MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 5
1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 6
3. Mục đích nghiên cứu. 11
4. Mục tiêu nghiên cứu. 11
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 12
5. Câu hỏi nghiên cứu . 12
6. Giả thuyết nghiên cứu . 12
7. Phƣơng pháp nghiên cứu . 13
8. Khung phân tích. 16
9. Kết cấu của luận văn. 17
NỘI DUNG CHÍNH. 18
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài . 18
1.1. Các khái niệm . 18
1.1.1. Khái niệm “ Điện thoại di động” và “Điện thoại thông minh”. 18
1.1.2. Khái niệm “Học sinh trung học phổ thông” . 19
1.1.4. Khái niệm “Tác động” . 20
1.1.5. Khái niệm “Tương tá c xã hôị ”. 20
1.1.6. Biến đổi tương tác xã hội. 23
1.2. Lý thuyết tiếp cận. 24
1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội. 24
1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa . 25
1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng . 27
1.2.4. Lý thuyết hệ thống. 28
Tiểu kết chƣơng 1:. 30
Chƣơng 2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn. 31
2.1. Vài nét về địa bàn điều tra . 31
94 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi đạt thành tích tốt trong học tập
do bố mẹ hoặc được người khác mua cho.
“Mình mua điện thoại cho con như một món quà khi nó đỗ cấp 3, vừa để tiện
liên lạc, vừa khích lệ tinh thần cho con cố gắng hơn nữa trong học tập.”
[Nữ, bán hàng, PVS -11]
Có thể thấy ĐTTM học sinh trong nghiên cứu đang sử dụng khá đa dạng về
chủng loại cũng như giá cả. Trong đó hãng điện thoại được học sinh sử dụng nhiều
hơn cả là hãng Nokia và Sam Sung. Điện thoại học sinh sử dụng phần lớn là được
bố mẹ mua. Học sinh chủ yếu lựa chọn mua điện thoại mới thay vì mua lại điện thoại cũ.
2.2.3. Thời gian sử dụng
Thời gian sử dụng thiết bị thông minh của một người có thể cho thấy vị trí của
thiết bị ấy trong đời sống của họ. Thời gian sử dụng ĐTTM lớn cho thấy vai trò của
thiết bị đối với người sử dụng cũng như sự phụ thuộc của người sử dụng vào thiết bị này.
Học sinh THPT có khá nhiều thời gian rảnh trong một ngày, do lịch học trên
trường của học sinh cấp 3 là từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày chỉ học một buổi sáng
hoặc một buổi chiều, thời gian còn lại các em sẽ được lựa theo học thêm các lớp bồi
dưỡng kiến thức hoặc ở nhà tự học, phụ giúp công việc của gia đình.
41
Bảng 2.1. Tổng thời gian sử dụng ĐTTM/ 1 ngày của học sinh THPT (%)
Tổng thời gian sử dụng %
1. Dưới 3h/1 ngày 25.4
2. Từ 3h-5 h/1 ngày 22.3
3. Từ trên 5h/1 ngày 52.1
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Tổng thời gian sử dụng ĐTTM trong một ngày của học sinh khá lớn, có 52,1%
học sinh được hỏi có tổng thời gian sử dụng ĐTTM từ 5 tiếng một ngày, có 22,3%
sử dụng từ 3-5 tiếng, có 25,4% học sinh sử dụng điện thoại dưới 3 tiếng một ngày.
Khi được hỏi có thường xuyên mang điện thoại theo người không thì chỉ có
15,7% chỉ mang điện thoại theo khi cần; 84,3% mang theo điện thoại bất kể lúc
nào khi có thể. Tức là gần như điện thoại là vật bất li thân của số học sinh này.
Mặc dù thói quen mang ĐTTM theo người bất kể lúc nào là thói quen của đa
số học sinh tham gia nghiên cứu, nhưng số học sinh sử dụng điện thoại có thời
gian từ 3 năm trở lên trong nghiên cứu chỉ chiếm 15,9% tổng số học sinh điều tra.
Như vậy có thể thấy, việc hình thành thói quen này không liên quan nhiều đến
việc thời gian học sinh sử dụng ĐTTM trước đó. Việc ĐTTM được thiết kế để
người sử dụng có thể mang theo trong nhiều hoàn cảnh sử dụng nhất, đây là ưu
điểm của điện thoại, nhưng đồng thời nó cũng là nhược điểm đối với người sử
dụng, vì điều này dễ dẫn đến tình trạng “nghiện” thiết bị thông minh này đối với
người sử dụng.
Số học sinh sử dụng ĐTTM từ dưới 1 năm đến 3 năm chiếm 84,1%. Điều này
cho thấy học sinh thường lên cấp 3 mới bắt đầu sở hữu ĐTTM. Số học sinh sử
dụng sớm hơn không nhiều.
“Trước em cũng dùng nhưng dùng đen trắng thôi ạ. Bọn em thường học cấp
3 mới đi học xa nên mới được dùng điện thoại xịn hơn. Giờ lên lớp 10 mới được
dùng cái này, nó tiện hơn cái kia nhiều ạ, với lại đẹp hơn nhiều nữa, lúc nào em
cũng mang theo nó cả, vì nhỡ lúc mọi người cần lại gọi mình khôn g được, với lại
lúc nào mình rảnh có điện thoại chơi đỡ buồn.” [Nam, học sinh -PVS 7]
Có thể thấy học sinh trong nghiên cứu phần lớn bắt đầu học cấp 3 mới sử dụng
ĐTTM, tuy nhiên thời gian sử dụng ĐTTM trong một ngày là khá nhiều, hơn nửa
số học sinh được hỏi sử dụng điện thoại hơn 5 tiếng một ngày. Điều này đặt ra nhiều
42
vấn đề trong việc quản lý cũng như hướng dẫn sử dụng điện thoại cho học sinh nếu
muốn việc sử dụng điện thoại một cách hợp lý, hạn chế tác hại có thể xảy ra.
2.2.3. Thời điểm sử dụng
Học sinh THPT thông thường mỗi buổi học có từ 4 -5 tiết học, mỗi tiết 45 kéo
dài phút. Được nghỉ giải lao giữa giờ là 5 phút sau một tiết học, giờ giải lao giữa
tiết 3 và tiết 4 kéo dài 15 phút, trong đó có 5 phút cho hoạt động thể dục tập thể
của trường. Như vậy có thể thấy thời gian rảnh để các em sử dụng điện thoại ở
trường là không nhiều. Vì vậy mà tình trạng sử dụng điện thoại trong giờ học khá
phổ biến có tới 70,4% học sinh được hỏi có sử dụng điện thoại trong giờ ít nhất là
một lần. Đặc biệt trong đó có 25,5% học sinh sử dụng điện thoại từ 3 lần trở lên.
Như thế có thể thấy những học sinh này có sự tập trung vào bài giảng của thầy cô
thấp. Bên cạnh đó vì thời gian sử dụng điện thoại ở trường không nhiều, thời gian
học sinh trong nghiên cứu giành nhiều nhất để sử dụng điện thoại là thời điểm
đêm muộn, điều này đặt ra nhiều nguy cơ về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần
của các em.
Biểu đồ 2.4. Thời điểm sử dụng ĐTTM nhiều nhất của học sinh THPT
(đơn vị: %)
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Theo kết quả điều tra, thời điểm học sinh sử dụng ĐTTM nhiều nhất là thời
điểm sau 22h. Có thể thấy, khi sở hữu ĐTTM, học sinh thức khuya hơn để có thời
gian sử dụng chiếc “dế yêu” của mình. Điều này có thể là do học sinh không có nhiều
thời gian rảnh nên tranh thủ vào thời gian đi ngủ để sử dụng điện thoại, đồng thời
43
cũng có thấy thời gian này, sự quản lý của bố mẹ cũng trở nên “lỏng lẻo” hơn, nên
học sinh có thể sử dụng một cách thoải mái hơn.
“Ở nhà em hay bị bố mẹ em nói là suốt ngày cắm đầu vào cái điện thoại. Nhiều
lúc oan ức lắm, em cứ cầm cái điện thoại thì bố mẹ em nhìn thấy, lại nói, trong khi đó
cả quãng thời gian dài em làm việc vứt điện thoại một xó thì bố mẹ em không biết.
