MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: Hoạt động huy động vốn của NHTM 7
I.Các hoạt động chủ yếu của NHTM 7
1. Định nghĩa NHTM 7
2. Các hoạt động cơ bản của NHTM trong nền kinh tế 8
2.1. Nhận tiền gửi 8
2.2.Phát hành giấy tờ có giá 9
2.3.Hoạt động thanh toán 11
2.4.Các hoạt động khác 11
II. Vốn của NHTM 11
1.Khái niệm vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 11
2.Các nguồn vốn của NHTM 12
2.1. Vốn chủ sở hữu 12
2.2.Nguồn tiền gửi 12
2.3.Nguồn đi vay 12
2.4. Các nguồn khác . 14
3. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 14
III. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 15
1.Các hình thức huy động vốn. 15
1.1.Huy động vốn tiền gửi 15
1.2.Huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn 18
1.3.Huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu 18
2.Các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn của NHTM 18
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 19
1. Nhân tố chủ quan 19
1.1.Chính sách lãi suất của NHTM 19
1.2.Các hình thức huy động vốn 20
1.3.Hoạt động marketing ngân hàng 21
1.4. Đổi mới công nghệ ngân hàng 21
1.5. Trình độ nghiệp vụ,thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ 21
1.6.Uy tín của ngân hàng 22
2. Nhân tố khách quan 22
2.1.Chính sách pháp luật của Nhà Nước 22
2.2.Sự ổn định của kinh tế-chính trị-xã hội 22
2.3.Tâm lý thói quen của người gửi tiền 23
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 25
I. Khái quát về NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 25
1.Vài nét sơ lược về chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 25
2.Cơ cấu tổ chức-bộ máy cán bộ 27
3.Tình hình hoạt động kinh doanh 29
II.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng. 30
1.Yêu cầu đặt ra với công tác huy động vốn 30
2.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 30
2.1.Huy động vốn tiền gửi 36
2.2.Vay vốn các tổ chức tín dụng khác 44
2.3.Huy động vốn thông qua nghiệp vụ phát hành các chứng từ có giá 45
III. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 50
1.Những kết quả đạt đươc 50
1.1.Quy mô vốn huy động 50
1.2.Tổ chức phục vụ huy động vốn 51
1.3.Hình thức huy động vốn 52
2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 53
3.Nguyên nhân của những hạn chế trên 55
3.1.Từ phía khách hàng 55
3.2.Từ môi trường kinh doanh của ngân hàng 57
CHƯƠNG III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng trong thời gian tới. . 58
I. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 58
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 58
2. Định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn tai chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 58
II.Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng 59
1.Giải pháp trực tiếp 60
1.1.Hoàn thiện cơ sỏ vật chất 60
1.2.Sử dụng lãi suất linh hoạt 60
1.3. Đẩy mạnh chính sách khách hàng 61
1.4. Më réng c¸c m¹ng líi ho¹t ®éng vµ ®a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc huy ®éng 62
2. Giải pháp hỗ trợ 62
2.1.TiÕp tôc ®æi míi phong c¸ch phôc vô, n©ng cao tr×nh ®é cña c¸n bé c«ng nh©n viªn 52
2.2. Tuyªn truyÒn qu¶ng c¸o 53
2.3. Bªn c¹nh nh÷ng gi¶i ph¸p Ng©n hµng cÇn thêng xuyªn lµm tèt c«ng t¸c thi ®ua khen thëng nh»m ®éng viªn, khuyÕn khÝch c¸c c¸ nh©n, c¸cphßng ban cã thµnh tÝch, s¸ng kiÕn trong nghiªn cøu khoa häc 63
III.Một số kiến nghị góp phần tăng cường công tác huy động vốn 63
1.Kiến nghị với Nhà Nước 63
2.Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 64
3.Kiến nghị với NHNo&PTNT Hà Nội vàNHNo&PTNT Việt Nam 65
4.Kiến nghị với UBND quận Hai Bà Trưng 65
KẾT LUẬN 66
Tµi liÖu tham kh¶o 67
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T Hai Bà Trưng là một đại diện theo ủy quyền của NHNo&PTNT Hà Nội, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc có con dấu, có bảng cân đối tài sản, hoạt động theo pháp lệnh Ngân Hàng, HTX tín dụng, điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.
