Luận văn Tác động của tõm lý xó hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Hải Dương)

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương1: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ 6

1.1. Chính sách dân số và quá trình thực hiện chính sách dân số ở nước ta 6

1.2. Tâm lý xã hội và vai trò của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay 15

1.3. Những yếu tố cơ bản chi phối sự tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số 27

Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở HẢI DƯƠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ HIỆN NAY 33

2.1. Việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương những năm qua- Thành tựu và những vấn đề đặt ra 33

2.2. Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay 39

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng hiện nay 58

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 82

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của tõm lý xó hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Hải Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng. Có lẽ đây cũng chính là một yếu tố hết sức cơ bản làm cho những tập quán, truyền thống của nền sản xuất sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tâm lý xã hội bảo thủ, lỗi thời có một “ mảnh đất hiện thực” để tồn tại và tác động mạnh mẽ đối với mọi mặt đời sống xã hội của con người trong quá khứ cũng như hiện tại, mà điển hình là tác động đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay. 2.1.2. Thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương thời gian qua Trong quá trình thực hiện chính sách dân số, đặc biệt là sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa VII về chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội từ tỉnh tới cơ sở, nhất là sự ủng hộ và tích cực tham gia của nhân dân, việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu. Chúng ta thể đánh giá kết quả của công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình ở Hải Dương thời gian qua trên các mặt cơ bản sau đây: Một là, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân về dân số- phát triển và chăm sóc sức khỏe sinh sản được nâng lên rõ rệt, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình đã được coi là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đại bộ phận nhân dân quan niệm về sinh đẻ đã có những chuyển biến tích cực. Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình từng bước được xã hội hóa. Mô hình “ Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển bền vững thông qua hoạt động tín dụng tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình” đạt hiệu quả tốt và được đề nghị nhân rộng. Hai là, quy mô dân số ngày càng ổn định. Số người trung bình trong một hộ đã giảm từ 4,01 người/ hộ vào năm 1999 xuống còn 3,8 người/ hộ vào năm 2004. Dân số vào thời điểm 1/ 4/ 2004 so với thời điểm 1/ 4/ 1999 tăng 44.024 người (2,7%). Như vậy, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1999- 2004 là 0,53% chậm hơn 0,38% so với thời kỳ 1989- 1999 (0,91%). Kết quả này đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề vững chắc để Hải Dương bước vào thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010. Theo báo cáo quý 3 năm 2005 của Uỷ ban dân số- gia đình & trẻ em tỉnh Hải Dương, tính đến tháng 9 năm 2005, dân số của tỉnh là 1.707.131 người với 432.938 hộ; Nữ 15- 49 tuổi là 461.217 người, trong đó số nữ có chồng là 319.851 người; Số sinh là 14.871 cháu, trong đó có 1.260 cháu là con thứ 3 trở lên. Ba là, về mức sinh ở Hải Dương liên tục có chiều hướng giảm từ 2,05 con năm 1999 xuống 2 con vào năm 2002 và duy trì mức sinh tương đối ổn định cho đến nay. Tỷ suất sinh thô từ 15,72% năm 2001 xuống còn 14,45% năm 2004. Tỷ lệ sinh con thứ 3 mặc dù gần đây có tăng mạnh nhưng vẫn ở mức thấp so với toàn quốc, dao động trong khoảng từ 8,7 đến 9,7% [52, tr.3]. Bốn là, về việc các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai đã tăng đáng kể. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai đạt từ 73,3% năm 2000 lên 75,5% vào các năm 2004, 2005. Đảm bảo đa dạng hóa các biện pháp tránh thai hiện đại an toàn, hiệu quả, đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của đối tượng sử dụng [52, tr.3]. Thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương những năm qua là cơ bản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cũng như nhiều địa phương khác, việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương đã vấp phải những khó khăn mới nảy sinh, ví dụ như tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Theo thống kê thì hầu hết các huyện trong tỉnh đều xuất hiện tình trạng sinh con thứ 3, thậm chí có những nơi tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên khá cao: điển hình là Thanh Miện: 14,99%; Bình Giang: 14,36% … [52, tr.3- 4]. Như chúng ta đã biết việc sinh con thứ 3 trở lên chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đã và đang gây cản trở đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng. Điều đó cho thấy thực tiễn đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách đòi hỏi chúng ta cần phải nhận thức và giải quyết kịp thời. 2.1.3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay Thứ nhất, những năm qua ở Hải Dương xu hướng giảm sinh tiếp tục được duy trì, tốc độ gia tăng dân số mặc dù vẫn trong phạm vi kiểm soát song những kết quả đạt được là chưa thực sự vững chắc. Xu hướng giảm sinh chững lại và báo hiệu rằng kết quả của những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình dân số- KHHGĐ của tỉnh hải Dương - Giai đoạn 1996- 2005 [53] Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ sinh thô %0 19,46 18,20 17,03 16,42 16,25 15,72 14,96 14,75 14,45 14,15 Tỷ lệ chết %0 5,76 5,45 5,1 5,24 5,23 5,17 5,24 5,24 5,24 3,23 Tỷ lệ tăng tự nhiên %0 13,8 13,1 11,6 11,3 11,0 10,5 9,79 9,51 9,21 8,91 Tỷ suất sinh giảm bình quân Giai đoạn 1996- 2000 giảm 0,64 %0/ năm Giai đoạn 2001- 2005 giảm 0,31%0/ năm Có thể thấy rằng xu hướng giảm sinh ở Hải Dương đã được giữ vững trong nhiều năm liên tục, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Hải Dương cũng ở mức thấp so với nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và đã xấp xỉ đạt mức sinh thay thế. Nếu theo quy luật chung, khi đã đạt mức sinh thay thế thì xu hướng giảm sinh sẽ chững lại. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây vẫn là tình trạng tăng mạnh trở lại của việc sinh con thứ 3 trở lên. Thứ hai, từ sau khi Pháp lệnh dân số 2003 được ban hành, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng tăng mạnh (nhất là vào những năm 2003 và 2004). Đáng chú ý là sự “ lây lan” của hiện tượng này diễn ra tương đối nhanh trên một phạm vi rất rộng và khó kiểm soát. Trước đây, tình trạng sinh con thứ 3 hầu hết rơi vào những gia đình đã sinh hai con là gái và một số ít gia đình đã có hai con trai. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này lại xuất hiện khá nhiều ở những gia đình đã có cả con trai và con gái, theo thống kê toàn tỉnh tỷ lệ này khoảng 30%. Dĩ nhiên, nguyên nhân không chỉ nằm ở " những kẽ hở" của Pháp lệnh dân số 2003 hay sự chậm trễ trong việc ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện pháp lệnh mà thực chất nó chỉ là những " lí do" để biện hộ cho sự tồn tại và tác động của những yếu tố tâm lý xã hội từ bao đời đang đè nặng lên đầu óc những con người đang sống. Bảng 2.2: Kết quả giảm sinh ở Hải Dương giai đoạn 2001- 2005 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2004] Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Dự tính 2005 Quy mô dân số Người 1675566 1683973 1696230 1711766 1727544 Tỷ lệ giảm sinh %o 0,53 0,76 0,21 0,3 0,3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 8,7 8,2 8,62 9,9 9,0 Thứ ba, xu hướng sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trong nhóm gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, học vấn cao. Số liệu thống kê của xã Lê Hồng- Thanh Miện cho thấy từ năm 2002 đến nửa đầu năm 2005 trên địa bàn xã, trong số các trường hợp sinh con thứ ba trở lên không có trường hợp nào lại nằm trong diện kinh tế khó khăn. Có thể nói đây là một xu hướng mới, thậm chí trái ngược với những quan niệm trước đây cho rằng nguyên nhân sinh con thứ ba trở lên là do những nguyên nhân như: điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức thấp …, điều này làm cho công tác tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn. Dường như kinh tế xã hội càng ổn định, đời sống càng được nâng lên thì nguy cơ của gia tăng dân số ngày càng lớn. Bảng 2.3: Cơ cấu sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2002- 