Nhiều khi em cũng cáu bố mẹ. Nên em hay dùng buổi tối hơn, bố mẹ đỡ nói nhiều.”
[Nữ, học sinh -PVS 8]
Việc sử dụng thời gian dài điện thoại, nhất là trong điều kiện ánh sáng không
đảm bảo như ban đêm, đang được các nhà khoa học cảnh báo là có nguy cơ gây hại
cho mắt, khiến suy giảm thị lực một cách nhanh chóng, điều này tiềm ẩn nhiều nguy
cơ đến sức khỏe của học sinh. Thêm vào đó việc thức quá khuya cũng dẫn đến những
ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của học sinh, từ đó gián
tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của các mối quan hệ xã hội của bản thân những học
sinh này.
2.2.5. Chức năng thường sử dụng
Với ĐTTM, thì bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là
đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, bạn bè, từ hội thoại kèm video,
gửi tin nhắn có hình, chat tức thời và sinh động, hay đơn giản là cập nhật trạng
thái hay hình ảnh trên facebook...
ĐTDĐ đáp ứng nhu cầu giải trí như nghe nhạc, chơi game, vì đặc điểm nhỏ
gọn, nên các em có thể luôn mang theo người và sử dụng ở bất cứ đâu một cách
tiện lợi. Trong các chức năng của ĐTDĐ được hỏi, các chức năng phục vụ nhu
cầu giải trí được học sinh sử dụng thường xuyên hơn các chức năng khác. Chức
năng nghe nhạc được học sinh sử dụng nhiều nhất, có tới 97,2% học sinh được
hỏi sử dụng chức năng này hàng ngày, chức năng chơi game được sử dụng nhiều
thứ 2 chiếm 95,6% học sinh sử dụng. Có thể thấy đây là hai chức năng thu hút
nhiều sự quan tâm của học sinh trong nghiên cứu nhất.
Chức năng truy cập tài khoản mạng xã hội là hoạt động được quan tâm thứ
3, có 92,4% học sinh sử dụng nó hàng ngày, điều này cho thấy các hình thức
giao tiếp thông qua internet bằng mạng xã hội như face book, zalo... đang được
khá nhiều học sinh sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chức năng truy cập web,
cũng được 70% học sinh sử dụng hàng ngày.
Chức năng báo thức của điện thoại cũng được học sinh quan sử dụng khá
thường xuyên 84,4% được hỏi sử dụng chức năng này hàng ngày. Việc học sinh
44
sử dụng điện thoại như một chiếc đồng hồ xem giờ hoặc đặt báo thức cho công
việc, khiến điện thoại trở thành một vật không thể thiếu mọi lúc mọi nơi, vô hình
chung đã khiến học sinh phụ thuộc vào điện thoại và thường xuyên tiếp xúc với
điện thoại hơn.
Biểu đồ 2.5: Các chức năng của điện thoại đƣợc học sinh sử dụng hàng ngày
(đơn vị %)
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Chức năng chụp ảnh và quay video được 64,4% học sinh được hỏi sử dụng nó
hàng ngày. Chức năng này có thể sử dụng nhằm ghi lại những kỉ niệm đồng thời
còn được xem như một phương pháp học mới giúp lưu trữ bài học, tài liệu phục vụ
học tập cho học sinh.
Điều đặc biệt là chức năng nhắn tin văn bản và gọi điện là chức năng chính
của một chiếc ĐTDĐ, tuy nhiên chỉ có 22,4% học sinh sử dụng chức năng nhắn tin
hàng ngày, 18% học sinh sử dụng chức năng gọi điện hàng ngày. Có tới 39,2% học
sinh trong số học sinh được hỏi tuần mới sử dụng một lần tới chức năng nhắn tin
văn bản, 31,6% học sinh được hỏi một tuần mới sử dụng đến chức năng gọi điện
một lần. Có thể thấy chức năng gọi điện nhắn tin không phải là chức năng chính học
sinh trong nghiên cứu quan tâm khi sử dụng ĐTTM.
“Em thích nhất là chức năng chụp ảnh của máy, em có thể lưu lại mọi khoảnh khắc
mà em muốn, với bạn bè, thầy cô, lúc ở nhà hay ở trường, bất cứ lúc nào cũng có thể ạ.
