MỤC LỤC
Lời cảm ơn! i
Tóm tắt ii
Mục lục v
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục sơ đồ ix
Danh mục các ký hiệu viết tắt x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan tài liệu 3
2.1.1 Cơ sở lý thuyết 3
2.1.2 Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu có liên quan trước đây 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 31
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 31
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 31
2.2.4 Phương pháp chuyên gia 31
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Phân tích đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp 32
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 35
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 35
3.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 39
3.1.3 Tình hình lao động của công ty 42
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2008 43
3.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 47
3.2 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại tổng công ty 50
3.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại tổng công ty 50
3.2.2 Phân loại nguyên vật liệu tại tổng công ty 51
3.3 Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại tổng công ty 52
3.3.1 Công tác xác định chỉ tiêu đảm bảo và định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại tổng công ty 52
3.3.2 Công tác lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu tại tổng công ty 55
3.3.3 Thực trạng công tác tổ chức quản lý khai thác và mua sắm, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu 58
3.3.4 Tính giá nguyên vật liệu tại tổng công ty 73
3.3.5 Công tác quyết toán nguyên vật liệu 77
3.3.6 Công tác thu hồi phế liệu tại tổng công ty 78
3.4 Phân tích đánh giá tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty. 78
3.4.1 Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu giữa thực hiện so với kế hoạch 78
3.4.2 Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch 80
3.4.3 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu tại công ty 81
3.5 Đánh giá chung tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty 84
3.5.1 Những thành tích đạt được trong công tác tổ chức và quản lý NVL tại tổng công ty 84
3.5.2 Những thiếu sót, tồn tại cấn khắc phục 85
3.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng NVL tại tổng công ty 86
3.6.1 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, từ đó xây dựng định mức và chỉ tiêu phù hợp với tình hình biến động của công ty 88
3.6.2 Xây dựng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình hoàn thổ phục hồi môi trường trước và sau khi khai thác 89
3.6.3 Lập phiếu giao nhận khi bàn giao chứng từ giữa kho và phòng quản lý 89
3.6.4 Công tác quản lý kho 89
3.6.5 Về quản lý sử dụng vật tư 89
3.6.6 Tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác, sử dụng hợp lý ,tiết kiệm nguyên vật liệu ,tránh lãng phí. 90
3.6.7 Xây dựng các khung thưởng phạt, dùng “đòn bảy kinh tế” để khuyến khích các cá nhân, tập thể có thành tích. 91
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
4.1 Kết luận 92
4.2 Khuyến nghị 93
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nguyên vật liệu tại tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc đi vắng.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho giám đốc công ty Phụ trách về mặt sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
- Phó giám đốc tài chính: Là người giúp việc cho giám đốc công ty Phụ trách về tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
b. Các phòng ban chuyên môn
- Phòng Kế toán: có chức năng báo cáo cho ban Giám đốc về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty; thực hiện vai trò tham mưu cho Giám đốc về công tác hoạt động tài chính của Công ty; theo dõi, kiểm tra và lập báo cáo về tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; giám sát hoạch toán kế toán nội bộ của các phân xưởng, hạch toán chi phí của từng đối tượng theo chế độ kế toán hiện hành; lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành; lập kế hoạch thu, chi, theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp: có chức năng quản lý hồ sơ lao động, chế độ lương, khen thưởng, chế độ kỷ luật, đào tạo, lập kế hoạch tiền lương và các chế độ BHXH, BHYT; quản lý cơ sở vật chất của Công ty, thu mua văn phòng phẩm, giữ gìn môi trường, vệ sinh trong khuôn viên Công ty, đảm bảo công tác an toàn trong lao động, phòng cháy, chữa cháy.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương chuyên môn : Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức lao động. tiền lương của công ty. Làm tốt công tác nhân sự, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động về tiền lương, BHXH, BHYT, tai nạn lao động, thôi việc, hưu trí.Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước mà công ty đã ban hành ở các xí nghiệp.
- Phòng tài chính- quản lý: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực : Quản lý tài chính, hạch toán kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước.
