Luận văn Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế

Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt động điều tra thu nhập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu một cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối liên hệ, tìm các giải pháp sơ bộ cho quá trình nghiên cứu.

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi chọn 4 xã và 6 phường thuộc thành phố Huế, là các địa bàn có các chương trình cho vay vốn tín dụng thời gian khá dài để nghiên cứu. Chúng tôi phân bổ 5 địa bàn ở phía Bắc, 5 địa bàn ở phía Nam để điều tra. Mỗi địa bàn chúng tôi sử dụng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ vay vốn để điều tra phỏng vấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung học PT 25,5 Tổng 100 Tổng 100 Giới tính Phần trăm Tôn giáo Phần trăm Nữ 82,5 Phật giáo 87 Nam 17,5 Lương 13 Tổng 100 Tổng 100 Thu nhập chính của các hộ vay vốn Phần trăm TNBQ hộ gia đình vay vốn Triệu đồng Chăn nuôi 22,0 Thấp nhất 3,0 Trồng trọt 13 Cao nhất 9,0 Kinh doanh PNN 40,5 Trung bình 5,65 Khác 24,5 Tổng cộng 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Điều tra phỏng vấn 200 hộ vay vốn, chúng tôi thấy rằng trình độ văn hoá trung bình của người vay khá cao, trung bình là học lớp 8, đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho người vay vốn có thể hiểu được các thủ tục của chương trình tín dụng một cách dễ dàng, biết cách lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, ý thức về trả nợ và lãi vay cao, đặc biệt là có thể chọn lựa được chương trình vay phù hợp cho mình nhất trong trường hợp có nhiều nguồn vốn của nhiều chương trình như hiện nay. Phần lớn các hộ điều tra, có người đứng vay là Phật giáo. Việc giữ gìn uy tín của bản thân trong sinh hoạt giáo hội liên quan đến việc giữ gìn uy tín khi vay vốn của các chương trình tín dụng. Có thể các điều luật của giáo hội đã phần nào ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động của người vay vốn cho nên tỷ lệ thu hồi vốn của các chương trình tín dụng rất cao (trên 98%). Các hộ không trả nợ gốc và lãi đúng hạn chủ yếu là gặp các trường hợp bất khả kháng như thiên tai (trồng trọt), dịch bệnh trong chăn nuôi, hoặc đau ốm bất thường... Tuy nhiên, dẫu trong hoàn cảnh nào, báo cáo của các chương trình tín dụng đều cho thấy không có tình hình nợ dây dưa, do tình hình phải quay vòng các lượt vay nên những người vay dẫu gặp khó khăn đều cố gắng mượn tiền để trả nợ hòng hy vọng sẽ được vay tiếp trong các lần vay tới. Cũng theo đồ thị phân loại số năm được học phổ thông của những người được phỏng vấn thì số người học lớp 5 là đông nhất, tiếp đó là lớp 12 và kế nữa là lớp 8. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng phần lớn những người vay (99%) đã lập gia đình, và 84% người đứng tên vay là phụ nữ. Điều này chủ yếu là do ưu tiên cũng như định hướng của các các nhà tài trợ chương trình, vì phụ nữ vay thì họ giữ tiền sẽ cẩn thận và chặt chẽ hơn nam giới, các hộ gia đình thường là có tài sản và có hộ khẩu thường trú cụ thể. Đây là các yếu tố cùng với yếu tố trình độ văn hoá trung bình, tôn giáo góp phần làm cho tỷ lệ trả nợ luôn cao và chương trình tín dụng do vậy có tính bền vững cao. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá chung nhất những đặc điểm tình hình của người vay vốn những đặc điểm và yếu tố này chưa hẳn là những yếu tố chủ yếu làm cho chương trình tín dụng quy mô nhỏ ở địa phương phát triển vững chắc. Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này chúng tôi thấy cần thiết phải đi sâu hơn tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề chi tiết liên quan khác... Huế là thành phố anh hùng, là đô thị loại I đang phát triển. Trong 5 năm qua, cơ cầu kinh tế thành phố phát triển theo hướng kinh tế đô thị: Du lịch -Dịch vụ-Công nghiệp Tiểu thủ Công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp. Tỷ lệ GDP nông nghiệp chỉ còn chiếm 1,7 % vào năm 2006 so với 2,6 % năm 2001[25]. Trong những năm qua, thành phố Huế đã có những bước phát triển lớn về phát triển đô thị, tốc độ đô thị hoá tăng mạnh, các khu dân cư và làng nghề khu vui chơi giải trí được quy hoạch mạnh làm cho đất nông nghiệp và trồng rừng ngày càng giảm đi. Đó cũng là một thực tế được phản ánh ngay trong số liệu điều tra các hộ vay vốn. Luận văn đã phân loại thu nhập chính của hộ vay vốn làm 4 loại gồm: chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh phi nông nghiệp và các nghề khác (như thêu, in lụa, thợ nề, thợ mộc, đúc đồng, cắt tóc...). Quá trình điều tra cho biết có 44 hộ chăn nuôi (chiếm 21,4%), 26 hộ trồng trọt (chiếm 12,6%), 81 hộ có kinh doanh phi nông nghiệp (chiếm 39,3%) và 49 hộ làm nghề khác như đã nêu trên (chiếm 23%). Như vậy, tỷ lệ kinh doanh PNN và nghề khác tổng cộng đã chiếm 62,3 %, con số này ngẫu nhiên gần trùng với tỷ lệ % của cơ cấu thương mại - dịch vụ du lịch là 60,8 % cho năm 2005. Ta cũng có thể biết rằng tỷ lệ hộ vay vốn làm chăn nuôi (21%) lớn hơn tỷ lệ vay vốn làm nghề trồng trọt (12,6), con số này cũng cho biết, trong tình trạng đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp như vậy, thì đây là một điều hợp lý phản ảnh tình hình phát triển chung của cơ cấu kinh tế được tái cấu trúc cho thành phố Huế cho những năm qua. Điều đặc biệt luận văn muốn nhấn mạnh trong việc trích dẫn số liệu này là số hộ vay hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) chiếm tỷ lệ 34 %, trong khi số địa bàn tạm gọi là nông thôn chúng tôi chọn để điều tra là 4/10 địa bàn nghiên cứu. Như vậy có thể nói rằng các địa bàn nông thôn thuộc thành phố Huế (nơi chúng tôi nghiên cứu) thì các hộ vay vốn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt). Tỷ lệ kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong đối tượng điều tra, tập trung chủ yếu ở các phương thuộc phạm vi thành phố trung tâm thành phố nhưng chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẽ, thuộc diện thiếu vốn kinh doanh và cần vay vốn, không phải là các hộ khấm khá và phần lớn là được địa phương (Phường, Xã giới thiệu). Có 100% số hộ vay có thu nhập bình quân đầu người/tháng lớn hơn 260.000đ/tháng. Như vậy theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam theo qui định của BLĐTB-XH thì những hộ vay vốn của chương trình tín dụng vi mô mà chúng tôi đang nghiên cứu không thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chẩn mới (ở đây chúng tôi áp dụng ở mức cao cho đối tượng thuộc khu vực nông thôn trong vùng nghiên cứu - theo chuẩn mới là 180.000đ/người/tháng). Tiếp tục tính toán chúng tôi nhận thấy có 195 hộ (97,5%) có thu nhập bình quân đầu lớn hơn hoặc bằng 480.00đ/tháng. Nếu theo tiêu chuẩn của liên hợp quốc (chưa tính cho giá trị sức mua chuyển đổi) có thể nói rằng nếu theo cả chuẩn của LHQ thì những hộ vay vốn này cũng không thuộc diện hộ nghèo. Có 104 hộ (52%) có thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 700.000 ngàn đồng một tháng. Trong đó có 52 hộ/200 hộ điều tra (26%) có thu nhập bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng 819.000 đồng (2,34 X 350.000 đ) là mức lương khởi điểm của viên chức nhà nước, có 19 hộ (9,5%) có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 1 triệu đồng/tháng. (tương đương mức thu nhập bình quân của viên chức nhà nước trên địa bàn thành phố Huế.) Mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình và số nhân khẩu trong hộ cho thấy tình hình kinh tế của các hộ vay vốn thuộc chương trình tín dụng qui mô nhỏ, đó là những hộ gia đình có thu nhập khá so với địa bàn toàn quốc, không thuộc hộ nghèo như qui định mới của Bộ LĐTBXH, bình quân số nhân khẩu trong 1 hộ là gần 6 người và mức thu nhập bình quân của hộ là gần 50 triệu đồng. Đó cũng là những đặc điểm căn bản làm cho chương trình tín dụng phát triển bền vững và tỷ lệ thu hồi gốc và lãi cao. Để sử dụng vốn vay có hiệu quả nhằm mục đích tăng thu nhập của hộ gia đình, việc tập huấn kỹ thuật và tập huấn vay vốn có một vai trò rất quan trọng. Đây cũng là một cơ hội để người vay vốn tự nâng cao năng lực của bản thân trong các mặt: hoạch định kế hoạch, tiếp cận thông tin, nắm bắt kỹ thuật, sử dụng vốn đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn vay... Kinh nghiệm tổng kết được từ các hoạt động tín dụng của các NGOs hoạt động tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc tập huấn vay vốn và tập huấn kỹ thuật (chủ yếu là kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi).[54],[69] Qua nghiên cứu kết quả thống kê điều tra được, chúng tôi nhận thấy có 155 người được phỏng vấn đã trả lời đã có tham gia tập huấn vay vốn (chiếm 75,2%); 131 người trả lời đã có tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm 63,6%. Đây là những con số khẳng định các người quản lý chương trình tín dụng đã thật sự quan tâm tới việc sử dụng vốn có hiệu quả của người vay. Mặc dầu đây là một khoản chi phí của chương trình, nhưng rất cần thiết để bảo tồn vốn vay. Mặt khác, chúng ta cũng đánh giá cao vai trò chủ động và tự giác của các hộ vay vốn trong việc tham gia các hoạt động tập huấn này. Ngoài ra để chuẩn bị cho các hoạt động tạo thu nhập, họ còn tham gia học nghề với những người khác, nhận sự giúp đỡ từ bà con bạn bè, hoặc có thêm người giúp việc trong gia đình... Chúng ta có thể nhận biết tình hình chuẩn bị tạo thu nhập của các hộ vay như bảng dưới đây: Bảng 3.2. Công việc chuẩn bị để sử dụng vốn vay hiệu quả Đơn vị Tập huấn vay vốn Tập huấn kỹ thuật Bạn bè bà con giúp đỡ Có người giúp việc Học nghề Người 155 131 137 76 32 % 75,2 63,6 96,0 36,9 13,5 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Theo bảng trên ta có thể thấy rằng, tập huấn vay vốn có số người trả lời tham gia nhiều nhất, kế đến là có sự giúp đỡ của bà con bạn bè cũng như tập huấn kỹ thuật. Việc đi học nghề với một người khác tuy có nhưng rất ít chỉ 32 người (chiếm 13,5%). Điều đó cho