Luận văn Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1 : Lý luận chung về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hiệu quả nhập khẩu 3

I.Môi trường kinh doanh 3

1.Khái niệm về môi trường kinh doanh 3

2.Ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh 3

3.Các loại môi trường kinh doanh 5

3.1.Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 5

3.1.1.Môi trường quốc tế 5

3.1.2.Môi trường kinh doanh quốc gia 5

3.2.Môi trường bên trong doanh nghiệp 7

3.2.1.Về trình độ tổ chức, quản lý của công ty: 7

3.2.2.Về nguồn nhân lực 8

3.2.3.Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 8

II.Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8

1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 8

1.1. Khái niệm: 8

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 11

2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp 12

2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 13

2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 14

3.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15

3.1. Hệ thống các chỉ tiêu tổng quát 15

3.1.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận 15

3.1.2. Các chỉ tiêu doanh lợi nhập khẩu 16

3.2. Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận 17

3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu 17

3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 18

4.Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 19

4.1. Các nhận tố bên trong doanh nghiệp 19

4.1.1. Nguồn nhân lực 19

4.1.2. Nguồn vốn 20

4.1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 20

4.1.4. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật 21

4.1.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp 21

4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22

4.2.1. Môi trường pháp lý 22

4.2.2. Môi trường kinh tế 23

4.2.3. Môi trường cạnh tranh 23

4.2.4. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc 24

4.2.5. Hệ thống tài chính ngân hàng 24

III. Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 25

1.Sù cần thiết phải phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 25

2.Phương pháp phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu qua ma trận SWOT 26

Chương 2 : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tác động của môi trường đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28

I.Tổng quan về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28

1.1. Lịch sử phát triển của Tổng công ty 28

1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty 29

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 31

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 31

2.1 Chức năng. 31

2.2 Nhiệm vụ 32

3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản trị của công ty 33

3.1 Mô hình tổ chức của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 33

3.2 Bộ máy quản trị công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 36

3.Khái quát về kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 38

3.1. Mặt hàng nhập khẩu. 38

3.2. Thị trường nhập khẩu của công ty. 40

III.Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 41

1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 41

1.1.Hệ sè doanh lợi của doanh thu 41

1.2.Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 42

2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 43

2.1.Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động 43

2.2.Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động 45

2.3.Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động 46

2.4.Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động 47

IV.Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel theo ma trận SWOT 48

1.Các điểm mạnh của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể phát huy 48

2.Các cơ hội của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể nắm bắt 49

3.Điểm yếu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể khắc phục được. 50

4.Thách thức mà công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel phải đối phó. 51

V.Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 52

1.Những biến động của môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. 52

2.Tác động môi trường kinh doanh tới hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 53

2.1. Ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 53

2.2. Ảnh hưởng của giá cước vận tải biển đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 53

2.3. Ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 54

2.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách hải quan đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 54

2.5.Ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường pháp lý đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 55

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm khai thác tác động của môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 56

I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010 56

1. Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 56

2. Phương hướng phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010. 58

II. Một số giải pháp nhằm khai thác môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 59

1.Mét số giải pháp từ phía công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 59

