Luận văn Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

1. Sựcần thiết của đềtài 2

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀCÔNG TÁC THANH TRA 6

1.1. Quan niệm vềcông tác thanh tra 6

1.1.1. Khái niệm vềthanh tra 6

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của công tác thanh tra 7

1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra 8

1.2. Phân loại hoạt động thanh tra 10

1.2.1. Thanh tra hành chính 11

1.2.2. Thanh tra chuyên ngành 11

1.3. Công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 12

1.3.1. Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước 12

1.3.2. Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 13

1.3.3. Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 16

1.3.4. Yêu cầu vềnguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THU

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI 18

2.1. Khái quát về điều kiện tựnhiên, dân số, kinh tếxã hội của tỉnh Đồng Nai 18

2.1.1. Về điều kiện tựnhiên, dân số, tiềm năng và thếmạnh 18

2.1.2. Vềkinh tế, xã hội 19

2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tếxã hội đến năm 2010 21

2.2. Tổchức, bộmáy thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 22

2.2.1. Các cơquan hành chính và các cơquan chuyên môn 22

2.2.2. Tổchức bộmáy thanh tra tỉnh Đồng Nai 24

2.3. Thực trạng vềthanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 24

2.3.1. Những quy định của pháp luật hiện hành vềcông tác thanh tra 24

2.3.2. Những cơquan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 27

2.3.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 28

2.3.4. Kết quảthanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 31

2.3.4.1. Những thành tựu đã đạt được 31

2.3.4.2. Những dạng sai phạm phát hiện qua thanh tra 34

2.3.5. Những hạn chế, tồn tại vềcông tác thanh tra 40

2.3.5.1. Những hạn chế, tồn tại 40

2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan 42

2.3.5.3. Nguyên nhân chủquan 44

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH

TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI46

3.1. Những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân

sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 46

3.1.1. Yêu cầu từviệc nâng cao chức năng quản lý nhà nước 47

3.1.2. Yêu cầu từmục tiêu kinh tếxã hội 48

3.1.3. Yêu cầu từcông cuộc phòng chống tham nhũng 49

3.1.4. Yêu cầu từquá trình hội nhập 49

3.2 Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước

tỉnh Đồng Nai 51

3.2.1. Nhóm giải pháp tăng sốlượng cuộc thanh tra 51

3.2.1.1. Bổsung quyền và nhiệm vụcho Thanh tra tỉnh, đẩy mạnh công

tác thanh tra hành chính của các cơquan thanh tra sở, ngành ởcấp tỉnh. 51

3.2.1.2. Tăng cường nhân sựcho các tổchức thanh tra 52

3.2.1.3. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra 52

3.2.1.4. Thiết lập đường dây nóng tại cơquan Thanh tra tỉnh 53

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao

chất lượng và hiệu quảcuộc thanh tra 54

3.2.2.1. Xây dựng kênh thông tin vềcác văn bản pháp luật và tổ

chức thường xuyên các cuộc hội thảo 54

3.2.2.2. Xây dựng chuẩn mực vềcông tác thanh tra. 55

3.2.2.3. Tổchức thường xuyên các cuộc hội thảo vềcông tác thanh tra. 56

3.2.2.4. Nâng cao hiệu lực của kết luận thanh tra 57

3.2.2.5. Nâng cao trình độ, phẩm chất của người làm công tác thanh tra. 58

3.2.2.6. Bổsung nội dung kiểm tra việc bốtrí nhân sựvà kiểm soát

nội bộcủa đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính. 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

pdf53 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thanh tra tỉnh là đầu mối quản lý công tác thanh tra trên toàn tỉnh. Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thanh tra. Hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra các huyện và các sở, ban ngành, xây dựng chương trình kế họach thanh tra và phân bổ nhiệm vụ thanh tra cho từng huyện, sở ban ngành. 2.3. Thực trạng về hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước 2.3.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách nhà nước Hiện nay, văn bản luật cao nhất quy định về công tác thanh tra là Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 24/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004. Căn cứ vào Luật Thanh tra, Chính phủ và các bộ ngành ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra như: - Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. - Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Chính phủ. 23 - Nghị định 81/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài chính. - Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. - Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 9/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên. - Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế về hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính. - Thông tư liên tịch số 42/2006/TTLT-BTC-TTCP ngày 15/5/2006 về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động thanh tra. - Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP ngày 23/5/2006 của Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm soát tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về trách nhiệm phối hợp trong công tác thanh tra, điều tra, xét xử. Trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, công tác thanh tra ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại điều 70 của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 có hiệu lực từ năm 2004. Nội dung điều 70 thể hiện như sau: “... Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân. Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước....” Trong thời gian qua, nhằm củng cố đội ngũ thanh tra, Chính phủ đã ban hành các nghị định nhằm kiện toàn cũng như thành lập bộ phận thanh tra cho các Bộ, Ngành. Theo đó thanh tra các bộ nganh vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành, vừa thực hiện thanh tra hành chính theo ngành lĩnh vực mà Bộ, Ngành đó quản lý. 24 Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Quốc hội khóa 11 trong năm 2005 đã ban hành 02 văn bản Luật: - Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 có hiệu lực 1/6/2006. - Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 có hiệu lực 1/6/2006.Hai văn bản luật này đã gắn kết công tác thanh tra như là một bộ phận, một công cụ thiết yếu, không thể thiếu được trong công cuộc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2.3.2. Những cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra cơ bản tương đối đầy đủ, đảm bảo tốt về cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra hiện nay, các cơ quan có chức năng thanh tra thu chi ngân sách được hệ thống như sau: - Ở cấp Trung ương: + Thanh tra Chính phủ: Phạm vị thanh tra thuộc quyền quản lý nhà nước của Chính phủ. + Thanh tra các Bộ, Ngành: Vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện thanh tra hành chính (tức là có chức năng thanh tra thu chi ngân sách) trong phạm vi thuộc quyền quản lý nhà nước mà Bộ, Ngành đó đảm trách. - Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: + Thanh tra tỉnh, thành phố: Phạm vi thanh tra thuộc quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh. + Thanh tra các sở, ngành: Các cơ quan thanh tra của sở, ngành vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành vừa thực hiện thanh tra hành chính (có chức năng thanh tra thu chi ngân sách) trong phạm vi quản lý nhà nước do sở, ngành mình quản lý. - Ở cấp huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố: Có thanh tra huyện, quận, thị xã có chức năng thanh tra thu chi ngân sách nhà nước trong phạm vị quản lý nhà nước của UBND quận, huyện, thị xã. Qua khảo sát, nghiên cứu về công tác thanh tra tại Đồng Nai cho thấy: Về công tác thanh tra thu ngân sách hiện do Thanh tra cục Thuế, Thanh tra Hải quan, 25 2.3.