Luận văn Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ

Mục lục

Tiêu đề Trang

Tên các bảng, hình vẽvà đồthị

Tên ký hiệu và các chữviết tắt

Phần mở đầu

1 Đặt vấn đề1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài 3

7 Kết cấu của đềtài 3

Chương 1 Cơsởkhoa học và thực tiễn 6

1.1. Các lý thuyết kinh tế6

1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộsản xuất nông nghiệp 6

1.1.2 Mối quan hệgiữa sản lượng đầu ra và các yếu tốđầu vào 6

1.1.3 Chi phí sản xuất 9

1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định sản xuất 10

1.1.5 Đất – tưliệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt 10

1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp 11

1.1.7 Kiến thức nông nghiệp 13

1.1.8 Tiến bộcông nghệvà tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp 15

1.2. Một sốcông trình nghiên cứu điển hình vềhồtiêu của Việt Nam và thếgiới trong những năm gần đây 16

1.2.1 Tại Việt Nam 16

1.2.2 Trên thếgiới 20

1.3. Mô hình lựa chọn 20

Kết luận Chương 1 22

Chương 2 Tác động của một sốyếu tốchính đến thu nhập của Hộsản xuất hồtiêu vùng Đông Nam bộ

2.1. Tổng quan sản xuất hồtiêu của Việt Nam và Thếgiới 25

2.1.1 Sản xuất hồtiêu trên thếgiới 25

2.1.2 Sản xuất hồtiêu tại Việt Nam và vùng Đông Nam bộ27

2.2. Mô tả điều tra 31

2.3. Tác động của một sốyếu tốchính đến thu nhập của Hộsản xuất hồtiêu tại vùng Đông Nam bộ

2.3.1 Thực trạng các yếu tốtrong mô hình 32

2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm 32

2.3.1.2 Năng suất 34

2.3.1.3 Chi phí trung bình 36

2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp 38

2.3.1.5 Giống 39

2.3.2 Kết quảmô hình hồi quy 40

Kết luận Chương 2 42

Chương 3 Một sốgiải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất hồtiêu vùng Đông Nam bộ

