LongAnlàcửa ngõnối thànhphố Hồ Chí Minh vàcácTỉnh
vùngđồng bằng sông Cửu Long, làthànhviêncủa VùngKinhtế trọng
điểm phía Nam, nằm trong vànhđaicôngnghiệp vàđôthị của trung
tâmkinhtế lớn thànhphố Hồ Chí Minh, có nhiều cơhội nâng cao năng
lực sản xuất, trìnhđộ khoa học vàcôngnghệđểphát triển toàndiện
theohướng công nghiệp hoá vàxuất khẩu, tạo điều kiện nâng caođời
sống vật chất vàtinhthần cho nhân dân; có điều kiện thuận lợi trong
thuhútvốn đầu tưtrongvàngoàinước; tươngđối thuận tiện trong việc
traođổi buôn bán quốc tế; cócơhội tiếp thu sớm vàứng dụng các
thànhtựu khoa học trong sản xuất, trong quản lý. Nhưngcũng có bất
lợi làkhả năng thu hút nguồn lực của VùngKinhtế trọng điểm phía
Namrất lớn, nhất lànguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tạo nênáplực
cạnh tranh lớn trong khi kết cấu hạ tầng của Tỉnh cònnghèo.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh.
Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc, đó là:
Sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng:
Hàn Quốc đã tiến hành những bước dài trong việc thu hút sự tham
gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng kể từ những năm
1990. Năm 1994, Hàn Quốc ban hành Luật khuyến khích đầu tư tư
nhân nhằm khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực kết cấu
hạ tầng, chủ yếu là các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực giao thông.
Chính phủ đã lên danh mục 40 dự án giao thông trọng điểm kêu gọi sự
tham gia của tư nhân.
Tháng 7/1998, Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách Hàn Quốc đã ban
hành các chính sách quan trọng nhằm: (1) tư nhân hoá 11 doanh nghiệp
nhà nước; (2) thiết lập một khuôn khổ pháp lý điều tiết sự tham gia của
khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng; (3) đẩy mạnh cạnh
tranh trên thị trường; (4) giải quyết các vấn đề lao động; và (5) tìm ra
những biện pháp tư nhân hoá tối ưu.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tư nhân, năm 1999 Hàn
Quốc đã ban hành Luật Đầu tư tư nhân để thay thế Luật Khuyến khích
đầu tư tư nhân năm 1994. Mục đích chính của Luật mới là khuyến
khích mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lãnh vực
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
30
kết cấu hạ tầng-điện, ga, giao thông, sân bay, bến cảng, viễn thông, cấp
và thoát nước thông qua các biện pháp khuyến khích về thuế và những
khuyến khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải tiến quá trình
lựa chọn nhà đầu tư. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích
đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: (1) miễn 10% thuế giá trị gia
tăng đối với các công trình đã hoàn thành; (2) bảo lãnh của Chính phủ
lên đến 90% doanh thu hoạt động; (3) thưởng cho những dự án hoàn
thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi nhà đầu tư tiết kiệm
chi phí xây dựng; (4) bù đắp các khoản lỗ do những thay đổi tỷ giá hối
đoái; (5) chấp nhận các phương thức xây dựng đa dạng như BOT,
BTO…
Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư
nước ngoài, đã tham gia vào hầu hết các lãnh vực kết cấu hạ tầng của
Hàn Quốc.
Vai trò của Chính phủ:
Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước, không chỉ vì Chính phủ và
các cấp chính quyền chủ yếu là chủ đầu tư của các dự án kết cấu hạ
tầng lớn, mà Chính phủ còn ban hành và thực hiện các chính sách
khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với tình hình và yêu
cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
Cục Kế hoạch Kinh tế là cơ quan điều phối quá trình ra quyết định
trong lãnh vực kết cấu hạ tầng, có trách nhiệm quản lý một diện rộng
các hoạt động liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm điều
phối kế hoạch của các bộ, đưa ra các khuyến nghị chính sách và phân
bổ ngân sách. Ngoài ra các bộ khác cũng có trách nhiệm lập kế hoạch
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
31
phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng theo ngành. Các chính quyền địa
phương có trách nhiệm quản lý hệ thống giao thông ở địa phương.