1.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 59

1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 60

1.3.Giảm chi phí mua hàng bằng cách thay đổi điều kiện giao hàng 61

1.4.Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên 62

2.Mét số kiến nghị đối với Nhà nước 62

2.1.Xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho nhập khẩu 63

2.2.Chính sách thuế và chính sách nhập khẩu 64

2.3.Đầu tư và phát triển ngành vận tải 64

2.4.Đào tạo các chuyên gia về công nghệ 65

Kết luận 66

Danh mục tài liệu tham khảo 67

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cạm bẫy, đe dọa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các nhân tố bên trong phản ánh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Do tác động của môi trường kinh doanh của công ty là rất lớn từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Vì vậy công ty không thể không chú ý nghiên cứu, phân tích và dự báo sự tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty. 2.Phương pháp phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu qua ma trận SWOT Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và dễ đưa ra quyết định. Có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dùa trên các phản ứng theo thãi quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận hai hàng, hai cột chia làm bốn phần; điểm mạnh S (strengths), điểm yếu W (weaknesses), cơ hội O (oppotanities), thách thức T (trreats) được trình bày theo bảng sau: Bảng 1: Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) SO WO Thách thức (T) ST WT Ghi chó: SO là chiến lược tận dụng những cơ hội và phát huy những điểm mạnh của công ty. WO là chiến lược tận dụng những cơ hội và khắc phục điểm yếu của công ty. ST chiến lược tận dụng các điểm mạnh và vược qua thách thức của công ty. WT chiến lược khắc phục những điểm yếu và vượt qua những thách thức của công ty. Chương 2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tác động của môi trường đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel I.Tổng quan về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.1. Lịch sử phát triển của Tổng công ty Đại hội Đảng VI đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của quân đội là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng lực lượng thông tin vững mạnh. Trước tình hình đó, Binh chủng thông tin đã xây dựng luận án kinh tế và báo cáo Bộ Quốc phòng. Ngày 1 tháng 6 năm 1989 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 85-HĐBT do Phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký cho phép thành lập Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Viễn thông quân đội được trình bày ngắn gọn sau: - 1989 Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, tiền thân của công ty Viễn thông quân đội được thành lập. - 1995 Công ty điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành công ty điện tử viễn thông quân đội (tên giao dịch là Viettel) trở thành nhà khai thác viễn thông thứ hai tại Việt Nam. - 1998 Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong nước. Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến. - 2000 Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế kinh doanh thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước sử dụng công nghệ mới VoIP. - 2001 Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP. Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước. - 2003 Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định PSTN. Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Thiết lập cửa ngõ quốc tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế. - 2004 Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098. Ngày 15 tháng 10 năm 2004 kỷ niệm 4 năm ngày Viettel cung cấp dịch vụ VoIP 178 cũng là ngày Viettel chính thức khai trương dịch vụ thông tin di động. - 2005 Ngày 6 tháng 4 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Tổng công ty viễn thông quân đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng. 1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty * Từ 1989 – 2000: thời gian này, hoạt động của công ty chủ yếu là đảm bảo nhiệm vụ quân sự. Nổi bật lên là các hoạt động: khảo sát thiết kế, xây lắp đường trục cáp quang Bắc Nam với Công nghệ SDH cùng với hơn 20 trạm thông tin. Tiếp theo là việc khảo sát thiết kế và xây lắp cột Anten Viba quân sự. Ngày 1 tháng 7 năm 1995 dịch vụ bưu chính được phép kinh doanh và đi vào hoạt động. Tuy nhiên hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở dịch vụ phát hành báo chí ở Hà Nội và các khu vực lân cận với mạng lưới chưa rộng và hiệu quả chưa cao. ng việc Tổng công ty được phép kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1995 có ý nghĩa hết sức to lớn, đó chính là tiền đề tạo đà phát triển cho Tổng công ty sau này. * Từ 2000 – 2004: trong giai đoạn này những ngành nghề truyền thống vẫn được chú trọng phát triển, đó là các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật điện tử, khảo sát thiết kế và xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị thông tin. Việc làm này vừa củng cố, vừa tạo ra thế và lực mới giúp cho Tổng công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thêm nhiều dịch vụ mới. Bước ngoặt quan trọng là ngày 15 tháng 10 năm 2000 dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là dịch vụ sử dụng công nghệ VoIP - điện thoại trên nền Internet. Hai địa điểm được thử nghiệm đầu tiên là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đến nay đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước đây là bước đột phá thành công cả về công nghệ về thị trường và về chính sách. Dịch vụ này đã đi vào tiềm thức đối với nhiều khách hàng, mỗi khi muốn liên lạc điện thoại đường dài là họ nghĩ đến dịch vụ 178. Nó góp phần xây dùng cho công ty một thương hiệu trên thị trường viễn thông và nguồn thu nhập đáng kể để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Hai năm sau ngày 9 tháng 10 năm 2002 dịch vụ truy cập Internet của Viettel cũng chính thức khai trương tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay, Tổng công ty đã triển khai mạng điện thoại di động mặt đất trên phạm vi toàn quốc và quốc tế; mạng điện thoại di động nội hạt. Cho tới thời điểm hiện nay Viettel đã được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông. * Từ 2004 – nay: trong thời gian này có thể là bước đột phá của Tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội. Ngay từ đầu năm 2004 công ty đã đề ra những mục tiêu và kế hoạch phát triển rất cụ thể. Tháng 10 năm 2004 Tổng công ty tung ra thị trường dịch vụ di động 098 và đã thu được rất nhiều hiệu quả đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của toàn Tổng công ty. Hiện nay Tổng công ty đang là tập đoàn cung cấp viễn thông đứng thứ hai ở Việt Nam. Tuy nhiên mục tiêu chính của Tổng công ty là trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, vì thế đòi hỏi Tổng công ty phải có sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng. Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành với trên 4000 cán bộ công nhân viên bao gồm đội ngò cán bộ dày dạn kinh nghiệm, công nhân trẻ có năng lực nhiệt tình công tác. Tổng công ty viễn thông quân đội luôn lớn mạnh không ngừng, đã và đang xây dùng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, là đối thủ cạnh tranh đáng nể đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bưu chính viễn thông. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Hình thành và phát triển song song với Tổng công ty, công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là một đơn vị kinh doanh truyền thống của Tổng công ty. Tháng 6 năm 1993 bước đầu hình thành hoạt động xuất nhập khẩu đầu tiên cho Tổng công ty, lúc này công việc xuất nhập khẩu được giao cho một số đồng chí chịu trách nhiệm. Tới ngày 30 tháng 10 năm 1995, thành lập công ty điện tử viễn thông quân đội, thì hoạt động xuất nhập khẩu trực thuộc phòng kinh doanh của công ty điện tử viễn thông quân đội, tháng 6 năm 1997, thành lập phòng xuất nhập khẩu. Tháng 10 năm 1999 nhận thấy sự đáp ứng và yêu cầu cho Tổng công ty sau này công ty điện tử viễn thông quân đội đã quyết định thành lập trung tâm xuất nhập khẩu họat động trực thuộc Tổng công ty. Ngày 6 tháng 4 năm 2005 công ty viễn thông quân đội phát triển thành Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc phát triển thành công ty con và trung tâm xuất nhập khẩu trở thành công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel từ đấy. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Không nằm ngoài các quy định của Tổng công ty, của Bộ Quốc phòng, công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có chức năng và nhiệm vô sau: 2.1 Chức năng. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty viễn thông quân đội có chức năng sau: - Tham mưu cho Đảng ủy, ban giám đốc Tổng công ty về định hướng chiến lược công tác xuất nhập khẩu. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược công tác xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực điện, điện tử, điện tử viễn thông, CNTT. - Quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác các hệ thống điện, điện tử, viễn thông, CNTT. Hợp tác kinh doanh với các công ty trong và ngoài nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ quốc phòng. 