3.1. Cơsởxây dựng các giải pháp 43

3.1.1 Xu hướng cung cầu của thịtrường hồtiêu thếgiới 43

3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất của hồtiêu Việt

Nam

45

3.1.3 Tiến bộkỹthuật và công nghệmới có khảnăng hỗ

trợphát triển sản xuất hồtiêu

46

3.2. Nội dung các giải pháp 48

3.2.1 Nhóm giải pháp ổn định năng suất và giảm chi phí

trung bình

48

3.2.1.1 Cải thiện chất lượng giống 48

3.2.1.2 Tăng cường việc tổchức thực hiện sản xuất theo

quy trình kỹthuật cho từng vùng sản xuất

48

3.3.1.3 Duy trì quy mô diện tích trồng dưới 1ha 48

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao kiến thức nông nghiệp 49

3.2.2.1 Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của

thông tin cung cấp

49

3.2.2.2 Đầu tưtrang thiết bịtiếp nhận thông tin tại các xã

thuộc vùng trọng điểm

50

3.2.2.3 Thiết lập các Nhóm Hộtrồng hồtiêu 50

3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển giống hồtiêu mới 50

3.2.3.1 Nhập giống hồtiêu 50

3.2.3.2 Lai ghép các giống hồtiêu hiện có trong nước 50

3.2.3.3 Xửlý đột biến các giống tiêu hiện có 51

3.2.4 Nhóm giải pháp hỗtrợ- xúc tiến thương mại 51

3.2.4.1 Quảng bá thương hiệu hồtiêu Việt Nam bằng hình

ảnh sản xuất an toàn

51

3.2.4.2 Quảng bá các sản phẩm hồtiêu Việt Nam ngay tại

thịtrường trong nước

52

Kết luận Chương 3 52

Kết luận và đềnghị54

pdf103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,0% Xã Bảo Bình 6 7 7 20 Xã Lâm San 6 7 7 20 Xã Xuân Tây 6 7 7 20 Tỉnh Đồng Nai, Huyện Cẩm Mỹ Tỷ lệ hộ điều tra/tổng số hộ 4,5% Tổng 56 100 60 216 32 Hình 2.3 Diện tích trồng hồ tiêu của vùng điều tra mùa vụ 2006 106 00, 36% 730 0, 2 5% 770 0, 2 6% 370 0, 1 3% Bình Phước Bà Rịa V.Tàu Đồng Nai Tỉnh khác vùng ĐNB 4085, 14% 5750, 20% 2250, 8% 17215, 58% Huyện Lộc Ninh Huyện Châu Đức Huyện Cẩm Mỹ Huyện khác vùngĐNB 1930, 16% 1832, 15% 1887, 16% 6436, 53% 4 xã điều tra huyện Lộc Ninh 3 xã điều tra huyện Châu Đức 3 xã điều tra huyện Cẩm Mỹ Các xã khác của 3 huyện Nguồn: Tổng cục Thống kê và báo cáo Kinh tế - Xã hội 2006, 2007 của các Huyện 2.3. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ 2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mô hình 2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm Hiện trạng quy mô đất trồng hồ tiêu của Hộ tại các vùng điều tra là: 15% - 20% số Hộ có diện tích trồng dưới 0,5ha, 60%-65% số Hộ có diện tích trồng từ 0,5 ha - 1ha và 15% - 20% số Hộ có diện tích trồng trên 1ha. 33 Thống kê cho thấy tính hiệu quả của yếu tố quy mô vẫn đang duy trì, song so sánh thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình theo quy mô diện tích thì các giá trị thu nhập trung bình trên một đơn vị diện tích có xu hướng giảm dần khi quy mô tăng: Bảng 2.2 Thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình/ha Đơn vị tính: triệu đồng/ha/năm Quy mô 1ha Y1/ ha Y2/ ha Y1/ ha Y2/ ha Y1/ ha Y2/ Ha Giá trị trung bình 76,0 99,1 74,0 86,4 73,0 81,1 Giá trị nhỏ nhất 10,8 25,3 23,8 32,2 20,4 30,1 Giá trị lớn nhất 165,2 178,4 143,7 167,6 168,0 174,5 Trên thực tế quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu của các Hộ tại các địa bàn điều tra đang có xu hướng giảm do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, tính phù hợp của đất bị giảm mạnh do yếu tố dịch bệnh: tại những nơi trồng cây hồ tiêu bị chết do các loại tuyến trùng và bệnh chết nhanh và chết chậm mặc dù đất đã được xử lý theo hướng dẫn kỹ thuật nhưng khi trồng lại cây hồ tiêu phát triển chậm và chỉ đến năm thứ 3 và thứ 4 là cây lại bị nhiễm bệnh và chết. Hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là đối với đất đỏ bazan, trung bình 10% diện tích trồng tiêu bị dịch bệnh kể trên qua các năm, riêng tại Bình Phước lên đến trên 20%. Do đó khi cây hồ tiêu bị chết do dịch bệnh phải chuyển sang trồng cây ngắn