- Phòng kinh tế: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực : kế hoạch sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm,xây dựng quy hoạch,kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn.Tổng kết đúc rút quá trình thực hiện.
-Phòng kỹ thuật: Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến thiết bị, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tổ chức hướng dẫn an toàn lao động và tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác thương mại...
Có nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, cung ứng vật tư, hệ thống máy móc thiết bị, dây truyền tuyến quặng, công tác đầu tư mới của Công ty.
Có chức năng thực hiện thăm dò, khảo sát địa chất, nâng cấp và tìm kiếm mỏ mới để xác định chi tiết trữ lượng quặng của các mỏ cần khai thác. Việc thăm dò của phòng được diễn ra liên tục trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
- Phòng mỏ: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước công ty về các vấn đề liên quan trong khai thác khoáng sản.Công tác môi sinh môi trường,phối hợp với các phòng chức năng, các xí nghiệp thực hiện các nhiệm vụ theo luật khoáng sản nhà nước.
- Phòng phân tích và kiểm soát chất lượng sản phẩm (KSC) : Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác phân tích và kiểm soát chất lượng các loại sản phẩm. Phân tích kịp thời, chính xác quy trình các loại mẫu thep yêu cầu chất lượng sản phẩm và quy định của công ty. Giám sát kiểm tra, quản lý chất lượng các loại sản phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng các loại sản phẩm, hồ sơ tài liêụ, kết quả phân tích.
c. Các xí nghiệp trực thuộc
- Xí nghiệp khoáng sản cẩm xuyên: Tổ chức, chế biến quặng Ilmenite theo chỉ tiêu số lượng và chất lượng đã được duyệt.
- Xí nghiệp khoáng sản Kỳ Anh: Tổ chức khai thác nguyên liệu Ilmenite trên vùng mỏ kỳ khang theo kế hoạch quy định và định mức kinh tế kỹ thuật của công ty giao. Tổ chức chế biến quặng Ilmenite theo chỉ tiêu kế hoạch về số lượng và chất lượng đã được duyệt.
-Xí nghiệp khoáng sản Thạch Hà: Tổ chức chế biến quặng Ilmenite theo chỉ tiêu kế hoạch về số lượng và chất lượng đã được duyệt.
- Xí nghiệp khai thác: Tổ chức quản lý điều hành công tác khai thác và tuyển thô đảm bảo theo đúng quy hoạch và thiết kế, đã được nhà nước phê duyệt, Đảm bảo các chỉ tiêu về quặng khai thác tuyển thô về số lượng và chất lượng, thời gian của công ty.
- Xí nghiệp chế biến Zircon: Tổ chức chế biến sản phẩm Ilmenite. Zircon, Monazit đảm bảo chất lượng, số lượng theo quy định của công ty. Phối hợp với giám đốc các xí nghiệp, các phòng ban thực hiện tốt các phần hành được giao.
- Xưởng cơ khí: Tổ chức quản lý khai thác, bảo dưỡng, sữa chữa vận hành các loại may móc thiết bị phục vụ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.Tiến hành nâng cấp cải tiến làm mới gia công các máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất ở các xí nghiệp. Lập kế hoạch sữa chữa bảo dưỡng thay thế các máy móc thiết bị ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Đội kho cảng: Thực hiện đầy đủ các quy định của giám đốc công ty về kế hoạch nhập và xuất hàng tại các kho cảng, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian theo kế hoạch, tổ chức kiểm tra theo dõi số lượng, chất lượng và thời gian theo kế hoạch, tổ chức kiểm tra theo dõi số lượng, chất lượng hàng hoá ở các kho để có kế hoạch giao nhận hàng và tham mưu cho giám đốc phù hợp.
- Xí nghiệp than: Tổ chức quản lý khai thác, thu gom, chế biến than đạt tiêu chuẩn chất lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tham gia công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển chiến lược và công tác thăm dò nâng cao mở rộng mỏ.
- Xí nghiệp Mangan: Tổ chức quản lý, khai thác, thu gom chế biến mangan đạt tiêu chuẩn về chất lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tham gia công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển chiến lược và công tác thăm dò nâng cao mở rộng mỏ.