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sau đây là số liệu thu chi ngân sách nhà nước thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm 2003, 2004 và 2005 (xem biểu 2.1) 26 BIỂU 2.1: TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG NAI Đơn vị: Triệu đồng Nội dung thu chi Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.417.967 6.558.112 7.538.310 - Thu từ hoạt động trong nước 2.619.000 3.849.521 4.573.000 - Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.750.500 2.465.243 2.700.000 - Thu từ huy động xây dựng KCHT 619 243.181 - Thu từ nguồn đóng góp của nhân dân 48.467 242.729 22.129 2. Chi ngân sách tỉnh Đồng Nai 1.695.798 2.656.729 2.847.317 2.1. Chi đầu tư, phát triển 540.699 709.522 1.459.068 - Chi đầu tư XDCB 525.199 703.806 1.449.768 - Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 15.500 5.716 9.300 2.2. Chi thường xuyên 953.310 1.251.523 1.264.605 - Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 3.000 1.925 1.990 - Chi sự nghiệp kinh tế 134.331 161.320 154.606 - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 491.131 535.943 609.876 - Chi sự nghiệp y tế 81.210 99.460 120.795 - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 12.000 14.138 14.000 - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 14.186 24.512 25.805 - Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 10.537 14.212 13.023 - Chi sự nghiệp thể dục thể thao 9.200 10.782 12.961 - Chi đảm bảo xã hội 36.008 43.660 53.802 - Chi quản lý hành chính nhà nước 92.422 190.618 156.374 - Chi của cơ quan Đảng, đoàn thể .... 50.585 83.764 67.288 - Chi an ninh quốc phòng 18.700 71.189 34.085 2.3. Chi khác 201.78 9 695.6 84 123. 644 (Nguồn: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VI và VII) Số liệu dự toán năm 2006 về thu chi ngân sách được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai thông qua tại Nghị quyết số 57/2005/NQ-HĐND7 ngày 8/12/2005 như sau (xem biểu 2.2) 27 BIỂU 2.2: DỰ TÓAN THU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2006 CỦA TỈNH ĐỒNG NAI Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung thu chi Năm 2006 1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 8.782.000 - Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước 5.732.000 - Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 3.050.000 - Thu từ huy động xây dựng KCHT 0 - Thu từ nguồn đóng góp của nhân dân 0 2. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai 3.404.387 2.1. Chi đầu tư, phát triển 1.278.255 - Chi đầu tư XDCB 1.268.955 - Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 9.300 2.2. Chi thường xuyên 1.688.325 - Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 3.500 - Chi sự nghiệp kinh tế 182.258 - Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề 866.919 - Chi sự nghiệp y tế 161.148 - Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 19.104 - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 26.417 - Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 15.533 - Chi sự nghiệp thể dục thể thao 15.924 - Chi đảm bảo xã hội 57.060 - Chi quản lý hành chính nhà nước 218.347 - Chi hoạt động của cơ quan Đảng, đoàn thể tổ chức CTXH 81.483 - Chi an ninh quốc phòng 40.632 2.3. Chi khác 437.807 (Nguồn: Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII) Từ các số liệu thu chi ngân sách nhà nước qua các năm cho ta thấy: Tình hình thu ngân sách nhà nước tăng trưởng cao qua từng năm, thu từ hoạt động trong nước chiếm trên 50% trong tổng nguồn thu. Các khoản chi tăng qua từng năm. Trong các khoản chi ngân sách, chi về đầu tư XDCB chiếm tỷ trong cao trong tổng 28 các khoản chi. Đồng Nai hiện đang đứng thứ 3 trong cả nước chỉ sau Thành phố Hồ chí Minh và Hà Nội về thu ngân sách nhà nước. 2.3.4. Kết quả thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua 2.3.4.1. Những thành tựu đã đạt được Trong những năm qua, cùng với việc kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai đã bám chặt chương trình nhiệm vụ công tác được Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh giao đã triển khai công tác thanh tra kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực thanh tra về tài chính doanh nghiệp đã thực hiện một số cuộc thanh tra tài chính doanh nghiệp mang tính chất trọng tâm, trọng điểm. Qua thanh tra, đã có những kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh trong việc chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, xử lý thu hồi kịp thời các khoản tiền vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Thuế cũng như các cuộc thanh tra của Thanh tra tỉnh, nổi lên các sai phạm về nợ đọng thuế dây dưa kéo dài, ẩn lậu thuế, hạch toán thiếu doanh thu, chi phí không đúng chế độ, thực hiện sai quy định về xuất nhập khẩu, không thực hiện đúng quy định về chế độ bảo hiểm của người lao động. Thanh tra tỉnh thực hiện tốt công tác điều phối thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo Quy chế thanh tra kiểm tra do UBND tỉnh ban hành, vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, vừa đảm bảo hạn chế sự phiền hà và chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp luôn thường xuyên duy trì, góp phần lành mạnh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính nghiêm minh của Pháp luật. Thanh tra đầu tư xây dựng, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Thanh tra tỉnh, ngành thanh tra tỉnh đã triển khai thanh tra diện rộng trên toàn tỉnh. Qua thanh tra, đã phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của từng ngành, từng cấp, song nổi lên là những sai phạm qua thanh tra các công trình giao thông, thủy lợi. Qua đó đã có những kiến nghị chấn chỉnh, xử lý