ngày khác và thường mất khoảng 2 -3 năm sau đó mới trồng lại cây hồ tiêu, như thế thường xuyên có một tỷ lệ 5% - 10% diện tích đất trồng hồ tiêu không thể canh tác hồ tiêu, được gọi là luân kỳ đất trồng tiêu. Thứ hai, giá cà phê phục hồi và ở mức cao: do tình hình giá bán của cà phê đang ở mức cao và suất đầu tư trồng mới của cà phê chỉ bằng 30% so với trồng hồ tiêu nên một số Hộ đã chuyển phần đất trồng hồ tiêu bị dịch bệnh sang trồng cà phê và dành vốn để mở rộng diện tích cà phê. Thứ ba, khó khăn về vốn: mặc dù sản xuất hồ tiêu vẫn đang có hiệu quả kinh tế ở mức độ khá cao, lợi nhuận bình quân/1ha đạt 74,4 triệu đồng (mùa vụ 2006 – 2007) nhưng với giá đất hiện đang ở mức 200 triệu đến 300 triệu đồng/ha ở những vùng có thuận lợi về nước tưới, cộng với chi phí đầu tư trồng mới và kiến thiết cơ bản cao trung bình 139 triệu đồng/ha (theo giá năm 2006) đã hạn chế khả năng tích tụ đất trồng hồ tiêu ở các Hộ. Trong khi đó trên 30% số hộ trồng tiêu phải 34 huy động vốn bên ngoài, với tình hình lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại tăng mạnh vào năm 2008 trên 1,5% tháng sẽ đẩy chi phí lãi vay vốn lên 18%/năm, đối với cây trồng lâu năm đây là mức chi phí đem lại rủi ro cao, vì thế các Hộ gặp khó khăn về nguồn vốn. Thứ tư, lao động nông nghiệp đang giảm: do việc trồng và chăm sóc cây hồ tiêu hiện gần như không sử dụng được máy móc mà chủ yếu dựa vào sức lao động là chính, trung bình 300 – 400 công lao động/ha/năm nên sản xuất hồ tiêu là một ngành sản xuất thâm dụng lao động. Vì vậy với xu hướng lao động trong nông nghiệp giảm dần do di chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã gây khó khăn về lao động. Hiện số lao động chính trung bình tham gia sản xuất của Hộ chỉ ở mức 2,27, lượng lao động sẵn có này chỉ đáp ứng cho quy mô trồng hồ tiêu dưới 1ha trong điều kiện không nuôi trồng cây con nào khác. Do vậy hầu hết các hộ đang phải thuê trung bình khoảng 44% tổng lượng lao động cần thiết để canh tác cây hồ tiêu và 35% số hộ đang gặp khó khăn về lao động. Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2006, 2007 của các Huyện, diện tích trồng hồ tiêu giảm tại một số địa phương, cụ thể so sánh 2007/2006: huyện Lộc Ninh giảm mạnh 18%, huyện Châu Đức giảm 5%, huyện Cẩm Mỹ giảm 18%. 2.3.1.2 Năng suất Năng suất qua mẫu điều tra đạt mức trung bình là 2,88 tấn/ha, mức thấp nhất là 1,33 tấn/ha, và mức cao nhất là 5,00 tấn/ha, tỷ lệ số Hộ có năng suất dưới mức trung bình là 50,9% trong đó: 0,9% có Aps <1,50 tấn /ha, 7,4% có Aps từ 1,5 – 2,0 tấn/ha, và 42,6% có Aps từ 2,0 - 2,7 tấn/ha. Năng suất trung bình 2006 tăng 30% so với mức 2,20 của mùa vụ 2005 (theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) là do hai nhân tố chính: Thứ nhất, độ tuổi của vườn đang vào giai đoạn cho năng suất cao nhất từ năm thứ 5 đến năm thứ 8, chiếm tỷ lệ 72%; Thứ hai, sự hồi phục của giá vào năm 2006 đã thúc đẩy các Hộ chăm sóc tốt hơn được thể hiện qua việc tăng lượng phân bón và lao động. Giá trị phân bón và lao động trên 1ha năm 2006 trung bình là 15,7 triệu đồng và 14 triệu đồng, số điều tra của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp vào năm 2005 tương ứng là 6,7 triệu đồng và 7 triệu đồng, nếu quy về giá của năm 2005 (giá phân bón giảm 5% và giá lao động giảm 30%) thì giá trị phân bón và lao động tăng tương ứng là 120% và 70% so với năm 2005. So sánh năng suất trung bình và năng suất cận biên của yếu tố phân bón và yếu tố lao động với giả thiết phân bón là loại NPK, và các yếu tố khác không đổi: 35 Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2006=15.700.000:1,05: 4.671=3201kg Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2005 = 6.700.000:4.671=1434 MPphân bón= (2,88 – 2,20):(3201-1434)=0,000385 APphân bón= 2,88 :3201=0,0009 Lượng lao động /hanăm 