Luận văn Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.viii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM

SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC . 4

1.1 Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

Kho bạc nhà nước.4

1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước .4

1.1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà

nước .9

1.2 Nội dung và qui trình công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

qua Kho bạc nhà nước.11

1.2.1Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho

bạc nhà nước .11

1.2.2 Quy trình công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

Kho bạc nhà nước .15

1.2.3 Chế độ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho

bạc nhà nước .17

1.3 Các nhân tố ảnh đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

qua Kho bạc nhà nước.23

1.3.1 Nhân tố chủ quan.23

1.3.2 Nhân tố khách quan.24

1.4 Cơ sở thực tiễn về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

Kho bạc nhà nước.25

1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của

một số địa phương .25

1.4.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan .30

Kết luận chương 1 . 32

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán trưởng (hoặc người được ủy quyền), Giám đốc KBNN các cấp (hoặc người được ủy quyền) phải thực 45 hiện ký trên tất cả các chứng từ kế toán theo quy định và in sẵn chức danh ở phần chữ ký. Thủ kho, thủ quỹ phải ký trên các chứng từ kế toán có liên quan đến việc xuất, nhập kho, quỹ thu chi tiền mặt. b Quy định chung về kiểm soát Kế toán viên kiểm soát và thanh toán cho đơn vị khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3, chương I Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 01/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước như sau: - Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nướcđược giao; đã được nhập phân bổ và phê duyệt trên hệ thống TABMIS. - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc thông qua việc phê duyệt trên chứng từ và các hồ sơ thanh toán gửi KBNN kèm theo. (TT 39/2016/TT-BTC). c Quy trình giao dịch “một cửa” Hiện nay KBNN Tràng Định thực hiện kiểm soát chi thường xuyên theo quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 về việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSSNN qua KBNN Tràng Định được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ. 1. Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi ngân sách nhà nước. 2. Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ chứng từ Sau khi nhận được hồ sơ chứng từ cán bộ kiểm soát chi kiểm soát các loại hồ sơ sơ bộ như sau: + Tính đầy đủ của tài liệu theo quy định đối với từng nội dung chi. + Các tài liệu là chứng từ kế toán phải đảm bảo đúng mẫu, đầy đủ số liên theo quy 46 định, có dấu, chữ ký của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng của ĐVSDNS trực tiếp trên tất cả các liên trên chứng từ. Các tài liệu như dự toán, hợp đồng, hoá đơn thanh toán phải là bản chính, các tài liệu chứng từ khác là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi kiểm soát sơ bộ, cán bộ kiểm soát chi tiến hành phân loại hồ sơ và xử lý: + Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm: đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt, thanh toán tiền lương, tiền công, sinh hoạt phí...cán bộ kiểm soát chi xem xét và giải quyết ngay (nếu hồ sơ đầy đủ chứng từ). + Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh: cán bộ kiểm soát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó 1 liên nêu rõ những tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu cần bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ; cán bộ kiểm soát chi giao 1 liên phiếu giao nhận cho khách hàng, còn 1 liên lưu làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ. + Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên 1 ngày bao gồm các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nàh cung cấp hàng hoá, dịch vụ, thanh toán khoản chi chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi khác có tính chất phức tạp, thanh toán tạm ứng. Nếu đủ hồ sơ theo quy định cán bộ kiểm soát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh: cán bộ kiểm soát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó 1 liên nêu rõ những tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu cần bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ; cán bộ kiểm soát chi giao 1 liên phiếu giao nhận cho khách hàng, còn 1 liên lưu làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ. -Xử lý giao nhận đối với trường hợp bổ sung hồ sơ, chứng từ: Khi khách hàng đến bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu tại phiếu giao nhận hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi phản ánh việc bổ sung hồ sơ vào phiếu giao nhận đã lưu. Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận và xem xét, giải quyết ngay đối với những công việc cần giải quyết ngay. Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên 1 ngày thì ghi rõ ngày hẹn trả kết quả, tính từ ngày Kho bạc nhận đủ hồ sơ trên phiếu giao nhận hồ sơ, phôtô 1 bản trả cho khách hàng. 47 Bước 2: Kiểm soát chi - Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ ký và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi. - Quy trình kiểm soát chi: Để thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát, KBNN Tràng Định đã chia các mục lục chi NSNN ra thành 4 nhóm mục chi có tài liệu, hồ sơ, chứng từ thanh toán mỗi nhóm tương đối giống nhau: đó là chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và Chi khác * Kiểm soát các khoản chi thanh toán các nhân Đầu năm, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi đến KBNN Tràng Định bảng đăng ký biên chế, quỹ lương; danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương; đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; danh sách hưởng lương của cán bộ hợp đồng lao động có xác nhận của Thủ trưởng ĐVSDNS. Khi có biến động ĐVSDNS gửi KBNN bảng tăng, giảm biên chế quỹ tiền lương; bảng tăng, giảm học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương; danh sách học bổng, sinh hoạt phí; danh sách hưởng lương cán bộ hợp đồng, cán bộ kiểm soát chi đối chiếu với bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí năm đã gửi Kho bạc (hoặc bản đăng ký điều chỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt), kiểm tra hệ số lương, số tiền lương, phụ cấp của từng người trong danh sách chi trả lương, tổng tiền lương, phụ cấp; danh sách chi trả học bổng, sinh hoạt phí; danh sách hưởng lương hợp đồng của ĐVSDNS, kiểm tra các dòng chi tiết, tổng số trên giấy rút dự toán NSNN của ĐVSDNS, nếu khớp đúng KBNN Tràng Định thanh toán lương, phụ cấp qua tài khoản ATM của người hưởng lương tại các Ngân hàng thương mạig, nhưng mức tối đa không quá 2,0 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. 48 * Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn - Các mục chi thanh toán dịch vụ, mục chi vật tư văn phòng, mục chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc Cán bộ kiểm soát chi kiểm soát, đối chiếu số tiền trên giấy rút dự toán với hóa đơn công cộng nếu khớp đúng thì cán bộ kiểm soát chi tiến hành thanh toán cho ĐVSDNS để chi trả cho đối tượng được hưởng hoặc thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng mở tài khoản tại Ngân hàng. Trong mục này cần đối chiếu với đối tượng được thanh toán điện thoại di động và nhà riêng theo chế độ của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. - Mục chi hội nghị bao gồm các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề. Khoản chi này căn cứ vào định mức chi tiêu hội nghị cho từng đại biểu tham gia hội nghị theo quy định của Bộ Tài chính. Khi đơn vị thanh toán tiền phải theo đúng quy định, đúng đối tượng và theo đúng nội dung chi được xây dựng trong dự toán chi và có giấy triệu tập hội nghị, chương trình hội nghị, có danh sách nhận tiền. Trong kiểm soát chi mục này cán bộ kiểm soát chi phải bám sát Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ chi tiêu hội nghị, theo đó ngân sách nhà nước không thanh toán tiền ăn cho cán bộ hưởng lương từ NSNN, mà chỉ thanh toán tiền ăn cho những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do đó chi tiêu hội nghị hàng năm đã được kiểm soát chặt chẽ hơn. - Mục chi công tác phí bao gồm các khoản chi tầu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng ngủ, Đối với mục chi này, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi đến KBNN Tràng Định bảng kê chứng từ thanh toán công tác phí. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để kiểm soát và thanh toán. - Mục chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên: Đối với mục chi này đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi hồ sơ đến KBNN Tràng Định bao gồm: hợp đồng, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng... Nếu kiểm soát chứng từ 49 hợp pháp hợp lệ thì cán bộ kiểm soát chi KBNN Tràng Định tiến hành thanh toán cho đơn vị. - Mục chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, bao gồm các khoản chi để mua hàng hóa, vật tư trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải là tài sản cố định, chi mua ấn chỉ dùng cho chuyên môn, đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành và các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động chuyên môn của từng ngành được thực hiện kiểm soát như nhóm mục chi mua sắm sửa chữa. * Kiểm soát các mục chi thuộc chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ - Mục chi mua tài sản vô hình như mua phần mềm máy tính. - Mục chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn như: Mô tô; ô tô con, ô tô tải; xe chuyên dùng; tàu, thuyền; đồ gỗ, sắt, mây tre, nhựa (cao cấp); trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng; điều hòa nhiệt độ, nhà cửa; thiết bị phòng cháy, chữa cháy; sách, tài liệu và chế độ dùng cho công tác chuyên môn; thiết bị tin học; máy photocopy; máy fax; máy phát điện; máy bơm nước; tài sản khác. Các loại tài sản trên phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Khi thanh toán các mục chi trong nhóm mục: “chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ” , hồ sơ đơn vị gửi đến KBNN Tràng Định bao gồm: + Đối với khoản chi dưới 20 triệu đồng đơn vị tự mua: Hồ sơ gửi KBNN bao gồm hóa đơn tài chính, biên bản giao hàng, giấy rút dự toán. Cán bộ KSC kiểm tra thấy hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. + Đối với khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Hồ sơ gửi KBNN bao gồm: Quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp, hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản giao hàng, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy rút dự toán. Cán bộ KSC kiểm tra thấy hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. 50 + Đối với khoản chi từ 100 triệu đồng trở lên thì tổ chức đấu thầu. Việc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu theo Thông tư 58/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn ngân sách nhà nước. Sau khi hoàn thành các thủ tục chọn thầu đơn vị ký hợp đồng, thực hiện mua sắm và chuyển hồ sơ đến KBNN Tràng Định bao gồm: tùy theo hình thức chọn thầu mà đơn vị gửi Quyết định chỉ định thầu hoặc Quyết định phê duyệt kết quả chào hành cạnh tranh hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; hợp đồng mua bán; hóa đơn tài chính; biên bản giao hàng; biên bản thanh lý hợp đồng; giấy rút dự toán. Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra các loại hồ sơ, chứng từ nếu hợp pháp, hợp lệ thì thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra khi kiểm soát khoản mục mua sắm ô tô của các đơn vị sử dụng NSNN, cán bộ kiểm soát chi KBNN Tràng Định phải thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 159/2015/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập . Việc mua sắm tài sản sau khi có Thông tư 58/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước, trong quá trình kiểm soát các khoản mua sắm, sửa chữa cũng dần đi vào nề nếp. * Kiểm soát các chi khác - Chi khác bao gồm chi các nội dung sau: chi kỷ niệm các ngày lễ lớn; chi khắc phục hậu quả thiên tai; chi thưởng và chi phí xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các vụ xử lý không có thu hoặc thu không đủ chi; chi các khoản phí và lệ phí của đơn vị dự toán; chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của các đơn vị dự toán; chi hỗ trợ khác; chi tiếp khách; chi bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị oan do cơ quan tố tụng gây ra theo chế độ quy định; chi lập quỹ khen thưởng; các khoản chi khác. Đối với khoản chi này, đơn vị gửi đến KBNN Tràng Định các tài liệu, chứng từ như 51 dự toán được duyệt, hợp đồng, hoá đơn tài chính, biên bản nghiệm thu,... Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định có liên quan để kiểm tra, kiểm soát nếu đủ điều kiện thì thanh toán cho đối tượng được hưởng. Ngoài ra, trong mục chi tiếp khách ngoài việc kiểm soát những điều kiện như trên, cán bộ kiểm soát chi phải kiểm soát định mức chi tiếp khách tại Thông tư số 01/2010/TT- BTC của Bộ Tài chính, cụ thể về nguyên tắc: các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp cần thiết thì tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 200.000 đồng/1 suất; về đối tượng được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tuy nhiên, việc chi tiếp khách này không có quy định cụ thể là Thủ trưởng ĐVSDNS được chi tiếp khách bao nhiêu % trong tổng dự toán, dẫn đến các ĐVSDNS tiếp khách tràn lan, các khoản chi rất “nhạy cảm” cũng được biến thành khoản chi tiếp khách để hợp lý hóa chứng từ. Vì vậy, Bộ Tài chính không chỉ quy định mức tiếp khách mà cần phải có quy định cụ thể Thủ trưởng ĐVSDNS được chi tiếp khách tối đa là bao nhiêu % trong tổng dự toán được duyệt. Qua công tác kiểm soát chi nhóm mục chi khác này, có một khoản chi kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội truyền thống trên địa bàn. Việc kiểm soát khoản chi này chưa có một định mức cụ thể, các ĐVSDNS chỉ lập dự toán và các cơ quan chức năng duyệt và tiến hành chi trả cho các đối tượng. Việc chưa có định mức chi cho kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội truyền thống dẫn đến việc kiểm soát khoản chi này rất khó khăn, các ĐVSDNS thường tổ chức lễ kỷ niệm và lễ hội rất “hoành tráng” so với năng lực hiện có, các chi phí để tổ chức các buổi lễ đều từ kinh phí NSNN cấp, tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí NSNN trong lĩnh vực này là rất lớn. Cần có quy định định mức chi cụ thể cho hoạt động này. * Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt: Ngoài việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định, trong quá trình KSC, cán bộ KBNN Tràng Định còn phải tuân thủ kiểm soát, thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài 52 chính hướng dẫn thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. KBNN Tràng Định tiến hành chi trả các khoản sau qua tài khoản ATM của cán bộ công chức: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng, phúc lợi tập thể; chi bổ sung thu nhập; tiền điện thoại đối với các chức danh có tiêu chuẩn; khoán công tác phí và các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác (trừ các khoản chi không mang tính ổn định). Trong quá trình kiểm soát chi, tất cả mọi khoản chi đều phải được thanh toán trực tiếp đến đối tượng được hưởng bằng chuyển khoản. Trường hợp sau được thanh toán bằng tiền mặt: Các khoản thanh toán nhỏ có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi. * Xử lý hồ sơ, chứng từ sau khi kiểm soát chi Sau quá trình kiểm soát chi, nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định trên, thì cán bộ kiểm soát chi thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ, đồng thời tiến hành nhập chứng từ vào chương trình kế toán Kho bạc và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng để kiểm soát và ký chứng từ theo quy định. - Nếu số dư tài khoản của khách hàng không đủ; khoản chi không đủ điều kiện chi NSNN theo chế độ quy định (sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng đối tượng, mục đích theo dự toán được duyệt), cán bộ kiểm soát chi lập Thông báo từ chối thanh toán trình Giám đốc KBNN Tràng Định ký gửi ĐVSDNS ĐVSDNS mẫu Thông báo từ chối thanh toán theo mẫu phụ lục số 03 Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy địnhchế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và TT 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 161 /2012/TT-BTC. - Đối với các trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa có hướng dẫn cụ thể hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ kiểm soát chi phải báo cáo Kế toán trưởng xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết; nếu vượt quá thẩm quyền, phải lập tờ trình báo cáo lãnh đạo KBNN Tràng Định có ý kiến chính thức bằng văn bản trả lời ĐVSDNS. 53 Như vậy, đây là bước quan trọng nhất của quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tràng Định, trong bước này cán bộ kiểm soát chi đã tiến hành kiểm soát các điều kiện của các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức của Nhà nước và quy chế chi tiêu của đơn vị, được Thủ trưởng chuẩn chi và đầy đủ hồ sơ quy định từng khoản chi. Bước 3: Kế toán trưởng ký chứng từ Cán bộ kiểm soát chi trình Kế toán trưởng hồ sơ chứng từ được kiểm soát đã đủ điều kiện thanh toán/ tạm ứng. Kế toán trưởng kiểm tra nếu đủ điều kiện thanh toán/ tạm ứng sẽ ký (trên máy,giấy) và chuyển hồ sơ chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi trình giám đốc. Bước 4: Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký chứng từ giấy và chuyển cho cán bộ kiểm soát chi. Trường hợp, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) không đồng ý tạm ứng/thanh toán, thì chuyển trả hồ sơ cho cán bộ KSC để dự thảo văn bản thông báo từ chối tạm ứng/thanh toán gửi khách hàng (phụ lục số 03 Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy địnhchế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và TT 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 161 /2012/TT-BTC). Bước 5: Thực hiện thanh toán - Thanh toán bằng chuyển khoản: + Đối với thanh toán bù trừ thông thường: thanh toán viên tập hợp chứng từ, lập bảng kê thanh toán bù trừ, tính Kế toán trưởng ký kiểm soát, trình Giám đốc ký duyệt. + Đối với thanh toán bù trừ điện tử; thanh toán viên chuyển hoá các chứng từ giấy sang chứng từ điện tử (lệnh thanh toán), lập bảng kê các lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì, trình Kế toán trưởng ký chứng từ trên máy, trình Giám đốc ký bảng kê. 54 + Đối với thanh toán điện tử trong hệ thống Kho bạc: Căn cứ chứng từ giấy lãnh đạo phê duyệt do cán bộ kiểm soát chi chuyển sang, thanh toán viên kiểm tra lại thông tin trên hệ thống thanh toán, chuyển chứng từ trên máy và chứng từ gốc cho Kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm soát ký chứng từ điện tử. Trường hợp lệnh thanh toán có giá trị cao Giám đốc kiểm soát thanh toán và ký chứng từ điện tử. - Đối với trường hợp thanh toán các khoản chi NSNN bằng tiền mặt, cán bộ kiểm soát chi đóng dấu “Kế toán” lên các liên chứng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theo đường nội bộ. Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng Sau khi thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN, cán bộ kiểm soát chi tiến hành lưu, trả lại hồ sơ, chứng từ cho ĐVSDNS như sau: - Hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi lưu bao gồm: liên chứng từ kế toán, dự toán ngân sách nhà nước được duyệt; bảng đăng ký biên chế - quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hoá, thiết bị, sửa chữa tài sản; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định thầu; bảng kê thanh toán. - Hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi trả ĐVSDNS bao gồm: liên chứng từ báo nợ cho khách hàng, hoá đơn thanh toán, liên 2 bảng kê chứng từ thanh toán, các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan. - Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu "Đã chi tiền" lên các liên chứng từ, trả 1 liên chứng từ chi cho khách hàng (liên báo nợ cho khách hàng). Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ Sau khi nhận chứng từ chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt từ cán bộ kiểm soát chi, cán bộ thủ quỹ thuộc phòng Kho quỹ tiến hành kiểm soát chứng từ chi tiền mặt như: ngày, tháng chứng từ; họ tên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy chứng minh nhân dân; số tiền bằng số và bằng chữ; kiểm tra khớp đúng thông tin trên máy do kế toán chuyển sang và thông tin chứng từ. 55 Lập bảng kê chi tiền; nhập sổ quỹ trên máy; chi tiền cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký vào bảng kê chi và chứng từ chi; thủ quỹ ký vào chức danh ‘thủ quỹ” và đóng dấu”đã chi tiền" lên bảng kê và các liên chứng từ chi, sau đo trả 01 liên chứng từ chi cho khách hàng. [11] Kho bạc nhà nước Tràng định thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 132 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gồm: 109 đơn vị, ngân sách xã: 23 đơn vị. Bảng 2.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về thực hiện quy trình và trình độ của cán bộ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tràng Định Đơn vị tính: Người Diễn giải Ý kiến trả lời Tỷ lệ% Có Không Có Không 1. Thường xuyên đối chiếu với Kho bạc về tình hình chi thường xuyên NSNN theo định kỳ không? 132 100 2. Thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình 2 ngày làm việc có hợp lý không? 123 9 90 10 3. Cho biết quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Kho bạc có đáp ứng được yêu cầu không? 117 15 88 12 4. Ngoài các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu. Cán bộ kiểm soát chi có yêu cầu gì khác, hoặc có gây khó khăn gì không? 132 100 5. Trình độ của cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN có đáp ứng yêu cầu của công việc chưa? 124 8 96 4 Nguồn: Kết quả khảo sát các đơn vị sử dụng NSNN của KBNN Tràng định, 2016 Qua tổng hợp ý kiến tổng hợp đánh giá của các đơn vị sử dụng NSNN về thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tràng định cho thấy: Có 100% đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đối chiếu thường xuyên với Kho bạc về tình hình chi thường xuyên theo quy định, không có đơn vị sử dụng NSNN nào là không thực hiện thường xuyên đối chiếu theo quy định. Như vậy việc thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của các đơn vị chưa thực sự nghiêm túc. 56 Về thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình làm việc có 91% đơn vị cho là hợp lý, 9% cho là không hợp lý. Qua thực tế có thể thấy rằng thời gian xử lý hồ sơ chứng từ 2 ngày là phù hợp trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Tuy nhiên, cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải hết sức cố gắng để thực hiện quy trình vì ngoài thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, hệ thống KBNN còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng của mình. Về quy trình kiểm soát chi thường xuyên và trình độ cán bộ kiểm soát chi NSNN có 87% đơn vị cho là phù hợp, 13% cho là bình thường. Tuy vậy, trong thời gian tới cần thiết phải đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tràng định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ kho bạc nhà nước Tràng Định về thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tràng Định Đơn vị tính: Người Diễn giải Ý kiến trả lời Tỷ lệ% Có Không Có Không 1. Đơn vị SDNS thường xuyên đối chiếu với Kho bạc về tình hình chi thường xuyên NSNN theo định kỳ không? 10 100 2. Thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình 2 ngày làm việc có hợp lý không? 09 01 83 17 3. Cho biết quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Kho bạc có đáp ứng được yêu cầu không? 09 01 83 17 4. Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản và chế độ có gây khó khăn cho việc kiểm soát gì không? 09 01 92 8 5. Trình độ của kế toán đơn vị SDNS có đáp ứng yêu cầu của công việc chưa? 01 09 8 92 Nguồn: Kết quả khảo sát các cán bộ KBNN Tràng định, 2016 Qua tổng hợp ý kiến tổng hợp đánh giá của các cán bộ Kho bạc nhà nước Tràng định về thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Tràng định cho thấy: Có 100% ý kiến nhận xét đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đối chiếu thường xuyên với 57 Kho bạc về tình hình chi thường xuyên theo quy định Về thời gian xử lý hồ. sơ theo quy trình làm việc có 83% cán bộ cho là hợp lý, 17% cho là không hợp lý. Về quy trình kiểm soát chi thường xuyên có 83% cán bộ cho là phù hợp, 17% cho là bình thường. Kho bạc nhà nước Tràng Định thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 132 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gồm: Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện: 109 đơn vị, ngân sách xã: 23 đơn vị. 2.4.3. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tràng Định giai đoạn 2013-2016 Qua bảng 2.8 và hình 2.2 số liệu về cơ cấu chi ngân sách tại KBNN Tràng định tổng hợp chi ngân sách gồm các khoản chi đã có trong dự toán được giao và khoản chi chưa có trong dự toán được giao trong năm thực hiện. Khoản chi chưa có trong dự toán được giao trong năm thực hiện là khoản chi chuyển nguồn cụ thể : Năm 2013 chi chuyển nguồn ngân sách: 14,53 tỷ đồng; năm 2014 chi chuyển nguồn: 16,12 tỷ đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_cong_tac_kiem_soat_chi_thuong_xuyen_nsnn.pdf
Tài liệu liên quan