2.2 Nhiệm vô * Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Xây dựng, xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh mua bán các sản phẩm điện tử, viễn thông, CNTT phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty. - Xây dựng các kế hoạch sản xuất kỹ thuật – tài chính – xã hội, tổ chức bộ máy phù hợp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả. - Triển khai thực hiện kế hoạch nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ quốc phòng và các dự án của Tổng công ty. - Tham gia xây dựng, đấu thầu, thực hiện các dự án kinh doanh thiết bị điện, điện tử, CNTT, đo lường điều khiển và các thiết bị khác theo giấy phép kinh doanh của Tổng công ty. - Tổ chức lắp ráp, kinh doanh máy tính VCOM và các thiết bị điện, điện tử, CNTT khác theo nhu cầu của thị trường. * Nhiệm vụ quản lý. - Xây dựng các quy chế, quy định về hoạt động, tổ chức lực lượng phù hợp với loại hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Thực hiện quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý trang bị kỹ thuật và tài sản, quản lý hoạt động hành chính của trung tâm. * Nhiệm vụ chính trị - Xây dựng công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel mạnh về tổ chức, vững mạnh về chính trị và hướng tới phát triển toàn diện. - Xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh. - Xây dựng các tổ chức Đoàn thanh niên, công đoàn vững mạnh xuất sắc. * Quyền hạn và trách nhiệm - Chủ động tổ chức lực lượng, quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty để thực hiện tốt các hợp đồng phục vụ quốc phòng, các dự án của Tổng công ty và các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Chủ động trong quan hệ giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. - Được quyền vay vốn, chủ động quản lý và sử dụng vốn vay của Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, giám đốc công ty về thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về việc thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội, các chế độ hiện hành đối với cán bộ công nhân viên trong công ty. * Mối quan hệ của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel với Bộ quốc phòng, Tổng công ty. - Chịu sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, ban giám đốc Tổng công ty. - Chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chức năng Tổng công ty. - Đối với các đơn vị trong Tổng công ty là quan hệ phối hợp cùng thực hiện nhiệm vô chung của Tổng công ty. 3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản trị của công ty 3.1 Mô hình tổ chức của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Công tác tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel hiện có 103 người đều là những công nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, trong đó có 04 sĩ quan; 04 quân nhân chuyên nghiệp; 02 công nhân viên; 45 lao động thử việc còn lại là lao động thời vụ và lao động hợp đồng. Cơ cấu tổ chức tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể khái quát theo hình 1 và bảng 1: (hình 1) Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel . Bảng 2: Tổ chức biên chế trong công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel (2003-2005) Phân cấp Biên chế + Giám đốc công ty 1 người + Phó giám đốc công ty 1 người + Phòng trực thuộc công ty 4 phòng; 1 ban và 1 đại diện Phòng kế hoạch TH 1 trưởng phòng 2 ban Ban kế hoạch 1 trưởng ban Nhân viên Ban tổ chức LĐ-HC 1 trưởng ban Nhân viên Phòng tài chính 1 trưởng phòng Ban kế toán 1 trưởng ban Nhân viên Phòng nghiệp vụ XNK 1 trưởng phòng 3 ban Ban hợp đồng 1 trưởng ban Nhân viên Ban đối ngoại 1 trưởng ban Nhân viên Ban giao nhận 1 trưởng ban Nhân viên Phòng kinh doanh 1 trưởng phòng 1 phó phòng 5 ban Ban Marketing 1 trưởng ban Nhân viên Ban dự án 1 trưởng ban Nhân viên Ban thương mại 1 trưởng ban Nhân viên Ban kỹ thuật 1 trưởng ban Nhân viên Ban lắp ráp 1 trưởng ban Nhân viên Đại diện phía Nam 1 trưởng đại diện Nhân viên Ban phân phối thiết bị đầu cuối 1 phụ trách Nhân viên 3.2 Bộ máy quản trị công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Hình 2: Cơ cấu bộ máy quản trị công ty Thương mại và Xuất nhập khẩuViettel Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh, các bộ phận trong bộ máy quản trị nh­ sau: * Giám đốc: Chức năng: Giám đốc là người trực tiếp điều hành các họat động kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty do Tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Nhiệm vô: - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Bộ quốc phòng, Tổng công ty VTQĐ. - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương thức đầu tư của công ty. - Kiến nghị các phương án về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. - Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. * Phó giám đốc: Chức năng: Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành công ty được ủy quyền trực tiếp của giám đốc. - Thay mặt giám đốc giải quyết những công việc được ủy quyền. - Giám sát, điều hành việc thực hiện các kế hoạch của công ty đề ra: tiến độ công việc. * Các phòng ban: + Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch và tổng kết các công việc thực hiện được theo từng quý, từng năm qua đó đưa ra những bảng báo cáo tổng hợp và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của công ty và đề ra các giải pháp định hướng phát triển. + Phòng xuất nhập khẩu: làm nhiệm vụ tổ chức điều phối các quy trình XNK theo từng giai đoạn nhập khẩu; tham mưu cho Đảng ủy, ban giám đốc công ty về định hướng chiến lược công tác XNK; đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược công tác XNK thuộc lĩnh vực điện, điện tử, CNTT. + Phòng tổ chức hành chính: phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức hành chính nh­: quản lý nguồn nhân lực, phụ trách công tác tuyển dụng, công tác đào tạo. 4.Khái quát về kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 4.1. Mặt hàng nhập khẩu. Trong chiến lược kinh doanh của mình, bất kỳ công ty nào cũng xác định cho mình những lĩnh vực hoạt động mòi nhọn, những mặt hàng kinh doanh chính ...