1.4.2. Kinh nghiệm của Indonesia:
Trong vòng ba thập kỷ cho tới khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á năm 1997-1998, kết cấu hạ tầng đã đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở
Indonesia. Từ năm 1967 đến 1997, nền kinh tế Indonesia tăng trưởng
trung bình 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người của người dân
Indonesia đã đạt 1.100 USD năm 2005, cao hơn gấp 4 lần so với năm
1967; tỷ lệ người nghèo đã giảm xuống còn 11% dân số so với mức
60% của năm 1965.
Cho đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng, Indonesia đã đầu tư mạnh
cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tổng cộng các khoản đầu tư của cả nhà
nước và khu vực tư nhân chiếm khoảng 6% GDP. Với kết quả đầu tư
này, tính bình quân đầu người, mức độ dịch vụ kết cấu hạ tầng ở
Indonesia là cao hơn so với Trung Quốc, Srilanka và Thái Lan.
Sau khi nổ ra khủng hoảng, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở
Indonesia đã sụt giảm nhanh chóng. Đầu tư nhà nước giảm mạnh do
Chính phủ bước vào thời kỳ thắt chặt tài khoá. Đầu tư tư nhân gần như
bị đình lại do những yếu kém trong môi trường đầu tư, là hệ quả tác
động của cuộc khủng hoảng. Những năm sau đó, tình hình có trở nên
sáng sủa hơn, nhưng đầu tư cho kết cấu hạ tầng của Indonesia cũng chỉ
chiến khoảng 2% GDP, và các nhà đầu tư tư nhân vẫn hầu như chưa trở
lại. Kết quả là, Indonesia đã thụt lại phía sau so với các nước khác về
trình độ kết cấu hạ tầng. Theo điều tra của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
năm 2006 ở 125 quốc gia, Indonesia đứng thứ 89 về cung ứng kết cấu
hạ tầng cơ bản, xếp sau Trung Quốc thứ 60 và Thái Lan thứ 38.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
32
Để khắc phục những đình trệ sau khủng hoảng, những năm gần
đây Chính phủ Indonesia đã khởi động lại nhiều dự án kết cấu hạ tầng
quan trọng và có những cải cách cần thiết liên quan đến cơ chế phối
hợp giữa các bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, năm 2005,
Chính phủ đã thiết lập một khung khổ hợp tác giũa nhà nước và tư nhân
(PPP) để kích thích đầu tư của nhà nước cũng như khuyến khích đầu tư
của khu vực tư nhân cho kết cấu hạ tầng. Sau đó một loạt cải cách khác
đã được thực hiện như: thông qua một khung khổ quản lý rủi ro; sửa
đổi các quy định về thu hồi đất; sửa đổi các luật quan trọng về giao
thông, với các điều khoản cho phép sự tham gia sâu rộng hơn của khu
vực tư nhân; và thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với
các lĩnh vực đườngn bộ có thu phí, cấp nước và viễn thông. Chính phủ
cũng ban hành các quy định cho phép thu phí trong các lĩnh vực then
chốt và cắt giảm mạnh trợ cấp dầu mỏ.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chính phủ
Indonesia đã xây dựng một chương trình nghị sự cải cách trung hạn tập
trung vào những cải cách liên ngành và chuyên ngành nhằm đẩy mạnh
phát triển kết cấu hạ tầng.
Trong giai đoạn 2005-2009, dự tính Indonesia sẽ đầu tư khoảng 72
tỷ USD để xây thêm 93.700km đường bộ, sản xuất thêm 21.900 MW
điện, lắp đặt mới 11 triệu máy điện thọai cố định, mở rộng thêm 18,7
triệu thuê bao điện thoại di động, cung cấp nước sạch cho 30,5 triệu
người, và cải thiện vệ sinh cho 46,9 triệu người. Nếu tính cả đầu tư cho
các lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác thì tổng vốn đầu tư còn lớn hơn
nhiều. Trong khi đó, ngân sách nhà nước chỉ có thể trang trải được 40,8
tỷ USD, còn lại hơn 30 tỷ USD phải huy động từ khu vực tư nhân và
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
33
các nguồn vốn khác, có nghĩa là mỗi năm Indonesia phải huy động
thêm trung bình hơn 6 tỷ USD.