- Xí nghiệp kinh doanh thương mại tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và điều hành kinh doanh thương mại của xí nghiệp. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Xí nghiệp khai thác vàng: Chịu trách nhiệm về công tác khai thác và phân kim vàng.
- Khách sạn du lịch Thiên Ý: Chịu trách nhiệm về kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn và du lịch.
- Đội vận tải: Chịu trách nhiệm về vận chuyển các loại nguyên liệu, sản phẩm trong nội bộ công ty và vận chuyển các sản phẩm của công ty để tiêu thụ cho các các khách hàng trong nước và xuất khẩu.
3.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Với đặc thù riêng của ngành khai thác khoáng sản và chế biến sản phẩm tử các sa khoáng tự nhiên, sản phẩm chủ yếu của tổng công ty chủ yếu là Ilmenit, rutil và Zicon. Các sản phẩm này có đặc tính rất tốt và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp khai thác quặng Titan trong mấy năm qua đã có sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân và đặc biệt đối với các tỉnh nghèo như Hà Tĩnh. Xuất phát từ những đặc điểm đó quá trình sản xuất của tổng công ty mang tính chất đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy trình sản xuất ra sản phẩm của tổng công ty sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại nhất của cả nước. Đặc biệt, tổng công ty là đơn vị ở xây dựng nhà máy sản xuất Ziricon đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay tổng công ty đang sản xuất sản phẩm Zicon với hai hai cấp chất lượng: bậc 1 có cỡ hạt 0,1 - 5 mm, được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Malayxia để sản xuất đồ sứ thông thường và gốm sứ cách điện. Bậc 2 có cỡ hạt 5 - 10 mm, Cả hai bậc đều có hàm lượng TiO 2 dưới 0,012% và đều đạt sản lượng khoảng 4000 tấn/năm.
Sản phẩm cuối cùng của tổng công ty là Ilmenite, Zicon, Rutine .Để hoàn thành sản phẩm bước cuối cùng phải trải qua một quy trình công nghệ phức tạp. Chỉ một thay đổi lớn trong chuỗi liên kết của quy trình sản xuất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Nhìn chung bộ phận khai thác nguyên liệu thô cung cấp cho xí nghiệp khai thác quy trình công nghệ riêng, còn lại các xí nghiệp khác tuy quy mô sản xuất có khác nhau nhưng nhìn chung quy trình sản xuất giống nhau.
Moong khai thác
Quặng thô
Cát thải bỏ
+++++++++++++++++++++++
Nhà máy tuyển lấy Ilmenite
Ilmenite
Sản phẩm Ilmenite
Thải không từ tính
Sản phẩmMonazit
thải
Hệ thống bàn đãi
Nguyên liệu Zircon+ Rutinne
Nguyên liệu trung gian
Thải nước tràn+cát thải bỏ
sản phẩm Zircon
sản phẩm Rutinne
Sản phẩm Ilmenite
Monazit
Qua hệ thống nghiền
Xuất bán
Xuất bán
Xuất bán
Xuất bán
Nhà máy chế biến Zircon ,Rutinne
Xây đào, xây lật
Sơ đồ 3.2 : Quy trình khai thác quặng thô và tạo ra sản phẩm
3.1.3 Tình hình lao động của công ty
Lao động là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, và sự tồn tại của một doanh nghiệp nói riêng.Vì vậy, nhận thức được vai trò của người lao động trong sản xuất kinh doanh, tổng công ty đã luôn chú trọng đầu tư, nâng cao trình độ cho người lao động và có nhiều hình thức tuyển dụng lao động để thu hút nguồn lao động có trình độ tay nghề chuyên môn giỏi đáp ứng được nhu cầu công việc.. Hiện nay, do những chính sách nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên lực lượng của công ty tăng lên đáng kể. Đến nay công ty đã có hơn 3000 công nhân và là một trong những đơn vị kinh tế dẫn đầu toàn tỉnh. Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số lao động của công ty qua 3năm có những biến động. Số lao động bình quân có xu hướng tăng lên, năm 2007 tăng 56 người tương ứng tăng 1,89% so với năm 2006, năm 2008 tăng 36 người tương ứng tăng 1,19% so với năm 2007.