những cá nhân để xay ra sai phạm và thu hồi về cho ngân sách những khoản kinh phí bị thất thoát. Bước đầu công tác thanh tra đã có hiệu quả trong việc chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm của các đối tượng thanh tra. 29 Trong lĩnh vực thanh tra thu chi ngân sách đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra từ các đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã. Qua công tác thanh tra đã giúp cho đơn vị chấn chỉnh công tác thu chi ngân sách, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để ngăn ngừa, thu hồi về cho ngân sách những khoản tiền lớn từ những sai phạm đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ hoặc điều chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật cho đúng với tình hình thực tế và đúng với các văn bản Luật. Trong 3 năm 2003, 2004 và 2005, về mặt thanh tra kinh tế, tài chính, ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai đã thực hiện được 938 cuộc thanh tra. Số sai phạm phát hiện qua thanh tra là 161,97 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi nộp về ngân sách nhà nước là 153,01 tỷ đồng, đã thu được 104,07 tỷ đồng (tính đến thời điểm cuối năm 2005). Trong đó: Có 740 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phát hiện sai phạm 150,43 tỷ đồng, kiến nghị thu 146,54 tỷ đồng, đã thu hồi nộp vào ngân sách 99,02 tỷ đồng; số cuộc thanh tra về lĩnh vực tài chính nhà nước là 125 cuộc, số sai phạm phát hiện là 5,86 tỷ đồng, kiến nghị thu 3,27 tỷ đồng, đã thu 2,58 tỷ đồng; và 73 cuộc thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản với giá trị sai phạm phát hiện qua thanh tra là 5,68 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 3,2 tỷ đồng và đã thu được 2,46 tỷ đồng. Như vậy về cơ cấu số lượng các cuộc thanh tra thì phần lớn là các cuộc thanh tra về các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Chiếm khoảng 79% tổng số cuộc thanh tra của toàn ngành thanh tra. Còn lại số cuộc thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính nhà nước chỉ chiếm có 21% trong tổng số cuộc thanh tra. Ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai đạt được những kết quả như trên do những điều kiện như sau: - UBND tỉnh Đồng Nai thường xuyên quan tâm, chỉ đạo đến hoạt động công tác thanh tra. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã xem xét và phê duyệt chương trình kế hoạch công tác năm, làm cơ sở cho Thanh tra tỉnh tổ chức thực hiện và điều hành hoạt động ngành Thanh tra tỉnh. Các văn bản Luật về thanh tra, về khiếu nại tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo triển khai quán triệt đến các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân, đồng thời đã quan tâm xử lý các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. - Thanh tra Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo đối với Thanh tra các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố nói chung và ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quy định trong Luật Thanh tra, Thanh 30 tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh, thành phố xây dựng chương trình kế hoạch công tác năm. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành của mình, Thanh tra Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra các tỉnh, thành phố về nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng... - Về phía Thanh tra tỉnh, Ban lãnh đạo bám sát vào chương trình kế hoạch công tác năm để chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra. Công tác quản lý nhà nước về Thanh tra đã được tăng cường nhằm nắm chắc tình hình phát sinh để có chỉ đạo điều hành phù hợp và sát với thực tế. Chế độ giao ban được duy trì thường xuyên qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong công tác thanh tra; trao đổi và tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đơn vị; chỉ đạo những biện pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong chương trình công tác năm. 2.3.4.2. Những dạng sai phạm phát hiện qua thanh tra Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác quản lý, thu chi ngân sách. Nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này được ban hành nhằm kiểm soát các khoản thu và chi ngân sách để đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi hiệu quả. Mặc dù chính sách pháp luật ngày càng chặt chẽ trong việc kiểm soát các khoản thu chi ngân sách, nhưng qua quan sát, xem xét, tổng hợp và đánh giá kết quả thanh tra trong 3 năm 2003, 2004 và năm 2005 tại tỉnh Đồng Nai thể hiện những dạng sai phạm phổ biến trong lĩnh vực thu, chi ngân sách như sau: - Trên lĩnh vực thanh tra thu ngân sách thể hiện sai phạm như: + Các công ty, đơn vị hạch toán lãi vay cao hơn rất nhiều so thực tế lãi vay phát sinh bằng cách lập các hợp đồng vay của những công ty, những cá nhân ngoài xã hội để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Khi Đoàn thanh tra đi xác minh các đối tượng cho vay, do đã có thông đồng từ trước nên đều công nhận có cho vay, nhưng thực tế họ không cho vay. Đây là một dạng sai phạm trong việc cố tình nâng khống chi phí nhằm giảm khoản thuế phải nộp cho ngân sách. + Trong hạch toán kế toán, các đối tượng nộp thuế không hạch toán các khoản doanh thu và thu nhập kịp thời mà hạch toán treo những khoảng doanh thu và thu nhập đó vào một tài khoản công nợ phải trả, trong khi vẫn hạch toán phần giá vốn hay chi phí phát sinh trong kỳ, dẫn đến cuối kỳ kế toán doanh thu không tương 31 ứng với chi phí, làm cho kết quả kinh doanh không chính xác, cụ thể là lãi từ quá trình kinh doanh thấp hơn thực tế rất nhiều, thậm chí bị lỗ. + Một số công ty, đơn vị lợi dụng chính sách ân hạn thuế nhập khẩu đã cố tình dây dưa, kéo dài hoặc có thể bỏ trốn không chịu nộp thuế, gây thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. + Một số công ty lợi dụng chính sách hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của nhà nước mà lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế hoặc giảm thuế phải nộp cho nhà nước. + Lợi dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế trong ngành xây dựng và ngành sản xuất, một số đơn vị, công ty đã lập ra công ty con để nhằm hưởng ưu đã về miễn giảm thuế, mà thực chất tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh do chính công ty mẹ thực hiện, nhưng về mặt hồ sơ pháp lý lại đứng tên là công ty con. Đây là dạng lách luật, thể hiện là một hình thức trốn thuế tinh vi. + Cố tình thực hiện sai nguyên tắc kế toán như thay đổi cách tính giá hạch toán hàng xuất hoặc thay đổi cách tính giá thành sản phẩm, trích khấu hao sai quy định theo hướng tăng chi chí hoặc tăng giá thành sản phẩm trên mặt sổ sách. + Không thực hiện kê khai đầy đủ các hóa đơn bán hàng, hoặc các liên của một hóa đơn bán hàng ghi nhiều thông tin khác nhau theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, làm cho việc thanh tra kiểm tra rất khó khăn. + Hiện tại, người dân chưa có nhu cầu và ý thức trong việc nhận hóa đơn bán hàng khi mua hàng hóa, do vậy tạo một kẽ hở rất lớn trong việc quản lý doanh số bán hàng thực tế của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý không thể biết chính xác được doanh số bán của đơn vị là bao nhiêu, chỉ căn cứ vào việc khai báo của đơn vị nộp thuế là chủ yếu. Điều này, hiện tại gây thất thu cho ngân sách rất lớn. + Hợp thức hóa các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ, hoặc muốn nâng khống chi phí bằng cách mua hóa đơn giá trị gia tăng và hợp thức hóa về mặt chứng từ. Đây là một dạng sai phạm phố biến hiện nay. + Kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra với thuế suất thấp hơn quy định. + Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thường phát sinh những dạng sai phạm như: • Thu thấp hoặc cao hơn quy định do không cập nhật văn bản quy định kịp thời hoặc hiểu sai nội dung của quy định về thu hoặc cố tình thu cao hơn quy định 32 • Việc kiểm soát nội bộ về các khoản thu không được lãnh đạo đơn vị quan tâm dẫn đến xảy ra tình trạng nhân viên đơn vị lợi dụng sự lỏng lẻo mà chiếm đoạt tiền và tài sản từ các nguồn thu của đơn vị. • Các khoản thu bị bỏ ngoài sổ sách, không thực hiện nộp theo quy định của Luật ngân sách. Có trường hợp đơn vị thực hiện thu, nhưng lại không hạch toán vào sổ sách theo tài khoản doanh thu hoặc thu nhập, mà hạch toán vào tài khoản phải trả. Tất nhiên tài khoản phải trả này là không có đối tượng để trả. Đến một thời gian nào đó, đơn vị sẽ thực hiện bút toán chi trả nợ, nhưng thực chất là chiếm đoạt tiền của ngân sách. - Trên lĩnh vực thanh tra chi ngân sách thể hiện những dạng sai phạm nổi bật điển hình như: + Về các khoản chi thường xuyên: Công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên có tác dụng giúp cho các đơn vị chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; chấp hành tốt Luật Ngân sách và các quy định khác về quản lý tài chính ngân sách. Việc thực hiện khoán kinh phí đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp đã nâng cao tính chủ động của thủ trưởng các đơn vị trong việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm kinh phí nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ. Tuy nhiên, qua thanh tra, việc quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước ở một số đơn vị cũng còn nhiều thiếu sót, tồn tại, vi phạm cần chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Sai phạm trong việc quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước nổi lên: Chi sai chế độ, vượt chế độ, chi khống, chi phí không hợp lệ hoặc không đầy đủ chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán không chính xác. Đây là những sai phạm rất phổ biến tại các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách. + Về khoản chi đầu tư phát triển: Qua báo cáo công tác thanh tra trong 3 năm 2003, 2004 và 2005, trong công tác thanh tra các khoản chi về đầu tư phát triển, ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai tập trung chủ yếu thanh tra các công trình XDCB, mua sắm máy móc thiết