45
Còn được “tự sướng” luôn nữa. Chức năng gọi điện, nhắn tin là thông thường của máy
rồi ạ, em chỉ sử dụng khi có việc thật cần thiết. Bình thường chủ yếu là nói chuyện qua
face, skychứ tin nhắn văn bản em ít khi dùng lắm, nó đơn điệu, không thể biểu hiện cảm
xúc phong phú như khi mình dùng mấy ứng dụng kia được ạ” [Nữ, học sinh, PVS 10]
Các chức năng cơ bản của một chiếc điện thoại (nghe, gọi, nhắn tin) lại không
nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh trong nghiên cứu, thay vào đó là sự quan
tâm đến những ứng dụng và tiện ích mà điện thoại cung cấp. Điều này có thể lí giải
vì sao, càng những dòng điện thoại mới, lại càng được giới trẻ ưa chuộng, những
tính năng mới, ứng dụng mới luôn kích thích sự tò mò muốn khám phá của lứa tuổi này.
2.2.6. Mục đích sử dụng ĐTTM
Tất cả học sinh sử dụng ĐTTM được hỏi đều sử dụng điện thoại của mình để
kết nối internet, trong đó hình thức kết nối thường xuyên nhất là thông qua mạng
wifi miễn phí, có 96,4% học sinh thường bắt wifi miễn phí khi có. Đáng kể là có
một phần không nhỏ học sinh trả tiền để đăng ký dịch vụ 3G của nhà mạng, số học
sinh này chiếm 49,2% học sinh được hỏi. Điều này cho thấy việc kết nối với mạng
internet là một nhu cầu lớn của học sinh, họ sẵn sàng trả phí để thực hiện kết nối này.
“Nếu mạng kém hoặc không ổn định em cảm thấy rất khó chịu. Nhiều khi phát
cáu lên, em thích sử dụng wifi vì vừa không mất phí, mạng lại khỏe, nhưng ở trường
thì wifi chập chờn lắm.” [Nữ, học sinh, PVS 8]
Trong số học sinh được hỏi, cũng có 24,8% sử dụng mạng wifi chung với gia
đình. Điều này cho thể hiện được mức độ quan tâm của người dân với dịch vụ kết
nối với internet là khá lớn, đồng thời cho thấy sự phát triển của những dịch vụ này
trên địa bàn nông thôn. Hiện nay phần lớn các gia đình có nhu cầu sử dụng truyền
hình số, các hình thức tặng kèm hoặc hỗ trợ lắp wifi trong các gói dịch vụ này trở
nên phổ biến, điều này có thể là một trong những điều kiện tạo nên sự gia tăng
nhanh chóng của các gia đình sử dụng mạng wifi để kết nối internet.
“ Nhà trường có wifi chung cho cả trường, chủ yếu để phục vụ thầy cô giáo,
có đặt mật khẩu nhưng học sinh chúng cũng biết cả và vẫn sử dụng, tôi nghĩ không
nên quá khắt khe việc này, chúng sử dụng đúng quy định của nhà trường là được.”
[Nam, giáo viên, PVS 1].
Khi có kết nối internet đồng nghĩa với việc học sinh luôn cơ hội tiếp cận với cả
một thế giới rộng lớn thông qua thiết bị di động của mình. Bên cạnh đó từ kho ứng
dụng của điện thoại, có rất nhiều ứng dụng để học sinh lựa chọn sử dụng, trong đó
46
rất nhiều ứng dụng hoàn toàn miễn phí. Điều này tạo cho người sử dụng ĐTTM có
nhiều lựa chọn đa dạng cho mục đích sử dụng của mình.