Từ ngày 6/1/2006 trụ sở của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng được đặt tại 60 Ngô Thì Nhậm – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Là một trong những chi nhánh lớn của NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hoạt động NHNo&PTNT Hai Bà Trưng được sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT Hà Nội, được sự quan tâm của UBND quận Hai Bà Trưng, sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành Hà Nội và quận Hai Bà Trưng về mọi mặt, ở mọi thành phần kinh tế chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng đã không ngừng phát triển về mọi mặt như: hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và ngân quỹ tài chính, hoạt động huy động vốn, hoạt động kinh doanh ngoại tệ……..
NHNo&PTNT Hai Bà Trưng còn có lợi thế về mạng lưới : hiện tại với 4 phòng giao dịch đặt tại 4 phường trọng điểm của quận là Bà Triệu, Nguyễn Du, Phố Huế, Đồng Tâm và 1 trụ sở chính đặt tại 60 Ngô Thì Nhậm.
Đến năm 2005 chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng phấn đấu mở rộng thêm thành 7 phòng giao dịch. Bên cạnh đó là 1 mạng lưới các chi nhánh bạn hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và trên địa bàn Hà Nội là điều kiện thuận lợi để phát triển và thực hiện các dịch vụ Ngân Hàng hiện đại.
Tóm lại tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã và đang phát triển tốt, nhu cầu đầu tư ngày càng cần thiết đòi hỏi phải có nguồn vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội từ đó đặt ra một yêu cầu lớn đối với Ngân Hàng là phải tập trung mạnh mẽ cong tác huy động vốn để cho vay các thành phần kinh tế.
2. Cơ cấu tổ chức - bộ máy cán bộ :
Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng với 45 cán bộ được tổ chức theo sơ đồ sau :
Phòng giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách hành chính
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kiểm soát
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng giao dịch12
Phòng giao dịch 14
Phòng giao dịch 40
Phòng giao dịch 52
Cho vay doanh nghiệp
Cho vay cầm đồ, các giấy tờ có giá
Thanh toán quốc tế
- Ban giám đốc NHNo&PTNT Hai Bà Trưng :Là người trực tiếp ra quyết định thi hành,quản lý hoạt động của các phòng ban trong chi nhánh
- Nghiệp vụ tín dụng : Thực hiện nhiệm vụ cho vay và tổng hợp hợp đồng kinh doanh của chi nhánh.Nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh an toàn và hiệu quả từ đó tổng hợp các thông tin, cung cấp các thông tin giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn.
- Nghiệp vụ kế toán :Tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ vốn tập trung toàn chi nhánh, thực hiện hạch toán kế toán, các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chi nhánh.Cuối ngày,tháng, quý,nămtiến hành hạch toán quyết toán và các báo cáo thực hiện các khoản nộp Ngân Sách Nhà Nước.
- Nghiệp kiểm soát: Kiểm tra công tác điều hành của các phòng giao dịch, giám sát việc thực hiện quy định của chi nhánh, tuyển dụng cán bộ ngân hàng.
- Phòng hành chính –nhân sự: Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hành chính quản trị thông tin tuyên truyền, quảng cáo thông tin tiếp thị theo sự chỉ đạo của ban giám đốc, giúp ban giám đốc đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn.
-Các phòng giao dịch:Nhiệm vụ chính của các phòng giao dịch là huy động vốn.
3. Tình hình kinh doanh năm 2006 – 2007.
Căn cứ vào thực tế điều kiện kinh tế xã hội ngay từ đầu năm ban lãnh đạo đã tổ chức họp bàn triển khai định hướng kinh doanh năm 2006 do NHNo&PTNT Hà Nội đề ra, xác định rõ chiến lược, hướng đi, đề ra các mục tiêu và giải pháp kinh doanh cụ thể cho cả năm để thống nhất chỉ đạo và thực hiện xuyên suốt. Định hướng kinh doanh tổng quát là “đẩy mạnh tuyên truyền huy động vốn, khuyến khích mở tài khoản cá nhân, mở rộng dịch vụ chuyển tiền nhanh, tập trung chú trọng mở rộng cho vay hộ nông dân, các dự án toàn vùng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng cường và nâng cao chất lượng thẩm định phong cách phục vụ khách hàng “.
