Luận văn Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ƯỚC START 8

1.1. Vũ khí hạt nhân và vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân 8

1.1.1. Vũ khí hạt nhân 8

1.1.2. Phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân 13

1.2. Tổng quan về các Hiệp ước START 16

1.2.1. Hiệp ước START I 17

1.2.2. Hiệp ước START II 22

1.2.3. Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START III 25

CHƯƠNG 2. HIỆP ƯỚC START MỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN 28

2.1. Cơ sở ký kết Hiệp ước START mới 28

2.1.1. Nguy cơ phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh 28

2.1.2. Những hạn chế của quá trình cắt giảm VKHN 34

2.1.3. Chính sách chống phổ biến VKHN của Nga và Mỹ thời hậu Chiến tranh lạnh 38

2.1.4. Lợi ích của Nga và Mỹ trong START mới 42

2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới 45

2.2.1. Quá trình ký kết 45

2.2.2. Nội dung Hiệp ước START mới 55

2.3. Những tác động ban đầu của Hiệp ước START mới 62

2.3.1. Thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ - Nga 63

2.3.2. Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược 66

2.3.3. START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giới 68

2.3.4. Thúc đẩy giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực 70

2.3.5. Thúc đẩy ký kết, thực thi các văn kiện pháp lý khác 73

CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚI 76

3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới 76

3.1.1. Về phía Mỹ 76

3.1.2. Về phía Nga 79

3.2. Tương lai của Hiệp ước START mới 81

3.2.1. Một số hạn chế của Hiệp ước START mới 81

3.2.2. Triển vọng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước START mới và vấn đề chống phổ biến VKHN 87

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản trong NPT, cũng như phải thể hiện vai trò đi đầu của mình trong tiến trình chống phổ biến loại vũ khí này. Sự nghiêm chỉnh chấp hành các điều ước quốc tế giúp cả hai nước thể hiện vai trò nước lớn có trách nhiệm của mình trên thế giới, và nâng cao uy tín chính trị trên chính trường quốc tế. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế cũng chi phối quá trình cắt giảm VKHN của hai nước. Khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008, kéo theo suy thoái toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Mỹ và Nga. Trong bối cảnh đó, việc duy trì, bảo đảm an ninh cho kho vũ khí chiến lược khổng lồ cũng tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ. Do đó, việc cắt giảm kho vũ khí này sẽ giúp hai bên giảm bớt được gánh nặng tài chính. Cuối cùng, hiệp ước START mới sẽ mở đầu cho những đối thoại, hợp tác sâu rộng hơn giữa Mỹ và Nga, hay nói cách khác, hiệp ước mới giúp cải thiện quan hệ Nga – Mỹ vốn khá căng thẳng từ sau chiến tranh lạnh. Cả Mỹ và Nga đều bị thách thức bởi sự nổi lên của Trung Quốc Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lớn nhất thế giới với 2.45 nghìn tỷ USD và năm 2010 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự phát triển của lực lượng quân đội Trung Quốc cũng gây ra lo lắng cho Mỹ - Nga. , đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu hay các vấn đề từ quan hệ Mỹ - Liên minh Châu Âu – Nga… Không thể phủ nhận là cả Mỹ và Nga đều cần nhau trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực như chống phổ biến VKHN, chống khủng bố... 2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới 2.2.1. Quá trình ký kết 2.2.1.1. Giai đoạn 2006 - 2008 Vào tháng 9 năm 2006, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và Nga là Robert Joseph và Sergei Kislyak đã cùng đưa ra sáng kiến tổ chức các đối thoại song phương mới về chiến lược an ninh của hai nước. Mục tiêu của cuộc đối thoại này là nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước, trong đó bao gồm việc tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Hiệp ước START I sắp hết hiệu lực. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề ưu tiên trên bàn nghị sự. Đến cuộc đối thoại lần 2 diễn ra vào tháng 12/2006, cả hai bên mới đưa ra những quan điểm của mình về một hiệp ước giải trừ vũ khí mới. Mỹ và Nga đều nhất trí không mở rộng hiệp ước START mới theo khuôn khổ của START cũ, do một vài điều khoản trong hiệp ước này đã bắt đầu ảnh hưởng đến các chương trình quân sự của hai bên. Về phía Nga, Nga muốn thay thế START I bằng một hiệp định mới có thể cắt giảm hơn nữa lực lượng hạt nhân được triển khai trong khi vẫn giữ nguyên cách định nghĩa và quy tắc “đếm” số lượng đầu đạn hạt nhân của START cũ. Đồng thời, đưa ra gợi ý thành lập “nhóm làm việc thường xuyên” với các cuộc họp ở cấp Trợ lý Bộ trưởng để xây dựng chi tiết Hiệp ước mới. Về phía chính quyền Bush, Mỹ “không có tham vọng đối với những văn bản lớn và quy mô” [103; 14], hay nói cách khác, chính quyền Bush không muốn đàm phán cho một hiệp ước mới; thậm chí nhấn mạnh: Mỹ và Nga không còn cần đến những hiệp định kiểm soát VKHN để tăng cường mối quan hệ chiến lược của mình. Mỹ cũng không muốn thiết lập “nhóm làm việc” hoặc “nhóm đàm phán” cho Hiệp ước mới sau START I, mà thay vào đó nên tập trung bàn bạc ở tầm chiến lược rộng hơn. Mặc dù có những điểm khác biệt, song Mỹ và Nga đều đồng ý họ sẽ tiếp tục thực hiện một vài điều khoản về quản lý và kiểm tra của START sau khi hiệp định này hết hiệu lực. Mỹ liên tục từ chối đề nghị của Nga về một khuôn khổ pháp lý chính thức nhằm hạn chế số lượng VKHN của hai nước, và cho rằng mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Nga không cần đến “những thủ tục thẩm tra và những hạn chế, cắt giảm vừa rõ ràng lại vừa tốn kém của một mối quan hệ hạt nhân chiến lược (giữa Mỹ) với Liên Xô cũ” [22]. Còn quan chức của Nga, cũng từ chối đề xuất của phía Mỹ về một chế độ thông báo không chính thức về tình trạng lực lượng hạt nhân của nhau. Tổng thống Bush và Putin đã thất bại trong việc phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán cho một văn kiện pháp lý chính thức sau START I. Mặc dù họ đã ký kết một Khuôn khổ chiến lược mới, trong đó cam kết cắt giảm VKHN “đến mức thấp nhất có thể, phù hợp với yêu cầu an ninh quốc gia và những cam kết với đồng minh của mình”, nhưng họ đã không thành công trong việc lựa chọn hướng đi cho mối quan hệ kiểm soát hạt nhân của mình. Nga vẫn tiếp tục muốn đàm phán một Hiệp ước dựa trên khuôn khổ của START I, còn Mỹ chỉ cần hệ thống hóa một số biện pháp thẩm tra [23]. Trong bài phát biểu vào ngày 10/10/2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nói: “Nga thực sự quan tâm đến việc ký kết một hiệp định mới, có tính ràng buộc pháp lý với Mỹ về vấn đề giải trừ quân bị” để thay thế START, “điều mà chúng ta cần là một Hiệp ước, không phải là một Tuyên bố” như khuôn khổ lỏng lẻo của Hiệp định Mát-xcơ-va (Hiệp định SORT). Nga, Mỹ cùng đại diện từ Ukraine, Belarus, và Kazakhstan đã nhóm họp từ ngày 13/11 đến ngày 21/11/2008 nhằm quyết định liệu có nên gia hạn cho START