thấy rằng, người vay vốn sẽ tham gia tập huấn kỹ thuật và tập huấn vay vốn nếu chương trình có tổ chức lớp tập huấn cho người vay. Qua phỏng vấn trực tiếp, phần lớn các hộ vay vốn đã trả lời thu nhập năm 2005 đã tăng so với năm 2004 (khi phỏng vấn chúng tôi có đề nghị người trả lời không tính đến mức trượt giá mà hãy tính theo mức thực tế có điều chỉnh so với năm 2004). Bảng 3.3. So sánh thu nhập 2005 so với 2004 của các hộ điều tra Mức Tần suất % Thu nhập cao hơn 152 76,0 Thu nhập thấp hơn 12 6,0 Thu nhập không đổi 36 18,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Có 152 hộ trả lời rằng mức thu nhập cao hơn năm 2004 chiếm 76% số hộ được phỏng vấn. Số hộ có thu nhập thấp hơn năm 2004 là 12 hộ (5.8%). Số hộ có thu nhập không thay đổi là 35 hộ (chiếm 17,5%). Qua trực tiếp ghi nhận và phân tích các câu hỏi, thì những trường hợp cho rằng thu nhập không tăng hoặc thu nhập giảm đi phần lớn có thu nhập chính của hộ là chăn nuôi hoặc trồng trọt. Đây chính là những hộ bị ảnh hưởng bị dịch bệnh cúm gia cầm hoặc giá vật tư nông nghiệp tăng (xăng dầu, phân, thuốc trừ sâu...), vì vậy việc thu nhập năm 2005 bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Việc không có gia đình nào có con bỏ học là một số liệu có ý nghĩa chứng minh các bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc học hành của con cái. Các gia đình vay vốn nói chung là có điều kiện (tạo điều kiện cho con tới trường). Đánh giá thêm về chỉ số thời gian giành để chăm sóc con năm 2005 so với 2004 để đánh giá thêm sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học hành của con cái. Chỉ số học hành của con cái trong hộ gia đình người vay vốn cũng có giá trị đánh giá chất lượng sống của gia đình vay vốn rất cao. Theo bảng thống kê dưới đây: Bảng 3.4. Chỉ số tình hình học hành của con cái Con đi học Tần suất % Chi phí cho con học 2004-2005 Tần suất % Không có con đi học 39 19,5 Cao hơn niên học 2003-2004 110 72,3 Có con đi học 158 79,0 Thấp hơn niên học 2003-2004 40 26,3 Không trả lời 3 1,5 Không thay đổi 2 1,4 Tổng 200 100,0 Tổng 152 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Số gia đình có con đi học các cấp là 158 hộ chiếm (80,2%), có 39 hộ (19,8%) gia đình không có con học các cấp - đây là các gia đình có con đã lớn và trưởng thành. Có 3 hộ không trả lời rõ ràng về vấn đề này. Như vậy ta có thể thấy rằng phần đông các hộ vay vốn đều có con đi học các cấp, sau này sẽ có chỉ tiêu về tiết kiệm để trả tiền học cho các con chúng tôi sẽ quay lại phân tích thêm về vấn đề này. Đánh giá số tiền học phí đóng trong năm học 2004 - 2005 so với 2003 - 2004, vì có nhiều số liệu còn thiếu nên chúng tôi đã tính toán thông quan biến tổng của hai chi phí cho 2 năm học, và thống kê cho thấy có 110 hộ trả lời rằng chi phí năm 2005 cao hơn năm học 2003 - 2004, chiếm 55% số hộ được hỏi. Có 40 hộ trả lời chi phí năm học 2004 - 2005 so với 2003 - 2004 bị giảm đi, con số này nhỏ với số vừa mới phân tích ở trên chiếm 20% số hộ được hỏi. Cũng cần nói thêm rằng: có 2 hộ trả lời rằng chi phí cho con tới trường trong 2 năm học vừa qua là không thay đổi. Về số chi phí thì trung bình năm học 2004 - 2005 là 2.774.100đ, trong khi năm 2003 - 2004 là 2.559.300 đ, như vậy chi phí cho học hành của con cái đã tăng lên trong năm