Luận văn Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục

LỜI NÓI ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích của đề tài . 1

3. Phạm vi nghiên của cứu đề tài. 2

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 2

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài . 2

6. Kết cấu của luận văn. 2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG. 4

1.1Một số lí luận chung về hành vi tham nhũng . 4

1.1.1 Lịch sử hình thành hành vi tham nhũng. 4

1.1.2 Một số khái niệm ở các nước trên thế giới hoặc của các nhà nghiên cứu về

tham nhũng. 6

1.2 Cơ sở pháp lý về hành vi tham nhũng . 8

1.2.1 Khái quát sự ra đời của Luật Phòng, chống tham nhũng . 8

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng . 10

1.2.3 Các hành vi được xem là tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng. 12

1.2.4 Nguyên tắc xử lý tham nhũng. 14

1.2.5 Các biện pháp xử lý đối với hành vi tham nhũng . 15

1.2.5.1 Xử lý chủ thể có liên quan đến tham nhũng . 15

1.2.5.2 Xử lý tài sản tham nhũng . 17

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ

TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI . 20

2.1 Khái quát về tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua. 20

2.1.1 Tình hình tham nhũng ở Việt Nam. 20

2.1.2 Nguyên nhân gây ra tham nhũng . 22

2.1.2.1 Các nguyên nhân bên trong. 22

2.1.2.2 Các nguyên nhân bên ngoài . 23

2.2 Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội . 24

2.2.1 Ảnh hưởng của tham nhũng đến chính trị . 25

2.2.1.1 Tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện làm cho một bộ phận cán

bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng bị suy yếu . 26

2.2.1.2 Bộ máy nhà nước kém hiệu lực dẫn đến các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa . 28

2.2.2 Ảnh hưởng của tham nhũng đến . 292.2.2.1 Tham nhũng là một trong các yếu tố dẫn đến sự phân cực giàu nghèo ngày,

bất công trong xã hội . 29

2.2.2.2 Nhân dân bất bình, suy giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước, vào chế độ . 29

2.2.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến kinh tế . 31

2.2.3.1 Tham nhũng làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, kinh tế

nhà nước giảm sút, không phát huy được vai trò chủ đạo định hướng . 33

2.2.3.2 Tham nhũng làm thui một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cản trở sự phát

triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung . 35

2.2.3.3 Tham nhũng làm mất khả năng hấp dẫn của môi truờng đầu tư và dần dần

làm suy yếu nền kinh tế . 35

2.2.4 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền tảng văn hóa đạo đức xã. 37