I. Tuy nhiên, họ đã không đạt được thỏa thuận nào; quyết định sẽ để lại vấn đề này cho nhiệm kỳ Tổng thống Obama. Vậy, tại sao những thỏa thuận về một hiệp ước mới lại thất bại trong giai đoạn 2006 – 2008, dưới thời kỳ Tổng thống Bush? Thứ nhất, trong khi Nga mong muốn một cơ chế hợp tác rõ ràng – một hiệp định chính thức có tính ràng buộc pháp lý như START I thì Mỹ lại cho rằng một hiệp định như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong việc sử dụng lực lượng hạt nhân, nói cách khác, chính sách của Mỹ về chống phổ biến VKHN thời kỳ Bush có tính chất đơn phương hơn. Học thuyết đánh đòn phủ đầu nhấn mạnh: trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công trước và không chỉ để đáp lại một cuộc tấn công bằng hạt nhân mà cả bằng các vũ khí khác. Mỹ giải thích cho về “tấn công phủ đầu”, “sử dụng vũ khí hạt nhân” này là do những thách thức đến từ một thế giới với nguy cơ phổ biến WMD/ VKHN rộng rãi, các quốc gia “bất hảo” và những kẻ khủng bố có thể sẵn sàng tấn công theo phương cách phi truyền thống, chọn lựa WMD/ VKHN là thứ vũ khí tối ưu. Do đó, Mỹ cần phải tăng tính chủ động, thậm chí có thể tấn công trước [4; 49]. Trong bối cảnh mới, việc Mỹ tự do hành động để triển khai lực lượng hạt nhân sẽ tốt hơn việc tìm kiếm và ràng buộc trong một hiệp định cắt giảm với Nga. Thứ hai, Mỹ cho rằng Nga không còn là “kẻ thù”, một mối đe dọa thường trực của nước Mỹ như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược toàn diện như START I là không cần thiết trong một thế giới đầy nguy cơ về khủng bố quốc tế, các quốc gia phổ biến hạt nhân – những nguy cơ này đáng quan tâm hơn nỗi lo đối đầu giữa Washington và Mát-xcơ-va. Thay vào đó, Mỹ dựa vào các cơ chế như kiểm soát xuất khẩu, ngặn chặn và trừng phạt kinh tế nhằm đảm bảo an ninh thế giới. Thứ ba, theo lập luận của chính quyền Bush, thiết lập một hiệp ước mới nhằm cắt giảm kho VKHN của Nga là điều không quan trọng vì START I và Hiệp ước Mát-xcơ-va (SORT) ký năm 2002 đã giúp hạn chế đáng kể lực lượng hạt nhân của Nga [103; 5]. Thứ tư, hiệp ước mới khó thành công do ảnh hưởng từ những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga thời kỳ này. Mỹ theo đuổi việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD nhằm “bảo vệ lãnh thổ và cư dân Mỹ trước nguy cơ tiến công bằng tên lửa từ các nước bất trị và bọn khủng bố” [15; 87], trong đó có việc đặt một căn cứ phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan, xây dựng trạm radar tại Cộng hòa Séc. Những sự kiện này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nga khi cho rằng hành động của Mỹ đã phá vỡ tính cân bằng chiến lược ở Châu Âu và tạo điều kiện cho Mỹ do thám hoạt động của Nga. Ngoài ra, chiến dịch quân sự của Nga tại Grudia cũng bị Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích gay gắt. Như vậy, chính những bất đồng về mặt lợi ích, khác biệt trong tính toán chiến lược giữa Mỹ và Nga giai đoạn này đã khiến quá trình đàm phán để đi đến một hiệp ước mới không mang lại kết quả cụ thể nào. Cả hai bên đều không muốn gia hạn Hiệp ước START I với một danh sách thủ tục, những yêu cầu quá chi tiết, dài dòng, rất phức tạp và tốn kém. 2.2.1.2. Giai đoạn từ 2009 - 2010 Hoa Kỳ và Nga bắt đầu các vòng đàm phán về hiệp ước mới từ đầu năm 2009. Trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London, diễn ra vào tháng 4/2009, Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev đã có cuộc gặp và xác nhận