LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .ix
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN .5
1.1 Cơ sở lý luận.5
1.1.1 Một số khái niệm.5
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của công trình nước sinh hoạt nông thôn .6
1.1.3 Hiệu quả quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn.7
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông
thôn .9
1.1.4.1 Yếu tố về tự nhiên, xã hội. . 9
1.1.4.2 Yếu tố về công nghệ, năng lực. 9
1.1.4.3 Yếu tố về con người, nguồn nước. 10
1.1.4.4 Điều kiện thi công . 10
1.2 Nội dung quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn.10
1.3 Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý khai thác công
trình nước sinh hoạt nông thôn .11
1.3.1 Nội dung đánh giá.11
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.12
1.3.2.1 Hiệu quả trong quản lý. 12
1.3.2.2 Hiệu quả trong sử dụng . 12
1.3.2.3 Một số chỉ tiêu khác . 12
1.4 Cơ sở thực tiễn.13
1.4.1 Thực tiễn quản lý và sử dụng công trình nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam13
1.4.2 Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương .14
1.4.3 Hoạt động của các đơn vị tư vấn, sự nghiệp đã đạt được những kết quả nhất
định .16
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu mô hình
quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu C, huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam – Đỗ Hoàng Hải (2013). Trong luận văn, tác giả đã đề xuất mô hình
quản lý cấp nước cho 6 xã. Mô hình đề xuất là mô hình tổ chức dựa trên cơ sở mô hình
tổ chức hiện có của Công ty cổ phần nước sạch và VSNT kết hợp với mô hình của các
HTX dịch vụ nông nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu mô hình
quản lý cấp nước sạch nông thôn, áp dụng tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An – Hoàng Thị Thắm (2012). Luận văn đã đề xuất mô hình quản lý Nhà nước
kết hợp với tư nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua Trung tâm nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh.
Ngoài ra, tác giả cũng tìm đọc một số đề tài luận văn có cùng hướng nghiên cứu với đề
tài của tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu các mô hình quản lý trạm cấp
nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình – Tống Văn Dũng (2014).
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt
nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình - Nguyễn Xuân Tân (2014);
27
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sinh
hoạt nông thôn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - Hoàng Cúc Phương (2013):
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt
nông thôn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - Nguyễn Anh Minh (2008).
Kết luận hương 1
Cấp nước sạch nông thôn được xác định là một chương trình quốc gia, mang tính
xã hội cao. Tuy nhiên, nếu không tính đến yếu tố kinh doanh lâu dài sẽ không có
vốn tái đầu tư và bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng các
công trình cấp nước nông thôn cần chủ trương đầu tư hiện đại, nước sản xuất phải
đạt tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh mục tiêu phục vụ là chính, các công trình cấp
nước nông thôn còn có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh để bù đắp kinh phí đầu
tư. Hiện nay, nước sinh hoạt do các nhà máy nước nông thôn sản xuất có chất
lượng không thua kém nước do các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khu vực thành
thị. Ngoài việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, các nhà máy nước còn cung cấp
nước đủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong vùng sử dụng.
Qua cơ sở lý luận và thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác quản lý các công trình
nước sạch nông thôn trong và ngoài nước, chương 1 đã đưa ra các nội dung, tiêu
chí và kinh nghiệm thực tiễn để làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý khai
thác các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
2.1 Đặ điểm ơ bản của tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hòa Bình là là vùng đệm giữa đồng bằng châu thổ của hệ thống hai con sông lớn là
sông Hồng và sông Thái Bình với khu vự rừng núi Tây Bắc được nối nhau bằng đường
bộ là quốc lộ 6 và bằng đường thủy là con sông Đà. Hòa Bình là “cửa ngõ Tây Bắc của
Tổ quốc”, cách thủ đô Hà Nội 75km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662,53 km² nằm
trong khoảng 20,9o vĩ Bawcs,86 độ kinh Đông:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ.
- Phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
- Phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội.
- Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình
29
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình nổi bật là miền núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ Bắc xuống
Nam và Tây sang Đông. Và chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng cao Tây Bắc bao gồm
các huyện Mai Châu, Đà Bắc kéo dài đến Tân Lạc, Lạc Sơn với độ cao trung bình
khoảng 1.000m. Ngọn núi cao nhất là Pucanh 1.373m. Chiều cao của các dãy núi giảm
dần về hướng Đông Nam, cụ thể: Núi cao nhất ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) là 934m, còn
ngọn núi cao nhất ở xã Tự Do (Lạc Sơn) chỉ còn cao 820m...Hệ thống núi đá ở vùng
cao Tây Bắc Hòa Bình có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granit và gaboro.
Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam bao gồm thành phố Hòa Bình và các huyện Kỳ
Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, LẠc Thủy, Yên Thủy. Địa hình vùng này có sự xen kẽ
giữa hiện tượng cácstơ và xâm thực tạo nên nhiều hang động khó giữ được mặt nước,
độ cao núi chỉ từ 20-500m lại bị chia cắt thành nhiều khối rời rạc.
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết
Vùng nghiên cứu có lượng mưa trung bình nhiều năm dao động từ 1.661 ÷ 2.142mm.
Vùng lưu vực sông Bôi có lượng mưa tới 2.142 mm/năm là vùng có lượng mưa lớn nhất
trong tỉnh, sông Bùi có lượng mưa khoảng 1.661 mm/năm. Do điều kiện đặc thù về vị trí
địa lý và địa hình, các lưu vực này nằm ở các thung lũng đón gió hoặc khuất gió đối với
các hệ thống gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hạ.
Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa lũ. Mùa mưa nhiều từ tháng V X, tổng lượng mưa các tháng này chiếm tới
trên 84,8 ÷ 88,9% tổng lượng mưa của cả năm.
Thời kỳ có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm là từ tháng XII đến tháng II,
thông thường chỉ đạt từ 10 - 30mm mỗi tháng ở hầu hết các nơi trong vùng, tổng lượng
mưa của 3 tháng này chỉ đạt từ 2,7 4,0% so với tổng lượng mưa năm.
Mặt khác, sự biến động lượng mưa hàng năm cũng tương đối đáng kể, năm mưa lớn
nhất có thể gấp từ 2 -3 lần năm mưa nhỏ nhất.
30
Có sự biến đổi rất thất thường về lượng mưa ở các tháng trong năm. Ngoài thời kỳ mưa
lớn như đã nói trên, cuối mùa mưa lũ kể từ tháng XI lượng mưa giảm đi rất nhanh và
kéo dài cho đến tháng IV. Đây là thời kỳ mà các tháng liên tục có lượng mưa nhỏ dưới
100 mm. Tiếp đến tháng V lượng mưa lại bắt đầu tăng đáng kể, đây là thời thường gọi là
mùa mưa tiểu mãn. Loại mưa này không phải năm nào cũng xảy ra, nhưng theo thống
kê nhiều năm thì số lần xảy ra chiếm tỉ lệ cũng khá lớn vào khoảng 60 - 70%. Ở thời kỳ
mưa tiểu mãn, thông thường lượng mưa không lớn như ở thời kỳ mùa mưa lũ chính
trong năm.
Do đặc điểm về sự phân phối khoảng đều của lượng mưa ở các thời kỳ như vậy cho nên
biến trình lượng mưa trung bình nhiều năm trong vùng này có dạng 1 đỉnh mưa lớn nhất
là tháng VIII, trùng với thời kỳ thường xảy ra lũ lớn nhất trong năm tại vùng hạ du.
- Thủy văn
Mạng lưới sông suối của tỉnh Hòa Bình khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều. Trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình có ba lưu vực sông lớn gồm: lưu vực sông lớn là sông Đà, sông
Bôi, sông Bưởi, sông Bùi. Những con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh có: sông Đà dài
151km, sông Bôi dài 66 km, sông Bưởi dài 48 km, sông Bùi dài 9 km và một số sông
nhỏ như sông Cò (Lương Sơn), sông Cầu Đường, sông Thanh Hà, sông Lạng (Yên
Thủy). Trữ lượng nước mặt của các dòng sông nói trên rất lớn, tốc độ dòng chảy cao do
đặc điểm địa hình tương đối dốc. Trong đó, đáng lưu ý nhất là sông Đà.