2006=14.000.000:1,3: 30.000=358 Lượng lao động /ha năm 2005=7.000.000:30.000 =233 MPlao động = (2,88 -2,20):(358-233)=0,00541 APlao động=2,88:358=0,00802 Như thế MPphân bón < APphân bón, và MPlao động < APlao động, chứng tỏ năng suất cận biên của yếu tố phân bón và yếu tố lao động đang giảm. Bảng 2.3 Năng suất bình quân của các Huyện nghiên cứu Đơn vị tính tấn/1ha Huyện Giá trị Aps Quy mô < 0,5ha Quy mô 0,5 - 1ha Quy mô >1ha Aps trung bình 2006 Aps trung bình 2005 Viện QH & TKNN %(+/-) 2006/2005 Tr. Bình 3,76 3,19 3,07 Nhỏ nhất 2,75 1,87 2,00 Huyện Lộc Ninh Lớn nhất 5,00 5,00 4,40 3,27 2,65 23,4 Tr.bình 2,65 2,75 2,75 Nhỏ nhất 2,00 1,38 1,33 Huyện Châu Đức Lớn nhất 4,40 5,00 3,63 2,72 1,74 56,0 Tr.bình 2,92 2,43 2,12 Nhỏ nhất 1,50 1,70 1,53 Huyện Cẩm Mỹ Lớn nhất 5,00 3,00 3,30 2,49 1,85 34,6 Vùng 3,09 2,86 2,70 2,88 2,20 30% Kết quả trên cũng cho thấy mặc dù trong cùng một vùng trồng có các điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau nhưng năng suất giữa các Hộ có sự chênh lệch đáng kể, năng suất cao nhất hơn năng suất thấp nhất trên 150%, năng suất trung bình cao hơn 36 năng suất thấp nhất trên 100%. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này gồm có: Lựa chọn giống: chất lượng nhân giống hồ tiêu vẫn chưa đảm bảo lựa chọn được dây lươn sạch bệnh và khỏe, 36%, 14% và 15% là tỷ lệ số Hộ điều tra tại các huyện Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ lựa chọn giống hồ tiêu không đạt chuẩn. Kỹ thuật chăm sóc: trên 70% số Hộ chăm sóc không đúng kỹ thuật trong việc bón phân, tưới tiêu nước cũng như cách phòng chống sâu bệnh, trong đó: 39% số Hộ không có hệ thống thoát nước và 58%, 26% và 53% là tỷ lệ các Hộ điều tra tại Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ không tưới nước đầy đủ; 54% số Hộ không bón đủ về lượng và số lần phân hữu cơ, 70% số Hộ bón phân vô cơ không đúng cách cả về tỷ lệ và lượng các loại N – P – K; 36% số Hộ không đưa ra bất cứ một giải pháp nào trong phòng và điều trị sâu bệnh. Dịch bệnh: do giống và kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế kết hợp với khí hậu luôn diễn biến bất lợi như mưa hoặc hạn hán kéo dài hoặc gió nóng vào thời kỳ ra hoa kết trái (69% số Hộ gặp khó khăn thời tiết) và sự suy thoái của đất do sử dụng quá nhiều phân hóa học với tỷ lệ đạm cao, một mặt trực tiếp làm giảm năng suất, mặt khác làm tăng điều kiện để dịch bệnh hại tiêu phát triển. Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro lớn nhất hiện nay cho hầu hết tất cả các vùng trồng tiêu, tại vùng điều tra 81% số Hộ gặp khó khăn trong vấn đề dịch bệnh, trung bình hàng năm làm giảm 5% -10% năng suất, riêng những năm dịch bệnh tăng mạnh con số này lên đến 20% - 30%. 2.3.1.3 Chi phí trung bình Từ mẫu đã thống kê được giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chi phí trung bình vùng điều tra tương ứng là 20.550 đồng/kg, 11.866 đồng/kg, và 33.391đồng/kg. So sánh với chi phí trung bình do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nông nghiệp điều tra năm 2005 là 18.466 đồng/kg thì không có sự chênh lệch đáng kể nếu quy về giá và suất đầu tư của năm 2006, cụ thể: giá các yếu tố đầu vào tăng trung bình 15%, tỷ trọng phân bón trong chi phí trung bình tăng 25% (tỷ trọng phân bón 2006 là 46,9%, 2005 là 22%), năng suất tăng 30%, do vậy CuViện 2006 được tính như sau: CuViện2006 = (CuViện2005*1,15 + 0,25*CuViện2005*1,15)/1,3 = (18.466*1,15+0,25*18.466*1,15)/1,3= 20.419(đ/kg) Từ dữ liệu thống kê cho thấy trong cấu trúc của chi phí trung bình, chi phí kiến thiết cơ bản trung bình chỉ chiếm khoảng 25% còn chi phí kinh doanh trung bình chiếm tới 75%, do đó suất đầu tư các yếu tố đầu vào biến đổi trong thời kỳ kinh doanh ảnh hưởng chính đến mức sản lượng, điều này phù hợp với lý thuyết hàm sản xuất trong 37 ngắn hạn sản lượng phụ thuộc vào lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên nhiên vật liệu, lao động trực tiếp. Bảng 2.4 Chi phí trung bình Đơn vị tính đồng /kg Vùng Chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) Chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) Chi phí trung bình (Cu) Cu Điều tra của Viện QH 2005 Bình Phước Lộc Ninh 5.296 15.041 20.337 17.287 Bà Rịa VT Châu Đức 4.514 15.856 20.370 19.868 Đồng Nai Cẩm Mỹ 4.924 16.143 21.067 18.687 Vùng 5180 14970 20.550 18.466 Đồng thời thống kê mẫu cũng cho thấy hai yếu tố đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ kinh doanh là lao động và phân bón, chi phí của hai yếu tố này chiếm tỷ trọng cao trong chi phí kinh doanh trung bình tương ứng là 35,50% và 46,98%. Như vậy trong thời kỳ kinh doanh khi giá lao động tăng 1% sẽ làm chi phí trung bình tăng 0,27% (35,5%*75%) còn giá phân bón tăng 1% làm chi phí trung bình tăng 0,35% (47%*75%). Xu hướng giá lao động và giá phân bón đang ngày một tăng cao, tiền công năm 2006/2005 tăng 30%, 2007 và 2008 /2006 tăng 10%, và giá phân bón tăng trung bình 2006/2005 là 5%, 2007/2006 là 5%,và 2008/2007 là 60%. Với mức tăng này làm tăng chi phí trung bình của mùa vụ 2007/2006 là 9,75% và 2008/2006 là 23,7%, trong điều kiện suất đầu tư không thay đổi so với 2006. Ngoài giá của các yếu tố đầu vào chính tăng mạnh, vấn đề trụ hoặc cây choái hiện cũng đang ảnh hưởng đến chi phí trung bình. Để đảm bảo đặc tính sinh trưởng của cây hồ tiêu cần có bóng râm nên việc dùng choái sống tốt hơn sử dụng trụ bằng bê tong hoặc trụ gỗ, nhưng trên thực tế đang có những trở ngại trong việc sử dụng choái sống bởi sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồ tiêu làm lượng phân bón phải tăng lên mới đủ nuôi cả hai cây nếu không năng suất kém, đồng thời một số loại cây choái như vông, lồng mứt hay bị sâu bệnh làm đổ trụ tiêu. Cả hai bất lợi này của choái sống đã dẫn đến chi phí tăng lên nhiều đặc biệt là trong tình hình giá phân bón cao, và tiềm ẩn rủi ro làm ngắn chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu. 38 Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng Năng suất tấn/ha Chi phí trung bình đồng/kg Thu nhập ròng triệu đồng/ha < 2,00 23.537 34,25 2,00 – <3,00 21.051 61,06 3,00 - <4,00 19.274 90,64 4,00 - < 4,50 18.985 119,33 >= 4,5 19.719 124,90 Qua số liệu so sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng một lần nữa khẳng định vai trò của yếu tố năng suất đối với thu nhập, đồng thời cũng xác định được mức năng suất có chi phí thấp nhất là từ 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha, còn khi năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha, chi phí trung bình có dấu hiệu bắt đầu tăng lên, có nghĩa năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi đã bắt đầu giảm mà ở đây chủ yếu là yếu tố phân bón và lao động. 2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp Với tổng số điểm đánh giá kiến thức nông nghiệp là 35 trong đó 21 điểm kiến thức kỹ thuật và 14 điểm kiến thức kinh tế thì số Hộ đạt trên 50% số điểm là khá thấp cụ thể: chỉ có 26% số hộ đạt trên 10 điểm về kiến thức kỹ thuật, 56% số hộ đạt trên 7 điểm về kiến thức kinh tế, và có 45% số hộ đạt có tổng số điểm trên 17. Sở dĩ kiến thức của Hộ sản xuất hồ tiêu không cao là do hầu hết các Hộ bị hạn chế về những kiến thức quan trọng nhất như: cách thức sử dụng phân bón (83% số Hộ sử dụng phân bón không đúng cách); phòng trừ sâu bệnh (90% số Hộ không có biện pháp phòng trừ những bệnh thường gặp); nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán (chỉ có 4,2% số Hộ nhận biết được các nhân tố chính); thông tin thị trường thế giới (chỉ có10% số Hộ biết một số thông tin về các nước sản xuất và xuất khẩu); và cách hạch toán chi phí (74% số Hộ hạch toán không đúng). Hiện 65% số hộ tiếp cận kiến thức kỹ thuật sản xuất hồ tiêu thông qua đài phát thanh, truyền hình và cán bộ khuyến nông, 25% số hộ có đọc sách báo hướng dẫn và tham gia hoạt động cộng đồng như tổ nông dân và các hội thảo. Trong khi đó công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ khuyến nông còn hạn chế do không cập nhật được những cải tiến kỹ thuật mới từ các vùng trồng khác trong và ngoài nước bởi thiếu kinh phí và lượng cán bộ khuyến nông mỏng, đồng thời các hoạt động không chuyên sâu và không trải rộng đều cho các vùng trồng mà chỉ tập trung tại một số nơi nhất định đã đưa đến 46% số Hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoạt động khuyến nông. 39 80% số Hộ nhận thông tin thị trường về giá cả là từ thương lái, 20% số Hộ còn lại tiếp cận qua báo đài và các tổ chức ngành hàng như Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 0% số Hộ sử dụng internet, như vậy rất khó để các Hộ có được thông tin đa dạng về thị trường. Bên cạnh đó những thông tin nhận được từ báo đài và Hiệp hội thường không đáp ứng tính kịp thời, từ đó dẫn đến hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội thị trường, chỉ có 26% số hộ bán tại mức giá trên 50,000đồng/kg vào năm 2007 trong khi mức giá này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 9 của năm 2007, đa số các hộ đều bán ở giai đoạn giá vừa tăng tháng 3 và đầu tháng 4 hoặc sau tháng 10 ở mức giá 40.0000 – 45.000đ/kg. Việc không có đầy đủ các thông tin thị trường cần thiết về lượng và xu hướng cung cầu hồ tiêu trong và ngoài nước cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã dẫn đến các quyết định không hiệu quả trong việc thu hẹp hay mở rộng diện tích trồng hồ tiêu và bỏ qua các nhân tố làm tăng giá trị sản phẩm như thu hái đúng kỹ thuật, sơ chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh: 31% số hộ không xác định được khi nào cần tăng hoặc giảm diện tích, 48% số hộ không biết bất cứ một tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu xuất khẩu nào, và 41% số hộ thu hoạch khi số lượng quả chín chỉ đạt dưới mức 5%. 2.3.1.5 Giống Thống kê vùng điều tra cho thấy tại Lộc Ninh số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là 73% , số hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 23% và 4% số hộ trồng giống hồ tiêu Ấn Độ. Tại Châu Đức và Cẩm Mỹ số hộ trồng giống hồ tiêu Lộc Ninh là 18%, số hộ trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh là 72% và 10% là số hộ trồng giống hồ tiêu Ấn Độ. Như vậy trên 90% số hộ trồng hồ tiêu vẫn đang trồng các giống đã du nhập vào nước ta từ lâu như Vĩnh Linh và Lộc Ninh, chỉ có khoảng 4% - 10% số Hộ trồng một vài giống tiêu Ấn Độ, tiêu Lada Belangtoeng được nhập nội cách đây 10 năm, kết quả điều tra của đề tài tương thích với số liệu của các công trình nghiên cứu trước đó. Điểm mạnh của các giống truyền thống là khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và năng suất ổn định, nhưng lại bị hạn chế ở khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán hay úng lụt, trong khi đó các giống mới được nhập nội có thể khắc phục tốt những hạn chế này. Chủng loại giống ít và nhân giống bằng phương pháp vô tính một mặt đã dẫn đến chất lượng giống ngày càng bị suy giảm, mặt khác khi có các đợt dịch bệnh có tính lây lan cao như bệnh tuyến trùng sẽ dẫn đến sự chết hàng loạt. Đến nay giống hồ tiêu đang là một nội dung được các nhà khoa học và người sản xuất rất quan tâm nhưng chưa có hướng đi cụ thể và đầu tư thích hợp của các ban ngành và các cấp. 40 2.3.2 Kết quả của mô hình hồi quy Trên cơ sở dữ liệu điều tra 216 mẫu (Hộ trồng hồ tiêu) theo tình hình thực tế của năm sản xuất 2006 và giá bán vào năm 2007 (vì thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 4 nên hồ tiêu chủ yếu được bán vào năm kế tiếp), sau khi xử lý dữ liệu và ước