mục tiêu tiến đến một thỏa thuận pháp lý vào cuối năm 2009. Trong tuyên bố chung, hai vị Tổng thống đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán ngay lập tức và sẽ thông báo kết quả trước cuộc gặp lần thứ 2 vào tháng 7. Họ đều đồng ý chủ đề của hiệp ước mới sẽ là việc cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược, đồng thời sẽ cố gắng giảm lực lượng hạt nhân của mình xuống mức thấp hơn quy định tại Hiệp ước Mát-xcơ-va 2002; và tin rằng hiệp ước mới sẽ “tăng cường an ninh hai nước, tính dễ dự đoán và ổn định của lực lượng tấn công chiến lược và sẽ bao gồm các biện pháp thẩm tra hiệu quả được rút ra từ kinh nghiệm thực hiện hiệp ước START I của hai bên” [91]. Rõ ràng theo Tuyên bố chung, Hiệp ước mới sẽ không bao gồm vấn đề lá chắn tên lửa, các vũ khí hạt nhân không chiến lược hoặc kho vũ khí hạt nhân dự trữ chưa được triển khai. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Rose Gottemoeller và Anatoly Antonov, Trưởng cơ quan An ninh và Giải trừ quân bị, Bộ Ngoại giao Nga đã bắt đầu quá trình đàm phán từ ngày 24/4/2009, và từ đó Nga và Mỹ đã tổ chức 9 vòng đàm phán chính thức. 3 vòng đầu tiên thảo luận về khuôn khổ hợp tác mà hai Tổng thống muốn xem xét tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Mát-xcơ-va. Sau đó, một vòng đàm phán khác đã diễn ra vào cuối tháng 7 với kết quả khá khả quan, tiếp theo là các vòng đàm phán vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Trong cuộc gặp gỡ tại Mát-xcơ-va vào ngày 6/7/2009, Tổng thống Medvedev và Obama đã ký kết một Bản Thỏa thuận sơ bộ về Hiệp ước sau START, trong đó bao gồm khả năng hạn chế từ 500 đến 1100 phương tiện vận chuyển chiến lược và khoảng 1500 và 1675 đối với đầu đạn gắn cùng chúng. Bản thỏa thuận đã nêu ra các vấn đề nên có trong Hiệp ước mới như điều khoản về đếm số lượng cắt giảm, về định nghĩa và về mối quan hệ giữa vũ khí tấn công – phòng thủ chiến lược; cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin, tính minh bạch sao cho đơn giản, phù hợp và ít chi phí hơn so với START I [88]. Đến ngày 4/12/2009, hai Tổng thống đã đưa ra một Tuyên bố chung về việc hết hiệu lực của START I, trong đó thừa nhận “quyết tâm chung nhằm củng cố sự ổn định chiến lược giữa Mỹ và Nga”, “tiếp tục hợp tác trên tinh thần Hiệp ước START cũng như đảm bảo một hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược sẽ thành hiện thực trong thời gian sớm nhất có thể” [99]. Vòng đàm phán thứ 8 bắt đầu vào giữa tháng 11/2009 tại Geneva. Tháng 1/2010, Mỹ và Nga tiến hành vòng đàm phán thứ 9. Trong khi báo chí thời điểm đó cho rằng hai nước đang tiến gần đến việc hoàn thiện hiệp ước và đơn giản là tiến hành các công tác có tính kỹ thuật, dịch Hiệp ước; thì thực thế, theo báo cáo, Nga một lần nữa lại nêu ra quan ngại về mối quan hệ giữa VKHN phòng thủ và tấn công, và chính vấn đề này đã khiến trì hoãn việc kết thúc đàm phán. * Một số đề xuất của Nga 1/ Ngay từ khi bắt đầu đàm phán về Hiệp ước mới thay thế START I, Tổng thống Nga V. Putin đã nhấn mạnh Hiệp ước mới không chỉ giảm lực lượng tấn công hạt nhân của mỗi bên xuống 1500 đầu đạn mà còn có quy định về đếm số đầu đạn trên tất cả phương tiện vận chuyển đã được triển khai như START I quy định. Sở dĩ Nga nhấn mạnh đến điều này là do trong khoảng 8 -10 năm vừa qua, số lượng phương tiện vận chuyển trong kho hạt nhân của Nga liên tục giảm đáng kể vì Nga đã rút về nhiều tên lửa cũ và thay thế chúng bằng những hệ thống thế