Sông Đà là nhánh lớn của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn của tỉnh Vân Nam-
Trung Quốc, có cao độ đầu nguồn là 1.500 m. Diện tích lưu vực sông đến công trình
thủy điện Hòa Bình là 51.700 km2, chiếm 31% lưu vực sông Hồng, nhưng về tổng lượng
nước thì lại chiếm 49% tổng lượng nước của sông Hồng. Dòng chính sông Đà chảy qua
các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Ngoài
dòng chính sông Đà còn có các nhánh suối nhỏ chảy trên đất Hòa Bình như: Suối
Khoáng, suối Nhạp, Bãi Sang, Ngòi Hoa, Ngòi Lát, Ngòi Mong.
Sông Bôi là nhánh chính của sông Đáy. Tổng chiều dài dòng chính sông Bôi có chiều
dài trên 100 km (đoạn chảy qua tỉnh Hòa Bình là 66 km), diện tích toàn bộ lưu vực là
664 km
2. Lưu vực sông Bôi phần lớn thuộc vào địa phận tỉnh Hòa Bình, trong đó phần
31
diện tích nằm trong khu vực núi đá chiếm 77,9 km2. Độ cao bình quân của lưu vực là
265 m, độ dốc bình quân của lưu vực là 20,5%. chiều rộng bình quân của lưu vực là
11,1 km, mật độ lưới sông trong lưu vực là 1,07 km/km2, hệ số không đối xứng là 0,26,
hệ số uốn khúc 1,41.
Sông Bưởi là một chi lưu của sông Mã. Lượng dòng chảy của sông Bưởi cũng khá dồi
dào, tổng lượng nước nhiều năm là 1,65 tỷ mét khối, ứng với lưu lượng bình quân là
52,5 m
3/s và môđun dòng chảy là 27,71 l/s/km2. Thượng nguồn sông Bưởi là hợp lưu
của 3 nhánh suối lớn đó là suối Cái, suối Bin, suối Cộng Hoà đến Vụ Bản (huyện Lạc
Sơn), 3 nhánh hợp lại tạo thành sông Bưởi.
Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao của Trường Sơn chảy qua Cao Răm, Tân Vinh, thị
trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sông
Bùi là chi lưu lớn của sông Tích, có chiều dài là 9 km, chiều dài lưu vực là 8 km, diện
tích lưu vực là 33,1 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là 4,1 km, hệ số uốn khúc của
sông là 1,13. Đây là con sông nhỏ, ngắn và dốc nên thường gây ra lũ quét hàng năm.
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ dãy núi đá vôi phía Tây Nam huyện Kim Bôi tỉnh Hoà
Bình, chảy qua vùng trũng rồi nhập thành một dòng chảy ra sông Đáy tại cửa Bạch
Tuyết cách khoảng gần 1km ở phía thượng lưu Bến Đục (nay là cầu bê tông Đục Khê),
trên địa phận tỉnh Hòa Bình sông có chiều dài khoảng 6 km. Vào vùng đồng bằng từ ngã
ba Đồng Chiêm ra đến Đục Khê, được ngăn cách giữa cánh đồng và núi bởi bờ kênh Mỹ
Hà, sông Thanh Hà chảy thẳng vào sông Đáy. Diện tích lưu vực sông 271 km2, chiều dài
40km, chiều rộng trung bình lưu vực 9 km.