2005 xã Lê Hồng- Thanh Miện- Hải Dương [60] Số gia đình sinh con thứ 3 trở lên Đã sinh con một bề Đã có trai, có gái Điều kiện kinh tế khá Điều kiện kinh tế TB Điều kiện kinh tế khó khăn Đảng viên, công chức Dân thường Năm 2002 9 7 2 6 3 0 0 9 Năm 2003 15 12 3 6 9 0 0 15 Năm 2004 18 10 8 16 2 0 1 17 6 tháng đầu năm 2005 9 6 3 9 0 0 1 8 Thứ tư, một vấn đề cũng rất đáng lo ngại là tình trạng sinh con thứ ba đã xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước và ở hầu hết các địa phương. Việc Pháp lệnh dân số năm 2003 ra đời là một bước tiến trong nhận thức và công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay và có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng một cách sâu sắc và toàn diện công tác dân số. Rõ ràng, không chỉ trong lĩnh vực này, " quyền" và " nghĩa vụ" không tách rời nhau. thực tế cho thấy không thể có " quyền" vượt quá khỏi khuôn khổ giới hạn của " nghĩa vụ". Đành rằng, nếu quá nhấn mạnh mục tiêu có thể dẫn tới một số biểu hiện của việc vi phạm quyền con người song xét đến cùng mọi quyền mà con người có và được đảm bảo bao giờ cũng trên cơ sở việc thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân trong xã hội. Đáng tiếc nhiều người, trong số đó có cả cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước lại không hiểu hay cố tình hiểu sai điều đó. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành vi của quần chúng nhân dân. Tóm lại, căn cứ vào tình hình thực tiễn với những vấn đề cấp bách đang đặt ra, nhất là qua các số liệu nêu trên cho thấy những tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số là không nhỏ, thậm chí có nơi, có lúc nó đã trở thành nhân tố cơ bản dẫn tới việc sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh. Dù những tác động này ở mức độ như thế nào thì việc nghiên cứu sự tác động một cách có hệ thống cũng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc. 2.2. tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay Việc tìm hiểu và đánh giá về những tác động tích cực hay tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, giữa những tác động tích cực hay tiêu cực của tâm lý xã hội không có một ranh giới tuyệt đối. Trong thực tế, có những tâm lý xã hội mà nếu theo những tiêu chí đánh giá khác nhau có thể vừa chỉ ra được những tác động theo hướng tích cực, đồng thời lại vừa có thể tìm ra ở nó cả những tác động tiêu cực. Mặc dù vậy, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể đề cập tới hai xu hướng tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số như là những xu hướng tác động một cách độc lập. Trong quá trình thực hiện đề tài này, để tránh sự trùng lắp và thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, phân tích, tác giả chỉ đề cập tới những tâm lý xã hội tiêu biểu cho hai xu hướng tác động nêu trên. 2.2.1. Những tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 khẳng định những mục tiêu của công tác dân số ở nước ta hiện nay: Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội vào năm 2010. Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010 [65, tr.11]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, đồng thời trên cơ sở Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010, Nghị quyết 47/ NQ- TW ngày 22/ 3/ 2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, Tỉnh ủy Hải Dương đã xây dựng Chương trình hành động số 41/ CTR/ TU ngày 1/ 7/ 2005 về thực hiện công tác dân số, gia đình, trẻ em giai đoạn 2006- 2010, trong đó xác định các chỉ tiêu dân số cần đạt vào năm 2010: - Dân số cả tỉnh không vượt quá 1,8 triệu người. - Tỷ lệ tăng dân số dưới 0,8%. - Hạ tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống dưới 7%. - Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT lên 75,5% … Căn cứ vào những mục tiêu của Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 và Chương trình hành động số 41/ CTR- TU của Tỉnh ủy Hải Dương chúng ta có thể đánh giá những tác động tiêu cực của tâm lý xã hội tới việc thực hiện chính sách dân số ở Hải Dương hiện nay trên các mặt sau đây: 2.2.1.1. Tâm lý xã hội cản trở thực hiện mục tiêu gia đình ít con - Trong những tâm lý tác động tới quyết định sinh con, nhất là việc sinh con thứ 3 trở lên thì trước hết và trực tiếp nhất phải kể tới tâm lý “ muốn có nhiều con”. Đây là tâm lý khá phổ biến trong