Tổng vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 738.205 triệu đồng tăng 161.463 triệu đồng so với năm 2005 về tỷ lệ tăng trưởng 27,99%
Tổng nguồn đến 31/12/2007 đạt 950.750 triệu đồng tăng 212.545 triệu đồng so với năm 2006 về tỷ lệ tăng trưởng 28,8%
II .Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng
1. Yêu cầu đặt ra đối với công tác huy động vốn.
- Tổng vốn huy động tăng bình quân 25%
- Tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân 22 – 25%
- Nợ quá hạn đảm bảo dưới mức 1% so với tổng dư nợ
- Số hộ vay Ngân Hàng chiếm 20% tổng số hộ vào cuối năm 2005
- Đảm bảo tài chính theo quy định có tĩch lũy đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.
- Từng bước nâng cao tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ phong phú về hình thức thực hiện biện pháp huy động vốn qua các kênh xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Trong công tác huy động vốn phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa bàn để có kế hoạch chương trình huy động vốn. Phải gắn chiến lược huy động vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất.
2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng đã tích cực khai thác các nguồn tạm thời nhàn rỗi đưa ra các hình thức huy động tạo điều kiện chủ động trong hoạt động cho vay và các hoạt động khác của Ngân Hàng.
Trong điều kiện hiện nay huy động vốn là một mảng lớn trong hoạt động huy động vốn của NHTM vấn đề đặt ra là nguồn vốn lớn có thể tìm ra ở đâu phải thông qua việc huy động vốn của các NHTM điều này đòi hỏi các NHTM phải có biện pháp hữu hiệu có các chiến lược huy động đúng đắn hợp lý để thu hút nguồn vốn đảm bảo cho đầu ra của Ngân Hàng.
Với phương châm “đi vay để cho vay “ nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính mang tính chất sống còn đối với hoạt động của Ngân Hàng nên chi nhánh đã vận dụng nhiều hình thức khác khai thác vốn ổn định có lợi trong kinh doanh. Việc huy động vốn không phải là công việc độc lập mà phải gắn liền với các nghiệp vụ bên có và các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền thanh toán bên cạnh đó việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường, đầu ra, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, lãi suất phù hợp. Trước đây quan niệm Ngân Hàng chỉ cần sử dụng vốn có hiệu quả còn việc khách hàng gửi tiền vào Ngân Hàng là việc đương nhiên. Hiện nay việc cạnh tranh giữa các Ngân Hàng ngày càng diễn ra gay gắt và chủ yếu ở lĩnh vực huy động vốn hơn là đi vay. Bởi vì nguồn vốn trong nền kinh tế thì có hạn trong khi đó có quá nhiều Ngân Hàng chủ thể tài chính khác muốn chiếm hữu quyền sử dụng nguồn vốn đó chính vì vậy mà trong công tác huy động vốn Ngân Hàng đã bố trí 4 phòng giao dịch tại 4 địa điểm của quận và thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền thông qua đội ngũ cán bộ kế toán tại các cơ sở và tổ chức tuyên truyền quảng cáo, phát tờ rơi… Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn tại các địa bàn liên tục tăng qua các năm giảm bớt được nguồn vốn sử dụng điều hòa của thành phố hoàn toàn chủ động trong việc mở rộng tín dụng chủ động trong việc chi trả các nhu cầu rút tiền của các tổ chức kinh tế xã hội.
Là một đơn vị nằm trên địa bàn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân Hàng khác tuy đi vào hoạt động chưa lâu nhưng tốc độ huy động vốn của Ngân Hàng cũng đạt được kết quả đáng khích lệ đó là trong 3 năm gần đây tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng đạt được kết quả như sau:
Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng vốn huy động.
(Đơn vị : Triệu đồng)
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng giảm
Số tiền
%
2005
555.166
2006
683.520
128.354
23,11
2007
795.750
112.230
16,42
( Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Trong đó :
(Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn huy động bằng VNĐ
467.776
582.270
665.598
Vốn huy động bằng ngoại tệ
87.390
101.250
130.152
Tổng cộng
555.166
683.520
795.750
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng tăng trưởng nhanh qua các năm đáp ứng được nhu cầu mở rộng cho vay của các thành phần kinh tế.