Bảng 2.2. Mục đích sử dụng ĐTTM của học sinh THPT
Mục đích %
1. Liên lạc với mọi người thông qua mạng xã hội (facebook,
zalo) 80.8
2. Vào các trang thông tin đọc tin tức mới 69.2
3. Vào nghe nhạc, xem phim trực tuyến 72.4
4. Vào các trang web phục vụ học tập 33.6
5. Chơi game online 86.8
6. Tìm các thông tin cần thiết như nấu ăn, thời trang 78.4
7. Đọc sách, nghe sách trên điện thoại 35.1
8. Thể hiện đẳng cấp, sành điệu 37.4
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Khi được hỏi về mục đích sử dụng ĐTTM khi kết nối internet, trong các mục
đích đưa ra, mục đích sử dụng phục vụ nhu cầu giải trí và mục đích liên lạc được
học sinh đánh giá ở mức độ quan trọng là cao hơn cả có 86,8 % học sinh được hỏi
sử dụng ĐTTM kết nối internet để chơi game online; có 80,8 % học sinh cho rằng
mục đích truy cập mạng xã hội để liên lạc với mọi người. 78,4% học sinh sử dụng
để cập nhật các thông tin cần thiết như nấu ăn, thời trang, mua sắmMục đích quan
trọng tiếp theo khi sử dụng ĐTTM là nghe nhạc, xem phim trực tuyến; để cập nhật
tin tức mới; để phục vụ mục đích học tập; đọc sách, nghe sách trong kho ứng dụng;
thể hiện đẳng cấp, sành điệu.
Như vậy điện thoại không chỉ được xem là phương tiện liên lạc mà đã trở
thành phương tiện để giải trí, hỗ trợ tích cực cho cuộc sống cũng như học tập của
học sinh. Khi sử dụng ĐTTM, học sinh trong nghiên cứu hướng tới mục đích giải trí
là nhiều hơn cả, điều này cho thấy ĐTTM đã và đang trở thành một phương tiện
thân thiết với các em học sinh như một người bạn. Tuy nhiên việc sử dụng điện
thoại quá mức cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
“Tôi thấy nó suốt ngày đeo cái tai nghe rồi nhún nhẩy, khi thì cắm đầu vào
điện thoại cười sằng sặc. Bố mẹ hỏi cũng chả nói gì. Vì vậy tôi thường xuyên phải
nhắc nhở con mình, giải trí là tốt nhưng cứ có thời gian là lại lao vào cái điện thoại
thì không hay chút nào. Nhiều khi bố nó dọa ném cái điện thoại đi vì gọi mà con
không hề biết.” [Nữ, công chức, PVS- 15]
47
ĐTTM là một trong những vật thuộc sở hữu của học sinh, thường là do bố mẹ
trang bị. Khi trang bị cho con mình sử dụng ĐTTM, phụ huynh mong muốn đảm
bảo thông tin liên lạc giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh và nhà trường, giữa
học sinh và các mối quan hệ khác được đảm bảo; dễ quản lý theo dõi con hơn; là
công cụ hỗ trợ học tập cho học sinh nhất là ngoại ngữ; là phương tiện giải trí cho
học sinh; là phương tiện giúp học sinh tiếp cận với những tiến bộ trong cuộc sống,
cập nhật thông tin nhanh chóng.
“Tôi mua điện thoại cho nó là để liên lạc đưa đón cho dễ, giờ cuối cấp rồi, đi
học ôn nhiều, về muộn bố mẹ biết để đỡ lo lắng. Điện thoại cũng giúp nó chủ động
được thông tin, như thay đổi cách thức thi đại học đấy, chúng tôi nông dân sao hiểu
được nó như thế nào, rồi trường nào hay trường nào không, thầy cô nhà trường tư
vấn, với con mình phải tự tìm hiểu qua mạng lúc rảnh rỗi để mà chủ động.” [Nữ,
nông dân, PVS - 13]
Khi sử dụng ĐTTM, bản thân học sinh mong muốn sử dụng ĐTTM để liên lạc,
giải trí, hỗ trợ học hành. Mong muốn điện thoại giúp mình có một cuộc sống tiện
nghi hơn, đầy đủ hơn, cung cấp tiện ích cho cuộc sống của mình, mở rộng và phát
triển được các mối quan hệ.
“Em muốn có ĐTTM để hỗ trợ mình trong việc liên lạc, cập nhật thông tin,
ngày xưa không có điện thoại, mỗi khi đi đến lớp, có thông tin gì mới em không
biết, chỉ muộn chui đầu xuống đất thôi.” [Nữ, học sinh, PVS 8]
Khi học sinh sử dụng ĐTTM, giáo viên cũng mong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tac_dong_cua_viec_su_dung_dien_thoai_thong_minh_den.pdf