lượng các tham số của hàm hồi quy tuyên tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS đã cho kết quả hồi quy dưới đây: Đối với thu nhập ròng/ha: Ln(Y1)= 16,183 + 0,034LnS+1,069 LnAps - 0,733 LnCu+0,230 LnU+0,034Se (SE) 1,081 0,020 0,047 0,081 0,087 0,033 (t) 14,696 1,666 22,694 (9,055) 2,655 1,055 (p) 0,000 0,097 0,000 0,000 0,009 0,239 R2= 0,831 Df=215 F= 206,510 (0,000) Đối với thu nhập lao động gia đình: Ln(Y2)= 20,205+ 0,525 LnAps - 0,860 LnCu+ 0,683LnU +0,326Se (SE) 3,604 0,154 0,270 0,288 0,107 (t) 5,606 3,412 (3,185) 2,373 3,040 (p) 0,000 0,001 0,002 0,019 0,003 R2= 0,261 Df=215 F= 18,662 (0,000) Trong đó: SE là sai số chuẩn, t là giá trị thống kê t và p là xác xuất phân phối theo quy luật Student có mức ý nghĩa α=5% tương ứng của các hệ số hồi quy. Lựa chọn biến: Đối với mô hình hồi quy LnY1: do t của biến diện tích đất thu hoạch và biến giống trong mô hình hồi quy LnY1 đều nhỏ hơn tα/2(n-k) =t0,025(210) = 1,9713 vì thế ta loại bỏ biến S và biến Se, và chấp nhận 3 biến độc lập còn lại. Hai biến không có ý nghĩa thống kê có thể được giải thích là do hiệu quả sản xuất/ha chưa có sự chênh lệnh đáng kể giữa các loại quy mô đất trồng, và do giống không có nhiều chủng loại, mỗi địa phương chỉ tập trung trồng một loại giống. Đối với mô hình hồi quy LnY2: do tất cả các t đều lớn hơn tα/2(n-k) =t0,025(211) = 2,257 nên các biến đều được chấp nhận. Kiểm định đa cộng tuyến: bằng phần mềm SPSS chọn collinearity diagnostics xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các 41 biến độc lập LnAps, LnCu, LnU và LnSe với các giá trị của VIF nhỏ (Phụ lục 3.1) nên có thể kết luận không có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết luận: mô hình hồi quy bội phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để làm cơ sở phân tích, các biến độc lập đã giải thích 83,1% và 26,1% sự thay đổi giá trị của biến phụ thuộc thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình. Kết quả của các mô hình lựa chọn là: Y1= e16,183 Aps1,069Cu-0,733 U0,230 Y2= e20,205 Aps0,525Cu-0,860 U0,683Se0,326 Ý nghĩa của các tham số: Trong mô hình Y1: Hệ số β1=1,069 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với năng suất, β1 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi năng suất tăng lên 1% thì thu nhập ròng/ha của Hộ tăng trung bình 1,069%. Hệ số β2= - 0,733 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với chi phí trung bình của sản phẩm, β2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi chi phí trung bình tăng lên 1% thì thu nhập ròng/ha của Hộ giảm trung bình 0,733%. Hệ số β3= 0,230 là hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha đối với kiến thức nông nghiệp của Hộ, β3 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% (tính theo giá trị của thang bảng điểm của đề tài) thì thu nhập ròng/ha của Hộ tăng trung bình 0,230%. Trong mô hình Y2: Hệ số γ1= 0,525 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với năng suất, β’1 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi năng suất tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung bình 0,525%. Hệ số γ2= - 0,860 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với chi phí trung bình, β’2 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi chi phí trung bình tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình của Hộ giảm trung bình 0,860%. Hệ số γ3= 0,683 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với kiến thức nông nghiệp, β’3 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% (tính theo giá trị thang bảng điểm của đề tài) thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung bình 0,683%. Hệ số γ4= 0,326 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình đối với giống, β’4 cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi khi 42 chất lượng giống tăng lên 1đơn vị thì thu nhập lao động gia đình của Hộ tăng trung bình 0,326. Kết luận Chương 2 Từ các dữ liệu điều tra và thu thập, thông qua phân tích mô hình hồi quy đã xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của Hộ theo thứ tự giảm dần là: năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống. Mối quan hệ tương tác của từng yếu tố đến thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình phù hợp với kỳ vọng của đề tài và các lý thuyết kinh tế đề cập trong Chương1 liên quan đến các nhân tố làm tăng sản lượng và giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp như quy luật năng suất cận biên giảm dần, nâng cao năng suất đất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, và kiến thức nông nghiệp của nông dân. Qua phân tích thực trạng đã xác định được: Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chính là phân bón và lao động đang có xu hướng giảm dần và tiến tới <0; Chi phí trung bình thấp nhất khi năng suất ở trong khoảng 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha; Xu hướng quy mô diện tích nhỏ có hiệu quả trên một đơn vị diện tích cao hơn quy mô diện tích lớn; Việc mở rộng diện tích đất trồng hồ tiêu đang gặp nhiều hạn chế do giá đất tăng, vốn đầu tư lớn và lao động khan hiếm; Các Hộ có thể tiếp tục duy trì sản xuất hồ tiêu trong ngắn hạn (1 – 2 năm) nếu giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình 18.500 đồng/kg (≈14.970*23,7%) và trong dài hạn nếu giá bán cao hơn chi phí trung bình 25.500đ đồng/kg (≈20.550*23,7%) - chi phí trung bình tính theo giá các yếu tố đầu vào của năm 2008 và suất đầu tư của năm 2006. Để ổn định và tăng thu nhập Hộ trồng hồ tiêu cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các yếu tố năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống, trong đó năng suất là yếu tố then chốt nhất. Do năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào bắt đầu giảm vì thế muốn nâng cao năng suất cần phải có những cải tiến kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới từ khâu trồng đến chăm sóc, đặc biệt là chọn giống hồ tiêu tốt - sạch bệnh, khỏe, cho năng suất cao và ổn định, và sử dụng phân bón đảm bảo bốn đúng về số lượng, chủng loại, thời gian và kỹ thuật bón. 43 Chương 3 Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ 3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường Hồ tiêu Thế giới Xu hướng cầu: Lượng cầu hồ tiêu hàng năm của thế giới thường được tính bằng tổng của lượng xuất khẩu từ các nước sản xuất đến các nước tiêu dùng và lượng tiêu dùng tại các nước sản xuất, mức cầu trung bình trong giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 - 2007 tương ứng là 321.000 tấn/năm và 340.000 tấn/năm, trong đó tiêu dùng tại các nước sản xuất chiếm khoảng 30% tổng tiêu dùng của thế giới. Theo số liệu thống kê 1989 - 2007 tỷ lệ tăng mức cầu trung bình 2% - 3% /năm, do vậy dự kiến giai đoạn 2008 – 2010 nhu cầu hồ tiêu dao động từ 330.000 tấn – 350.000 tấn/năm. Tuy nhiên mức cầu có thể sẽ thấp hơn bởi tình hình suy thoái kinh tế của Mỹ đang diễn ra đã và đang tác động đến giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng mạnh tại Mỹ và nhiều nước, thị phần nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ chiếm 25% tổng lượng hồ tiêu nhập khẩu của các nước tiêu dung, do vậy cầu về thực phẩm sẽ giảm kéo theo giảm cầu các sản phẩm hồ tiêu vì công dụng chính của hồ tiêu được dùng là một thành phần gia vị trong thực phẩm. Nhu cầu sử dụng hồ tiêu có xu hướng ngày càng đa dạng hơn, ngoài cách sử dụng truyền thống từ hạt tiêu khô thì cầu về hạt tiêu tươi, hạt tiêu xanh ngâm và các tinh dầu chiết xuất từ hạt tiêu cũng đang tăng song hành với yêu cầu về mặt mỹ q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam bộ.pdf
Tài liệu liên quan