Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Hiện tại, Đà Nẵng có hai khu công nghiệp có lượng nước thải lớn (Khu Công nghiệp Hoà Khánh: 4500 m3 và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3) – là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. “Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của 2 khu công nghiệp này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần" [23, tr.1].
Ngoài ra, các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra 7000-8000 tấn rác. Trong khi đó khả năng thu gom được khoảng 5000 tấn, trung bình thải 20 tấn/ngày và lượng rác thu gom được khoảng 14tấn/ngày. Các công nghệ đang sử dụng chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường. Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải chất rắn độc hại ra môi trường.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giải khát trong doanh nghiệp FDI có các chỉ số sau: T=0,65; H=0,66; I=0,98; O=0,86, trong khi đó đánh giá của cả ngành: T=0,68; H=0,60; I=0,68; O=0,76.
Đồ thị 2.8: Trình độ các thành phần công nghệ ngành bia rượu, nước giải khát
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật 3, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xem phụ lục 10 tr. xiv)
Ở ngành chế biến lâm sản, trong doanh nghiệp FDI có các chỉ số sau: T=0,68; H=0,78; I=0,60; O=0,60, trong khi đó đánh giá của cả ngành: T=0,64; H=0,50; I=0,58; O=0,60.
Đồ thị 2.9: Trình độ các thành phần công nghệ ngành chế biến lâm sản
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật 3, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xem phụ lục 10, trang xiv)
Trong 4 chỉ tiêu chính để đánh giá thì phương tiện, thiết bị (T) là quan trọng nhất, nó là hình thức biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ như thiết bị, phương tiện, dụng cụ, xưởng máy... Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI có chỉ số T tương đối cao hơn so với doanh nghiệp trong nước và chỉ số chung của mỗi ngành kinh tế-kỹ thuật. Cũng chính vì yếu tố này mà năng suất lao động ở các doanh nghiệp FDI Đà Nẵng có năng xuất cao hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều này tương đồng với tình hình chung của cả nước: “cho dù áp dụng kỹ thuật đánh giá thế nào, mức tăng năng suất trong khu vực FDI cũng cao hơn đáng kể” [21, tr.24].
Ngoài ra, hoạt động FDI tại thành phố đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp khác thông qua cạnh tranh, thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ của doanh nghiệp trong nước, góp phần vào việc sản xuất có hiệu quả. Trước sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước buộc phải đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu chuyển giao công nghệ. Nhờ vậy, ở một số ngành, các doanh nghiệp trong nước dần dần được trang bị các phương tiện, thiết bị tương đối hiện đại, thậm chí có trình độ công nghệ cao hơn hẳn doanh nghiệp FDI.
Chẳng hạn, trong ngành giấy bao bì, các doanh nghiệp trong nước có chỉ số trình độ về phương tiện, thiết bị (T) cao hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI: 0,65/0.54; ngành bia, giải khát cũng có tình hình tương tự, với chỉ số T của toàn ngành/doanh nghiệp FDI là: 0,68/0,65; còn ngành dệt, may mặc là 0,74/0,73.
Tuy nhiên, do tiềm lực về tài chính có hạn, nên số doanh nghiệp trong nước có trình độ vượt trội về công nghệ so với doanh nghiệp FDI chưa nhiều. Hơn nữa, việc phối hợp các yếu tố cấu thành làm nên trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước không tốt; vì thế, dù trang bị các thiết bị, phương tiện hiện đại hơn, nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế kém hơn so với doanh nghiệp FDI.
b) FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế, mà cơ bản là: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng; trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Đối với các nước đang phát triển thay đổi cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH thường theo chiều hướng chuyển từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ.
Quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng từ 2001-2010 có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ-du lịch Thuỷ sản-nông lâm.
Ngay từ khi mới được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố đã định hướng thu hút đầu tư FDI theo hướng cơ cấu kinh tế trên, trong đó khuyến khích đầu từ vào ngành công nghiệp - xây dựng. Tỷ lệ dự án FDI ngành này luôn cao hơn hẳn so với ngành dịch vụ - du lịch và thuỷ sản -nông lâm. Gần 10 năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư FDI cũng phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thành phố. Tỷ lệ dự án và số vốn đầu tư (%) các nhóm ngành các năm 1997, 2002, 2006 như sau:
1997: công nghiệp - xây dựng 51%, thuỷ sản – nông lâm 27%, du lịch - dịch vụ 22%.