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình cho thấy sự biến động sử
dụng đất đai trong các năm gần đây của tỉnh được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
32
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Hòa Bình
Đơn vị tính: ha
Loại đất Năm 2014 Cơ ấu (%) Năm 2016 Cơ ấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 467.361 100 460.869 100
I. Đất nông nghiệp 297.632 63,68 354.984 77,02
1. Đất sản xuất nông nghiệp 55.697 11,92 64.20 18,26
2. Đất lâm nghiệp 240.475 51,45 288.25 81,25
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.244 0,27 1.578 0,44
4. Đất nông nghiệp khác 216 46,22 161 0,05
II. Đất phi nông nghiệp 57.633 12,33 60.45 13,16
1. Đất ở 20.405 4,37 19.512 32,17
2. Đất chuyên dùng 16.660 3,56 25.502 42,05
3. Các loại còn lại 20.568 4,4 15.631 25,77
III. Đất chưa sử dụng 112.096 23,98 45.240 9,82
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình năm 2016
Đất nông nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng khá lớn 77,02% so với tổng diện tích đất
tự nhiên. Tuy nhiên, lại chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 81,25% tổng diện
tích đất lâm nghiệp.
Đất chưa sử dụng của tỉnh vẫn còn 45.240ha, chiếm tỷ trọng 9,82% tổng diện tích
đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
Qua bảng trên cho thấy từ năm từ 2014-2016, đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh
tương đối ổn định, tăng được 9.123 ha chủ yếu tăng về đất trồng cây lâu năm, cây
lúa vẫn giữ ổn định; như vậy trong thời gian qua tỉnh đã tập trung khai thác tiềm
năng đất đồi đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả sử dụng đất. Đất lâm nghiệp tăng
khá lớn (45.461ha), đây là kết quả của việc trồng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng.
33
2.1.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động
Theo số liệu niên giám thống kê dân số năm 2016, toàn tỉnh Hòa Bình có 824.325
người. Đại bộ phận dân cư ở nông thôn, chiếm 85,47% tổng số dân trong toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số tỉnh Hòa Bình năm 2016
TT Huyện
Số xã, phường,
thị trấn
Diện tích tự
nhiên (ha)
Dân số TB
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 TP. Hòa Bình 15 14.443 93.541 650
2 H.Đà Bắc 20 77.796 53.557 69
3 H. Mai Châu 23 57.128 54.795 96
4 H. Kỳ Sơn 10 21.008 32.443 154
5 H. Lương Sơn 20 37.708 93.917 249
6 H. Cao Phong 13 25.528 42.868 168
7 H. Kim Bôi 28 54.951 110.384 201
8 H. Tân Lạc 24 53.205 82.556 155
9 H. Lạc Sơn 29 58.746 138.909 237
10 H. Lạc Thủy 15 31.495 58.677 186
11 H. Yên Thủy 13 28.861 62.678 217
TỔNG 210 460.869 824.325 179
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016
Toàn tỉnh gồm 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người
Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người
Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở
các địa phương trong tỉnh.
Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh gần 179 người/km2. Nơi bình quân thấp nhất là
huyện Đà Bắc là 68 người/km2 và đông nhất là ở Thành phố Hòa Bình 650 người/km2.
34
Tỷ lệ nam, nữ trong tỉnh là nam chiếm 49,6% (409.065 người) và nữ (415.260 người)
chiếm 50,4%, dân số sống ở thành thị là 119.756 người (chiếm khoảng 14,5%), nông
thôn là 704.569 người chiếm 85,5% dân số.
Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2014- 2016 là 0,78%/năm. Tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức cao
trên 1,1% dẫn đến dân số vẫn tiếp tục tăng.
Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo nông thôn, thành thị năm 2016
Đơn vị: người
TT Huyện, thị Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
1 TP. Hòa Bình 93.541 46.915 46.626 67.713 25.829
2 H.Đà Bắc 53.557 26.865 26.692 5.184 48.374
3 H. Mai Châu 54.795 27.035 27.760 5.356 49.439
4 H. Kỳ Sơn 32.443 16.046 16.397 2.472 29.972
5 H. Lương Sơn 93.917 46.668 47.248 11.542 82.374
6 H. Cao Phong 42.868 21.188 21.681 5.207 37.661
7 H. Kim Bôi 110.384 54.693 55.691 1.246 109.138
8 H. Tân Lạc 82.556 40.801 41.755 4.232 78.324
9 H. Lạc Sơn 138.909 68.962 69.948 3.693 135.216
10 H. Lạc Thủy 58.677 28.842 29.834 7.978 50.698
11 H. Yên Thủy 62.678 31.050 31.628 5.133 57.544
TỔNG 824.325 409.065 415.260 119.756 704.569
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016
Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân tính đến năm 2014 có 548.146 người, chiếm 67,1% tổng dân số.
35
Trong cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nhìn chung lao động nông nghiệp chất lượng còn thấp
nhất là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu xa. Tuy vậy trong những năm qua ở
Hòa Bình lực lượng lao động có trình độ thâm canh sản xuất cao ngày một nhiều nhất
là các vùng thấp, ven các trục đường giao thông do sớm tiếp cận các thông tin và áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng của tỉnh
- Hệ thống giao thông: Giao thông đối với khu vực có 1 tầm quan trọng đặc biệt mà
các ngành và người dân đều rất quan tâm, ở nơi mà chưa có đường hoặc giao thông
ách tắc thì ở đó cuộc sống chậm phát triển và lạc hậu. Nhìn chung mạng lưới giao
thông của Hoà Bình khá phát triển có cả 2 loại đường giao thông chủ yếu là đường bộ,
đường sông với những đầu mối giao thông quan trọng là thành phố Hoà Bình
- Đường bộ: Với tổng chiều dài hàng nghìn km bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ và
đường liên huyện, liên xã. Quốc lộ gồm có quốc lộ 21 với tổng chiều dài khoảng 113
km, QL6 với tổng chiều dài khoảng 121 km, QL15 với tổng chiều dài là 21km và
QL12B có chiều dài khoảng 79 km còn lại là đường từ thành phố Hoà Bình đi các
huyện, đường liên huyện và liên xã.
- Đường sông: tổng chiều dài trên 200 km (về mùa kiệt thì các phương tiện tàu thuyền
có sức chở 100 -150 tấn vẫn hoạt động được).
- Số lượng đường giao thông ở trong vùng không đều nhau phụ thuộc vào địa hình,
vào bố trí dân cư. Do thiếu vốn và điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, địa hình
hiểm trở nên phương tiện giao thông nông thôn bị hạn chế. Việc đi lại và vận chuyển
sản phẩm nông nghiệp của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều tuyến đường mới
chỉ khai thông được nền đường, không có các công trình thoát nước và phòng hộ trên
đường. Do đó tình trạng sạt lở lòng đường, hư hỏng nền đường xảy ra phổ biến ở
nhiều xã trong vùng nên nhiều nơi có đường mà xe cộ đi lại rất khó khăn nhất là vào
mùa mưa.
- Hệ thống điện những năm gần đây, Nhà nước và tỉnh Hoà Bình đã có chủ trương đưa
điện đến các xã vùng sâu, vùng xa. Hiện nay hầu hết các xã trong tỉnh đã có điện lưới
36
quốc gia hay thủy điện, còn một số ít xã chưa có điện lưới. Nguồn điện sử dụng cho
thắp sáng, sinh hoạt là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đời
sống kinh tế và văn hoá của người dân ở các xã.
2.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh năm 2018 đạt 8,69%; trong đó: Nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản tăng 22,01%; công nghiệp - xây dựng tăng 49,15%; dịch vụ tăng
28,84%.
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh, cả năm ước đạt 5.729 tỷ đồng,
vượt 6% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm. Các địa phương quan tâm thực hiện theo
hướng phát triên các sản phẩm lợi thế nhất là cây có múi, mía tím, rau an toàn.
Cây lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng 72 nghìn ha, sản lượng lương thực có hạt
36 vạn tấn, đạt 100 % kế hoạch, trong đó diện tích lúa cấy 38,7 nghìn ha, năng suất
ước 53,8 tạ/ha, sản lượng 21,5 vạn tấn đạt 100 % kế hoạch. Các giống lúa chất lượng,
ngắn ngày, năng suất cao khá phổ biến, giống lúa chất lượng cao J02 trồng tập trung
tại huyện Đà Bắc và Tp. Hòa Bình (Đà Bắc: 180 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng
825 tấn; Tp. Hòa Bình: 104 ha, năng suất 57 tạ/ha, sản lượng 593 tấn); diện tích lúa
lai chiếm 26% tổng diện tích, giảm hơn cùng kỳ. Diện tích gieo trồng ngô 33,4 nghìn
ha, năng suất 44 tạ/ha, sản lượng 14,7 vạn tấn; diện tích gieo trồng ngô lai tiếp tục
được mở rộng trên 95%. Cây hàng năm khác: Diện tích gieo trồng 48,1 nghìn ha, trong đó
Lạc trên 4 nghìn ha, mía 8,9 nghìn ha, sắn 9,2 nghìn ha, khoai lang 5 nghìn ha, rau đậu
các loại 13,6 nghìn ha, sản lượng 21 vạn tấn.
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi: tiếp tục được mở rộng diện tích bằng các giống
có năng suất, chất lượng cao như (cam CS1, cam BH, cam V2, bưởi đỏ, bưởi diễn,....)
dự kiến đến hết năm 2018 đạt trên 9.300 ha, diện tích kinh doanh 5,2 ngàn ha, sản
lượng đạt 12 vạn tấn. Chuyển đổi được 2,1 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng ngô theo Quyết định 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài những diện
tích đã chuyển đổi trong những năm trước tiếp tục trồng cac loại rau, mầu có giá trị
kinh tế cao như: Bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, quả lặc lày. Những diện tích
37
chuyển đổi hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa cho giá
trị thu nhập cao.
- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh cả năm ước đạt 3.584
tỷ đồng, vượt 2,6% cùng kỳ, tăng 6,2% so với kế hoạch năm; Tái cơ cấu ngành chăn
nuôi được các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó tập trung phát triển nuôi vật
nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ
sở chăn nuôi lớn. Tổng đàn trâu 118,9 nghìn con tăng 0,73% so cùng kỳ, bò 85,8 nghìn
con tăng 2% so cùng kỳ, lợn 489 nghìn con, tăng 2% so cùng kỳ, gia cầm 7,1 triệu con
tăng 18,5% so cùng kỳ. Có 55 cơ sở nuôi gà thương phẩm quy mô từ 3-10 nghìn
con/chuồng/lứa; 2 trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 120 nghìn; 4 trại gà
giống tổng quy mô 301 nghìn gà bố mẹ; 37 trang trại nuôi lợn nái và hậu bị quy mô
300-3.000 con; 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tổng công xuất thiết kế 675
nghìn tấn/năm.
- Sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất theo giá so sánh cả năm ước đạt 1.125 tỷ đồng,
vượt 6,8% so cùng kỳ, đạt 107,5% kế hoạch năm. Trồng 183,5 nghìn cây phân tán và
cây ăn quả các loại phục vụ tết trồng cây Mậu Tuất; Trồng rừng tập trung 6,3 nghìn ha,
vượt 6,7% kế hoạch năm.Tập trung chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phòng
chống cháy rừng.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Giá trị sản xuất ngành Thủy sản theo giá so sánh cả năm ước
đạt 254 tỷ đồng, vượt 15,6% cùng kỳ, tăng 7% so kế hoạch năm. Các địa phương đẩy
mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao
hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt
nước ao hồ nuôi trồng thủy sản; chính sách phát triển nuôi cá lồng được quan tâm,
hiện trên hơn 4,3 nghìn lồng nuôi cá trên Hồ Hòa Bình. Sản lượng cá ước đạt 8,3
nghìn tấn, trong đó khai thác 1,7 nghìn tấn, nuôi trồng 6,6 nghìn tấn. Trong tháng 7
trên đại bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài liên tiếp trong nhiều ngày. Gây thiệt hại làm ảnh
hưởng đến nuôi trồng thủy sản của người dân cụ thể như: Tổng diện tích thiệt hại:
92,18 ha; Số lượng cá thất thoát: 11,7 tấn; Tổng số lồng bè nuôi: 23 chiếc; Thiệt hại cá
nuôi lồng: 39 tấn; Ước thiệt hại: 1,2 tỷ đồng.
38
Các cơ sở sản xuất cá giống tiếp tục chăm sóc phòng bệnh, sản xuất cá giống cung ứng
cho các địa phương. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh thủy sản.
b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 15,63% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 32.520 tỷ đồng, tăng 15,63% so với cùng kỳ năm
trước. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, như: điện
sản xuất, điện thương phẩm, sản phẩm may, gạch xây dựng, xi măng, thiết bị điện và
điện tử tin học.
c. Thương mại, dịch vụ
Ban hành Đề án phát triển thương mại tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025, Đề án nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất
khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình
phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch thực hiện Đề án phát
triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” tỉnh Hòa Bình. Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm kiểm tra,
ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Dịch vụ: doanh thu dịch vụ đạt 26.720 tỷ đồng, tăng 19,31%. Kim ngạch xuất khẩu
đạt 616,15 triệu USD, nhập khẩu đạt 490,27 triệu USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
bình quân cả năm tăng dưới 4%.
2.2 Thực trạng công tác quản lý nước sinh hoạt tr n địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.2.1 Mô hình quản lý, khai thác
Qua điều tra, khảo sát thực tế, các CTCNTT trên địa bàn tỉnh đang có các loại mô hình
quản lý như sau:
- Mô hình cộng đồng: chiếm 64,92%;
- Mô hình hợp tác xã: chiếm 6,76%;
- Mô hình đơn vị sự nghiệp: chiếm 1,36%;
39
- Mô hình tư nhân: chiếm 0,79 %
- Mô hình doanh nghiệp: chiếm 2,45%.
- Mô hình khác: chiếm 23,69%
2.2.2 Phân cấp tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình
2.2.2.1 Đối với những công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư xây dựng
mới và công trình được đầu tư nâng cấp, mở rộng
a) Các công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư: UBND
tỉnh giao cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng; hoặc theo yêu
cầu của nhà tài trợ phải giao Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
quản lý, vận hành, khai thác và thực hiện nhiệm vụ cấp nước bán lẻ trực tiếp đến
khách hàng sử dụng nước.
b) Các công trình do UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư khác:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định đơn vị quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng
công trình từ giai đoạn lập dự án đầu tư, đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử
dụng
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn) tham mưu cho UBND tỉnh giao tài sản theo hướng dẫn tại
Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định
việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
2.2.2.2 Đối với những công trình hiện có
- Các công trình đang hoạt động: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án giao công trình
cho đơn vị quản lý theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04
tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính.
- Các công trình hư hỏng hoàn toàn, hư hỏng một phần: Theo nhu cầu sử dụng nước
của người dân tại địa phương có công trình cấp nước sinh hoạt (có biên bản bàn giao)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố có
40
công trình đề xuất các giải pháp nâng cấp, sửa chữa và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ
đạo xử lý.
2.2.2.3 Đối với công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
quản lý
- Tùy từng đặc điểm cụ thể của công trình, Trung tâm nước quyết định số lượng người
cần thiết để quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; an
toàn, bền vững về kỹ thuật và bền vững về tài chính; khuyến khích tiếp nhận các con
em có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp thuộc lĩnh
vực cấp nước và môi trường.
- Trung tâm nước định kỳ chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho công nhân quản lý, vận hành, khai thác các trạm cấp nước tập trung và cấp chứng
nhận đã qua khóa bồi dưỡng.
- Quản lý, vận hành công trình, điều hòa nguồn nước cấp hợp lý từ đầu mối đến hệ
thống đường ống truyền dẫn nước sinh hoạt cung cấp cho khách hàng sử dụng nước.
Thường xuyên phối hợp với địa phương kiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_cac_cong_trinh_nuoc_sin.pdf