để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty Điện tử viễn thông cũng có những chiến lược kinh doanh riêng của mình. Hoạt động kinh doanh chủ yếu về các lĩnh vực bưu chính viễn thông nên hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty đều là những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu về bưu chính viễn thông đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Thời gian qua, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty ngày càng phong phú và đa dạng. Kim ngạch nhập khẩu tăng đều hàng năm. Đối với các doanh nghiệp hoạt động thương mại khác thì nếu kim ngạch nhập khẩu tăng qua các năm thì đó sẽ gây một khó khăn lớn cho công ty còng cho đất nước, ng đối với riêng công ty thì kim ngạch nhập khẩu tăng lên phản ánh đất nước cũng ngày càng phát triển vì những mặt hàng nhập khẩu của c ông ty hầu hết đều phục vụ cho phát triển đất nước, phục vô sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty thời gian qua. Đơn vị: Triệu đồng. TT Cơ cấu mặt hàng 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Máy đo vạn năng 4 0.35 7 0.41 12 0.52 2 Máy đo tạo độ, độ cao 2 0.17 5 0.29 8 0.35 3 Máy phát sóng cao tần 72 6.25 89 5.24 100 4.33 4 Máy phát sóng siêu cao tần 116 10.07 157 9.25 200 8.67 5 Máy hiện sóng Hameg 5 0.43 12 0.71 16 0.69 6 Hàng khác 953 82.73 1428 84.1 1971 85.44 7 Tổng 1152 1698 2307 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu. Số liệu thực tế cho thấy, mặt hàng này chưa đạt con sè cao ng Công ty đã biết lợi dụng ưu thế tập trung vào một số mặt hàng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nhìn chung là tăng qua các năm. các mặt hàng phục vụ cho việc phát triển ngành Bưu chính viễn thông thì ta thấy năm 2003 kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng chưa cao chỉ chiếm 1- 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty ng đến năm 2004 và năm 2005 thì kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này đã chiếm tỷ trọng lớn hơn. Còn đối với nhắng mặt hàng khác thì luôn chiếm tỷ trọng cao. Có thể đây là những mặt hàng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Ngoài ra đó cũng có thể là những mặt hàng mà công ty nhập về theo hợp đồng của các đơn vị khác đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, số lượng hàng nhập khẩu về chưa cao, chỉ nhập được một đến hai chiếc phục vụ cho công ty hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng tăng cao hàng năm. ng điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá và các chi phí nhập khẩu đầu vào nên giá thành của các sản phẩm hầu tăng cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đối với hoạt động nhập khẩu nói riêng. 4.2. Thị trường nhập khẩu của công ty. Nhìn chung, thị trường nhập khẩu của công ty rất ổn định. Các đối tác chủ yếu là những bạn hàng truyền thống Nga và các nước Đông Âu. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục mở rộng và tìm kiếm thị trường mới. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty thời gian qua Đơn vị: Triệu đồng. TT Cơ cấu thị trường 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 CHLB Nga 615 53.38 986 58.07 1308 56.7 2 Đức 116 10.07 142 8.36 184 7.98 3 Nhật Bản 137 11.89 189 11.13 305 13.22 4 Mỹ 108 9.38 148 8.72 217 9.41 5 Trung Quốc 79 6.86 115 6.77 162 7.01 6 Nước khác 97 8.42 118 6.95 131 5.68 7 Tổng 1152 1698 2307 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu. Qua bảng số liệu ta thấy, thị trường các nước Nga và Đông Âu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của công ty thời gian qua. Trong năm 2003, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm 60-65%, đến năm 2004 thì con số này là 65-70%. Đến năm 2005 thì tỷ trọng kim ngạch giảm ng không đáng kể. Điều đó chưa hẳn là không tốt và nó thể hiện công ty bắt đầu mở rộng ra nhiều thị trường mới, tìm kiếm các nguồn hàng mới có chất lượng tốt hơn để nhập khẩu. Ví dụ công ty bắt đầu hợp tác với các nước Tây Âu, Mỹ. Đây là những bạn hàng lớn, chất lượng sản phẩm cao. Qua bảng ta thấy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu công ty từ thị trường này đã có phần nào tăng lên, năm 2003 con số này mới chỉ đạt khoảng 9-12%, ng đến năm 2004 thì kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 10-15%, và sang năm 2005 thì kim ngạch nhập khẩu có tăng cả về số tương đối và số tương đối. Còn đối với thị trường Châu Á thì kim ngạch nhập khẩu chiếm 15-20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu hầu hết tăng qua các năm, nếu đối với các công ty thương mại khác thì là điều không tốt ng đối với công ty Điện tử Viễn thông Quân đội hoạt động kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng liên quan đến bưu chính viễn thông, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì đây là một cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã tích cực và chủ động tìm các nguồn hàng chất lượng cao, hợp tác với các bạn hàng lớn để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước. III.Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 1.1.Hệ sè doanh lợi của doanh thu Tỷ suất doanh lợi của doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều này có nghĩa là đối với một đồng doanh thu nhập khẩu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể khái quát về chỉ tiêu này của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel qua bảng 5 sè liệu sau: Doanh thu nhập khẩu của công ty nhìn chung là tăng liên tục trong vài năm vừa qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Doanh thu nhập khẩu năm 2005 đạt 361334407 triệu đồng bằng 116.7% so với kế hoạch cao nhất so với các năm. Bảng5: Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu của công ty qua các năm 2002-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu nhập khẩu Triệu đồng 304118859 33253740 34277795 36133407 Lợi nhuận nhập khẩu Triệu đồng 30085 72998 97414 101969 Tỷ suất doanh lợi, doanh thu % 0.0198 0.219 0.284 0.282 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2002 -2005 Tỷ suất doanh lợi của doanh thu tăng trong 3 năm (2002-2004) thể hiện khả năng kinh doanh của công ty tốt. Tỷ suất doanh lợi của doanh thu tăng nghĩa là lợi nhuận tạo ra ngày càng nhiều, chi phí kinh doanh nhập khẩu giảm, có thể là do công ty đã sử dụng đúng lúc công cụ thanh toán tín dụng làm cho chi phí giảm đáng kể. Năm 2002 tỷ suất doanh lợi của doanh thu nhập khẩu chỉ đạt 0.0198%. Các năm tiếp theo tăng nhanh hơn năm 2002 và biến động không nhiều. Năm 2005 tỷ suất doanh lợi của doanh thu có giảm so với năm 2004 là 0.002% là do chi phí vận chuyển, bốc dỡ tăng làm cho tốc độ tăng lợi nhuận nhập khẩu nhá hơn tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu. 1.2.Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có công thức: Tỷ suất lợi nhuận = Doanh thu Chi phí Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: Bảng 6: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty 2002-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận nhập khẩu Triệu đồng 30085 72998 97414 101969 Chi phí nhập khẩu Triệu đồng 30388774 33180742 34180381 36031438 Tỷ suất lợi nhuận % 0.099 0.22 0.285 0.283 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2002 -2005 Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 đạt 101969 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 4555 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước vì tốc độ tăng của lợi nhuận nhập khẩu lín hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Đến năm 2004, 2005 tỷ suất lợi nhuận đạt ở mức khá cao so với năm trước, song vẫn còn ở mức thấp so với mức độ kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2002 là quá thấp chỉ đạt 0.099% có thể là do thời gian qua các hình thức kinh doanh nhập khẩu ủy thác còn chiếm tỷ trọng lớn, hình thức kinh doanh này tuy rủi ro không cao nhưng lợi nhuận mang lại không nhiều do phải chia sẻ cho nhiều bên. Mặt khác do có sự biến động về giá cước phí (phí vận chuyển hàng hóa) tăng nên làm tăng chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty. Năm 2004, 2005 tỷ suất lợi nhuận đã tăng lên đáng kể là do công ty đã khắc phục được những thiếu sót của những năm trước và phát huy được thế mạnh của mình như về vốn, dùa vào mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với ngân hàng, bạn hàng mà công ty đã chiếm dụng được vốn của họ. Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu Vốn lưu động 2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 2.1.Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết rằng trong năm vốn lưu động quay được mấy vòng hay nói cách khác trong một năm đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để phân tích chỉ tiêu này ta dùng bảng sau: Bảng 7 : Phân tích vòng quay của vốn lưu động 2002 – 2005 Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Vốn lưu động 4540128.21 5469365 5355906.5 5558986 2 Doanh thu nhập khẩu 30418859 33253740 34277795 36133407 3 Số vòng quay 6.7 6.08 6.4 6.5 4 Thời gian một vòng luân chuyển 54.7 60.1 57.2 56.4 5 Số vốn lưu động tiết kiệm được (-) hay lãng phí (+) 491973 -272344 -79196 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 2002 - 200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 174.doc
Tài liệu liên quan