hệ mới. Do đó, Nga có thể cắt giảm nhiều hơn 1600 phương tiện vận chuyển được quy định bởi START I. Một mức cắt giảm thấp hơn so với START I sẽ không dẫn đến thay đổi mạnh trong kho vũ khí của Nga, song sẽ khiến số vũ khí của Mỹ giảm đáng kể. Ngoài ra, Nga từ lâu đã lo ngại khả năng Mỹ thêm các đầu đạn dự trữ trong kho gắn vào các phương tiện vận chuyển được triển khai. Việc hạn chế phương tiện vận chuyển và đếm toàn bộ đầu đạn hạt nhân trên những phương tiện này theo quy tắc đếm của START I giúp hạn chế số lượng đầu đạn của Mỹ có thể thêm vào lực lượng hạt nhân. Vì vậy, theo Nga, Hiệp ước mới không cần phải bảo lưu toàn bộ điều khoản của START, song vẫn nên duy trì “cấu trúc chính của Hiệp ước cũ”, bao gồm việc hạn chế phương tiện vận chuyển và đầu đạn hạt nhân được triển khai [17]. 2/ Nga cũng muốn hiệp ước mới nới lỏng một vài hạn chế của START cũ đối với ICBM di động. Mặc dù những hạn chế này áp dụng cho cả hai bên, song Mỹ chưa bao giờ bị ảnh hưởng, vì Mỹ chưa bao giờ triển khai ICBM di động. Những điều khoản bao gồm giới hạn phạm vi khu vực triển khai, những báo cáo về quá trình diễn tập, và quyền thanh tra đặc biệt tại nơi diễn tập sau khi tên lửa được bố trí. Các điều khoản về ICBM di động được thiết kế để ngăn hai bên triển khai thêm loại tên lửa này, dù những điều khoản trên có ảnh hưởng đến hoạt động của các tên lửa được phép hoạt động trong phạm vi START và tăng chi phí thực hiện hiệp ước. Trong khi Hoa Kỳ muốn hiệp ước mới bảo lưu, thậm chí tăng cường một vài điều khoản cấm triển khai ICBM di động, thì Nga lập luận rằng những điều khoản này không những không công bằng vì trên thực tiễn mỗi Nga sở hữu loại vũ khí này, mà còn tăng sự bất ổn định do chúng làm suy yếu tính linh hoạt và lực lượng tên lửa đạn đạo của Nga. Đây là một trong những tranh cãi mà hai bên phải giải quyết trước khi họ đi đến một hiệp ước mới [38]. 3/ Hiệp ước mới theo gợi ý của Nga nên bỏ những điều khoản cấm triển khai các loại tên lửa đạn đạo loại mới như trong START I. START I nêu định nghĩa chính xác về những thay đổi cần thiết để một tên lửa được tính là “loại mới”. Những điều khoản này trước hết nhằm ngăn chặn Nga triển khai tên lửa SS-25 mang nhiều đầu đạn trong giai đoạn thực hiện START I. Tuy nhiên, về sau, khi Nga cải tiến tên lửa mang 1 đầu đạn SS-27 trở thành loại tên lửa RS-24 mang 3 đầu đạn và đã được thử thành công vào cuối tháng 11/2008 [68], thì loại tên lửa này lại nằm trong định nghĩa về “loại mới” của START, nên không thể triển khai. Nga dự định triển khai loại tên lửa này sau khi START hết hiệu lực. Theo quan chức của Nga, loại tên lửa mới này đóng vai trò cốt lõi trong lực lượng chiến lược tương lai của Nga, không chỉ bởi nó có thể mang 3 đầu đạn mà còn bởi nó được kết hợp với kỹ thuật mới có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa đạn đạo của Mỹ [73]. 4/ Một đề xuất khác của Nga là nên bỏ những yêu cầu đối với các bên về việc truyền và trao đổi dữ liệu được tạo ra trong quá trình thử tên lửa (hay còn gọi là viễn trắc Viễn trắc là gì? Khi thử bay ICBM và SLBM, Mỹ và Nga thường đặt thiết bị đo trên các tên lửa để có một số thông số kỹ thuật về các tên lửa này, ví dụ như gia tốc tên lửa, nhiệt độ hoặc số lần phân chia…Các dữ liệu thu thập từ các thiết bị đo đạc được truyền từ tên lửa trong suốt quá trình thử bay được tập hợp lại. Sau đó, phân tích để đánh giá các yếu tố của tên lửa. Các dữ liệu được truyền về trong quá trình thử bay được gọi là thông tin viễn trắc. ). Trước kia, Mỹ từ chối điều khoản này, còn Nga đồng ý khi cho rằng việc trao đổi thông tin của các bên trong START sẽ giúp kiểm soát các yếu tố kỹ thuật của tên lửa trong khi chúng vẫn còn đang được phát triển và giúp các bên xác định tối đa số đầu đạn hạt nhân mà các loại tên lửa có thể mang theo. Tuy nhiên, hiện tại Nga không muốn trao đổi loại thông tin này. Theo Nga, điều khoản này mang tính một chiều, dễ bị lộ thông tin mật và một phần là do Mỹ không còn phát triển các loại tên lửa mới trong khi Nga vẫn tiếp tục quá trình này [103]. 5/ Trong các vòng đàm phán, Nga luôn kết nối hai vấn đề: hạn chế lực lượng hạt nhân tấn công chiến lược với việc hạn chế phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ví dụ, vào tháng 6/2009, Tổng thống Medvedev đã tuyên bố “đề xuất cắt giảm (vũ khí tiến công) chỉ thực sự thành hiện thực nếu Mỹ tháo gỡ được mối lo ngại của Nga (về hệ thống phòng thủ tên lửa). Trong bất kỳ trường hợp nào, mối liên hệ giữa vũ khí tấn công chiến lược và phòng thủ chiến lược phải được ấn định rõ ràng trong hiệp ước” [19]. * Một số đề xuất của Mỹ 1/ Trong các vòng đàm phán, Nga theo đuổi việc bảo lưu các điều khoản về “đếm” số lượng đầu đạn có thể được triển khai trên tất cả phương tiện vận chuyển như START I đã quy định do lo ngại khả năng Mỹ chuyển đổi tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thành tên lửa mang đầu đạn thường và sẽ không được tính đến trong START. Ngược lại, Mỹ tỏ ra khá quan tâm đến kiểu chuyển đổi vũ khí này. Chính quyền của Mỹ muốn Hiệp ước mới có thể cho phép chuyển đổi hệ thống tấn công chiến lược thành vũ khí thường: máy bay ném bom có thể được chuyển đổi cùng 4 tàu ngầm Trident có thể mang tên lửa thường, mà không bị tính là đầu đạn chiến lược hoặc bị hạn chế [67]… Mâu thuẫn về cách tính các phương tiện vận chuyển chiến lược mang đầu đạn thường vẫn chưa được giải quyết trong nhiều vòng đàm phán [103]. 2/ Các quan chức của Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về một vài điều khoản quản lý và kiểm tra của START. Ví dụ: những yêu cầu của người Nga trong việc thanh sát lại các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể gây trở ngại đến lịch trình bảo dưỡng và hoạt động của các tàu ngầm thuộc Hải quân Mỹ. Sự hạn chế của Hiệp ước về số lượng đầu đạn bị loại bỏ hoặc dỡ xuống từ các tàu ngầm Trident có thể gây rắc rối cho kế hoạch triển khai của Hải quân trong tương lai, đặc biệt khi Mỹ chọn cách loại bỏ nhiều đầu đạn từ tên lửa Trident. Kết quả là, Mỹ đã đưa ra đề xuất cho hiệp ước mới: chỉ nên tính những đầu đạn thực sự được triển khai trên mỗi tên lửa, hơn là phân phối số lượng đầu đạn phải loại bỏ đồng đều cho mỗi một loại tên lửa [103]. 3/ Ngoài ra, Mỹ cũng muốn xem xét lại một vài điều khoản liên quan đến việc kiểm tra, quản lý. Ví dụ: quy trình quản lý, kiểm tra số đầu đạn bị giới hạn trên các ICBM di động của Nga tại nhà máy hạt nhân, thành phố Votkinsk - Nga. Mỹ có thể sử dụng một số cơ chế quản lý khác đơn giản hơn và cơ chế hợp tác để theo dõi việc tuân thủ của Nga về ICBM di động theo Hiệp ước Mát-xcơ-va [103; 23]. Nhìn chung, Mỹ muốn loại bỏ hoặc thay đổi thủ tục của một số điều khoản quản lý để đơn giản hóa quá trình này; cần tiến đến những quy định thẩm tra, quản lý vừa hiệu quả, vừa ít tốn kém lại có thể xây dựng lòng tin giữa hai nước. Tuy nhiên, việc thống nhất đưa ra những điều khoản pháp lý mới gây nhiều khó khăn cho các vòng đàm phán giữa Mỹ và Nga [25]. 