2.2.4.1 Làm gương xấu cho hế thệ trẻ sau này . 37

2.2.4.2 Băng hoại đạo đức xã hội. 38

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG

CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 40

3.1 Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua (từ năm

2006 đến năm 2008) . 40

3.1.1 Mặt đạt được . 40

3.1.2 Mặt hạn chế. 44

3.2 Giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống

xã hội . 49

3.2.1 Những giải pháp mang tính chất “khung”. 49

3.2.2 Những đề xuất giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham

nhũng đối với đời sống xã hội. 49

3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tham nhũng. 50

3.2.2.2 Tăng cường năng lực, phẩm chất và trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán

bộ, công chức . 55

3.2.2.3 Phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội vào công

tác phòng, chống tham nhũng . 56

3.2.2.4 Các biện pháp khác. 57

KẾT LUẬN. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước. Điển hình là việc xây dựng trạm bơm Yên Sở để làm nhiệm vụ thoát nước tốn hàng trăm triệu USD nhưng đã bất lực trước cơn mưa lịch sử vừa qua làm cho cả Hà Nội bị nhấn chìm trong biển nước. Để hành vi phạm tội của mình trở nên “hợp pháp hóa” thì những kẻ phạm pháp thường dùng lợi ích vật chất để mua chuộc người có chức vụ, quyền hạn. Một khi họ đã nhận thì họ sẽ im lặng, làm ngơ để cho tội phạm cứ nhở nhơ ngoài vòng pháp luật. Nếu đưa hối lộ vì chức vụ thì người mua chức vụ đương nhiên sẽ tham nhũng, sẽ bổ nhiệm người kế vị hoặc thừa hành giống họ (để tiếp tục giữ bí mật tham nhũng). Hậu quả là mạng lưới tham nhũng ngày càng bành trướng thế thế lực của mình, tệ nạn xã hội tăng lên. Việc thẩm phán của tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Đỗ Văn Lương nhận hối lộ 70 triệu đồng. Gần đây có thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh Quãng Ninh Hồ Công Tuấn cùng một số đối tượng khác đã mốc nối với người nhà của một đương sự trong vụ án đòi 200 triệu đồng để được xử nhẹ. 3/2008 thẩm phán Y Khooc của Tòa án nhân dân Đắc Lắc cũng bị tố cáo vì nhận hối lộ nhiều lần để làm thay đổi hồ sơ bản án. Có một thực tế tuy không công khai nhưng bấy lâu nay nó tồn tại trong xã hội ta như một quy luật tất yếu đó là: hầu hết hiện nay con em của những người có chức, có quyền thì học lực thế nào, hay tìm việc ra sao họ không cần biết đến. Chỉ cần họ hoàn thành xong chương trình học là xem như họ đủ điều kiện được chọn. Còn trong khi đó những “con dân bình thường” mặc dù họ cố gắng đến mấy, học lực dù ở loại ưu nhưng khi ra trường họ phải lận đận với quá trình đi xin việc. Hiện tượng này phổ biến ở địa phương. Hoặc là khi được vào cơ quan họ sẽ bị loại ngay nếu không cùng phe với những người tiêu cực. Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 31 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào Hầu hết các vụ án tham nhũng trong những năm vừa qua đều có sự góp mặt của các vị có chức quyền cao trong bộ máy nhà nước, những người đảng viên ưu tú của Đảng. Chính những thực tế trên đã làm cho nhân dân thất bất bình và ngày càng suy giảm lòng tin vào Nhà nước vào Đảng vào chế độ. 2.2.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến kinh tế Tham nhũng gắn với những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những hoạt động kinh tế, tài chính ở khu vực công như mua sắm công (đặt hàng các trang thiết bị công sở, trường học, bệnh viện), xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sử dụng vốn ngân sách (hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, hạ tầng viễn thông, điện, nước, trường học, bệnh viện)... Ở những lĩnh vực này, tham nhũng thường là việc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, điều hành, nhưng cũng có liên quan đến sự chi phối của yếu tố quyền lực, tạo nên nhiều cách “bòn rút” công quỹ, hệ quả của loại hình tham nhũng này thường là làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hạn chế số lượng các dịch vụ công cộng được cung cấp, qua đó tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tham nhũng là hệ quả tất yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tiếp của các cơ quan công quyền, chẳng hạn như cơ quan thuế, hải quan, an