Với những khoản đầu tư lớn, Chính phủ Indonesia cho rằng kết
cấu hạ tầng tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế của nước này. Kết cấu hạ tầng được đầu tư tốt sẽ tạo cơ
hội việc làm trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, hạ thấp chi phí sản
xuất-kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra các
trung tâm kinh tế mới, qua đó mở rộng cơ hội viêc làm, cải thiện chất
lượng cuộc sống, thúc đẩy thương mại quốc tế…Chính phủ cho rằng,
sự phát triển kết cấu hạ tầng sẽ góp phần quan trọng để Indonesia có
thể đạt được một số mục tiêu phát triển khá ấn tượng vào năm 2009:
GDP tăng 7,6%; lạm phát được duy trì ở mức 3%; đầu tư tăng 12,8%;
thu nhập bình quân đầu người đạt 10.000 Rupiah, tỷ lệ thất nghiệp
giảm xuống còn 5,1%...
Kết luận Chương 1
Lý thuyết về đầu tư và các mô hình tăng trưởng cho thấy các nhà
kinh tế đều kết luận rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu
tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và họ đều thừa nhận rằng đầu tư là một
trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn
có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư.
Trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi, đầu
tư công có vai trò rất quan trọng nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư
có hiệu quả hơn. Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hoá công là
nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn, phần lớn do Chính phủ cung cấp
nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo động lực thúc đẩy đầu tư của các
thành phần kinh tế khác phát triển.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
34
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI
VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN TỪ 1987 ĐẾN NAY
2.1. Đầu tư công và tác động đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An từ 1987 đến nay
2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh
Long An từ năm 1987 đến nay
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Long An nằm ở khu vực Tây Nam bộ, phía Đông giáp với
TP.HCM và Tỉnh Tây Ninh, giáp với Vương quốc Camphuchia về phía
Bắc, với đường biên giới dài 137,7 km, giáp với Tỉnh Đồng Tháp về
phía Tây và giáp Tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh là 4.492,39 km2, bằng 1,43% so
với diện tích cả nước và 11,78% so diện tích của vùng Đồng bằng sống
Cửu Long. Tọa độ địa lý: 105030’30” đến 106047’02” kinh độ Đông và
10023’40” đến 11002’00’ vĩ độ Bắc.
Về đơn vị hành chính, tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện, trong đó có 6
huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm
Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ
với diện tích tự nhiên là 298.243 ha, chiếm 66,4% so với toàn Tỉnh.
Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng.
Long An là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long, là thành viên của Vùng Kinh tế trọng
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
35
điểm phía Nam, nằm trong vành đai công nghiệp và đô thị của trung
tâm kinh tế lớn thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều cơ hội nâng cao năng
lực sản xuất, trình độ khoa học và công nghệ để phát triển toàn diện
theo hướng công nghiệp hoá và xuất khẩu, tạo điều kiện nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; có điều kiện thuận lợi trong
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; tương đối thuận tiện trong việc
trao đổi buôn bán quốc tế; có cơ hội tiếp thu sớm và ứng dụng các
thành tựu khoa học trong sản xuất, trong quản lý. Nhưng cũng có bất
lợi là khả năng thu hút nguồn lực của Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam rất lớn, nhất là nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tạo nên áp lực
cạnh tranh lớn trong khi kết cấu hạ tầng của Tỉnh còn nghèo.
2.1.1.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai đoạn 1987-1991
tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,7%/năm. Song giai đoạn 1992 - 1996
bình quân tăng lên 8,6%/năm, nhưng giai đoạn 1997- 2001 lại giảm
xuống 6,4%/năm. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của Tỉnh
không ổn định, với biên độ dao động khá lớn. Những biến động về tăng
trưởng kinh tế này cho thấy kinh tế trên địa bàn Tỉnh Long An đã có
chiều hướng giảm trong giai đoạn chịu tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ khu vực Đông và Đông Nam Á (bùng nổ vào cuối
năm 1997, đầu 1998). Điều này cũng khẳng định rằng những khó khăn
và sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế trước tiên phải xuất phát từ
những hạn chế trong nội bộ nền kinh tế trên địa bàn Tỉnh.
Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2001 ở mức
6,4%/năm này là thấp so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Long
An lần VI đề ra (12-13%/năm) và chỉ gần đạt chỉ tiêu của phương án
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
36
thấp (phương án I) đề ra trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh
giai đoạn 1996 – 2010; trong đó nhịp độ tăng trưởng của khối ngành
nông nghiệp, công nghiệp và thương mại – dịch vụ đều đạt thấp hơn
các phương án đề ra trong quy hoạch.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không đạt các chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra là do các yếu tố quốc tế hóa và các cơ chế mới trong nước
tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh, các tác động xấu của
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Á và Đông Nam Á
diễn ra trong các năm 1997-1998. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
này, luồng đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là đầu tư từ các nước Đông
và Đông Nam Á vào Việt Nam nói chung và Tỉnh Long An nói riêng bị
giảm, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức đầu tư toàn xã hội
trên địa bàn Tỉnh.