4/ Một vài người trong chính phủ Mỹ đề nghị loại bỏ các điều khoản yêu cầu trao đổi dữ liệu thông tin viễn trắc, do việc trao đổi này sẽ gây cản trở đến kế hoạch và chương trình quân sự của Mỹ. Cụ thể, Mỹ sử dụng các tên lửa đạn đạo cũ để phục vụ việc thử khả năng của lá chắn phòng thủ. Những tên lửa này đã được rút ra từ lực lượng tác chiến, nhưng chúng vẫn bị coi là “những loại vũ khí bị hạn chế” mà Mỹ buộc phải cung cấp thông tin viễn trắc cho Nga. Từ những dữ liệu này, những thông tin không chỉ về các tên lửa mà còn về mục đích của các vụ thử và đặc điểm của lá chắn tên lửa của Mỹ bị lộ. Tuy nhiên, một vài ý kiến khác lại cho rằng hiệp ước mới nên cho phép các bên tiếp tục thu thập dữ liệu viễn trắc trong quá trình thử tên lửa để Mỹ có thể nắm được khả năng tên lửa của Nga [103; 22]. Tóm lại, khoảng thời gian từ năm 2009 – 2010, Nga và Mỹ đã tổ chức 9 vòng đàm phán chính thức, bàn thảo về Hiệp ước START mới. Nếu như ở giai đoạn trước 2006 – 2008, sự đổ vỡ trong các vòng đàm phán là do chính sách và lợi ích của Mỹ và Nga trong vấn đề cắt giảm, chống phổ biến VKHN không gặp nhau; thì bước sang giai đoạn 2009 – 2010, quá trình đàm phán đã đạt được những bước tiến quan trọng. Cả hai nước đều cho rằng cần cắt giảm mạnh hơn nữa số lượng VKHN, thực hiện cam kết của mình với tư cách là các nước lớn - các cường quốc hạt nhân, đi đầu trong tiến trình chống phổ biến hạt nhân. Những vấn đề tồn tại mà Nga và Mỹ phải xử lý trong việc xây dựng Hiệp ước mới bao gồm điều khoản về hạn chế đầu đạn, phương tiện vận chuyển; quy tắc tính; mối quan hệ giữa vũ khí phòng vệ và vũ khí tấn công; hệ thống chiến lược được trang bị đầu đạn thường; nguyên tắc kiểm tra, thanh sát… Quá trình đàm phán để đi đến Hiệp ước mới, rõ ràng là quá trình đấu tranh lợi ích giữa hai bên. Cả Nga và Mỹ đều cố gắng đưa ra các điều khoản vừa có thể cắt giảm VKHN và hạn chế các chương trình phát triển quân sự của nhau; vừa không gây ra khó khăn, trở ngại cho các chương trình hạt nhân mới của mình. Quá trình đàm phán diễn ra khá phức tạp và đã không theo đúng tiến độ. Trong khi Tổng thống Mỹ và Nga muốn ký kết văn kiện này vào cuối năm 2009, thì phải đến ngày 8/4/2010, hai Tổng thống mới chính thức ký kết Hiệp ước START mới. Tuy nhiên, hai bên đều có chung ý chí muốn tạo dựng một cơ chế kiểm soát VKHN mới sau khi START I hết hiệu lực, nhìn nhận lại quá trình thực hiện hiệp ước cũ để điều chỉnh những điểm lỗi thời, không phù hợp với bối cảnh hiện tại. Do đó, với cố gắng to lớn, đáng ghi nhận từ hai phía, cuối cùng một Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược đã ra đời. Đây có thể coi là một thành công của chính quyền Obama, và Medvedev nói riêng và nỗ lực của thế giới trong việc đấu tranh giải trừ quân bị, chống phổ biến VKHN nói chung. Hiệp ước START mới đã được Thượng viện Mỹ và Đuma quốc gia Nga phê chuẩn, và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. 2.2.2. Nội dung Hiệp ước START mới Hiệp ước START mới bao gồm một văn bản chính với một chương mở đầu và 16 điều khoản; một nghị định thư với các định nghĩa, những thủ tục thẩm tra, phần phụ lục mang tính kỹ thuật đi kèm cùng nghị định thư và những thông cáo chung đã được hai bên nhất trí. Người viết sẽ cố gắng điểm qua những nét chính của nội dung Hiệp ước START mới trong so sánh với Hiệp ước START I. 2.2.2.1. Những giới hạn chính của Hiệp ước Những giới hạn được xây dựng trong Hiệp ước START mới nằm tại điều II. Bảng 5: Những giới hạn trong START I (1991), Hiệp ước Mát-xcơ-va (2002), và START mới (2010) Nội dung START I Hiệp ước Mát-xcơ-va START mới Giới hạn về phương tiện vận chuyển 1600 phương tiện vận chuyển hạt nhân chiến lược Không hạn chế 800 bệ phóng ICBM và SLBM được triển khai và không được triển khai; máy bay ném bom hạng nặng mang VKHN. Trong giới hạn 800, mỗi bên được phép có không quá 700 ICBM, SLBM và máy ném bom hạng nặng được triển khai mang theo VKHN. Giới hạn về đầu đạn 6000 đầu đạn gắn với ICBM, SLBM và máy ném bom hạng nặng 1700 – 2200 đầu đạn chiến lược được triển khai 1550 đầu đạn được triển khai 4900 đầu đạn gắn vào ICBM và SLBM 1100 đầu đạn gắn vào ICBM di động 1540 đầu đạn gắn vào ICBM hạng nặng Giới hạn về tải trọng 3600 tấn mét Không hạn chế Không hạn chế Nguồn: [95] Nhìn vào bảng 4, có thể thấy quá trình cắt giảm kho VKHN của hai cường quốc hạt nhân Nga Mỹ diễn ra theo lộ trình và theo từng bước. Hiệp ước START mới là bước cắt giảm tiếp theo, và có mức cắt giảm khá cao – đã giảm được 1/3 tổng số VKHN của hai bên so với thời kỳ cao điểm nhất trong Chiến tranh lạnh. * Về đầu đạn hạt nhân 7 năm sau ngày bắt đầu có hiệu lực, Hiệp ước START mới dự kiến sẽ hạn chế số đầu đạn VKHN chiến lược được triển khai và máy bay ném bom còn 1550, lượng cắt giảm xấp xỉ 30% tính từ giới hạn 2200 đầu đạn được quy định trong Hiệp ước Mát-xcơ-va, và giảm khoảng 70% so với quy định của START I (giới hạn 6000 đầu đạn). Theo thông tin trao đổi khi kết thúc START I vào tháng 7/2009, Mỹ có 5500 đầu đạn, dù nước này thực tế chỉ triển khai khoảng 2200. Số lượng đầu đạn của Nga thời điểm này cũng gần 3900, và số lượng thực tế triển khai là hơn 2700 [67]. Mỗi một máy bay ném bom hạng nặng được tính là một đầu đạn hạt nhân. * Về tên lửa, máy bay ném bom và bệ phóng Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được triển khai, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng phục vụ nhiệm vụ hạt nhân, được giới hạn là 700. Số lượng bệ phóng ICBM, bệ phóng SLBM, máy bay ném bom hạng nặng – bao gồm đã được triển khai và chưa được triển khai là 800. Con số này bao gồm bệ phóng thử, máy bay ném bom và tàu ngầm Trident đang bảo dưỡng, và mức độ cắt giảm xấp xỉ 50% so với số lượng 1600 bệ phóng theo START I. Mức trần 800 này sẽ hạn chế khả năng hai bên có thể lưu giữ một số lượng lớn bệ phóng và máy bay ném bom chưa được triển khai. Hiệp ước START mới không giới hạn số lượng ICBM và SLBM chưa được triển khai, nhưng lại có điều khoản quản lý và cung cấp thông tin liên tục về vị trí lưu giữ của chúng; đồng thời có cơ chế thanh sát thực địa nhằm chắc chắn chúng không được đưa thêm vào lực lượng hạt nhân đã triển khai. Những tên lửa chưa được triển khai phải được đặt ở những địa điểm cụ thể, cách xa nơi triển khai hạt nhân và được đánh dấu bằng ký hiệu nhận dạng duy nhất, nhằm giảm những lo ngại về các kho tên lửa bị che giấu. Ngoài ra, việc quy định dỡ bỏ các bệ phóng chưa được triển khai cũng giúp hạn chế số lượng tên lửa chưa được triển khai. Cả hai bên đều đồng ý cấm những hệ thống được thiết kế cho việc “nạp trở lại nhanh chóng” các tên lửa chưa được triển khai. * Cấu trúc lực lượng hạt nhân Mỗi bên tự quyết định thành phần cơ cấu vũ khí tấn công chiến lược của mình trong phạm vi cho phép của Hiệp ước. 2.2.2.2. Quy tắc tính Quy tắc tính số lượng đầu đạn hạt nhân, h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân.doc
Tài liệu liên quan