Năm 2006 nguồn huy động đạt 638.520 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 128.354 triệu đồng hay tăng 23,11%
Năm 2007 nguồn huy động đạt 795.750 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 112.230 triệu đồng hay tăng 16,42%
Từ một chi nhánh khi mới đi vào hoạt động với nguồn vốn ban đầu mới gần 100 triệu sau hơn 10 năm đi vào hoạt động nguồn vốn huy động lên đến 683.520 triệu đồng điều đó chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng có sự khởi đầu tốt. Không dừng lại ở đó nguồn vốn huy động của Ngân Hàng liên tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn năm 2006 đạt 16,42%. Đạt được kết quả này là do có sự lỗ lực của toàn thể cán bộ Ngân Hàng, sự đổi mới trong phong cách phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền.
Hiện nay nguồn vốn của Ngân Hàng chủ yếu được huy động từ nguồn : tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân, tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành có giá…
Bảng 2 : Các nguồn vốn huy động.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Nguồn vốn tiền gửi
387.776
69,84
507.125
74,2
606.577
76,23
-Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
27.790
5,0
30.125
4,4
48.230
6,06
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
104.845
18,18
165.181
24,16
175.241
22,16
- Tiền gửi tiết kiệm
255.141
45,95
311.819
45,6
383.106
48,11
2. Phát hành giấy tờ có giá
167.390
30,16
176.395
25,8
189.173
23,77
Tổng cộng
555.166
100
683.520
100
795.750
100
(Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Biểu đồ các nguồn vốn huy động
Cơ cấu ngành đã có sự thay đổi trong các năm. Nhìn vào biểu đồ huy động vốn ta thấy:
- Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi, nguồn này tương đối ổn định và tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước:
+ Đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2006 so với năm 2005 tăng 2.335 triệu đồng. Năm 2007 với năm 2006 tăng 18.105 triệu đồng.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm : năm 2006 so với năm 2005 tăng 56.678 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 71.287 triệu đồng.
+ Đối với tiền gửi tổ chức kinh tế năm 2203 so với năm 2005 tăng 60.336 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.060 triệu đồng.
Nguồn vốn tiền gửi của Ngân Hàng có tăng qua các năm nhưng mức tăng không đồng đều. Tuy nhiên lượng tiền gửi tiết kiệm này tăng là tăng nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ Ngân Hàng đã tập trung vào huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức dân
cư thông qua các dịch vụ Ngân Hàng như : chuyển tiền và mua bán ngoại tệ qua các tài khoản này.
Phát hành các giấy tờ có giá : nguồn huy động qua kênh này tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên nó không được cao bằng nguồn tiền gửi một phần do chính phủ phát hành theo từng đợt mệnh giá nhiều loại thời gian huy động dài nên không thu hút được lượng nhân dân quan tâm lớn tuy nhiên lãi suất của loại giấy tờ này cao nên vẫn thu hút được lượng tiền trong lưu thông.
Để làm rõ nguyên nhân và các nhân tố tác động đến công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng ta đi vào phân tích từng khoản mục của nguồn vốn huy động.
2.1. Huy động vốn tiền gửi.
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM nói chung và của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng nói riêng khi mới đi vào hoạt động nghiệp vụ đầu tiên của Ngân Hàng là mở tài khoản tiền gửi để giữ và thanh toán hộ khách hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao các Ngân Hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác khâu như : tiền gửi của các tổ chức kinh tế dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm…
Bảng 3 : Các khoản tiền gửi.
(Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
- Tiền gửi thanh toán
132.635
34,21
195.306
38,52
223.417
36,84
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
27.790
7,1
30.125
5,9
48.230
7,9
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
145.845
27,03
165.181
32,57
175.240
28,89
- Tiền gửi tiết kiệm
255.131
65,79
311.819
61,48
383.106.