Giai đoạn 2002-2007, cùng với đà phục hồi kinh tế của thế giới,
những cải cách mạnh mẽ về pháp lý và kinh tế vĩ mô của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nổ lực cao của các địa
phương nói riêng và Long An nói chung đã giúp nền kinh tế cả nước và
Long An đạt được mức tăng trưởng khá cao, bình quân là 12,6%/năm,
nếu trừ năm 2002 (10,3%/năm) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa
bàn có xu hướng tăng dần, (năm 2003 tăng 9,2%; năm 2004 tăng 9,7%;
năm 2005 tăng 10,9%, năm 2006 tăng 11,2% và năm 2007 là 13,5%).
Điều này chứng tỏ Long An bắt đầu phát triển khởi sắc từ năm 2002 và
hiện đang đứng ở mức cao của chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
bình quân giai đoạn này vượt mục tiêu tăng trưởng mà kế hoạch đề ra
(8-9%/năm) và sự tăng trưởng đã diễn ra trong tất cả các khu vực kinh
tế, cả ba khu vực kinh tế đều đạt được tốc độ tăng bình quân cao hơn so
với các giai đoạn trước. Với tốc độ tăng trưởng này, GDP bình quân
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
37
đầu người năm 2007 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 780 USD) tăng
gần 6,8 triệu đồng so với năm 2000 và 4 triệu đồng so với năm 2005.
Sơ đồ 2.1: Động thái tăng trưởng kinh tế của Tỉnh từ 1987-2007
4,5%
14,1%
4,0%
7,9%
9,7%
6,7%
11,9%
14,9%
12,6%
13,5%
11,2%
10,9%
9,7%9,2%
10,4%
6,8%6,5%
6,9%
6,5%
5,5%
0,0%
2,0%
4,0%
6,0%
8,0%
10,0%
12,0%
14,0%
16,0%
87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
G
D
P
Nguồn: Cục Thống Kê Long An.
Tăng trưởng khu vực công giai đoạn 1987-1991 rất cao, đạt
14,1% (khu vực tư 0,9%). Giai đoạn này đầu tư xã hội chủ yếu là của
nhà nước do khu vực tư chưa phát triển, chính sách thu hút vốn đầu tư
chưa hoàn thiện. Giai đọan 1992-1996 tăng trưởng khu vực công lại
giảm xuống còn 7% (khu vực tư 10,9%), 3,6% giai đoạn 1997-2001
(khu vực tư 8,1%). Tăng trưởng hai khu vực đều thấp do ảnh hưởng
khủng hoảng kinh tế Đông và Đông Nam Á. Giai đoạn 2002-2007 tăng
trưởng khu vực công tăng trở lại 9,2% nhưng vẫn thấp hơn khu vực tư
(11,7%) do thời gian này khu vực tư bắt đầu phát triển mạnh.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
38
Sơ đồ 2.2: Động thái tăng trưởng GDP các khu vực từ
1987-2007
Động thái tăng trưởng GDP các khu vực
0,0%
5,0%
10,0%
15,0%
20,0%
25,0%
30,0%
87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
G
D
P
Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư
Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An.
Tuy nhiên, dù đã có những sự cải thiện lớn trong giai đoạn từ
2002-2007 so với các giai đoạn trước đó nhưng kinh tế trên địa bàn
Tỉnh Long An phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với lợi thế và
tiềm năng của Tỉnh. Kinh tế bước đầu phát triển theo hướng công
nghiệp hóa nhưng yếu tố hiện đại hóa còn hạn chế, cơ cấu kinh tế Tỉnh
có sự chuyển dịch nhưng chưa mạnh mẽ, từ 1995 đến nay tỷ trọng giữa
các khu vực có dao động nhưng rất nhẹ.
Khu vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, mặc dù có
giảm mạnh qua các năm (1995: 56%; 2000: 48%; 2007: 42,6%) nhưng
luôn chiếm tỷ trọng cao ở mức trên 40%. Khu vực thương mại - dịch
vụ chỉ dao động rất nhẹ, hầu như không tăng, ổn định ở mức
29% - 30% (1995: 28,1%; 2000: 29,4%; 2007:29,5%). Khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng nhanh qua các năm nhưng so với các Tỉnh trong
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
39
vùng KTTĐPN là chưa đáng kể (1995: 15,6%; 2000: 22,5%; 2007:
27,9%).