ninh, quy hoạch đất đai, thậm chí cả trong các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế. Về cơ bản tham nhũng dưới hình thức này, chủ yếu tập trung ở việc “đưa và nhận hối lộ” giữa người cần sử dụng dịch vụ công và người được trao quyền cung cấp dịch vụ công hay nói cách khác thường là cách thức tham nhũng của những công chức của bộ máy công quyền thông qua việc “nhũng nhiễu” người dân khi họ phải tiếp cận tới các dịch vụ công nêu trên, ví như để có thể được hưởng mức thuế thấp hoặc kéo dài thời hạn nộp thuế các công ty, doanh nghiệp thường hối lộ - phong bì cho công chức ngành thuế trực tiếp thụ lý hồ sơ, hoặc để hoàn tất thủ tục hải quan nhanh chóng với mức thuế có lợi, các chủ thể của hoạt động này chắc chắn sẽ phải “lót tay” cán bộ hải quan; hay thậm chí để được khám bệnh sớm, hoặc để bác sỹ có những đặc ân riêng, người nhà bệnh nhân cũng thường có những “phong bì làm quen, cám ơn” và dường như ở hầu khắp những nơi cung cấp dịch vụ công đều ẩn chứa tham nhũng hoặc ở dạng này, hoặc ở dạng khác và điều đó đang dần làm biến dạng các hành vi ứng xử xã hội, làm suy yếu các thiết chế xã hội và nguy hiểm hơn đó là gây nên những bất bình, bất lợi ngày càng gia tăng đối với người nghèo, người có điều kiện thu nhập hạn chế, tạo nên bất ổn xã hội tiềm ẩn. Một số công trình nghiên cứu về khía cạnh này đã chỉ ra rằng hành vi tham nhũng này đã làm tăng từ 3 đến 10% trong giá của một giao dịch cho trước để đẩy nhanh việc giao Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 32 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào nhận một dịch vụ của Chính phủ hay làm tổn thất đến 50% nguồn thu từ thuế của Chính phủ do hối lộ và tham nhũng. Tham nhũng xuất hiện dưới dạng lợi dụng sức mạnh “quyền lực” để mưu toan lợi ích kinh tế cho cá nhân hoặc cho một nhóm người nhất định. Hành vi này thường xảy ra ở những cơ quan công quyền và được thực hiện bởi những người nắm quyền lãnh đạo, điều hành các cơ quan công quyền, hoặc có ảnh hưởng quyết định đến các thiết chế vận hành của hệ thống. Chẳng hạn, một vị lãnh đạo ở một ngành, hoặc một địa phương có thể có những quyết định như quy hoạch đất đai, hoặc đề xuất một chủ trương phát triển nào đó mà theo đó họ có lợi hoặc những thân hữu của họ có lợi, nhưng quyết định đó lại đem lại tác động rất hạn chế đối với phát triển chung, và theo nghĩa đó, rõ ràng nhà chức trách kia đang lợi dụng quyền lực chính trị của mình để mưu lợi cho cá nhân, cho nhóm nhỏ. Thông thường, với loại hình tham nhũng này, cái mất trước mắt là thiệt hại kinh tế cho mục tiêu, chiến lược phát triển chung của cộng đồng, nhưng nguy hại hơn là làm mất lòng tin của người dân đối với bộ máy lãnh đạo, đối với chủ trương, đường lối của bộ máy Nhà nước và điều đó nếu để phát triển rộng, thì nguy cơ mất ổn định xã hội là khá rõ ràng và định hướng xã hội chủ nghĩa có lẽ chỉ còn là ước nguyện xa vời. Trong quá trình đổi mới phương thức quản lý kinh tế và thực trạng nền hành chính hiện nay đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh, trong lĩnh vực kinh tế thì nguy cơ tham nhũng liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước vẫn đang tồn tại. Có 2 loại hình tham nhũng phát sinh trong mối quan hệ này6 : - Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp chủ động thực hiện hành vi tham nhũng (cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, cố tình soi xét, bắt lỗi doanh nghiệp, đưa ra những thông tin mang tính hù dọa, gây sức ép đối với doanh nghiệp, cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định…) đi kèm các hành vi này người có chức vụ, quyền hạn có thể gợi ý trực tiếp hoặc thông qua người khác hoặc yên lặng để nếu như doanh nghiệp muốn được việc thì phải đưa hối lộ, tặng quà vào các dịp lễ tết hoặc thông qua các mối quan hệ nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc doanh nghiệp chấp nhận yêu cầu trái pháp luật của cá nhân có trách nhiệm giải quyết thực chất là cách xử sự có tính chất hối lộ. - Doanh nghiệp chủ động câu kết với người có chúc vụ, quyền hạn của khu vực công để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước bằng cách trở thành những doanh nghiệp “sân sau” (với những hình thức chủ yếu là sự thõa thuận giữa doanh nghiệp với người 6 Nguyễn Tuấn Khanh-Phòng ngừa tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp. Nghiên cứu lập pháp số 1 (138) tháng 1/2009 trang 43Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 33 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công để doanh nghiệp được lợi thế cạnh tranh bất hợp pháp hoặc thông qua các hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước để chiếm đoạt tài sản công). Ngoài ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ kinh doanh không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà phát triển và liên hệ với các nền kinh tế khác trên thế giới, nguy cơ tham nhũng là không thể tránh khỏi bằng các hình thức sau: gởi giá vào các hợp đồng ngoại thương để ăn chia với các đối tượng phạm tội ở nước ngoài; nhận hối lộ các đối tượng ở nước ngoài để nhập các thiết bị máy móc lạc hậu, kém chất lượng; gian dối trong các việc thực hiện các dự án đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài; lợi dụng chính sách cổ phần hóa, giao, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp nhà nước để chiếm đoạt tài sản nhà nước; lợi dụng tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp tạo ra sự phá sản giả để hợp pháp hóa chứng từ sổ sách kế toán để thu lợi bất chính; đưa ra thông tin sai lệch về tài chính để mua bán cổ phần thu lợi bất chính; móc nối nhân viên Hải quan để buôn bán hàng cấm hoặc khai man số lượng hàng xuất nhập khẩu… Những nguy cơ này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc sẽ là cơ hội thuận lợi cho việc du nhập các hình thức tham nhũng tinh vi sự câu kết giữa trong và ngoài nước để tham nhũng. Và từ những hành vi tham nhũng trên gây ra những hậu quả sau cho nền kinh tế quốc gia: 2.2.3.1 Tham nhũng làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, kinh tế nhà nước giảm sút, không phát huy được vai trò chủ đạo định hướng Kinh phí để xây những dự án Quốc gia thường do tiền vay từ nước ngoài. Để có thể nhận thi công dự án, các công ty đấu thầu phải đưa tiền hối lộ, những người có quyền quyết định sẽ chọn công ty nào trả tiền hối lộ cao nhất, chi phí cho tham nhũng được công ty thi công đấu thầu tính vào dự án, nên kinh phí cho dự án cao hơn thực tế. Những cuộc kiểm tra chất lượng từng phần của dự án do đút lót không được thi hành đúng đắn, nên những dự án bị ảnh hưởng bởi tham nhũng thường thiếu chất lượng. Thay vì những công ty thi công bắt buộc phải khắc phục những thiếu sót miễn phí thì lại được nhận thêm một “hợp đồng” cho việc khắc phục những khuyết điểm của dự án. Qua đó kinh phí cho dự án tăng thêm và quốc gia phải mang nợ nhiều hơn. Ngoài ra tham nhũng làm giảm thu nhập hay tăng chi phí quốc gia, ví dụ như đút lót nhân viên chi cục thuế để trả ít thuế, để khỏi trả tiền phạt, gian lận, ăn cắp của công …Do đó, Chính phủ phải vay nợ nhiều hơn cho những chi phí. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là các điều kiện khách quan để được nhận ODA không phải là “vô hạn”. Thông thường các quốc gia chỉ được xem xét tài trợ ODA khi còn ở mức độ phát triển thấp, với GDP hàng năm / đầu người dưới 1000 USD. Có nghĩa rằng trong trường hợp của Việt Nam, theo dự báo về mức độ tăng trưởng kinh tế thì đến năm 2010 sẽ không còn được cung cấp nguồn vốn này nữa. Trong khi đó, để phát triển thành một nước công nghiệp hóa Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 34 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào sau đó (tưc đạt GDP năm / đầu người khoảng 8000 – 9000 USD theo tiêu chuẩn hiện nay) Việt Nam vẫn cần những nguồn vốn khổng lồ để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho một nền kinh tế hiện đại. Với yêu cầu này, bài toán đặt ra là với tổng số ODA ước tính mà Việt Nam có thể huy động là 25 tỷ USD, cộng với trung bình khoảng 15% vốn đối ứng, nếu không đạt được sự sử dụng hiệu quả, tức phải tạo ra được những thành quả có ý nghĩa căn bản và lâu dài cho sự phát triển (chẳng hạn một hệ thống cơ sở hạ tầng như đường cao tốc hay các sân bay, bến cảng) thì đồng nghĩa với việc đất nước đang mất đi một cơ hội lớn để xây dựng tương lai của mình. Tuy nguồn vốn ODA là nguồn vốn cần thiết vì lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1 – 2%/năm), thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25 – 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8 – 10 năm), đặc biệt là trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, nhưng đó không phải là tiền “cho không”. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ngoài ra, nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Những nước tiếp nhận ODA còn gặp phải một số bất lợi khác như tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Bởi lẽ giá trị các khoản ODA chủ yếu lấy ngoại tệ mạnh như USD, Yên, Euro…làm dơn vị tính toán. Khi các đồng tiền này tăng giá, hoặc đồng tiền của nước tiếp nhận ODA bị mất giá trong khoảng thời gian sử dụng vốn thì khoản vốn ODA phải hoàn lại rõ ràng sẽ bị tăng lên. Đó chưa kể đến tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lí thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án…khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp…có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. Vì vậy, một khi đã tiếp nhận ODA nhiều hơn thì càng cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn vay này. Nợ quốc gia sẽ tăng lên. Bởi vì theo nhận xét của cục chống tham nhũng thì thời gian qua trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có rất nhiều tham nhũng xảy ra trong các khâu: giải quyết vốn, xin phép đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công … Khi xây dựng dở dang, sẽ bổ sung kinh phí cao hơn nhiều so với thiết kế. Một số dự án được thiết kế và lập dự toán vượt xa nhu cầu thiết kế và kết cấu, vật tư, khối lượng xây lắp để khi quyết toán theo dự toán sẽ tạo ra số tiền chênh lệch để các đối tượng chia nhau. Phí tổn những dự án xây dựng hạ tầng cơ sở thường được chi phí bằng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, PCI…. Ngân sách nhà nước là nguồn vốn quan trọng của mỗi quốc gia có vai trò, chức năng rất quan trọng: là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 35 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội 7 . Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế, phí và lệ phí; ngân sách chủ yếu chi cho đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, chi đảm bảo xã hội nhưng do hành vi tham nhũng nguồn vốn của quốc gia đang đứng trước nguy cơ: ngân sách nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, làm nợ quốc gia tăng lên. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt sẽ dẫn đến hoặc sẽ cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội gây thiệt thòi cho những đối tượng xứng đáng hưởng hoặc là sẽ tăng thuế. Mà thuế cao thì sẽ làm trì trệ các hoạt động kinh tế. Ngân sách nhà nước một khi bị bội chi sẽ thiếu nguồn vốn để đầu tư cho các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, các ngành thiết yếu của nền kinh tế, các công trình phục vụ an ninh quốc gia. 2.2.3.2 Tham nhũng làm thui một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cản trở sự phát triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung Tham nhũng sẽ làm yếu đi tác động tích cực của cạnh tranh trong thị trường. Cụ thể, thế cạnh tranh thị trường sẽ không phản ánh hiệu năng kinh tế vì những xí nghiệp đút lót dù kém hiệu năng cũng sẽ được ưu đãi hơn xí nghiệp khác. Tham nhũng sẽ làm cho điều kiện lao động thiếu vệ sinh, an toàn, gây ô nhiễm môi trường vì chủ xí nghiệp đút lót cho các thanh tra. Cơ chế đấu thầu tham nhũng sẽ đưa đến các công trình xây cất thiếu tiêu chuẩn chất lượng, chóng hư dễ đổ. Theo thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh – Viện khoa học thanh tra thì “tham nhũng sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi ba thứ đó là: Tín, tài và thời”. Vì chính hành vi nhũng nhiễu gây khó khăn trong giải quyết công việc làm cho doanh nghiệp bị mất cơ hội. 2.2.3.3 Tham nhũng làm mất khả năng hấp dẫn của môi truờng đầu tư và dần dần làm suy yếu nền kinh tế Hợp tác quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại nhất là hợp tác về đầu tư. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ( tiền mặt, tài nguyên, công nghệ hay sức lao động…) ở hiện tại để tiến hành một hay nhiều hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian tương đối dài, nhằm đem lại hiệu quả tài chính (là khoản lợi nhuận mà hoạt động đầu tư mang lại cho bản thân nhà đầu tư) và hiệu quả kinh tế - xã hội (được thể hiện thông qua những lợi ích kinh tế mà hoạt động đầu tư mang lại cho xã hội và cộng đồng như: tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước…). Một đặc điểm khác của hoạt động đầu tư là vốn lớn thời gian thực hiện tương đối dài, thường là 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm nhưng không quá 70 năm. Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, cơ sở 7 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 36 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào vật chất kỹ thuật, vốn tài nguyên thiên nhiên…và cả sự trợ giúp từ bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều cản trở nhất là những điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế trên đang bị phá hủy và hạn chế bởi nạn tham nhũng và nếu không vượt qua Việt Nam có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội để thoát khỏi ngưỡng kém phát triển và vượt qua những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Khoảng cách lớn giữa vốn cam kết đầu tư và vốn đầu tư thực hiện thời gian qua là một minh chứng cho hệ quả cản trở này Theo giáo sư Johann Graf Lambsdorff tại đại học Passau – người lập ra chỉ số tham nhũng (CPI) cho Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transperancy International – TI) đánh giá “Dòng vốn quốc tế bị ảnh hưởng mạnh bởi vấn đề tham nhũng. Thường dòng vốn sẽ chảy về các nước biết hạn chế tình trạng tham nhũng, các khu vực ít tham nhũng”. Vì mục đích của các nhà đầu tư thường là lợi nhuận vì lẽ đó mà họ sẽ đầu tư vào những thị trường, lĩnh vực sẽ đem lại lợi nhuận cao cho mình, nơi mà quyền lợi và của cải đầu tư của họ được bảo đảm. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) 8 , Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đứng đầu ASEAN. Và theo Báo cáo của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc công bố tháng 10/2007 thì Việt Nam đứng thứ 6 trong các nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư toàn cầu. GDP năm 2007 đạt mức 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua, cao thứ 3 của châu Á, cao nhất trong các nước ASEAN.. Ảnh hưởng của tham nhũng lên kinh tế thể hiện qua các phân tích sau: Các nhà đầu tư đang lo ngại ở Việt Nam do tham nhũng đã làm tha hóa một số cán bộ, đảng viên, người có chức vụ, quyền hạn nên sự bảo đảm quyền lợi của có được đúng pháp luật không vì hầu hết các vụ tham nhũng lớn đề xảy ra ở lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn của họ có được đảm bảo, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất thấp vì có nhiều công trình vừa mới khánh thành đã có sự cố, tuổi thọ rất thấp. Một môi trường chính trị không ổn định, ngân sách nhà nước bị thâm hụt, cơ sở hạ tầng kém chất lượng, nạn tham nhũng trở nên phổ biến trong đời sống…liệu như vậy có thu hút được đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài? Để hiểu được tham nhũng xảy ra trong mối quan hệ với các dự án đầu tư công, cần khảo sát một số khía cạnh phức tạp của dự án công mà nó có thể dẫn đến tham nhũng. Chi đầu tư thường trải qua một quy trình rất phức tạp và ẩn chứa nhiều yếu tố tùy tiện, những quyết định liên quan đến đầu tư công thường phải trải qua nhiều khâu trong lựa chọn chính sách: 8 Xuân Thái – Ba cản trở chính của phát triển kinh tế. Htpp://vneconomy.vn/200902133355982P0C10Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 37 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào kết cấu chung của ngân sách, quy mô tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước, lựa chọn các dự án, quy mô và thiết kế dự án. Thêm vào đó, tiến trình phê duyệt dự án phải trải qua nhiều giai đoạn. Chẳng hạn, dự án xây dựng dân sự yêu cầu liên quan đến các quyết định: thiết kế dự án, đấu thầu dự án, kiểm soát thầu, thương lượng thầu, tiến trình ký hợp đồng thầu. Những cán bộ cao cấp có thể gây ảnh hưởng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Đối với doanh nghiệp khi nhận được hợp đồng thầu, đặc biệt là các dự án lớn, có thể mang lại cho họ một khoản lợi nhuận rất lớn. Vì thế những người quản lý cũng sẵn lòng chi trả tiền hoa hồng rất “hậu