2002: công nghiệp-xây dựng 64%, du lịch-dịch vụ 18%; thuỷ sản- nông lâm 18%.
2006: công nghiệp-xây dựng 57%; du lịch-dịch vụ 32 %; thuỷ sản- nông lâm 11%.
Sự thay đổi cơ cấu FDI như trên, FDI đã tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và đạt được mục tiêu của thành phố đặt ra: đến năm 2005 tỷ trọng các ngành trong GDP là: “công nghiệp 48,2%, dịch vụ 46,1% và nông nghiệp 5,7%” [2, tr.18]. Đặc biệt, trong giai đọan 2001-2005, “giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,1%/năm, dịch vụ tăng 7,9% và ngành thủy sản – nông lâm tăng 5,9%/năm” [2, tr.18].
Đồ thị 2.10: Cơ cấu ngành của FDI (theo số lượng dự án)
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii)
2.3.1.3 FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực
FDI tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng lao động, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua các hình thức trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động.
Để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại, các doanh nghiệp FDI đã tiến hành tuyển chọn kỹ, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề như điện tử, sản xuất ô tô - xe máy, sản xuất polime, du lịch quốc tế…
Quá trình đầu tư, kinh doanh tại thành phố, nhằm giúp lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì hầu hết các doanh nghiệp FDI đều có kế hoạch đào tạo lao động dưới những phương thức và cấp độ khác nhau và rất đa dạng: đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty tiến hành hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo cơ bản, đào tạo nghề) để tiến hành đào tạo; ở nhiều doanh nghiệp còn cử lao động cấp trưởng phòng trở lên ra nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng. Chẳng hạn các doanh nghiệp FDI lĩnh vực cơ khí chính xác, điện tử, bảo hiểm 100% nhân viên qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 1-3 tháng; 15 - 35, 2% lao động quản lý được bồi dưỡng tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn đặt người lao động trong sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình bằng những yêu cầu khắt khe đối với công việc, cùng với những hứa hẹn về khả năng thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động là tương đối cao.
Không chỉ tác động tích cực đến chất lượng đội ngũ những người lao động đang làm việc trong công ty mình, các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực đến những người lao động đang chờ việc cũng như công tác đào tạo lao động. Những mời gọi hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI đã kích thích những người lao động đang tìm việc tự nâng cao tri thức và trình độ chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi của yêu cầu tuyển dụng. Trước những yêu cầu đó của thực tiễn, các cơ sở đào tạo hiện nay cũng đã nhanh chóng cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này đã tác động tích cực đến thị trường lao động chung của cả thành phố.
FDI còn có tác động lan tỏa đến việc nâng cao nguồn nhân lực của thành phố. Trình độ lao động là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khu vực FDI và các khu vực khác. Trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng phải tăng cường nâng cao chất lượng lao động của mình. Theo kết quả điều tra đã nêu, thì trình độ nguồn nhân lực của 15 ngành kinh tế - kỹ thuật thành phố đều được đánh giá ở mức 0,58 – 0,72, tương đương trình độ trung bình khá theo trình độ công nghệ hiện nay.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy chính sách sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp FDI nói riêng và ĐTNN nói chung còn mang tính khá thực dụng. Với những vị trí quan trọng, doanh nghiệp thường sử dụng và đào tạo trình độ, kỹ năng lao động, quản lý cao; ít quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động ở những ngành, những công việc giản đơn. Vì vậy, mà ở một số ngành sử dụng nhiều lao động thì trình độ H của doanh nghiệp FDI thấp hơn với mức chung trong ngành của thành phố. Chẳng han như: dệt-may 0,57/0,6; vật liệu xây dựng 0,36/0,57; lắp ráp điện, điện tử: 0,51/0,60.
FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Việc làm là một trong những vấn đề cấp thiết đối với các đô thị trong quá trình CNH, HĐH. Đà Nẵng với dân số là 764.549 người* Số dân này mới tính người đăng ký nhân khẩu thường trú. Trong khi đó cư dân ở thành phố thực tế ước trên 1,3 triệu người (số chênh lệnh này là người lao động các tỉnh lân cận làm việc tại Đà Nẵng, học sinh sinh viên 6 trường Đại học và 13 trường cao đăng, trung học; lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Vùng 3 Hải Quân).
(năm 2004). Trong đó: nguồn lao động là 452 ngàn người, chiếm khoảng 59% dân số; lực lượng lao động là 371 ngàn người, chiếm gần 49% dân số. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. “FDI đã tạo ra một lượng cầu lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố ở mức 5,0%. Tỷ lệ này được đánh giá là ổn định và hợp lý với một đô thị đang phát triển và có tốc độ đô thị hoá cao” [30, tr.2].
Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2001-2004
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tỷ lệ thất nghiệp
5,64%
5,26%
5,17%
5,16%
Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ nông thôn
79,61%
81,13%
81,24%
82%
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng.
Hoạt động FDI đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp được thể hiện ở cả hai mặt:
+ Trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Luồng lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng; từ 8.700 người năm 1997, tăng lên 15.600 người năm 2002 và 24.700 người năm 2006.
+ FDI gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI và khi các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo việc làm trong phạm vi toàn xã hội. Chưa có thống kê chính xác số lượng lao động đối với khu vực này, tuy nhiên có thể dự đoán số lao động này không dưới 1/10 số lao động trực tiếp trong doanh nghiệp FDI.
Đồ thị 2.11: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI
(Đơn vị tính: nghìn người)
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 3 trang vii)
Tạo việc làm, đồng nghĩa với nâng cao thu nhập cho người lao động. ở nước ta nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng, hầu hết người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mà chủ yếu là doanh nghiệp FDI) được trả lương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, trên cả nước, “nếu so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân một tháng của một lao động là cao nhất: 1,774 triệu VNĐ, doanh nghiệp nhà nước 1,495 triệu VNĐ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1,046 triệu VNĐ” [16, tr.186].
Theo Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, thông qua báo cáo quyết toán thuế hàng năm ở các doanh nghiệp FDI thì: mức thu nhập bình quân của một lao động một tháng đang làm việc trong doanh nghiệp FDI ở thành phố Đà Nẵng là 3 triệu đồng/tháng* *Không tính các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
. Mức thu nhập đó thường có sự chênh lệnh rất lớn giữa các vị trí làm việc và trình độ đào tạo: vị trí lao động cấp cao có mức lương 20-40 triệu đồng; sinh viên đại học, cao đẳng mới ra trường: 2-2,6 triệu đồng/tháng, công nhân (bậc 3/7) 1,9 triệu đồng/tháng; lao động giản đơn 960 nghìn đồng/tháng. Mức tăng lương của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua luôn ở mức 12%, trong đó lương của lao động người Việt Nam tăng khoảng 14%, người nước ngoài 10%.
Nguyên nhân lao động trong các doanh nghiệp FDI thường được trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước là do: năng xuất lao động của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước; lao động được tuyển dụng là lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật cao; những công ty FDI thường là những doanh nghiệp có uy tín và quy mô lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI mà chủ đầu tư là các nước EU, Nhật, Mỹ thì điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khỏe, y tế đối với người lao động tốt hơn so với các doanh nghiệp địa phương.
2.3.1.4. FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và góp phần bảo vệ môi trường
FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
Hoạt động FDI góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của thành phố thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu theo hai hướng chính sau:
- Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ thấp. Đây là quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu ở những ngành sử dụng nhiều lao động như: giày da, may mặc…. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI liên kết với nhiều doanh nghiệp trong nước để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mỗi năm các doanh nghiệp FDI xuất khẩu: 80 triệu sản phẩm đồ chơi trẻ em; 20 triệu bộ áo quần, hàng dệt kim; 1 triệu tấn dăm gỗ; 12 triệu lít bia; 11.000 bộ chi tiết gắn máy cơ khí và điện tử; 110.000 tấn sản phẩm nhựa; 16.000 tấn đèn cầy; 2 triệu sản phẩm đồ lót phụ nữ; 21 triệu đôi sản phẩm bảo hộ lao động …
- Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ trung bình và cao. Hiện nay các doanh ngiệp FDI của thành phố đã xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghệ cao ra các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản: chi tiết gắn máy, linh kiện điện tử, phần mềm tin học, các sản phẩm polyme kỹ thuật cao, dụng cụ y tế…
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu – Nhập khẩu
Tổng số
FDI
Tổng số
FDI
Thành phố
FDI
1998
169.140
61.267
199.943
23.174
-30.803
+38.093
1999
186.466
55.600
244.621
23.615
-58.155
+31.985
2001
266.520
76.335
375.142
27.413
-108.622
+48.922
2002
249.030
78.401
384.009
25.178
-134.979
+53.223
2004
310.431
80.539
330.872
42.364
-20.441
+38.175
2005
346.009
93.300
330.948
55.164
+15061
+38136
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 6, trang x)
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (chủ yếu là FDI) có chiều hướng ngày càng tăng: từ 61 triệu USD năm 1998, lên 76 triệu USD năm 2001, đến năm 2005 đã ở mức 93 triệu USD. Nếu như kim ngạch xuất khẩu thành phố đều thấp kim ngạch nhập khẩu, thì đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tình trạng ngược lại. Cán cân kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu (xuất khẩu - nhập khẩu) luôn dương, với mức cao nhất là 53, 2 triệu USD năm 2002, thấp nhất là 31,9 triệu USD năm 1999. Chính nhờ sự đóng góp của doanh nghiệp FDI mà năm 2005, lần đầu tiên thành phố không thâm hụt cán cân thanh toán (xuất nhập khẩu), với mức (+)15 triệu USD.
FDI góp phần bảo vệ môi trường.
Nhà đầu tư nước ngoài thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Gần đây, khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư vào thành phố, Đà Nẵng yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử lý môi trường, tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như kết quả điều tra đánh giá trình độ công nghệ ở 15 ngành kinh tế - kỹ thuật của thành phố cho thấy trình độ cả 4 yếu tố chính công nghệ (phương tiện, thiết bị, nhân lực, thông tin, tổ chức) ở các doanh nghiệp FDI đều cao hơn doanh nghiệp trong nước; tương ứng với chỉ số đó thì mức độ bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp FDI cũng tốt hơn. Đến nay, chưa có doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Tình trạng gây ô nhiễm nặng môi trường ở thành phố hiện nay chủ yếu là các ngành sản xuất thép, xi măng, đá mỹ nghệ; và tất cả đều là các doanh nghiệp trong nước.
Thành phố Đà Nẵng có 5 KCN, KCX; ở các khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý chất thải, xử lý nước thải tương đối tốt. Trong 10 năm qua, thành phố đã tăng cường thu hút và ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp và chế xuất. Tỷ lệ các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp ngày càng tăng, năm 1997, tỷ lệ này là 29%, năm 2001 tăng lên 30 % và năm 2006 là 56%. Tỷ lệ này tăng, đồng nghĩa với việc quản lý môi trường thuận lợi và tốt hơn.
Đồ thị 2.12: Số lượng doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư, xem phụ lục 4, trang viii)
Việc áp dụng những công nghệ sạch, tiên tiến có lợi cho môi trường của doanh nghiệp FDI đã tạo nên những tác động ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và gây sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước phải có biện pháp xử lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.3.1.5. Một số tác động tích cực đến lĩnh vực văn hóa – xã hội
Hiện nay, đã có một số dự án FDI trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế không chỉ tăng thêm cơ sở kỹ thuật mà đã có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo, dịch vụ trên lĩnh vực này (như: Công ty Choongwae Pharma Corp, sản xuất các sản phẩm y tế; Công ty Kot Raphael Dịch vụ khám và chữa bệnh ngoại trú chất lượng cao; Đại học Queensland đào tạo đại học và trên đại học)
Rất nhiều các doanh nghiệp FDI tham gia tích các họat động xã hội, nhân đạo và từ thiện của thành phố. Trong 5 năm 2005-2010, các DNCVĐTNN ở Đà Nẵng (chủ yếu là doanh nghịêp FDI) đã xây dựng 95 “ngôi nhà tình nghĩa” cho các gia đình liệt sỹ, phụng dưỡng suốt đời 135 “Mẹ Việt Nam anh hùng” (thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), xóa 123 nhà tạm, đỡ đầu 357 em học sinh nghèo vượt khó, cấp học bổng cho 79 sinh viên học giỏi tại Đại học Đà Nẵng, quyên góp hàng tỷ đồng giúp đỡ các gia đình bị thiên tai, bão lụt (riêng cơn bão 6 năm 2006, các doanh nghiệp trong 5 KCN, KCX Đà Nẵng đã quyên góp ủng hộ 967 triệu đồng).
Hiện nay, đã xuất hiện phong trào các doanh nghiệp FDI tham gia xây dựng các công trình phúc lợi. Đi đầu là 9 doanh nghiệp FDI (của Nhật Bản, EU và Liên bang Nga) vừa triển khai xây dựng các công trình phúc lợi trong KCN Hòa Khánh, KCN An Đồn (dự kiến cuối năm 2007 hòan thành sẽ đưa vào sử dụng: 18.000 m2 nhà ở không thu phí cho công nhân, 1300m2 khu văn hóa lao động, 7 trạm y tế, 5 công viên).
Tóm lại, như trình bày ở trên cho thấy FDI đã có những tác động tích cực đến KT-XH của thành phố trên cả hai mặt kinh tế - kỹ thuật và xã hội. Song dễ nhận thấy đối với kinh tế - kỹ thuật thì FDI tác động mạnh mẽ hơn.
2.3.2. Tác động tiêu cực của FDI đối với kinh tế - xã hội
Về cơ bản, hoạt động FDI đã tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH thành phố. Tuy nhiên, nó cũng có tác động ngược chiều đến KT-XH. Sau đây là một số mặt hạn chế của FDI ở thành phố Đà Nẵng.
2.3.2.1. Vấn đề chuyển giá (transfering price) gây thiệt hại cho ngân sách thành phố
Chuyển giá là những giao dịch về giá ẩn bên trong giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Những giao dịch về giá này được thực hiện dựa trên những tính toán bên trong của các TNCs và giá của những giao dịch này không phản ánh đúng giá trị thị trường. Các TNCs thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Tác hại của lợi dụng chuyển giá không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Cục Thuế Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2006, trong số trên 87 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố được cấp mã số thuế, doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 35% (cả nước khoảng 31%), số thuế thu nhập doanh nghiệp FDI là 13 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách chiếm 10,19% tổng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp toàn thành phố (130,52 tỷ). Xu thế chuyển từ doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng (61% doanh nghiệp 100%, 43% doanh nghiệp liên doanh; năm 1997: 34% doanh nghiệp 100%, 64% doanh nghiệp liên doanh).
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp FDI so với thuế thu nhập doanh nghiệp toàn thành phố có khá hơn tỷ lệ chung của cả nước, nhưng về cơ bản vẫn có dấu hiệu của “chuyển giá”. Cục Thuế Đà Nẵng chưa có điều kiện để điều tra, xác minh, tiến hành phân tích, xác định thực tế giao dịch liên kết và rủi ro về gian lận thuế qua giá chuyển nhượng. Việc phân tích phải bao gồm cả thu thập các thông tin về bên nước ngoài và về kinh tế ngành. Nhưng ở cấp địa phương khó có thể tiến hành xác minh được vấn đề này, do thiếu kinh phí, phân cấp về thẩm quyền; hơn nữa, nhiều quốc gia không có hiệp định về thuế quan với Việt Nam.
Một số cán bộ chuyên quản của Cục thuế Đà Nẵng nhận định có nhiều hiện tượng lợi dụng giá chuyển nhượng để trốn, tránh thuế trong các doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng; tập trung ở các doanh nghiệp ngành hàng: nhựa, may mặc, bia... Việc lợi dụng chuyển giá thường thể hiện:
Phần lớn các giao dịch liên quan đến vốn hoạt động như góp vốn (máy móc, thiết bị sản xuất, bí quyết công nghệ), vay nợ (vay hoặc bảo lãnh vay...) quan hệ liên kết, không kiểm soát được giá trị thị trường thực tế;
Các trường hợp nhập khẩu thiết bị và sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào để sản xuất đều là quan hệ liên kết (do công ty mẹ hoặc các công ty thành viên cung cấp) không qua kiểm soát giá tính thuế nhập khẩu (vì được thừa nhận giá kê khai theo hợp đồng ngoại thương) nên được hạch toán giá cao;
Phần lớn giao dịch về sản phẩm đầu ra xuất khẩu là do công ty mẹ bao tiêu hoặc chỉ định người mua sản phẩm, vì vậy giá bán rất thấp (tức là giá bán ra thấp hơn giá thành sản phẩm);
Đối với hoạt động sản xuất-xuất khẩu, các giao dịch liên kết gần như hoạt động khép kín bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình (bản quyền, sáng chế, bí quyết và dịch vụ nội bộ), trong đó: một thành viên chuyên cung cấp nguyên vật liệu, một thành viên khác chịu trách nhiệm về mẫu mã, nhãn hiệu bản quyền, kiểm soát chất lượng và một thành viên khác chịu trách nhiệm về khâu thương mại. Như vậy, bên Việt Nam thực chất chỉ là xưởng gia công nhưng vẫn phải chịu các chi phí (được coi là chi phí giả) cho hoạt động dịch vụ nội bộ như tư vấn tài chính, kiểm tra chất lượng và quảng cáo, tiếp thị.
Quan hệ thanh toán giữa các bên phần lớn là thanh toán bù trừ hoặc qua trung gian (theo dạng trung tâm tài chính của cả tập đoàn) – có sự xuất hiện của bộ phận “chế biến hóa đơn, chứng từ” tại nước ngoài để biến giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập (giả) hoặc dựng lên những giao dịch chi phí rất bất hợp lý để trả cho bên nước ngoài.
Một số công ty liên tục thay đổi chủ đầu tư nhưng các chủ đầu tư cũ hay mới đều cùng một tập đoàn, hoặc không đầu tư mở rộng vào dự án hiện tại mà lập ra dự án mới tương tự. Đây cũng là một "thủ thuật" để không chịu trách nhiệm về những sai phạm (nếu có) của các chủ đầu tư trước và là "kỹ thuật" để được kéo dài ưu đãi thuế.
Như ở tiết 2.2.2.2 đã trình bày, cơ cấu số lượng doanh nghiệp FDI có hình thức 100% nước ngoài tăng, ngoài số lượng doanh nghiệp đầu tư mới còn có lý do là các doanh nghiệp liên doanh (giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt nam) chuyển dần sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Với phương thức chủ đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh đã cố tình thu ngắn thời gian khấu hao hoặc dùng nhiều vốn cho quảng cáo, khuếch trương sản phẩm dẫn đến liên doanh thua lỗ, chủ đầu tư nước ngoài thôn tính phần vốn góp của phía Việt Nam. Đơn cử như 1 số doanh nghiệp như nhà bia sông Hàn, Bia Larue, nhà máy thuốc lá Đà Nẵng…..
2.3.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất
Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Hiện tại, Đà Nẵng có hai khu công nghiệp có lượng nước thải lớn (Khu Công nghiệp Hoà Khánh: 4500 m3 và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3) – là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. “Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của 2 khu công nghiệp này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần" [23, tr.1].
Ngoài ra, các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra 7000-8000 tấn rác. Trong khi đó khả năng thu gom được khoảng 5000 tấn, trung bình thải 20 tấn/ngày và lượng rác thu gom được khoảng 14tấn/ngày. Các công nghệ đang sử dụng chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường. Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải chất rắn độc hại ra môi trường.
Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được các quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may (trình độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành)…..
2.3.2.3. Những tác động đế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV sau nua 1.doc