63,16
Tổng cộng
387.766
100
507.125
100
606.577
100
(Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Biểu đồ các khoản tiền gửi
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế dân cư : do các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến họ có thể gửi tiết kiệm nhằm mục đích đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiền của mình. Để thu hút được lượng tiền này Ngân Hàng cố gắng khuyến khích họ thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động vốn và đưa ra các hình thức huy động mới như : trả lãi trước, gửi bậc thang, dự thưởng vàng, quay số trúng thưởng hay tăng mức lãi suất…
Trong 3 năm gần đây nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân liên tục tăng và tăng mạnh trong năm 2005 nguồn này là 104.845 triệu đồng tăng 27,03% so với tổng nguồn tiền gửi. Năm 2006 và năm 2007 tốc độ huy động có tăng song tăng còn chậm hơn năm 2005. Năm 2006 là 165.181 triệu đồng tăng 32,57% và sang năm 2007 nguồn này đạt 175.240 triệu đồng tăng 28,89%.
Năm 2006 so với năm 2005 tăng 60.336 triệu đồng.
Năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.060 triệu đồng.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng : là một Ngân Hàng mới đi vào hoạt động chưa lâu lại nằm trên địa bàn có sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các Ngân Hàng trên cùng địa bàn vốn huy động từ nguồn này hàng năm vẫn tăng nhưng còn chậm. Đây là nguồn tiền gửi chỉ phải trả lãi suất thấp, chi phí huy động vốn là không đáng kể tuy nhiên nguồn này có vai trò quan trọng nên Ngân Hàng cần có chính sách phù hợp để thu hút nguồn này.
Bảng 4:Tiền gửi của các tổ chức kinh tế,cá nhân
(Đơn vị :Triệu đồng)
.Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
- Tiền gửi KKH của các tổ chức kinh tế,cá nhân
77.165
73,59
101.073
61,18
120.147
68,57
- Tiền gửi CKH
27.680
26,41
64.108
38,82
55.094
31,43
+ Tiền gửi CKH < 12 tháng
13.105
12,51
30.250
18,31
20.516
11,7
+ Tiền gửi CKH> 12 tháng
14.575
13,9
33.858
20,5
34.578
19,73
* Bậc thang
1.573
1,5
8.530
5,16
11.180
6,3
* Dự thưởng
13.002
12,4
25.328
15,34
18.398
10,49
Tổng cộng
104.845
100
165.181
100
175.241
100
(Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Biểu đồ các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
Quận Hai Bà Trưng là một quận phát triển chủ yếu về thương mại và dịch vụ trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong đó có 193 DNTN, 2093 công ty TNHH và 181 công ty cổ phần, hơn 70 tổ chức tín dụng, 50 hợp tác xã sản xuất dịch vụ với 1523 lao động, 81 tổ sản xuất và hơn 1000 tổ sản xuất với giá trị sản xuất hàng hóa đạt gần 200 tỷ đồng. Để thực hiện tốt công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn có lãi suất thấp chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng đã vận đông khách hàng mở tiền gửi và giao dịch tại Ngân Hàng.
Nhìn vào bảng cân đối tài khoản của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng năm 2005 – 2006 – 2007 ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi có kỳ hạn. Đây là khoản tiền của các tổ chức cá nhân gửi vào Ngân Hàng với mục đích chi trả hàng hóa. Năm 2005 tiền gửi của các tổ chức cá nhân là 77.165 triệu đồng chiếm 73.59% tổng tiền gửi của các tổ chức cá nhân. Năm 2006 là 101.073 triệu đồng chiếm 61,18% và sang năm 2007 là 120.147 triệu đồng đạt 68,57% . Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do trong năm 2007 vừa qua Ngân Hàng đã vận động được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại Ngân Hàng. Do Ngân Hàng mới đưa được máy rút tiền tự động ATM đi vào hoạt động 24/24 giờ tạo điều kiện thuận lợi cho những người gửi tiền có thể đến rút bất cứ lúc nào họ cần mà không tốn thời gian chờ đợi.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng số vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân là
tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng, số tiền này tăng dần qua các năm. Năm 2005 nguồn này mới có 14575 triệu đồng. Sang năm 2006 lên đến 30.728 triệu đồng và đến năm 2007 là 34.578 triệu đồng. Loại tiền gửi này tăng nhanh như vậy là do Ngân Hàng đã có những chương trinh quảng cáo, dự thưởng, tăng lãi suất như lãi suất bậc thang và dự thưởng vàng hoặc khách hàng gửi vào với số lượng nhiều khác hàng sẽ được thưởng phần thưởng như phiếu mua hàng tại các siêu thị hoặc Ngân Hàng sẽ tặng khách hàng các phần thưởng bằng hiện vật…
Ngoài hai loại tiền gửi trên ra thì tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng cũng có xu hướng tăng. Năm 2005 là 13105 triệu đồng, năm 2006 là 30250 triệu đồng và sang năm 2007 là 20.516 triệu đồng. Vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 893 triệu đồng. Sang năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 9734 triệu đồng. Song nhìn chung tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong các năm qua đều tăng.
Qua việc huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân cũng phần nào nói lên uy tín của Ngân Hàng trong việc thu hút khách hàng. Trong giai đoạn hiện nay cá tổ chức kinh tế đang có nhu cầu lớn về tín dụng, các đơn vị mở tài khoản tại Ngân Hàng có thể sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như : séc chuyển khoản, séc bảo chi, UNT, UNC…..khi thực hiện các thanh toán. Trong nền kinh tế hiện nay sự rộng khắp của việc không dùng tiền mặt là do yêu cầu của kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế phát triển thì khối lượng giao dịch ngày càng lớn do đó cần có những phương thức thanh toán nhanh và thuận tiện, an toàn, giảm chi phí kịp thời phục vụ khách hàng. Thanh toán qua Ngân Hàng hiện là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh. Trong những năm qua công tác thanh toán tại NHNo&PTNT Hai Bà Trưng được thực hiện tốt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao
dịch tại Ngân Hàng. Chính vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng cần đưa ra các biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn.
Tiền gửi tiết kiệm : Đây được coi là một khoản thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân khi họ gửi vào Ngân Hàng để hưởng lãi.
Bảng 5 : Tiền gửi tiết kiệm
(Đơn vị :Triệu đồng )
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
167.751
65,74
210.569
67,53
252.954
66,02
- Tiết kiệm KKH
77.150
30,23
98.322
31,53
132.306
34,53
- Tiết kiệm CKH
90.610
35,51
112.247
36,0
120.648
31,49
+ < 12 tháng
83.481
32,7
91.311
29,28
93.243
24,33
+ > 12 tháng
7.120
2,81
20.936
6,72
27.405
7,15
2. Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
87.390
34,26
101.250
32,47
130.152
33,98
Tổng cộng
255.141
100
311.819
100
383.106
100
(Bảng cân đối kế toán năm 2005,2006,2007 của chi nhánh
NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Biểu đồ tiền gửi tiết kiệm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng lượng tiển gửi tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 nguồn huy động từ tiết kiệm là 255.141 triệu đồng. Năm 2006 là 311.819 triệu đồng và tính đến ngày 31/12/2007 thì tiền gửi tiết kiệm là 383.106 triệu đồng tăng 71.287 triệu đồng hay 22.86% so với năm 2006. Tuy nhiên nguồn này tăng không đều do trên thực tế năm 2007 nhất là vào thời điểm cuối năm tốc độ huy động vốn rất khó khăn do lãi suất của các tổ chức tín dụng đều tăng mạnh trong các Ngân Hàng cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau.
Về nguồn vốn huy động bằng nội tệ năm 2006 đạt 167.751 triệu đồng, năm 2006 đạt 210.596 triệu đồng tăng 42818 triệu đồng (tương đương 25,5%) so với năm 2005 trong đó :
+ Tiền gửi không kỳ hạn năm 2005 là 77.150 triệu đồng chiếm 30,23%, năm 2006 đạt 98.322 triệu đồng tăng 21.172 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn là 132.306 triệu đồng chiếm 34,53% tăng 33.984 triệu đồng so với năm 2006. Đây là nguồn có chi phí rẻ nhưng thường xuyên biến động vì thực chất nó là nguồn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế.
+ Tiền gửi có kỳ hạn năm 2005 là 90.610 triệu đồng năm 2006 là 112.247 triệu đồng chiếm 36,0% tăng 21.673 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn là 120.648 triệu đồng chiếm 31,49% giảm 8.410 triệu đồng so với năm 2006.
Ngoài nguồn tiền gửi bằng Việt Nam đồng chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng còn huy động thêm nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ, nguồn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tỷ trọng này đạt mức cao nhất là 34,26% đến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 32,47%, sang đến năm 2007 tỷ trọng này tiếp tục tăng và đạt 33,98%. Tuy tỷ trọng này tăng đều qua các năm song còn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ USD, Euro trên thị trường tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ vì trong những năm qua tỷ giá đồng đôla biến động mạnh, mức lãi suất huy động có thời hạn cao hơn nhiều so với phí thừa vốn trung ương nên có lúc lỗ. Việc huy động này không tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân Hàng.
Xét về cơ cấu các loại tiền gửi ta thấy loại tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng chủ yếu tuy nhiên tỷ trọng của các lọai tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng ngày càng giảm và tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ngày càng tăng do chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng thực hiện việc phát hành kỳ phiếu có mục đích với mức lãi suất huy động cao hơn nên đã thu hút được lượng khách hàng lớn, mặt khác do tâm lý của khách hàng lo sợ tỷ giá của đồng Việt Nam bị mất giá nên đã tích trữ ngoại tệ mạnh (chủ yếu là USD, Euro) và không muốn gửi tiền vào Ngân Hàng tuy tỷ trọng của các loại tiền trên có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng có xu hướng tăng lên. Đây được coi là nguồn ổn định giúp Ngân Hàng có kế hoạch trong nguồn vốn của mình vì vậy Ngân Hàng cần có chính sách huy động phù hợp để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
2.2.Huy vốn các tổ chức tín dụng khác.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất của NHTM tuy nhiên khi cần Ngân
Hàng thường đi vay mượn thêm Ngân Hàng có thể vay từ:
- Ngân Hàng Nhà Nước (NHTƯ): Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong việc chi trả của NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ NHTM thường vay NHTƯ và vay dưới hình thức tái chiét khấu, các thương phiếuđã được NHTMchiết khấu trở thành tài sản của họ, nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên.
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các NHTM vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân Hàng,Ngân Hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với Ngân Hàng cho vay hoặc thông qua Ngân Hàng đại lý khoản vay này không cần bảo đảm hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán của Kho Bạc,kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và củangân hàng đi vay tăng lên.
- Vay trên thị trường vốn: Ngân Hàng vay thông qua việc phát hành các giấy nợ như: Tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu. trên thị trường vốn.
2.3. Huy động vốn thông qua nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá.
Nhận rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn nên chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng thực hiện huy động vốn thông qua phát hành các giấy tở có giá với nhiều thời hạn khác nhau và lãi suất huy động ưu đãi nên đã thu hút được lượng tiền mặt lớn trong lưu thông, đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn của Ngân Hàng đồng thời huy động hộ NHNo&PTNT Hà Nội.
Bảng 6 : Bảng phát hành giấy tờ có giá.
(Đơn vị:Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Kỳ phiếu< 12 tháng
67.176
40,14
79.176
44,88
85.301
45,1
Kỳ phiếu> 12 tháng
100.214
59,86
97.219
55,12
103.872
54,9
Tổng cộng
167.390
100
176.395
100
189.173
100
(Bảng cân đối tài khoản năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng )
Biểu đồ phát hành giấy tờ có giá
Như vậy chi nhánh NHNo&PTNT Hai Bà Trưng đã thu hút được một lượng vốn khá lớn thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Nguồn nay liên tục tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn huy động được từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá là 157.390 triệu đồng . Sang năm 2006 nguồn huy động từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá là 176.395 triệu đồng tăng so với 2005 là 9005 triệu đồng chiếm 5,3% so với tổng vốn huy động và trong năm 2007 nguồn huy động từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá là189.173 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 12.778 triệu đồng chiếm 7,2% tổng nguồn vốn huy động được.
Nguồn huy động từ nghiệp vụ này chủ yêú là phát hành kỳ phiếu Ngân Hàng có thời hạn 12 tháng, 13 tháng và 24 tháng với phương thức trả lãi trước, trả lãi sau. Trong năm 2006 lợi nhuận huy động hộ NHTW là 30689 triệu đồng và năm 2007 là 50566 triệu đồng.
Tuy nhiên do Ngân Hàng chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động cho nên hoạt động phát hành các loại giấy tờ có giá chưa được phát hành mạnh mẽ nhưng hoạt động này cũng đã thu hút một lượng vốn đáng kể để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và hỗ trợ một phần nguồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3357.doc.doc