học 2004 - 2005 so với năm học 2003 - 2004. Mức chi phí cho việc học hành của con cái trong các gia đình có hộ vay vốn là bằng 5% tổng chi phí của gia đình (2,5 triệu đ so với 50 triệu đ ). Qua con số chí phí này dù rằng chưa có số liệu điểu tra cụ thể cho từng loại cấp học, số thống kê trên chứng tỏ rằng phần lớn số người con của các hộ vay là trong độ tuổi học phổ thông, vì chi phí cho học cấp đại học còn tốn kém nhiều hơn mức trung bình này. 3.2. Đánh giá về mức sống và chất lượng sống Về nhà cửa Đa số là có nhà riêng, nhà có toa-lét riêng, dùng điện và nước máy, số phòng trung bình là 3 phòng (theo thiết kế truyền thống của người Huế) do là cư dân thành phố nên các hộ vay vốn được hưởng những lợi từ hệ thống hạ tầng và dịch vụ của thành phố. Vật liệu xây dựng nhà cũng chắc chắn, không có nhà tạm bợ. Số tiền bỏ ra để tu sửa nhà không nhiều, chứng tỏ nhà ở khá chắc chắn. Nhiên liệu để sử dụng việc nấu ăn phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của từng hộ, cả tính thuận tiện và sự phát triển kinh tế chung (củi, dầu, điện, khí gas). Nói chung các hộ vay vốn đều sở hữu nhà riêng, trong nhà có đầy đủ điện nước và toa- lét vệ sinh riêng. Tuy nhiên, chỉ có 34 hộ chiếm 16,5 % trả lời có đất riêng ở nơi khác. Chúng tôi chỉ ghi nhận về số lượng nhưng chưa có điều kiện đi sâu vào chất lượng diện tích của những đám đất này, theo chúng tôi được biết thì các trường hợp này thường là đất nông nghiệp, do đô thị hoá nên đất nông nghiệp có thể trở thành đất vườn hoặc đất ở trong tương lai. Kết quả điều tra cho thấy 92,7 % số hộ dùng nước máy. Chỉ có 4,4 % số hộ dùng nước giếng khoan. Không có hộ nào chuyên dùng nước giếng hoặc nước sông cho việc nấu nướng. Điều này cho thấy chương trình nước sạch nông thôn đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân trong phạm vi thành phố. Vật liệu mái nhà thể hiện tình hình kinh tế của hộ vay là khá tốt. Theo cách đánh giá giản đơn nhất về người nghèo của một số tổ chức tín dụng quốc tế thì vật liệu xây nhà, mái nhà là cách đơn giản nhất để đánh giá tình hình nghèo của đối tượng điều tra. Theo đó, nhà ở của các hộ vay vốn rất chắc chắn, 58,7% lợp ngói, 22,8% là bê tông mái bằng, một số còn lại rất nhỏ là mái tôn và phiblôximăng. Vật liệu làm tường cũng rất chắc chắn. Vật liệu blô là nhiều nhất, chiếm 68%, tiếp đến là gạch 22,3%, vật liệu tường là gỗ rất thấp chỉ chiếm 6,6%. Ở một nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt như thành phố Huế, thì việc dành tiền tích luỹ để xây dựng một căn nhà kiên cố là rất cần thiết để chống chọi với lũ, lụt và bão. Cũng có thể vì nhà cửa đã được xây dựng chắc chắn như vậy nên khi được hỏi số tiền hộ đã bỏ ra để tu sửa nhà cửa trong 2 năm gần đây thì kết quả thống kê cho thấy chi phí bỏ ra không nhiều. Số tiền thấp nhất để cải tạo nhà cửa là 1 triệu đồng, cao nhất là 10 triệu đồng, số tiền trung bình bỏ ra là 2.461.999 đ, tập trung nhiều nhất vẫn là mức 2 triệu, 3 triệu, số tiền 1 triệu cũng có 18 hộ, chiếm 8,7%. Số liệu thống kê về việc sử dụng nhiên liệu đun nấu của các hộ được phỏng vấn thể hiện như dưới đây: Bảng 3.5. Nguồn nhiên liệu để đun nấu Nhiên liệu Tần suất % Củi 51 25,5 Dầu hoả 71 35,5 Điện 25 12,5 Khí gas 53 26,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Do quá trình phát triển kinh tế của thành phố nói chung và của các hộ gia đình nói riêng nguồn nhiên liệu dùng để đun nấu chắc chắn phải theo hướng dùng nguồn nhiên liệu sạch. Dầu hoả và khí gas được sử dụng nhiều nhất. Có điều thú vị là điện được sử dụng để đun nấu rất ít do ngành điện luôn có chính sách tăng giá điện qua từng năm mà không có chính sách ổn định lâu dài. Vẫn còn 24,8% số hộ dùng củi, đây là các hộ thuộc vùng nông thôn (xã) trên địa bàn nghiên cứu. Khuynh hướng số hộ dùng củi để đun nấy sẽ giảm đi do chính sách bảo vệ môi trường ngày càng đi vào cuộc sống, và việc sử dụng nguồn năng lượng sạch ngày càng trở nên phố biến hơn. Về tài sản gia đình Nói chung các hộ vay vốn đều có những vật dụng tối thiểu cho sinh hoạt như TV, bàn tiếp khách, xe đạp, quạt máy. Những hộ có vật dụng tiện nghi khá hơn như máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện không nhiều. Cần lưu ý tới yếu tố xe máy. Xe máy là phương tiện đi lại rất được ưa thích. Từ khi xe máy TQ tràn vào thị trườngVN thì cơ hội để sở hữu xe máy của người có thu nhập thấp đã trở thành hiện thực, vì vậy nhiều hộ vay đã sở hữu được xe máy, trong đó có khá nhiều hộ mua được xe máy sau khi vay vốn của CT TDQMN. Số hộ có tủ lạnh là 82 hộ, chiếm 39,8%. Trong khi đó số hộ có máy giặt là 48 chiếm 23,3%. Có 64,4% hộ có nồi cơm điện, 100% số hộ có quạt máy từ 1 đến 4 chiếc. Về dinh dưỡng và sức khoẻ Số ngày ăn thịt cá trong tuần trung bình khá cao, thấp nhất là 2 lần trung bình là 3,5 lần trong tuần thể hiện mức sống dinh dưỡng khá tốt của người được phỏng vấn. Bảng 3.6. Tình hình ăn uống của hộ gia đình vay vốn Ăn rau xanh Phần trăm Đi chợ hàng ngày Phần trăm Thường xuyên 94 Thường đi chợ 90 Không thường xuyên 6 Không thường đi 10 Trên 50 26,5 Trung học phổ thông 25,5 Tổng 100 Tổng 100 Uống thuốc Phần trăm Uống bia rượu Phần trăm Thường uống thuốc 50 Thường uống 6,5 Không thường uống 50 Không thường uống 93,5 Tổng 100 Tổng 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Đa số người được phỏng vấn trong chương trình tín dụng qui mô nhỏ đều cho rằng họ không thường xuyên uống bia rượu hoặc hút thuốc thể hiện việc giữ gìn sức khoẻ khá tốt (phù hợp với độ tuổi trung bình của người vay vốn là trên 40 tuổi). Số % người uống thuốc trị bệnh thường xuyên là điều chúng ta quan tâm liên quan đến sức khoẻ và giữ gìn sức khoẻ của người vay vốn. Có 94% số hộ thường ăn rau xanh hàng ngày, cũng có lẽ giá rau xanh rẽ và số lượng rất phong phú, là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Số người trả lời thường xuyên đi chợ là rất cao, có thể giải thích điều này do tâm lý và thói quen thích đi chợ hàng ngày của người dân thành phố, hoặc trong nhà có người chăm lo nội trợ, thể hiện rõ ở con số có 90% hộ thường xuyên đi chợ hàng ngày. Điều rất bất ngờ và thú vị là 50% số người được phỏng vấn trả lời họ có uống thuốc chữa bệnh hàng ngày. Điều này không phải nói lên tình trạng bệnh tật của số người được phỏng vấn mà thể hiện rằng người dân càng ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của mình và sử dụng thuốc sớm để phòng trừ một số loại bệnh thông thường, hoặc là uống thuốc bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ. Có 2,5% hộ gia đình có chí phí ăn uống chiếm dưới 20% thu nhập bình quân 1 tháng, 29% hộ có tỷ lệ này chiếm từ 20 đến 30%, trong khi 65% số hộ tỷ lệ này là trên 30 đến 40%. Chỉ có 3% số hộ được phỏng vấn trả lời rằng chi phí cho ăn uống chiếm từ 40 đến 50% tống thu nhập của gia đình, không có hộ nào nói rằng chi phí ăn uống cao hơn 50% thu nhập hộ gia đình. Ở phần này chúng ta có thể tính được chí phí cho ăn uống trung bình của hộ gia đình chiếm 30-40% tổng thu nhập. Điều này thể hiện tình trạng kinh tế của các hộ vay tuy không nghèo nhưng cũng chưa phải thuộc diện kinh tế khấm khá. Do vậy rất cần vay vốn của CT tín dụng qui mô nhỏ. Chi phí cho ăn uống chiếm một tỉ lệ khá lớn trong thu nhập chứng tỏ kinh tế hộ chưa thực sự có thu nhập lớn từ khoản thu nhập chính - hoặc là người dân đầu tư cho sức khoẻ thành viên gia đình nhiều. Bảng 3.7 Chi phí ăn uống của hộ gia đình vay vốn Chí phí ăn uống trong tổng thu nhập Tần suất Phần trăm < 20% 5 2,5 Từ 20% - 30% 58 29,0 Trên 30% - 40% 130 65,0 Trên 40% - 50% 7 3,5 Tổng 200 100 Mức phi phí cho ăn uống bình quân Tần suất Phần trăm Mức thấp 39 19,5 Mức trung bình 81 40,5 Mức khá 80 40,0 Tổng 200 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Chí phí ăn uống thấp nhất cho 1 người/tháng là 125.000 đồng, chi phí cao nhất là 600.000 đồng, mức trung bình là 331.243 đồng. Nếu gọi chi phí trung bình ăn uống người/tháng theo như dưới đây dưới 250.000 đồng là mức thấp từ 350.000 đồng trở lên là mức khá từ 250.000 đến 350.000 đồng là mức trung bình thì ta có bảng 3.7 phân tích dưới đây được lập ở phần dưới. Qua bảng 3.7 ta thấy số hộ có mức chí phí cho ăn uống mỗi người mức khá và trung bình xấp xỉ nhau. Mức thấp chỉ chiếm 39 hộ chiếm 19,5%. Điều này chứng tỏ các gia đình vay vốn phần lớn đã quan tâm tới sức khoẻ dinh dưỡng của các thành viên gia đình. Nếu tính thêm một bảng để đánh giá việc chi phí ăn uống cho vùng nông thôn và thành thị (Xã và Phường) thì chúng ta sẽ có thêm một số nhận xét thú vị khác. Có 87% chí phí mức thấp cho ăn uống nằm ở khu vực nông thôn, trong khi đó chi phí ăn uống ở mức cao thì thành thị chiếm tới 91,3%. Còn mức trung bình thì phân bố đều cho cả thành thị và nông thôn tương ứng là 51,9% và 48,1%. Điều này còn cho thấy giữa nông thôn và thành thị thì khoảng cách về chi phí cho ăn uống cách nhau xa. Phần lớn mức chi thấp tập trung ở nông thôn, còn mức chi phí cao thì tập trung ở thành thị. 3.2.4. Về uy tín và vị thế của người vay trong việc ra quyết định các việc lớn trong gia đình Kết quả tính toán thống kê cho ta biết rằng đối với hộ vay vốn ở xã thì số người cho rằng họ đã có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc ra quyết định so với năm 2004; 53,8% nói ảnh hưởng hơn trong khi 15,0% nói ít ảnh hưởng hơn và 31,3% nói không có thay đổi. Ở khu vực thành thị thì 35% nói ảnh hưởng hơn, 10% nói ít ảnh hưởng hơn, 50,0% nói không thay đổi và 4,2% trả lời không biết. Bảng 3.8. Crostab về chi phí ăn uống trung bình và địa điểm sống Mức chi phí Địa điểm Tổng ăn uống Xã Phường Mức thấp Tần suất 34 5 39 % theo mức thấp 87,2 12,8 100,0 Mức TB Tần suất 39 42 81 % theo mức trung bình 48,1 51,9 100,0 Mức khá Tần suất 7 73 80 % theo mức khá 8,8 91,3 100,0 % Tổng 40,0 60,0 100,0 Pearson Chi-Square=70,964 ; df=2 ; Asymp. Sig. (2-sided)=0,000 Kết quả kiểm định trên cho thấy rằng nhận định vừa nêu trên hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê tức là địa điểm sinh sống chắc chắn có quan hệ tới mức chi phí ăn uống trung bình. Những người sống ở phường thì sẽ có mức chí phí trung bình cho ăn uống lớn hơn những người định cư ở xã. Theo bảng tính toán dưới đây thì người vay vốn sinh sống ở địa bàn xã có khuynh hướng tăng uy tín và vị thế trong việc ra quyết định các việc lớn trong gia đình hơn những người vay vốn ở địa bàn phường. Bảng 3.9. Crostabulation về ảnh hưởng ra quyết định so với năm 2004 và địa điểm sống Mức ảnh hưởng Địa điểm sinh sống Tổng Xã Phường Ảnh hưởng hơn (1) Tần số 43 42 85 % theo mức 1 50,6 49,4 100,0 Ít ảnh hưởng hơn (2) Tần số 12 12 24 % theo mức 2 50,0 50,0 100,0 Không thay đổi (3) Tần số 25 61 86 % theo mức 3 29,1 70,9 100,0 Không có ý kiến (4) Tần số 0 5 5 % theo mức 4 0 100,0 100,0 Tần số 80 120 200 Tổng % 40,0 60,0 100,0 Pearson Chi-Square=12,585 ; df=3 ; Asymp. Sig. (2-sided)=0,006 Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc giới tính của người vay có ảnh hưởng gì tới việc ra quyết định hay không? Chúng tôi đã lập riêng bảng tính Crosstabulation và dùng kiểm định Khi bình phương với mức ý nghĩa thống kê α = 5% thì giá trị Asymp. Sig. (2-sided) là 0,885. Như vậy có thể kết luận không có mối quan hệ nào giữa giới tính người vay và việc ra quyết định. 3.2.5. Đánh giá về đời sống riêng của người vay vốn Sử dụng các thống kê về thu nhập cá nhân 2005/2004, thời gian làm việc 2005/2004, so sánh đời sống 2005/2004 để có những đánh giá về việc cải thiện cuộc sống của năm 2005/2004 của người vay vốn. Trước hết ta đánh giá về cách nhìn nhận của người vay vốn về đời sống cá nhân trên cơ sở khu vực sinh sống. Chúng tôi cho rằng, mỗi sự thay đổi, hoặc điều kiện sống được cải thiện thì người dân thường có cảm nhận rất nhạy cảm về những sự thay đối này và có những đánh giá tính cực về nó. Bảng đánh giá Crosstab như sau: Bảng 3.10. Crostabulation về đời sống cá nhân người vay vốn năm 2005 so với năm 2004 và địa điểm sinh sống Đánh giá về đời sống cá nhân người vay vốn năm 2005 so với năm 2004 Địa điểm sinh sống Tổng Xã Phường Tốt hơn (1) Tần số 36 74 110 % theo mức 1 32,7 67,3 100,0 Xấu đi (2) Tần số 2 1 3 % theo mức 2 66,7 33,3 100,0 Không thay đổi (3) Tần số 29 31 60 % theo mức 3 48,3 51,7 100,0 Không chắc chắn (4) Tần số 13 14 27 % theo mức 4 48,1 51,9 100,0 Tần số 80 120 200 Tổng % 40,0 60,0 100,0 Pearson Chi-Square=5,796; df=3; Asymp. Sig. (2-sided)=0,122 Tuy nhiên vấn đề cảm nhận về đời sống cá nhân tăng lên hay giảm đi có phụ thuộc vào địa bàn sinh sống hay không chúng tôi đã lập bảng tính Crosstabulation và dùng kiểm định dùng kiểm định Khi bình phương với mức ý nghĩa thống kê α = 5% thì giá trị Asymp. Sig. (2-sided) là 0,122. Như vậy không có mối quan hệ nào giữa việc cảm nhận đời sống cá nhân với địa bàn sinh sống của người vay. Tương tự, dùng kiểm định Khi bình phương cũng đi tới việc kết luận không có mối quan hệ nào giữa việc cảm nhận đời sống cá nhân với giới tính của người vay. Người vay là nam hay nữ đều có những cảm nhận về đời sống độc lập với nhau. Có 45% ở nông thôn và 61,7% ở thành thị cho rằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc09 Tc 2737897ng c7911a tn d7909ng qui m nh7887 2737889i v.doc
Tài liệu liên quan