Do đặc thù của công việc nên lao động của công ty phân theo giới tính thì nam chiếm khoảng 65%, nữ chủ yếu chiếm 35%. Điều đó hoàn toàn hợp lý với ngành khai thác khoáng sản đòi hỏi sức lao động rất lớn nên doanh nghiệp tuyển dụng nam là phần lớn.
Phân theo trình độ đào tạo ta thấy, Công ty có đặc thù riêng nên lực lượng lao động của công ty cũng có đặc thù riêng. Lao động trong công ty chủ yếu là những cán bộ kỹ sư có tay nghề cao, tốt nghiệp cao học, đại học,cao đẳng có trình độ, kinh nghiệm tốt,bên cạnh đó công nhân kỹ thuật cũng là một đội ngũ lao động chiếm rất nhiều trong các đơn vị khai thác khoáng sản nói chung và tổng công ty nói riêng. Số lao động có trình độ cao học, đại học, cao đẳng ngày càng tăng lên đáng kể chứng tỏ tổng công ty cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Qua việc phân tích trên cho thấy cả về mặt số lượng và chất lượng của lực lượng lao động trong tổng công ty có những mặt rất riêng và đang ngày càng hoàn thiện để thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.1 Tình hình lao động của tổng công ty qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động
2964
100
3020
100
3056
100
Phân theo giới tính
Nam
1949
65.76
1942
64.3
1967
64.37
Nữ
1015
34.24
1078
35.7
1089
35.63
Phân theo trình độ
Cao học
4
0.13
5
0.17
6
0.20
Đại học
1050
35.43
1065
35.26
1078
35.27
Cao đẳng
600
20.24
655
21.69
674
22.05
Trung cấp
705
23.79
700
23.18
686
22.45
CNKT
605
20.41
595
19.70
612
20.03
Nguồn: Phòng tổ chức –lao động
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2008
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có tài sản và nguồn vốn. Tài sản và nguồn vốn là nhân tố cơ bản không thể thiếu được trong sản xuất, kinh doanh. Nó là điều kiện để giúp công ty thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiến hành tái sản xuất mở rộng. Đồng thời nó thể hiện sức mạnh của công ty về mặt tài chính.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm tăng lên không ngừng đáng kể nhất là năm 2007.
* Sự biến động tài sản của tổng công ty qua 3 năm
Tổng tài sản của tổng công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 89.223.295.989 đồng tương ứng tăng 22,36%. Năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 65.795.233.389 đồng tương ứng tăng 13.48%.Tốc độ tài sản bình quân tăng lên qua 3 năm là 17.83%. Nguyên nhân có sự thay đổi đó là do:
- Về mặt TSNH năm 2007 giảm so với năm 2006 là 40.359.676.967 đồng tương ứng giảm 15,99 %. Trong đó chủ yếu là giảm các khoản phải thu, giảm 37,21%. Điều này chứng tỏ các khoản nợ đọng từ khách hàng đã giảm, tuy nhiên tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ lệ còn khá cao trong tổng tài sản, do đó tổng công ty cần có những biện pháp thu hồi tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.TSNH năm 2008 tăng so với năm 2007 là 74.670.459.710 đồng tương ứng tăng 35,21%. Trong đó là sự gia tăng chủ yếu của các khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn.
- TSDH năm 2007 tăng so với năm 2006 là 129.582.972.956 đồng tương ứng tăng 88,4%. Trong đó là sự gia tăng của TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. TSCĐ năm 2007 tăng 2006 là 10511968411 đồng tương ứng tăng lên 9,93%.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng lên 301,54%. Do trong năm 2007 tổng công ty đang đầu tư để thăm mỏ sắt thạch khê nên mất rất nhiều kinh phí cho hoạt động này.