bị từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra nổi lên những sai phạm như sau: • Trong đầu tư XDCB các dự án, công trình phát hiện những vấn đề như : * Việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi không xác với thực tế, hoặc làm theo hình thức chỉ là thủ tục để được phê duyệt thực hiện dự án, công trình, dẫn đến sau 33 khi công trình hoàn thành đã không thể mang lại hiệu quả như yêu cầu ban đầu đưa ra, gây lãng phí tài sản của nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. * Khảo sát thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không khảo sát địa chất thủy văn công trình dẫn đến phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng, chậm tiến độ thi công, thậm chí có công trình chất lượng không đảm bảo. * Công tác lập và thẩm định dự toán cũng có những sai sót, áp sai đơn giá, tăng khối lượng không cần thiết, làm tăng giá trị công trình, làm cho công tác xét thầu chấm thầu và thông báo kết quả trúng thầu không đạt được mục đích là chọn nhà thầu với giá thấp nhất với chất lượng công trình tốt nhất, gây thiệt hại đến kinh phí ngân sách Nhà nước. * Có những công trình, đơn vị dự toán không tính đầy đủ khối lượng các hạn mục của công trình, nên khi đấu thầu phát sinh trường hợp là sau khi có giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu lập hồ sơ đề nghị bổ sung kinh phí những phần khối lượng bị thiếu, không có trong dự toán, do vậy những khoản kinh phí đề nghị bổ sung này đã không được đấu thầu. * Việc thực hiện Quy chế đấu thầu tại một số dự án có những vi phạm như: Có những công trình theo quy định phải tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng các chủ đầu tư lại không không tổ chức đấu thầu mà tiến hành xét thầu hoặc chỉ định thầu không đúng quy định. Hoặc có những dự án, công trình, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu công khai nhưng lại bị các nhà dự thầu tổ chức thông thầu nhằm đạt được mục đích là giá trúng thầu cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế thi công công trình. Có những trường hợp đơn vị trúng thầu lại tiến hành bán thầu cho đơn vị khác, không những công trình bị bán thầu một lần mà còn bị bán thầu qua nhiều lần để các đơn vị trung gian hưởng chênh lệch giá, làm cho đơn vị thực hiện thi công cuối cùng phải làm cách nào đó nhằm bớt xén vật tư, mua vật tư không đúng tiêu chuẩn quy định để thực hiện công trình và tất nhiên chất lượng công trình không đảm bảo, có những công trình vừa thi công xong đã không thể đưa vào sử dụng được, gây lãnh phí, thất thoát rất lớn cho Nhà nước. * Lợi dụng những hạn mục ẩn, đơn vị thi công thực hiện thi công thiếu khối lượng vật tư, chất lượng vật tư không đảm bảo. Hoặc khi đang thi công tiến hành khai báo những hạn mục phát sinh khống để quyết toán với ngân sách nhà nước. 34 * Thay đổi chủng loại vật tư có giá thấp hơn giá dự toán ban đầu, hoặc phát sinh giảm khối lượng thi công những vẫn lập hồ sơ quyết toán như dự toán ban đầu. * Một số sai phạm khác: Các công trình thường được thi công trước khi ký kết hợp đồng thi công, thậm chí có công trình thi công trước khi có thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán được duyệt, trước khi phê duyệt đơn vị được chỉ định thầu. Những công trình thuộc diện được miễn các loại thuế theo quy định, nhưng đơn vị dự toán không loại trừ ra khỏi giá trị công trình, chủ đầu tư không kiểm tra mà thanh toán hết các khoản thuế cho bên thi công. • Trong công tác mua sắm máy móc thiết bị phát hiện những sai phạm như: * Việc mua máy móc, thiết bị không được chủ đầu tư tìm kiếm những nhà cung cấp trong nước mà chủ đầu tư tìm mua từ nước ngoài về, với những lý do như chất lượng, hoặc độ an toàn của máy móc tiết bị, làm cho giá máy móc thiết bị cao hơn thực tế sản xuất trong nước rất nhiều. * Các cơ quan thẩm định hồ sơ đã không thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ làm thiệt hại ngân sách rất nhiều. Có những trường hợp máy móc thiết bị thuộc diện miễn thuế GTGT và thuế nhập khấu khi nhập khẩu, nhưng các cơ quan thẩm định, tư vấn giám sát và chủ đầu tư đã không xem xét các quy định của pháp luật dẫn đến thanh quyết toán các khoản thuế trên cho nhà cung cấp. * Mua sắm máy móc thiết bị không phù hợp, đánh giá không chính xác về hiệu quả hoạt động của máy, nên khi đầu tư vào thì không thể đưa vào sử dụng được, hoặc khi sử dụng thì hiệu quả kinh tế không cao, không thể cạnh tranh được nên ngưng hoạt động. + Về khoản chi khác: Đây là những chi mang tính đột xuất, ngoài kế hoạch chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển như trong thời gian vừa qua chi các khoản như hỗ trợ các hộ nông dân nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ gia đình bị thiên tai, gia đình chính sách, các chương trình mục tiêu của trung ương và của tỉnh....Qua công tác kiểm tra cũng đã phát hiện ra những sai phạm phổ biến như chi không đúng đối tượng, lập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf
Tài liệu liên quan