cắt giảm và tiến tới xoá bỏ sẽ là nguy cơ đối với những mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh trung bình và yếu như rau quả, đường, sữa. 2.1.2. Quá trình thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã có những biện pháp tích cực để thực hiện các Quy định trong Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tháng 12/1995 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Băngkok, Việt Nam đã đệ trình danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm 165 mặt hàng, danh mục loại trừ tạm thời (TEL) 1189 mặt hàng, danh mục nhạy cảm (SL) 26 mặt hàng, danh mục cắt giảm ngay (IL) 1633 mặt hàng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2000, tổng số mặt hàng nông sản có trong danh mục biểu thuế ưu đãi hiện hành của Việt Nam là 840 dòng thuế, trong đó có 51 dòng thuế thuộc danh mục SL, 17 dòng thuộc Danh mục GEL, 569 dòng thuế đã đưa vào thực hiện cắt giảm IL và 203 dòng thuế thuộc danh mục TEL. Riêng mặt hàng đường nằm trong Danh mục hàng nông sản chế biến nhạy cảm nên không cam kết giảm thuế quan trong những năm tới. Bảng 2.3: Lịch trình giảm thuế suất theo CEPT/AFTA của Việt Nam đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chính [4, tr.15] Ngành hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Gạo 20% 20% 20% 15% 10% 5% Cà phê: Sơ chế Thành phẩm 15% 35% 10% 25% 10% 20% 10% 15% 5% 15% 10% 10% 5% Chè Sơ chế Thành phẩm 15% 40% 15% 30% 10% 20% 10% 15% 5% 15% 10% 10% 5% Cao su 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3% Rau quả Rau, củ Quả 20% 20% 15% 20% 15% 20% 10% 15% 5% 15% 15% 10% 5% Hạt điều 20% 15% 15% 15% 10% 10% 10% 5% Cây có dầu 10% 10% 10% 10% 10% 5% Đường 35% 40% Gỗ 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% Thịt lợn 15% 15% 15% 15% 15% 10% 10% 5% Sau 3 năm thực hiện các cam kết của AFTA về giảm thuế quan, về mặt lý thuyết quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN diễn ra theo chiều hướng có lợi. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1999 tăng 52% so với năm 1997 (trong khi mức xuất khẩu hàng nông sản là 15%); nhập khẩu giảm 4% (trong khi nhập khẩu hàng nông sản chung tăng 20%). Điều đó chứng tỏ hàng nông sản Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường ASEAN. Đánh giá khả năng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam khi tham gia AFTA có thể phân làm 3 nhóm hàng theo mức độ thâm nhập như sau: Thứ nhất, đối với những sản phẩm có khả năng thâm nhập thị trường ASEAN: gạo, cà phê,hạt tiêu, điều. Đây là nhóm mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh không chỉ trong khối mà đã xác định được vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây là hàng nông sản thô hoặc sơ chế và cũng là lợi thế cạnh tranh của một số nước ASEAN do điều kiện tự nhiên tương tự như nhau hoặc do nhu cầu tiêu dùng, do thuế suất nhập khẩu các mặt hàng này đã giảm xuống từ 0-5%, hoặc do chất lượng sản phẩm, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, do đó, mức độ thâm nhập thị trường của các loại sản phẩm không giống nhau giữa các nước đối tác nhập khẩu trong khối ASEAN. * Đối với gạo: Trong những năm qua gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu với khối lượng tăng đáng kể vào thị trường ASEAN. Thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong khối ASEAN gồm các nước: Indonesia, Philippin, Malaysia, Singapore và Lào. Nếu như năm đầu thực hiện CEPT/AFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN chỉ đạt 964.010 tấn, chiếm 32% kim ngạch xuất nhập khẩu, thì năm 2001, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 1.331.300 tấn với giá trị 569.600 USD, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính, trong đó Philippin là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 1.090.690 tấn, trị giá 308.029.650 USD (chiếm 38,8% về lượng và 39,98% về kim ngạch của cả nước), tiếp sau đó là các thị trường Malaysia, Nhật, Indonesia…[51]. Tính đến nay, thị trường ASEAN vẫn là thị trường nhập khẩu lớn mặt hàng gạo của Việt Nam. Mặc dù vậy, lúa gạo lại thuộc danh mục nhạy cảm của các nước này (trừ Singgapore) nên lợi ích của việc giảm thuế theo CEPT-AFTA của mặt hàng này chỉ phát huy tác dụng mạnh sau năm 2010 khi danh mục nhạy cảm được đưa vào cắt giảm. Mặt khác, gạo của Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với gạo của Thái Lan và Myanmar trên thị trường ASEAN, trong khi đó các nước nhập khẩu gạo khối lượng lớn cũng đang có xu hướng khuyến khích sản xuất trong nước vì mục tiêu an ninh lương thực, vì thế khi CEPT-AFTA hoàn thành thì thị trường dành cho gạo của Việt Nam mở ra cũng không nhiều. * Đối với cà phê: Các nước ASEAN nhập khẩu cà phê của Việt Nam có Singapore, Thái Lan và Indonesia, nhập khẩu dưới dạng thô, sơ chế. Nhưng từ năm 1996 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu thô sang các nước ASEAN liên tục giảm. Các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu để gia công, chế biến và tái xuất khẩu nên khi thị trường cà phê thế giới có biến động thì lượng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam giảm hẳn. Đối với các nước này, mặt hàng cà phê thô, sơ chế hiện đã thuộc danh mục cắt giảm thuế với mức thuế suất 0%. Vì vậy, thuế suất nhập khẩu không còn là yếu tố tác động tới khả năng xuất khẩu cà phê của ta vào thị trường này mà yếu tố quan trọng cần chú ý là chất lượng sản phẩm, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. * Đối với hạt tiêu: Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam nổi lên từ giữa những năm 1990. Từ đó đến nay, diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh và đạt 28 ngàn ha vào năm 2001. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu dành cho xuất khẩu (95%). Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô và đang chiếm lĩnh thị trường hồ tiêu thế giới. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 10 ngàn tấn lên 56 ngàn tấn trong thời kỳ 1990-2001 đạt giá trị kim ngạch khoảng 90 triệu USD. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hồ tiêu sang các nước ASEAN từ năm 1999 do giá cả thấp hơn so với hồ tiêu của ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 16.400 lượng tấn, đạt giá trị 25.807 nghìn USD. Điểm đáng chú ý là sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đang giảm dần do nhu cầu tiêu thụ tăng chậm. Vì thế nếu cung tăng sẽ làm giảm giá nhanh chóng. Trong các nước nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam hầu hết đã giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% (trừ Thái Lan còn duy trì thuế MNF 30% đối với hồ tiêu Việt Nam) nên hy vọng tăng xuất khẩu nhờ giảm thuế theo CEPT-AFTA hầu như không đáng kể. * Đối với hạt điều: So với thời điểm những năm đầu khi hạt điều xâm nhập vào thị trường ASEAN thì xu hướng xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng giảm dần cả về lượng và giá trị kim ngạch. Các nước nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam trong khối ASEAN là Thái Lan, Singgapore, Malaysia, Philippin…nhưng với kim ngạch nhỏ. Tính đến tháng 6/2006, nước nhập khẩu nhiều nhất là Thái Lan cũng chỉ đạt 431 tấn với giá trị 1.819.602 USD, chiếm 0,8% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước tính đến tháng 6/2006 [51]. Mặt khác, hiện nay các nước ASEAN đang áp dụng thuế xuất nhập khẩu điều của Việt Nam từ 5-15%. Như vậy trong tương lai khi CEPT-AFTA hoàn thành thì khả năng xuất khẩu của điều sang thị trường này sẽ tăng lên. Thứ hai, nhóm có khả năng thâm nhập trung bình sang các nước ASEAN gồm: rau, hoa quả, cao su, chè… * Đối với cao su: Trên thị trường thế giới, cao su của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm tới khoảng 80% thị phần. Trong khi đó cao su của Việt Nam mới chỉ chiếm 5% thị phần. Sản xuất cao su trong nước của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam thường thấp hơn so với các nước trong khu vực do chất lượng, chủng loại sản phẩm và khả năng tiếp cận với khách hàng trực tiếp. Trong khối ASEAN, cao su của Việt Nam sang các nước Campuchia, Lào, Malaysia và Singapore nhưng với kim ngạch không ổn định. Năm 1996, năm đầu tiên thực hiện CEPT/AFTA, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 18.465 tấn với giá trị 24.691 USD, chiếm 9,4% kim ngạch xuất nhập khẩu thì đến năm 2001 mức tăng vẫn không đáng kể, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 17,7%, tức là tăng 8,3% trong vòng 6 năm [4, tr. 46]. Tuy nhiên, so với những mặt hàng nông sản khác xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì xuất khẩu cao su vẫn có xu hướng tăng không chỉ về lượng mà cả về giá trị kim ngạch, nhưng mức tăng chậm và không ổn định. Hiện nay, khi thực hiện AFTA các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam áp dụng thuế suất bằng 0%. Do đó, xu hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN là khó có thể tăng trong những năm tới nếu như cơ cấu sản phẩm không có sự thay đổi. *Đối với mặt hàng rau quả: Rau quả của Việt Nam sản xuất hàng năm với khối lượng khoảng 5 triệu tấn rau và 6 triệu tấn quả chủ yếu tiêu dùng trong nước dưới dạng tươi. Trong đó số xuất khẩu chiếm khoảng 15% sản lượng, xuất khẩu sang các nước ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng hơn 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam là Indonesia, Singapore, Campuchia và Lào nhưng tỷ trọng không lớn và không ổn định. Thứ ba, nhóm hàng có khả năng thâm nhập thấp hoặc bị đe doạ nhập khẩu từ các nước ASEAN gồm: dầu thực vật, thực phẩm chế biến, thức ăn chăn nuôi… Sở dĩ nhóm hàng này Việt Nam có khả năng cạnh tranh yếu và đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi hàng nhập khẩu khi CEPT/AFTA hoàn thành là do công nghệ chế biến lạc hậu. Trong cơ cấu thương mại hiện nay của ASEAN hàng nông sản chiếm khoảng gần 40%, điều đó cho thấy trên bình diện chung, nhất là khi lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA hoàn thành hàng nông sản các nước ASEAN có mức độ thâm nhập khá cao vào thị trường Việt Nam. Bảng 2.4: Một số mặt hàng nông sản chính được nhập khẩu thường xuyên hiện nay từ các nước ASEAN [4, tr. 38] Thuế MNF bình quân Thực hiện CEPT Tỷ trọng nhập khẩu từ ASEAN (1996-1999) 1. Ngô hạt 2,5 giảm ngay 38-39% 2. Hạt giống rau 0 giảm ngay 39-45% 3.Dầu thực vật Đậu tương Cọ Hạt cải, mù tạt, khác Mỡ 5 40 28 40 giảm ngay 2003 2002/03 2002/03 45-100% 91-100% 44-100% 85-98% 4.Bánh kẹo 50 2003 40-97% 5. Gia vị tổng hợp, mì chính 50 2000 77-85% 6.Cám bã, thức ăn gia súc 10 giảm ngay 34-100% 7.Thuốc lá 30 … 56-89% Lý do hàng nông sản các nước ASEAN có khả năng thâm nhập cao vào thị trường Việt Nam khi CEPT/AFTA hoàn thành là do: Một, điều kiện tự nhiên cùng nằm trong vùng nhiệt đới nên đa số các nước ASEAN có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế về các mặt hàng nông sản nhiệt đới. Hai, trình độ phát triển chung của các nền kinh tế ASEAN, nhất là 6 nước ASEAN cũ cao hơn nên hậu thuẫn tốt hơn cho nhau trong các khâu sản xuất nông sản từ công nghệ sau thu hoạch cho đến chế biến. Ba, mặc dù mỗi nước cũng có lợi thế cạnh tranh nổi trội ở một mặt hàng riêng biệt, như Philippin có sản phẩm dừa, Việt Nam có điều, gạo, cà phê, Thái Lan có gạo, sắn viên, đường, gà đông lạnh, Indonesia có hồ tiêu… nhưng trên thị trường thế giới các nước ASEAN đều không có khả năng cạnh tranh về các mặt hàng như bông, sữa, đồ uống, thuốc lá…nên các nước thành viên sẽ tìm cách tiêu thụ ở thị trường khu vực. Các mặt hàng nông sản sơ chế nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đối cao chủ yếu là một số mặt hàng như: thủy sản, gạo cà phê, điều, chè. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh tương đương so với các nước trong khối như rau quả tươi, cao su sơ chế, hạt có dầu. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh kém do công nghệ chế biến lạc hậu. Vì vậy, việc thực hiện AFTA sẽ sẽ làm nổi rõ hơn những yếu kém của sản xuất trong nước và tác động mạnh đến những ngành có sức cạnh tranh tương đương và yếu so với các nước ASEAN. Bảng 2.5: Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản chính của Việt Nam khi thực hiện CEPT- AFTA [4, tr. 48-50] Ngành hàng chính Khả năng cạnh tranh Chiều hướng tác động của thực hiện CEPT/AFTA Biện pháp hạn chế tiêu cực Lúa gạo Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực - Quy hoạch vùng lúa gạo xuất khẩu - Đổi mới giống - Chú trọng chất lượng sau thu hoạch - Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản - Tăng cường liên kết giữa người trồng lúa và các tổ chức xuất khẩu Cà phê Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực - ổn định vùng - Cắt giảm nơi không hiệu quả - Nâng cao chất lượng chế biến Hạt điều Cao Tích cực nhiều hơn tiêu cực - Nâng cao chất lượng - Phát triển công nghệ chế biến - Hỗ trợ vốn vay dài hạn - Tăng cường các biện pháp thâm canh