xã hội và được hình thành trong lịch sử từ rất sớm. Lý giải cho vấn đề vì sao người ta muốn có nhiều con người ta có thể đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, ngay từ xa xưa trong đời sống tinh thần của người Việt đã rất coi trọng tinh thần Gia- Tộc. Gia đình càng đông, dòng họ càng lớn thì càng được trọng vọng. Ngược lại, gia đình ít con, dòng họ nhỏ thường bị thua thiệt, bị lấn át trong xã hội. Việc coi trọng tinh thần gia tộc, mà ở đây giá trị được đề cao là con cái đông đúc. Quan niệm “ mỗi con mỗi lộc”, nhiều con nhiều của” đã làm cho quy mô gia đình lớn rất phổ biến. ở không ít những địa phương gia đình đông đúc, nhiều thế hệ cùng chung sống thậm chí còn được coi là một giá trị được đề cao trong xã hội. Hai là, do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ. Đó nền sản xuất manh mún lạc hậu, tự cấp tự túc, ít có sự biến động lớn. Đặc trưng của nền sản xuất nhỏ “ là ruộng đất thì chia manh mún, các tư liệu sản xuất khác thì phân tán”. Sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển trong một khuôn khổ hết sức chật hẹp, chủ yếu là lao động thủ công. Đối với Việt Nam, chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Trải qua 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, mặc dù vậy nền kinh tế nước ta vẫn mang nặng dấu ấn của một nền sản xuất nhỏ. Trong nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn bao gồm đất đai canh tác và sức lao động cơ bắp của con người. Trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế, lao động thủ công vẫn chiếm ưu thế, lao động sống (sức lao động của con người) luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nhìn chung, ở nước ta hiện nay, gia đình là một đơn vị sản xuất tự cung, tự cấp. Quyền sử dụng ruộng đất, nhà cửa và nhiều quyền lợi khác cơ bản vẫn còn tính theo đầu người. Mặc dù hiện nay, chính sách kinh tế- xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng trên thực tế việc “ đông con, nhiều cháu” dường như sẽ có lợi thế hơn về sức lao động và khả năng khai thác đất đai, do đó cũng đem lại nhiều hơn thu nhập cho gia đình. Đó là chưa kể đến những cơ hội việc kiếm việc làm, thu nhập ở bên ngoài hay sự “ thăng tiến” địa vị trong xã hội … thì các mối quan hệ anh em, họ hàng vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy. Đông con trở thành một biểu tượng của sức mạnh kinh tế. Ba là, do những tư tưởng cục bộ gia đình , dòng họ tương đối phổ biến. Tư tưởng cục bộ địa phương, bè cánh trên cơ sở họ hàng thân tộc, là tâm điểm để ứng xử các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Cái nếp “ việc làng bênh lấy họ”, “ việc họ bênh lấy anh em” đã chi phối rất nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội. ở không ít nơi lợi ích cộng đồng đã bị thay thế bởi lợi ích riêng của các dòng họ. Quan niệm “ một người làm quan cả họ được nhờ” khá phổ biến, vì thế họ tìm mọi cách đưa những người trong họ, thân thích vào các cơ quan lãnh đạo địa phương bất chấp năng lực như thế nào, tình trạng “ chi bộ họ ta”, “ Chủ tịch xã của họ ta”, thậm chí “ Đảng ủy họ ta”… không còn là vấn đề xa lạ. Thực tế đó đã và đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, có nơi, có lúc những mâu thuẫn đó đã bùng phát trở thành những “ điểm nóng” và “ xung đột” gây ra những hậu quả hết sức tai hại. Như vậy, đông con không chỉ mang biểu tượng của sức mạnh kinh tế mà còn mang biểu tượng của sức mạnh chính trị, uy tín xã hội. Việc người ta muốn sinh nhiều con còn do chức năng “ bảo hiểm gia đình” của con cái. Nhìn chung thì trong xã hội, tâm lý “ trẻ cậy cha, già cậy con” đã trở thành “công thức” khá phổ biến. Lẽ dĩ nhiên thì nó là sản phẩm của nền kinh tế tự cung, tự cấp song ngày nay nó cũng có cơ sở tồn tại nhất định, tư tưởng này cũng tồn tại ngay cả ở những nước kinh tế- xã hội tương đối phát triển. “Trẻ cậy cha, già cậy con” là một thực tế vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa mang tính đạo lý, vừa như một giá trị của văn hóa. ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn, đa số thế hệ người già hôm nay chủ yếu nhờ cậy vào con cái của họ, vô hình trung họ trở thành nhân tố “ kích thích” nhu cầu sinh đẻ và tác động không nhỏ tới tâm lý của thế hệ trẻ trong việc sinh con, đẻ cái để được “nhờ cậy” sau này. Biểu hiện của tâm lý muốn có nhiều con khá phong phú nhưng tựu chung là họ có thể sử dụng mọi “cơ hội” có thể có để sinh con (ở đây bao gồm cả những cơ hội xét về phương diện pháp lý cũng như cơ hội thực tế). Một điều dễ nhận ra trong việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta những năm qua là chỉ cần sự buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện chính sách dân số, thêm vào đó là sự thiếu chặt chẽ trong một số nội dung của Pháp lệnh Dân số 2003, lập tức tình trạng sinh con thứ 3 trở lên diễn ra nhanh, mạnh, khó kiểm soát ở nhiều nơi và ở nhiều đối tượng, đặc biệt là tình trạng này diễn ra ở không ít đối tượng là cán bộ, đảng viên. Tại huyện Thanh Miện- Hải Dương, năm 2004 có 19/19 xã và thị trấn có người sinh con thứ 3 trở lên, điển hình là xã Phạm Kha, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã cao hơn mức bình quân chung cả nước: 31/ 122 chiếm hơn 25,4% (bình quân cả nước khoảng 20- 21%). Trong tổng số 261 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên của toàn huyện thì có 226 trường hợp con thứ 3, có 28 trường hợp là con thứ 4 còn lại là con thứ 5. Qua khảo sát 261 đối tượng sinh con thứ 3 trở lên ở huyện Thanh Miện có 166 trường hợp đã có 2 con gái nhưng cũng có tới 19 trường hợp đã có 2 con trai và 76 trường hợp đã có cả trai và gái. Thực tế này nói lên rằng mong muốn có con trai (chúng ta sẽ phân tích ở phần sau) vẫn là phổ biến nhưng cũng có không ít những gia đình có xu hướng muốn sinh nhiều con cho dù họ đã có cả con trai và con gái. Việc các cặp vợ chồng mong muốn có con (trong đó phần lớn là muốn có nhiều con) còn thể hiện ở kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai. Sau khi Pháp lệnh dân số 2003 ra đời, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó không ít cặp vợ chồng trẻ đã từ chối sử dụng các biện pháp tránh thai để nhằm mục đích sinh thêm con. Bảng 2.4: Nguyên nhân từ chối áp dụng các biện pháp tránh thai xã Lê Hồng [60] Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Nửa đầu 2005 * Số cặp vợ chồng từ 15- 49 tuổi chưa áp dụng các biện pháp tránh thai 399 453 465 429 - Đang mang thai và mới sinh 184 179 158 89 - Muốn có con 121 143 191 207 - Lý do khác 94 131 116 133 * Số cặp vợ chồng đã áp dụng các biện pháp tránh thai nhưng bỏ cuộc 43 51 44 12 - Muốn có con 43 51 44 12 Một điều đáng lưu tâm là tâm lý muốn có nhiều con đã được hình thành trong lịch sử và ăn sâu vào trong đời sống tâm lý của con người Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nước nhà giành được độc lập, đặc biệt là từ năm 1961, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện chính sách dân số, tác động của tâm lý muốn có nhiều con đã được giảm bớt. Nhân tố quyết định tới thành công này phải kể tới vai trò của chính sách dân số và công tác tuyên truyền, vận động dân số- kế hoạch hóa gia đình, nhưng cũng không thể bỏ qua một thực tế là do những điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình buộc phải “ chấp nhận” việc sinh ít con mặc dù ảnh hưởng của tâm lý muốn có nhiều con ở họ vẫn rất sâu sắc. Việc sinh con thứ 3 trở lên tăng nhanh trong thời gian qua có thể thấy rõ chủ yếu vẫn là do tâm lý muốn sinh nhiều con, nhưng điều gì làm cho tâm lý này trỗi dậy mạnh mẽ? Theo ý kiến của tác giả thì “ chất men” xúc tác đó chính là sự ra đời của pháp lệnh dân số 2003, đồng thời cũng do một thực tế là do điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư đã khá giả, khẩu hiệu một thời: “ Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” dường như đã không còn phù hợp nữa. Số liệu thống kê ở nhiều địa phương cho thấy, hầu hết tình trạng sinh con thứ 3 trở lên đều có điều kiện kinh tế khá giả. Như vậy, quy mô gia đình nhỏ mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con chưa trở thành chuẩn mực xã hội. - Một tâm lý xã hội cũng tác động rất lớn đến quyết định sinh con thứ 3 là tâm lý “ muốn có con trai”. Việc phải sinh được con trai đã trở thành một định kiến dập khuôn hết sức nghiệt ngã trong xã hội, thậm chí nó còn khiến cho hạnh phúc nhiều gia đình bị tan vỡ. Người ta muốn có con trai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trước hết có thể thấy rằng: trong nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lực của con người, về mặt tự nhiên, sinh học đàn ông thường có sức khỏe, độ dẻo dai hơn so với phụ nữ, do đó một cách tự nhiên, địa vị của người đàn ông trong gia đình cũng như trong xã hội được đề cao. ở nhiều nước cũng như nhiều nền văn hóa, trong đó có Việt Nam đàn ông thường được coi là người có thu nhập chính nuôi sống gia đình ngay cả trong trường hợp họ không có việc làm hay thu nhập.Theo thống kê của các tổ chức Liên hợp quốc, 2/3 số người nghèo trên thế giới (chủ yếu ở những nước đang phát triển) là phụ nữ. Mặt khác, người ta quan niệm rằng sinh con trai là để nối dõi tông đường và kế thừa tài sản . Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song tâm lý muốn có con trai, có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều của những quan niệm của Nho giáo. “ Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (bất hiếu có 3 điều, không có con trai là điều lớn nhất) hay “ Con gái là con người ta”, “ không có con trai là tuyệt tự”, … đã trở thành những định kiến dập khuôn. Thậm chí có nơi người đàn ông không có con trai không được bàn bạc mọi việc ở trong họ, các cặp vợ chồng thường phải chịu những sức ép rất lớn từ gia đình, dòng họ, và cả dư luận xã hội. Qua khảo sát cho thấy, có tới 68/100 trường hợp phụ nữ được hỏi tại 3 xã thuộc huyện Thanh Miện trả lời: Họ phải sinh con trai và kết quả là người ta sẵn sàng sinh con thứ 3, thứ 4, thậm chí thứ 5, ngay cả khi họ là cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước. Năm 2004 ở huyện Thanh Miện có 8/ 261 cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3. - Bên cạnh tâm lý muốn có con trai họ lại muốn muốn sinh thêm con để “ có nếp, có tẻ”. Không có con trai là một nỗi lo thì sinh con một bề, mà lại là một bề con trai thì cũng là một nỗi lo không kém. Có hai con gái nên người ta “ có lý do” để sinh con thứ 3, có hai con trai người ta “ cũng lấy lý do” để sinh con thứ 3, rồi có cả con trai, con gái người ta “ lại muốn” sinh con thứ 3 cho “ vui cửa, vui nhà”. Bảng 2.5: Biến động dân số xã Đoàn Tùng- Thanh Miện năm 2004 [57] Tổng số sinh Tổng số sinh con thứ 3(+) Đã có con gái một bề Đã có con trai một bề Đã có cả trai cả gái Con thứ 3 Con thứ 4 Con thứ 5 124 21 9 3 9 17 3 1 - Những năm gần đây trong xã hội Việt Nam xuất hiện một yếu tố tâm lý xã hội mới cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh nhiều con đó là tâm lý “ sinh con để dự phòng”. Thoạt đầu có thể coi đây là một vấn đề hết sức khó hiểu song thực chất của nó lại rất giản đơn. Trong môi trường xã hội hiện nay có nhiều biến động, những tác động xấu của môi trường xã hội đối với con người rất phức tạp và khó lường. Đơn cử một ví dụ đó là tình trạng nghiện ma túy và lây nhiễm HIV. Hải Dương là 1 trong 15 tỉnh có số người và tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nước: 146,4 người/ 100 000 dân, tính đến 30/ 9/ 2005 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2790 người nhiễm HIV, 899 người đã chuyển sang AIDS, 525 người đã chết do AIDS. Số người nhiễm HIV những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và ngày càng trẻ hóa. Số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi chiếm 89%, trong đó từ 20 đến 29 tuổi chiếm 61,4%. (Nguồn: Uỷ ban Dân số- Gia đình & trẻ em tỉnh Hải Dương). Chính vì vậy người ta coi việc sinh “ thêm” con như một giải pháp để “ phòng” cho những “ rủi ro”, bất hạnh có thể xảy ra với họ trong cuộc sống. - Tập quán “ kết hôn sớm” cũng có thể coi là yếu tố tác động không nhỏ tới việc sinh nhiều con. Bởi vì, mức sinh còn phụ thuộc vào cả khả năng và thời gian có khả năng sinh con của người phụ nữ. Gần đây đã có một nghiên cứu cho rằng nếu nâng tuổi kết hôn lên 5 tuổi thì có thể giảm được tỷ lệ gia tăng dân số tới 40%. ở đây, vấn đề không phải là chúng ta đánh giá sự đúng- sai của kết luận trên mà có một điều chắc chắn rằng: Việc nâng tuổi kết hôn điều này đồng nghĩa với việc thời gian người phụ nữ có khả năng mang thai và sinh đẻ sẽ giảm đi và như thế ít nhiều nó cũng có tác dụng trong việc giảm sinh và kiểm soát mức độ gia tăng dân số. Luật hôn nhân và gia đình nước ta cho phép nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi được quyền kết hôn. Tuy nhiên, tâm lý muốn lập gia đình sớm, hiện tượng cưới chui, tảo hôn cũng vẫn còn, nhất là ở những nơi trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả tổng điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung 2.doc
  • docbiamucluc.doc
Tài liệu liên quan