Với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay, Long An
còn phải nổ lực rất nhiều trong phát triển kinh tế và hội nhập vào Vùng
KTTĐPN và cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
trong đó kết cấu hạ tầng phải ưu tiên đi trước một bước.
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế toàn Tỉnh qua các thời kỳ
Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh
56,3
48,1
42,6
15,6
22,5
27,928,1 29,4 29,5
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3
1987-1995 1996-2000 2000-2007
%
Nông lâm thủy sản Công nghiệp -xây dựng Thương mại - dịch vụ
Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An.
2.1.2.Thực trạng đầu tư công trên địa bàn Long An
2.1.2.1. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh Long An những năm gần
đây phát triển rất nhanh và góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của Tỉnh. Từ năm 1987 đến nay, tỷ lệ đầu tư trên GDP của
Tỉnh tăng bình quân 20%/năm. Từ 31,5% giai đoạn 1987-1991 đã tăng
lên 37,5% giai đoạn 1992-1996, sau đó có giảm nhẹ xuống 30,3% giai
đoạn 1997-2001 ( do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Đông Và Đông
Nam Á) nhưng tăng trở lại 44,5% giai đoạn 2002-2007.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
40
So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP
của khu vực công rất lớn trong giai đoạn 1987-1991, chiếm đến 77,8%
trong tổng GDP (khu vực tư 11,4%), giai đoạn 1992-1996 chiếm 67,5%
(khu vực tư 15,9%). Đây là thời kỳ khu vực tư chưa phát triển, vì vậy
đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhằm thúc đẩy đầu tư các
thành phần kinh tế khác phát triển. Thế nhưng tỷ lệ đầu tư trên GDP
khu vực công bắt đầu giảm về lượng từ 1997 đến nay ( 1997-2001:
44,5% ; 2002-2007: 39,6%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong khi
đầu tư khu vực tư lại bắt đầu phát triển lớn mạnh và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng GDP toàn Tỉnh (1997-2001: 21,8% ; 2002-2007: 28,9%).
Sơ đồ 2.4: Tỷ lệ đầu tư trên GDP các khu vực từ 1987-2007
Tỷ lệ đầu tư/GDP các khu vực
77,8
67,5
44,5
39,6
11,4
15,9
21,8
25,5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007
%
Khu vực công Khu vực tư
Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An.
Nếu so sánh đầu tư hai khu vực trong tổng vốn đầu tư xã hội thì
kể từ năm 2002 trở lại đây đầu tư khu vực công đã bị khu vực tư lấn át.
Đầu tư khu vực tư phát triển mạnh kể từ năm 2000, trong đó nguyên
nhân chính phải kể đến là do tác động của đầu tư khu vực công. Đầu tư
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
41
khu vực công mà sản phẩm chính là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã
tạo điều kiện và có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư và sự phát
triển của khu vực tư. Nếu như đầu tư khu vực tư giai đoạn 1987-1996
rất nhỏ so với khu vực công (chiếm bình quân 15% trong tổng vốn đầu
tư xã hội) thì bắt đầu từ 1997-2007 đầu tư khu vực tư đã phát triển và
có đóng góp rất lớn trong GDP của Tỉnh. Hiện nay, tốc độ đầu tư khu
vực này tăng bình quân 47%/năm và chiếm tỷ lệ bình quân trên
60%/năm trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của Tỉnh.
Sơ đồ 2.5: Tổng vốn đầu tư các khu vực từ 1987-2007
Bình quân tổng vốn đầu tư các khu vực
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007
tỷ
đ
ồ
ng
Tổng đầu tư xã hội
Tổng đầu tư khu vực công
Tổng đầu tư khu vực tư
Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An.
Đầu tư khu vực tư là nguồn vốn của các doanh nghiệp bố trí đều
cho các ngành công nghiệp, nông lâm thủy sản, kết cấu hạ tầng, nhà
xưởng và các ngành dịch vụ khác. Đây là nguồn vốn có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất những năm gần đây và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Tỉnh.