* Cơ cấu tài sản của tổng công ty
- Năm 2006 TSNH chiếm 63,26% ,TSDH chiếm 36,74%. Hai năm còn lại tỷ lệ này thay đổi, năm 2007 TSNH chiếm 43,44%, TSDH chiếm 56,56%. Năm 2008 TSNH chiếm 51,76%. TSDH chiếm 48,24%. Trong TSNH tỉ lệ các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều nhất.Trong hai năm 2007, năm 2008 do thị trường tiêu thụ titan và khoáng sản đi kèm trong nước và ngoài nước có chiều hướng tăng về giá nên tổng công ty đã dự đoán được thị trường nên đã dự trữ trước. Trong TSDH thì tỷ lệ TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn có thay đổi khá rõ rệt. Cũng như đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất khác, thì TSCĐ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong TSDH. Năm 2007, năm 2008 tổng công ty đầu tư cho dự án khu khai thác mỏ sắt Thạch Khê và xây dựng mô hình công ty Cổ Phần Mangan nên phải đầu tư nhiều kinh phí vào đây, do đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong 2 năm trên.
* Sự biến động nguồn vốn của tổng công ty qua 3 năm
Nguồn vốn của tổng công ty tương đối ổn định và khá lớn nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Qua bảng biểu, ta thấy tổng nguồn vốn của tổng công ty có xu hướng dần qua 3 năm, tỷ lệ tăng trung bình là 17.83%. Từ đó có thể thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Đi sâu cụ thể vào từng nguồn vốn ta thấy:
Nợ phải trả của tổng công ty qua 3 năm có tăng lên, năm 2007 tăng 47.125.474.888 đồng ứng tăng 43.47% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46.650.829.170 đồng tương ứng tăng 29.99% so với năm 2007, trung bình 3 năm tăng 36.56%. Điều này cũng dễ hiểu khi công ty phải vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2007 tổng công ty bắt đầu thăm dò khu khai thác mỏ sắt Thạch Khê nên bên cạnh nguồn vốn hiện có của mình, tổng công ty còn phải vay vốn từ phía ngân hàng. Chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng lên.
Nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm tăng trung bình là 10,03%. Năm 2007
tăng so với năm 2006 là 42.097.821.101 đồng tương ứng tăng lên 14,49%, Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2007 là 19.144.402.219 đồng tương ứng tăng 5,75% nhằm đáp ứng với quy mô sản xuất ngày càng tăng và thể hiện được khả năng huy động vốn của tổng công ty.
Cơ cấu nguồn vốn của tổng công ty
Năm 2006, Nợ phải trả của tổng công ty chiếm 27,17%, vốn chủ sở hữu chiếm 72,83% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 nợ phải trả chiếm 31,86%, vốn chủ sở hữu chiếm 68,14%. Năm 2008 nợ phải trả chiếm 36,9%, vốn chủ sở hữu chiếm 63,51%. Qua 3 năm cơ cấu của nợ phải trả tăng lên do quy mô của lượng vốn đi vay tăng nhanh hơn qua 3 năm, trung bình là 36.56%, trong khi đó nguồn vốn tăng trung bình qua 3 năm chỉ là 11.83%. Do đó tỷ lệ nợ của công ty không ngừng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ này nhỏ hơn 50%, là hợp lý trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, tổng công ty cần có những chính sách thu hút nguồn vốn để tăng nguồn vốn chủ sỡ hứu của mình lên, chủ động trong kinh doanh và tăng quy mô nguồn vốn để phát triển những năm tiếp theo.