hĩ” cho các cán bộ cấp cao đã giúp họ giành được hợp đồng thầu. Phải nói rằng bằng quyền lực của mình các cán bộ tham nhũng có khuynh hướng khai thác và lợi dụng nó can thiệp vào các quá trình đầu tư để đem lại lợi ích cho cá nhân. 2.2.4 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền tảng văn hóa đạo đức xã hội 2.2.4.1 Làm gương xấu cho thế hệ trẻ sau nay Người xưa có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” trẻ em nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà những người thân của họ bị đồng tiền chi phối…thì lớn lên ắt hẳn những lối hành xử ấy phần nào chi phối suy nghĩ hành động của trẻ nhỏ. Còn một khi trong gia đình có người nào pháp luật trừng trị vì tội tham nhũng thì đương nhiên bản thân họ bị xã hội lên án vô tình với lối suy nghĩ “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” đã tạo tâm lí mặc cảm cho trẻ nhỏ khi đi đâu cũng nhận được cái nhìn xoi mói về quá khứ của người thân mình dần dần tư tưởng ấy làm cho bé có lối sống khép kín dễ suy nghĩ lệch lạc có thể sẽ theo vết xe đổ của những người thân mình trước đó. Thiết nghĩ trong xã hội phát triển ngày hôm nay khoảng cách giữa thiên thần và ác quỷ rất mong manh nên ngoài sự nổ lực của bản thân yếu tố quan trọng phải có sự đồng thuận của xã hội cùng kiên quyết đấu tranh chống lại những cám giỗ của đồng tiền, chúng ta phải làm chủ nó chứ đừng biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền, đồng hành với tội ác. Cần có sự đồng cảm cái nhìn đúng đắn về vấn đề “xóa bỏ quá khứ” giúp những người phạm phải sai lầm quay đầu về chính nghĩa, xây dựng được nếp sống văn hóa, xã hội văn minh hơn không những thế mà còn giúp được gia định họ không bị mặc cảm mà vươn lên trong cuộc sống 2.2.4.2 Băng hoại đạo đức xã hội Mỗi xã hội thường có bốn hệ chuẩn mực: chuẩn mực đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa thẩm mỹ và các chuẩn mực về niềm tin. Trong bốn hệ chuẩn mực này hệ chuẩn mực về đạo đức là phổ biến nhất. Nó tạo nên các điều kiện tối đa cho các quan hệ giao tiếp xã hội. Sự xác lập các chuẩn mực đạo đức không giống với các chuẩn mực pháp luật. Các chuẩn mực pháp luật thường trả lời cho câu hỏi phải làm, được phép Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 38 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào làm. Còn các chuẩn mực đạo đức được xác lập trên cơ sở nên làm, không nên làm. Chúng được kiểm tra bằng lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm, dư luận xã hội và ý nghĩa cuộc sống9 . Văn hóa đạo đức có vai trò rất đặc biệt trong sự tiến bộ của xã hội. Nhìn vào các quan hệ đạo đức người ta biết được xã hội ấy có dân chủ không, có trong sạch không, các mối quan hệ giữa con người và con người thế nào. Nó xuất hiện trong gia đình, nơi cộng đồng, các quan hệ giữa con người với con người. Chúng ta đã xây dựng một lối sống theo định hướng của chủ nghĩa tập thể, giàu lòng nhân ái, có sự quan tâm lẫn nhau giữa người với người nhưng mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một lối sống thực dụng đến cực đoan, tôn thờ đồng tiền qua đáng. Một khi xã hội bị tham nhũng thống trị, tệ nạn xã hội tăng trưởng, những công chức thay vì bảo vệ pháp luật lại nhận tiền hối lộ bao che cho kẻ phạm pháp, người dân trước kia được công chức tận tình giúp đỡ khi cần thiết nay bị hạch sách đủ điều. Đời sống ngày càng khó khăn do tham nhũng gây nên, để sống con người lương thiện bất chấp làm mọi việc, kể cả những việc phản đạo đức, phạm tội. Mối quan hệ, cách cư xử giữa những con người với nhau trong xã hội bị thay đổi, giá trị luân lý, đạo đức trước kia bị mất hiệu lực thay vào đó là cách hành xử: “Tiền là Tiên là Phật Là sức bật của tuổi trẻ Là sức khỏe tuổi già Là cái đà danh vọng Là cái lộng che thân…” Hậu quả này có người phải thốt lên một cách châm biếm và cũng hết sức bi quan: “Nhân phẩm ngày nay xuống giá rồi Chỉ còn thực phẩm giá cao thôi Lương tâm còn rẻ hơn lương thực Chân lý, chân giò cũng thế thôi..." Kết luận: Như vậy tham nhũng vừa là nguyên vừa là điều kiện làm cho một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Bộ máy nhà nước kém hiệu lực; các chủ trương, ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53759 .doc
  • pdf53759 .PDF