Chè Trung bình khá Tích cực và tiêu cực ngang nhau - Tăng cường khâu chế biến - Đẩy mạnh vay tín dụng để đổi mới các vườn chè già cỗi - Tìm các bạn hàng ổn định - Nâng cao chất lượng và chủng loại tuỳ theo các thị trường khác nhau Cao su Trung bình yếu Tích cực ít hơn tiêu cực - Giải quyết các ách tắc về tín dụng, thuế cho người sản xuất. - Thay đổi cơ cấu sản phẩm chế biến theo nhu cầu của thị trường. - Tăng sử dụng cao su nguyên liệu trong nước Rau quả Cao Tích cực là chính - tăng cường đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản - Tiếp cận các thị trường mới - Đẩy mạnh việc chuyển giao các công nghệ trồng rau sạch - Liên kết người trồng rau với nhà sản xuất Mía đường Yếu Tiêu cực là chính - Cân nhắc các biện pháp bảo hộ - Tìm hướng giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành - Tìm những hình thức quản lý thích hợp với các nhà máy đường Như vậy, việc thực hiện cam kết CEPT/AFTA đã tác động tới nền nông nghiệp Việt Nam theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên khoảng thời gian 3 năm thực hiện các cam kết AFTA của Việt Nam là khoảng thời gian chưa dài để đánh giá đầy đủ những tác động của việc gia nhập. Tổng kết 3 tháng sau khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan ở mức ưu đãi cho trên 10.000 mặt hàng theo Hiệp định CEPT/AFTA, nhận định ban đầu của Bộ Tài Chính thì thị trường chưa có những thay đổi đáng kể, ảnh hưởng lớn tới sản xuất trong nước cũng như phát triển kinh tế nói chung. So với các nước thành viên ASEAN thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng có những ưu thế trong sản xuất. Vì thế khi tham gia CEPT/AFTA Việt Nam sẽ sớm tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan mà các nước trong khu vực dành cho nhau nên có tác dụng lớn trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, đi đôi với việc tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan của các nước thành viên ASEAN dành cho nhau, thì Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với thách thức khi hàng rào thuế quan giảm xuống. Nhiều mặt hàng, trong đó những mặt hàng có mức độ thâm nhập trung bình và yếu so với các nước ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn. Tác động của việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết AFTA là tích cực, nó mở ra một thị trường rộng lớn hơn cho hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đồng thời với những hàng hoá có khả năng cạnh tranh trung bình và yếu sẽ khó có khả năng tồn tại được khi các hàng rào bảo hộ trong nông nghiệp không còn. 2.2. Những tác động chủ yếu của việc gia nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, việc phân tích, đánh giá những tác động của việc gia nhập tổ chức quốc tế này đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, nền nông nghiệp nói riêng là rất quan trọng để có thể xây dựng được một lộ trình cải cách kinh tế thích hợp. Việc gia nhập WTO cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói chung xét về cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tế (nhất là của nhiều nước đang phát triển) đem lại nhiều lợi ích rất to lớn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giúp loại bỏ những sai lệch trong phân bổ nguồn lực, mở ra thị trường rộng lớn cho xuất khẩu hàng nông sản, góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp. Không chỉ bởi ngành này sẽ phải có những thay đổi sâu rộng để phù hợp với các quy định trong khuôn khổ của WTO. Mặt khác, các hàng hoá nông sản của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Bảng 2.6: Mô hình hoá tác động của việc gia nhập WTO đến ngành nông nghiệp như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế WTO Các công cụ điều tiết Hàng hoá Môi trường chính sách Giá cả, chất lượng, chủng loại Thế giới Việt Nam Hàng hoá, vốn, công nghệ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập WTO sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nói riêng tới cả hai khía cạnh các công cụ điều tiết chính sách và hàng hoá xuất khẩu. Theo đó, Việt Nam muốn tăng khả năng xuất khẩu khi gia nhập WTO cũng sẽ phải điều chỉnh cả về giá cả, chất lượng, chủng loại. Nhưng đồng thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTHs KT.doc
  • docMuc luc LVThs.doc
Tài liệu liên quan