Trong đầu tư khu vực tư còn có nguồn vốn của nhân dân tập
trung chủ yếu vào phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nhà ở, do việc thi
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
42
công mở rộng, nâng cấp đường sá, bồi thường giải phóng mặt bằng các
khu cụm công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng nếu giai đoạn 1996-2000 có xu hướng ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư thì tỷ trọng này bắt
đầu có xu hướng giảm dần và hiện chỉ chiếm 1,3% tổng vốn đầu tư
phát triển. Nguồn vốn này chủ yếu dành cho khu vực nông nghiệp và
một phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đổi mới
trang thiết bị, tạo ra năng lực sản xuất mới, các doanh nghiệp sản xuất
tư liệu sản xuất phục vụ công tác thu hoạch và sau thu hoạch, công tác
chế biến nông sản phẩm.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong
cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Tỉnh. Kể từ năm 2003, với đà phục
hồi, dù chưa được như mong đợi, của kinh tế thế giới cũng như sự hồi
phục khá mạnh của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á, cộng với nổ
lực cải cách hành chánh, việc thực thi các chính sách và biện pháp ưu
đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của Tỉnh Long An, dòng vốn nước
ngoài đầu tư trực tiếp vào Tỉnh nhà đã có xu hướng gia tăng trở lại và
theo đó tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển cũng có xu hướng tăng
dần. Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh vẫn chỉ
tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp thực
phẩm (chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc) như
trong thời kỳ trước. Tính đến tháng 10/2008 Tỉnh đã có 240 dự án FDI
với tổng vốn đăng ký 2,4 tỷ USD.
2.1.2.2. Cơ cấu đầu tư công trên địa bàn từ 1987-2007
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay, ngay từ
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
43
những năm đổi mới, Tỉnh Long An đã chủ trương đẩy mạnh phát triển
kết cấu hạ tầng đang ở trong tình trạng yếu kém, Tỉnh đã coi việc phát
triển kết cấu hạ tầng là một khâu đột phá để phát triển địa phương và
chuẩn bị cho các bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng cả nước, chủ
trương này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, trong
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.
Thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Long An
đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát
triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực, Tỉnh đã vận dụng nhiều chính
sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính
sách xã hội hoá, khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần
kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung
vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp
và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, kết cấu hạ tầng đô
thị, kết cấu hạ tầng xã hội…
Giai đoạn từ 1987-1997 giai đoạn này cơ cấu kinh tế của Tỉnh
được xác định là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ. Đầu
tư khu vực công chủ yếu tập trung vào kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm tạo
điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư. Trong đó, đầu tư cho ngành nông
nghiệp mà chủ yếu là kết cấu hạ tầng vùng Đồng Tháp Mười để khai
hoang phục hoá, ngăn lũ, nâng cao năng suất nông nghiệp chung cả
Tỉnh, ổn định đời sống nông dân.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
44
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1987-1997
Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1987-1997
QL nhà nước 2,2
Khác 1,8%
Giáo dục 8%
Văn hoá 4%
Xây dựng 5%
Y tế 7%
Giao thông 25%
Nông nghiệp 37%
Xây dựng 10%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An
Giai đoạn 1998-2007 cơ cấu kinh tế của Tỉnh được xác định là
công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ. Giai đoạn này cơ cấu
đầu tư có sự thay đổi rất rõ rệt, đầu tư khu vực công tập trung mạnh vào
đường sá, hạ tầng ngoài hàng rào các khu cụm công nghiệp nhằm đẩy
mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
45
Sơ đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1998-2007
Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1998-2007
Văn hoá 3%
QL nhà nước
2,8%
Giáo dục 20%
Y tế 10%
Cấp nước 5%
Khác 4,2%
Nông nghiệp 15%
Xây dựng 5%
Giao thông 35%
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An
2.1.2.3. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn
Tỉnh Long An
2.1.2.3.1. Kết quả đạt được
Về kinh tế
Cơ cấu đầu tư đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như
các Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ, kết quả đạt được rất khả quan:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP bình quân đầu người
tăng 11,6%/năm. Bình quân giai đoạn 1992-1996 (8,6%) GDP tăng
2,1% so với giai đoạn 1987-1991 (6,7% ). Giai đoạn 2002-2007
(12,6%) GDP tăng gần gấp đôi giai đoạn 1997-2001 (6,4%).
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng
từ 15,6% năm 1995 lên 22,5% năm 2000 và lên 27% năm 2007; tỷ
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15
SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành
46
trọng giá trị nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 48% năm 2000 xuống còn
42,6% năm 2007.
Về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào bốn chương
trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh; hạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf