Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC CÁC HÌNH . vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ . 4

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách 4

1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giao thông vận tải. 4

1.1.2 Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô . 6

1.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô . 8

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với vận tải khách

bằng xe ô tô. 27

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô

tô trên địa bàn tỉnh . 30

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô.32

1.2.1 Kinh nghiệm một số địa phương . 32

1.2.2 Những bài học rút ra cho Lạng Sơn về công tác quản lý hoạt động kinh

doanh vận tải hành khách bằng ô tô . 34

1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .35

Kết luận Chương 1 .37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 38

2.1 Khái quát chung về đặc điểm kinh tế xã hội.38

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 38

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 40

2.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông. 41

2.2 Thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn45

2.2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. 45

2.2.2 Nhu cầu vận chuyển hành khách . 48

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo đúng cung độ chạy xe. Nhưng công tác kiểm tra quản lý việc thực hiện của lái xe vẫn bị buông lỏng. - Bên cạnh đó, các DN vận tải đều thực hiện theo cơ chế khoán, ít quan tâm đến công tác phục vụ hành khách trên đường, lái phụ xe vì lợi nhuận đã không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý vận tải khách. 2.1.3.4 Vận tải taxi Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp tư nhân tham gia vận chuyển khách, với tổng số lượng phương tiện 435 tương đối đáp ứng được nhu cầu đi lại của tỉnh, tuy nhiên trong những dịp lễ tết, ngày rét, mưa thì trên địa bàn “cháy” taxi và cũng có hiện tượng canh tranh không lành mạnh giữa các hãng như tranh giành khách giữa các hãng tại các nhà ga, bến xe... Do vậy tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các đơn vị tham gia vận tải khách trên toàn tỉnh và thành lập Hiệp hội liên hiệp vận tải taxi tỉnh để đảm bảo văn minh vận tải. 2.2 Thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.1.1 Về hệ thống, mạng lưới đường giao thông Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với vùng Đông Bắc và cả nước; Có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 231 km, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế (đường bộ Hữu Nghị và 46 đường sắt Ga Đồng Đăng), 2 cửa khẩu chính và 7 cặp chợ biên giới là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.323,78 km2, có 11 huyện và thành phố với 226 xã, phường và thị trấn, dân số trên 738.500 người. Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn có chiều dài tổng cộng trên 10.020 km được phân bố khá hợp lý, Lạng Sơn cũng là tỉnh duy nhất có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua tất cả 11 huyện, thành phố nối sang các tỉnh bạn. Gồm 07 tuyến quốc lộ với chiều dài 554 km; 36 đường tỉnh dài 972 km, 75 đường huyện dài 896 km, 126,4 km đường đô thị, 2.626 km đường xã, 4.568 km đường giao thông nông thôn và trên 278 km đường tuần tra biên giới. Với đặc điểm là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình bị chia cắt bởi sông suối và núi đá nên kinh phí đầu tư cho đường giao thông rất lớn so với các tỉnh trung du và đồng bằng; hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn chưa phát triển mạnh và chưa đồng bộ; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường bộ còn thấp chưa tương xứng với mức độ gia tăng về số lượng và tải trọng xe của các phương tiện vận tải; tỷ lệ nhựa hóa đường tỉnh, đường huyện còn thấp; giao thông ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn; Quy mô và chất lượng các tuyến đường còn thấp do đầu tư đã lâu, chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của vận tải; nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, vốn cho công tác bảo trì đường bộ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. 2.2.1.2 Dịch vụ vận tải Hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh có 08 bến xe khách, trong đó: Bến xe loại 2: 02 bến xe; Bến xe loại 3: 01 bến xe; Bến xe loại 4: 01 bến xe; Bến xe loại 5: 01 bến xe; Bến xe loại 6: 03 bến xe, phân bổ ở tại thành phố Lạng Sơn và 05 huyện (Cao Lộc, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Đình Lập) ngoài ra có 03 vị trí đỗ xe tại trung tâm các huyện, đang thực hiện nhiệm vụ phục vụ 163 tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh và liên tỉnh. Với số lượng và cơ sở hạ tầng các bến xe khách như hiện nay, chưa đáp ứng được nhu 47 cầu đi lại của nhân dân; mặt khác do các bến xe khách tại các huyện chủ yếu là các bến xe loại nhỏ chưa được đầu tư đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhiều hạng mục đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay; Bến xe là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng để đón, trả khách, nơi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Mặc dù, gần đây đã được quan tâm, nhưng việc đầu tư còn rất hạn chế. Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn Lạng Sơn đến thời điểm hiện tại cần có 13 bến xe, nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 07 bến xe. Trong tổng số 11 huyện, thành phố vẫn còn 6 huyện chưa có bến xe ở trung tâm huyện lỵ: Bình Gia, Văn Quan, Tràng Định, Văn Lãng, Lộc Bình và Chi Lăng do vậy các tuyến vận tải khách đi và đến các huyện này thường đỗ ở những điểm đỗ xe tạm do địa phương tạm thời cho phép để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Do đó đã gây khó khăn đối với công tác vận tải khách và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trên địa bàn. Đánh giá việc đầu tư thực hiện xây dựng bến xe trên địa bàn cho đến thời điểm hiện tại là chưa đạt yêu cầu. Hệ thống bãi đỗ xe Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 35 bãi đỗ xe tại các cửa khẩu và khoảng 30 bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và các huyện, làm đầu mối chung chuyển hàng hóa và cho xe vận chuyển hành khách du lịch và hợp đồng đỗ, dừng, trong đó tập trung nhiều ở trung tâm thành phố Lạng Sơn và các khu vực cửa khẩu, nơi diễn ra sự giao thương, đi lại tấp nập. Bãi xe tĩnh ngày càng được quan tâm, kể cả quan tâm về quy hoạch, quan tâm đầu tư và quản lý khai thác nhằm phục vụ nhu cầu về kho vận, điểm đỗ cho các phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách chủ yếu tại các cửa khẩu góp phần mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vận tải. Trạm dừng nghỉ Tỉnh Lạng Sơn tính đến thời điểm hiện tại chưa có Trạm dừng nghỉ, theo dự kiến quy 48 hoạch Trạm nghỉ bên đường, hệ thống các tuyến Quốc lộ trên địa bàn, do Tổng Cục Đường bộ lập, ở Lạng Sơn có 01 vị trí (khoảng km50, QL1, địa bàn huyện Chi Lăng), nhưng đến nay chưa được đầu tư xây dựng. Do Trạm dừng nghỉ chưa được xây dựng, nên cung đường từ Cửa Khẩu Hữu Nghị về Trạm nghỉ dừng chân Song Khê (Bắc Giang) khoảng 100km. 2.2.2 Nhu cầu vận chuyển hành khách 2.2.2.1 Hiện trạng nhu cầu đi lại Toàn tỉnh hiện nay có 154 tuyến vận tải khách cố định từ trung tâm TP Lạng Sơn đi đến 05 huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước (trong đó: nội tỉnh 09 tuyến, liên tỉnh 145 tuyến); vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng taxi; vận tải khách theo hợp đồng. Sản lượng vận tải bình quân hàng năm ước đạt: 7,5 - 8,2 triệu hành khách, Lượng luân chuyển hành khách đạt 310 - 350 triệu hành khách/km, khối lượng vận tải hành khách tăng 14%/năm. Bảng 2.1: Tổng hợp số tuyến vận tải khách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (phụ lục kèm theo) Đối với vận tải khách tuyến cố định nội tỉnh Về vận tải khách tuyến cố định nội tỉnh: chủ yếu là do các doanh nghiệp, HTX vận tải trên địa bàn khai thác kết nối đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân 10 huyện thị với thành phố Lạng Sơn, hiện nay có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác với 09 tuyến nội tỉnh đi và đến các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Đình Lập, Tràng Định; Hiện 07 bến xe và 05 điểm đỗ đang phục vụ hoạt động vận tải của 09 tuyến nội tỉnh và 145 tuyến liên tỉnh. Trong đó số tuyến hoạt động chưa có bến xe: 05 tuyến nội tỉnh. Các tuyến vận tải khách chủ yếu hoạt động tại Bến xe Phía Bắc thành phố Lạng Sơn, với lưu lượng bình quân khoảng hơn 250 lượt xe xuất bến một ngày. Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện chất lượng cao ngày càng gia tăng, số luồng tuyến hoạt động ngày càng nhiều nhưng hệ thống Bến xe trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu về diện tích đỗ xe, cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho nhà xe và hành khách đi lại. 49 Tuy nhiên tại một số huyện trên địa bàn tỉnh chưa có bến bãi nên việc mở mới, đăng ký khai thác tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tại một số huyện trên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện vì theo quy định phải có hai đầu bến, do đó Sở GTVT giữ nguyên số phương tiện và doanh nghiệp trên các tuyến đó không bổ sung thêm doanh nghiệp và phương tiện vào các tuyến không đáp ứng tiêu chí hai đầu bến. Đối với vận tải khách cố định liên tỉnh Hiện nay, Sở GTVT quản lý và phối hợp quản lý 145 tuyến từ trung tâm thành phố Lạng Sơn đi đến các tỉnh thành phố trong cả nước. Nhìn chung, các đơn vị vận tải tham gia vận tải khách theo tuyến cố định đã quan tâm đầu tư, đổi mới phương tiện và thái độ phục vụ hành khách, chất lượng vận tải ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Bảng 2.2: Nhu cầu đi lại, phương tiện vận tải khách tuyến liên tỉnh TT Năm Số tuyến Số xe Ghế xe Loại phương tiện Số chuyến Hành khách (Nghìn người) HK.Km (Nghìn người. Km) 12-24 chỗ 25- 40 chỗ > 40 chỗ 1 2012 110 601 15.025 249 225 127 35.260 1.240 337.054 2 2013 119 732 18.300 325 271 136 36.526 1.488 407.662 3 2014 125 790 19.750 351 295 144 37.657 1.561 446.056 4 2015 132 855 21.375 387 316 152 40.000 2.368 599.71 5 2016 145 842 21.050 381 312 149 37.784 2.218 588.709 (Nguồn: SGTVT tỉnh Lạng Sơn, năm 2016 [4]) Số lượng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh là rất lớn tuy nhiên chất lượng phục vụ trên một số tuyến còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách. 50 Qua thống kê nhận thấy nhu cầu vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất lớn, chủ yếu đi các tỉnh phía Bắc, các bến xe hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải. Bến xe các huyện chưa được đầu tư nâng cấp, hoặc hiện tại chỉ là các bến tạm, hệ thống điểm dừng, đỗ chưa được quy hoạch làm hạn chế rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Trong một vài năm trở lại đây, hành khách đã được tự do lựa chọn phương tiện và thời gian đi lại tốt nhất cho bản thân. Không còn những cảnh ùn tắc, tranh giành nhau vì thiếu xe vào những dịp nghỉ Lễ, Tết. Tuy nhiên, trong hoạt động này cũng cần chấn chỉnh một số nội dung: Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách gây mất ATGT; đi không đúng với hành trình đã được công bố; đón trả khách không đúng nơi quy định... Về vận tải khách công cộng bằng xe buýt Bắt đầu hoạt động từ năm 2007 do Công ty Cổ phần Non Nước đầu tư (07 xe) và khai thác trên tuyến xe buýt: Mai Pha – Tân Thanh; Đến năm 2009: tăng thêm 02 tuyến: Mai Pha - Na Sầm và Bến xe phía Bắc - Na Dương, nâng tổng số tuyến xe buýt trên địa bàn lên 03 tuyến, với tổng số 17 phương tiện vận tải tham gia khai thác. Do hoạt động không hiệu quả nên đầu tháng 3 năm 2011, Công ty đã tạm ngừng khai thác tuyến Mai Pha – Na Sầm. Hiện nay, Công ty đang khai thác 02 tuyến: tuyến Mai Pha – Tân Thanh (05 xe chạy, 01 xe dự phòng, tần xuất chạy xe bình quân: 30 phút/chuyến); tuyến BX Phía Bắc – Na Dương (06 xe chạy, 01 xe dự phòng, tần xuất chạy xe bình quân: 20-30 phút/chuyến); Sản lượng khách bình quân hàng năm khoảng: 685.700 hành khách; 13.714.000 HK.Km. Được sự quan tâm của UBND tỉnh đối với loại hình hoạt động vận tải công ích, Năm 2010, Tỉnh đã đầu tư và xây dựng 05 nhà chờ xe buýt, trong đó: 04 nhà chờ trong địa bàn thành phố và 01 nhà chờ tại thị trấn Đồng Đăng hiện nay Sở GTVT đang trực tiếp quản lý. Việc có xe buýt tham gia vận chuyển khách, đã làm giảm hẳn lượng xe cóc thường phóng nhanh vượt ẩu gây mất an toàn giao thông, xây dựng nét văn minh đô thị cho thành phố. Với phương châm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ vận tải xe buýt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong địa bàn 51 tỉnh Lạng Sơn, dịch vụ xe buýt xanh của Công ty Cổ phần Non Nước, đang ngày càng được tăng cường chuẩn hoá về gìơ giấc phục vụ, đội ngũ nhân viên luôn luôn được củng cố, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, từ đó đã gây được uy tín đối với hành khách trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn và được người dân hưởng ứng, ủng hộ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mọi thành phần kinh tế đều tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu, nhu cầu của người dân đi lại ít hơn, cả năm chỉ có 02 tháng, từ trung tuần tháng 12 đến 15/2 ( tháng giêng) lưu lượng khách đi mua sắm và du lịch lễ hội đông hơn, doanh thu đạt từ 20 - 30 hành khách/lượt, 10 tháng còn lại không đạt lưu lượng khách theo kế hoạch, nên đã ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, tình trạng thu không đủ chi, Công ty đang gặp rất nhiều khăn về tài chính. Thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động VTK bằng xe buýt trên địa bàn, năm 2009 UBND tỉnh đã hỗ trợ cho DN: 800.000.000 đ; Năm 2010, được trợ giá cho 80% của 10 tháng hoạt động với số tiền 2,021 tỷ; Năm 2011: trợ giá 100% của hai tuyến với số tiền 2,982 tỷ. Năm 2012: trợ giá 100% của hai tuyến với số tiền 2,842 tỷ; Năm 2013: trợ giá 100% của hai tuyến với số tiền 3,531 tỷ; Năm 2014 trợ giá 100% của hai tuyến với số tiền 3,8879 tỷ; Năm 2015 trợ giá 100% của hai tuyến với số tiền 4,284 tỷ; Năm 2016 trợ giá 100% của ba tuyến với số tiền 6,291 tỷ Tuy nhiên, hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt cần chấn chỉnh một số nội dung như sau: vẫn còn một số ít lái xe phóng nhanh vượt ẩu mất an toàn giao thông, dừng không đúng nơi quy định, phụ xe hành xử thiếu văn minh lịch sự đối với khách đi xe, lái phụ xe không mặc đồng phục và đeo thẻ, thực hiện chưa nghiêm túc tần suất trên từng tuyến. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên tập huấn nâng cao đạo đức nghề nghiệp lái phụ xe, thường xuyên kiểm tra và có khen thưởng đối với những lái phụ xe thực hiện tốt, có hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Theo đó, sẽ thu hút được hành khách tiếp cận, tin tưởng, ưu tiên và ủng hộ loại hình VTKCC bằng xe buýt góp phần giảm bớt khó khăn về tài chính, khó khăn trong công tác quản lý đối với doanh nghiệp, đưa loại hình xe buýt thực sự là văn minh, là lịch sự. Vận tải taxi khách 52 Khởi động từ cuối năm 2004 với 01 doanh nghiệp đăng ký khai thác và chính thức hoạt động từ năm 2005. Đến năm 2006 phát triển lên có 03 doanh nghiệp với 64 xe. Hoạt động vận tải khách bằng xe taxi phát triển và tăng đột biến cả về số lượng phương tiện vận tải và doanh nghiệp tham gia khai thác từ sáu tháng cuối năm 2009. Cho đến nay, trên địa bàn có 14 doanh nghiệp vận tải khách bằng taxi với 698 xe. Các đơn vị chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố và huyện Hữu Lũng; Sản lượng khách bình quân không ngừng tăng theo các năm. Ban đầu có 03 doanh nghiệp với 64 phương tiện vận tải/ 06 điểm đỗ xe taxi công cộng và các điểm đỗ xe do doanh nghiệp taxi tổ chức và quản lý. Đến nay số lượng phương tiện vận tải là 698 xe, nhưng các vị trí đỗ xe taxi công cộng chưa được củng cố kịp thời, tuy nhiên để phục vụ hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đã tự chủ động tổ chức thêm các điểm đỗ xe để đáp ứng nhu cầu điểm đỗ cho các phương tiện taxi ngày càng tăng cao.. Đới với hoạt động vận tải khách bằng taxi vẫn còn một số tồn tại sau: dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, có doanh nghiệp hoạt động chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là cung cấp dịch vụ như: cung cấp thương hiệu, đàm .. cho lái xe nên việc quản lý không được sát sao. Ngoài ra, đối với dịch vụ phục vụ hoạt động vận tải bằng taxi cũng còn hạn chế là trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào cung cấp dịch vụ kiểm định đồng hồ taxi mét, do vậy trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh giá xăng dầu thay đổi liên tục, mỗi khi thay đổi giá cước phải mời đơn vị kiểm định ở Hà Nội lên hoặc đem xe đi tỉnh, thành phố khác kiểm định. Việc thực hiện kê khai, niêm yết và thực hiện giá cước vận tải đối với xe taxi hiện nay đối với các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, việc tăng giảm giá cước tùy tiện không có báo cáo đối với cơ quan quản lý giá xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp taxi. Vận tải khách theo hợp đồng Trong số 168 đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải do Sở GTVT quản lý có 03 đơn vị và 40 đơn vị là hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện tham gia hoạt động vận tải khách 53 bằng ô tô theo hình thức xe hợp đồng: Chủ yếu phục vụ các hợp đồng đưa đón khách tại cửa khẩu Hữu Nghị vào sâu trong nội địa đi các trung tâm hành chính, kinh tế, trong cả nước; Các hợp đồng tham quan du lịch của các tổ chức cá nhân trong nước. Tuy nhiên, hiện nay có một số lượng khá lớn loại xe 16 ghế sử dụng phù hiệu xe hợp đồng nhưng thực chất là chạy tuyến cố định chạy vòng vo đón trả khách trong thành phố và tại khu vực cổng Chợ Đông Kinh, khu vực thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu Tân Thanh. Đây là một vấn đề vi phạm quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải, gây tình tình trạng lộn xộn trên thị trường vận tải, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đối với những xe chạy tuyến cố định, giảm hiệu quả đầu tư khai thác các bến xe. Bảng 2.3: Tổng hợp phương tiện vận tải khách hợp đồng qua các năm Năm Xe 2012 2013 2014 2015 2016 Số xe (xe) 126 137 153 181 251 (Nguồn: SGTVT tỉnh Lạng Sơn, năm 2016) Đối với vận tải taxi Vận tải taxi được hình thành trên địa bàn tỉnh từ năm 2003 đến nay đã có 14 doanh nghiệp tư nhân tham gia vận chuyển khách, trong những dịp lễ tết, ngày rét, mưa thì trên địa bàn “cháy” taxi. Loại vận tải này đối với tỉnh đang còn là dạng tiềm năng. Tổng hợp nhu cầu đi lại và khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại đối với tuyến liên tỉnh thể hiện theo bảng 2.4 như sau: 54 Bảng 2.4: Tổng hợp nhu cầu đi lại, khả năng đáp ứng vận tải bằng taxi TT Năm Số xe Số ghế Lượt HK/năm Hành khách (1000 người) HK.Km (1000 HK.Km) Số xe Loại xe 1 2012 161 121 5 chỗ 30.425 790 3.005 40 7 chỗ 2 2013 213 155 5 chỗ 40.252 1.045 3.974 58 7 chỗ 3 2014 265 185 5 chỗ 50.079 1.301 4.948 80 7 chỗ 4 2015 303 201 5 chỗ 57.260 1.484 5.644 102 7 chỗ 5 2016 435 298 5 chỗ 82.205 2.135 8.120 135 7 chỗ (Nguồn: SGTVT tỉnh Lạng Sơn, năm 2016 ) Địa bàn hoạt động taxi tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Bình Gia và các các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vận tải khách bằng taxi đã phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân nhất là trong dịp lễ tết đảm bảo an toàn, tiện lợi, tránh ùn tắc. Về vận tải hành khách quốc tế Việt - Trung Theo quy định của Hiệp định vận tải Việt - Trung hiện nay tại Lạng Sơn có 02 tuyến vận tải Quốc tế hoạt động thông qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, đó là tuyến vận tải hành khách và tuyến vận tải hàng hóa. - Tuyến vào sâu nội địa: Đã tổ chức thông xe tuyến vận tải hành khách quốc tế Việt - 55 Trung vào sâu nội địa từ Bến xe Lãng Đông (Trung Quốc) đến Bến xe Nước Ngầm (Việt Nam) hoạt động với 02 xe trung bình 01 (chuyến/ngày). - Tuyến giáp biên: Lạng Sơn (Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc), đầu mối tổ chức tuyến vận tải hành khách quốc tế tại Việt Nam là bến xe Phía Bắc, tại Trung Quốc là bến xe Bằng Tường, Từ tháng 4/2000, bắt đầu khai thông tuyến, nhưng đến tháng 9/2000 ngừng hoạt động vì không hiệu quả. Đến tháng 6/2004 hai bên tổ chức khai thông lại hoạt động vận tải trên tuyến và đến ngày 22/01/2005 tuyến lại ngừng hoạt động vì không có khách. Tháng 4/2010, hoạt động vận tải khách trên tuyến được khôi phục lại, phía Việt Nam có 02 DN đăng ký tham gia và khai thác thử 01 chuyến rồi ngừng, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào khai thác trở lại. Phía Trung Quốc có 01 doanh nghiệp tham gia từ 30/4/2010, đến hiện nay đã thực hiện được 40 chuyến (bình quân 3 chuyến/1tháng), xe chạy không có khách chỉ có lái xe và nhân viên phục vụ. 2.2.2.2 Phân tích đánh giá nhu cầu đi lại, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Vận tải khách theo tuyến cố định Được thực hiện theo biểu đồ chạy xe từng tuyến, hoạt động tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên hiện tượng xe chạy phóng nhanh vượt ẩu tranh giành khách, chở quá số người quy định, tự ý tăng giá vé trong những ngày dịp lễ, tết vẫn còn xảy ra. - Đối với tuyến vận tải nội tỉnh: Do đặc thù là tỉnh có nhiều đồi núi, địa hình phức tạp, mạng lưới giao thông chưa phát triển đang dần dần được đầu tư xây dựng, nhiều tuyến đường vào vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nên loại xe cũng dần được thay thế phù hợp, số lượng xe hàng năm có biến động tăng, giảm là do những xe quá niên hạn sử dụng cần loại bỏ và được thay thế, bổ sung. Cùng với sự phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội cũng không ngừng tăng lên do đó làm tăng nhu cầu về vận tải khách. - Đối với tuyến vận tải liên tỉnh: Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, nhu cầu giao 56 lưu, thông thương giữa các vùng, miền trong cả nước không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh số tuyến vận tải khách mở mới không ngừng tăng lên, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Trang bị phương tiện vận tải cũng không ngừng được đổi mới từ xe vận chuyển khách loại nhỏ đến loại xe trung bình, loại lớn và xe giường nằm chất lượng cao, xe cũ quá niên hạn sử dụng được thay thế bằng xe mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng phục vụ. Vận tải khách theo hợp đồng Đã đáp ứng được nhu cầu tham quan, học tập, du lịch, lễ hội và các nhu cầu khác của cơ quan, tổ chức, toàn thể xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do số lượng xe tham gia trong loại hình này còn thấp, vì vậy một số DN, HTX vận tải khách theo tuyến cố định, khi có nhu cầu vận tải khách theo hợp đồng thường bỏ chuyến xe theo tuyến cố định, không bố trí xe hoạt động thay thế gây ảnh hưởng đến ổn định vận tải của tuyến cố định. Về dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách - Tuy đã có quy hoạch nhưng mạng lưới bến xe, điểm dừng, đỗ còn chưa hợp lý, chưa phủ khắp được tới tất cả các huyện, thị trong toàn tỉnh, việc đi lại của người dân còn chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu. - Với hiện trạng mạng lưới bến xe, điểm dừng, đỗ như hiện nay cần phải quy hoạch lại mạng lưới bến xe, điểm đỗ, trạm nghỉ cho xe khách trên địa bàn toàn tỉnh cho hợp lý là nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. - Chất lượng một số bến xe, điểm đỗ hiện nay chưa tốt, thiếu về cơ sở vật chất, nhỏ về quy mô diện tích. Do vậy cần sửa chữa nâng cấp các bến này cho phù hợp với quy mô phát triển của tỉnh. - Công tác quản lý, sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa được chú trọng, còn lỏng lẻo nên ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, các nội quy, quy tắc trong vận tải đường bộ nói chung và VTHK nói riêng của DN, HTX KDVT và hành khách đi xe chưa cao. 57 Về vận tải hành khách quốc tế Đã khôi phục được tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Lạng Sơn, Việt Nam và Bằng Tường, Trung Quốc từ 30/4/2010, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại nhu cầu hành khách đi lại trên tuyến rất ít, hầu như không có khách, hiệu quả khai thác trên tuyến là không hiệu quả. Phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu là phương tiện vận tải hàng hóa từ phía Bằng Tường (Trung Quốc) sang Lạng Sơn (Việt Nam), phương tiện của Việt Nam sang Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan dù đã tăng nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp so với phía Trung Quốc. Nhìn chung, hoạt động vận tải, đặc biệt là hoạt động vận tải khách nội địa đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng được nâng lên một bước rõ rệt cả về phương tiện vận tải lẫn thái độ phục vụ, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân trên tất cả các tuyến. Trong một vài năm gần đây, không còn tình trạng hành khách bị nhồi nhét trên xe, hoặc không có xe đi vào các dịp nghỉ lễ, Tết. Trên cùng một tuyến vận tải, hành khách có nhiều sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện vận tải công cộng góp phần giảm thiểu các phương tiện cá nhân, ổn định được tình hình trật tự ATGT trên địa bàn. 2.2.3 Tình hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn - Tình hình tổ chức và khai thác vận tải: Hiện nay, Sở GTVT đang quản lý hoạt động của 168 đơn vị vận tải và hộ kinh doanh với 1552 xe, trong đó quy mô các đơn vị vận tải nằm trên địa bàn: - Vận chuyển khách theo tuyến cố định có 11 đơn vị vận tải gồm: 02 Công ty; chi nhánh Công ty: 01; 01 doanh nghiệp tư nhân và 07 Hợp tác xã, năng lực vận chuyển tuyến cố định: 246 xe. - Vận chuyển khách theo hợp đồng: 03 đơn vị năng lực vận chuyển 59 xe, 40 hộ kinh doanh cá thể năng lực vận chuyển 45 xe. - Vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt có 01 doanh nghiệp với 17 xe. 58 - Vận chuyển khách bằng xe taxi có 14 đơn vị với 698 xe. - Vận tải hàng hóa có 100 đơn vị (75 công ty, DNTN; 01 HTX; 24 HKD) với 549 xe. Thực tế cho thấy trong cơ chế thị trường có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_tai_han.pdf
Tài liệu liên quan