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của tổng Công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
Đơn vị tính: VN đồng
chỉ tiêu
2006
2007
2008
tốc độ phát triển
giá trị
cơ cấu
giá trị
cơ cấu
giá trị
cơ cấu
2007/2006
2008/2007
BQ
I.Tài sản
399.041.694.299
100.00
488.264.990.288
100.00
554.060.223.677
100,00
122,36
113,48
117,83
A.Tài sản ngắn hạn
252.452.481.926
63.26
212.092.804.959
43.44
286.763.264.669
51,76
84,01
135,21
106,58
Tiền
15.620.359.694
6.19
13.485.449.930
6.36
16.100.330.473
5,61
86,33
119,39
101,52
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0.00
1.900.000.000
0.90
25.406.509.500
8,86
1337,18
0,00
Các khoản phải thu ngắn hạn
130.931.664.870
51.86
82.212.410.887
38.76
94.492.908.422
32,95
62,79
114,94
84,95
Hàng tồn kho
98.531.522.468
39.03
102.998.704.708
48.56
135.703.993.989
47,32
104,53
131,75
117,36
Tài sản ngắn hạn khác
7.368.934.894
7.48
11.496.239.434
5.42
5.059.522.285
5,25
156,01
131,00
142,96
B.Tài sản dài hạn
146.589.212.373
36.74
276.172.185.329
56.56
267.296.959.008
48,24
188,40
96,79
135,03
Tài sản cố định
105.855.421.593
72.21
116.367.390.004
42.14
100.018.004.602
37,42
109,93
85,95
97,20
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
39.290.190.780
26.80
157.764.527.406
57.13
165.204.954.406
61,81
401,54
104,72
205,05
Tài sản dài hạn khác
1.443.600.000
0.98
2.040.267.919
0.74
2.074.000.000
0,78
141,33
101,65
119,86
II. Nguồn vốn
399.041.694.299
100.00
488.264.990.288
100.00
554.060.223.677
100,00
122,36
113,48
117,83
A.Nợ phải trả
108.412.551.527
27.17
155.538.026.415
31.86
202.188.855.585
36,49
143,47
129,99
136,56
Nợ ngắn hạn
81.837.940.960
75.49
130.418.829.043
83.85
179.233.535.242
88.65
159,36
137,43
147,99
Nợ dài hạn
26.574.610.567
24.51
25.119.197.372
16.15
22.955.320.343
11.35
94,52
91,39
92,94
B.Vốn chủ sở hữu
290.629.142.772
72.83
332.726.963.873
68.14
351.871.368.092
63,51
114,49
105,75
110,03
Vốn chủ sở hữu
258.372.733.189
88.90
300.288.782.111
90.25
319.511.647.704
90,80
116,22
106,40
111,20
Nguồn kinh phí và quỹ khác
32.256.409.583
11.10
32.438.181.762
9.75
32.359.720.388
9,20
100,56
99,76
100,16
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
3.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho biết tình hình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Vì vậy để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì phải thu được doanh số lớn và chi phí nhỏ nhất trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm tạo ra.
Trong nhưng năm qua, mặc dầu thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước gặp nhiều khó khăn: Các nước Ấn Độ, Trung Quốc. Nam Phi, Úc và nhiều nước khác đầu tư mở rộng sản xuất Ilmenite tập trung bán về Nhật Bản và Mỹ. Trong nước, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú yên, Ninh Thuận thành lập thêm nhiều công ty khai thác Titan tranh mua, tranh bán làm giảm sức mua và giảm giá .Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của cán Bộ, ban nghành trung ương, tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, các cấp các nghành và nhân dân trên vùng mỏ, cùng với truyền thống, sự quyết tâm, phát huy cao độ mọi nguồn lực, năng động ,sáng tạo của cán bộ công nhân viên nên tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề ra.
Qua bảng biểu ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đạt được lợi nhuận rất cao và khá ổn định. Doanh thu của năm 2007 đạt 365.848.789.076 đồng tăng 62.753.669.556 đồng tương ứng tăng 20,7% so với năm 2006, năm 2008 đạt 315.286.628.853 đồng giảm 50.562.160.223 đồng tương ứng giảm 13,82% so với năm 2007. Do trong thời gian giữa năm 2008 thị trường trong nước và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó tổng công ty đang tiến hành xây dựng khu khai thác chế biến thạch khê nên tổng công ty giảm sản lượng khai thác, tập trung mọi nguồn lực vào khai thác này. Tuy doanh thu 2005 thấp hơn 2 năm còn lại nhưng ta cũng thấy rằng lợi nhuận cuối cùng của công ty thì năm 2005 đạt được là cao nhất, từ gần 51 tỷ giảm dần xuống 25 tỷ năm 2007, gần 22 tỷ năm 2008.
Các loại chi phí có biến động khá lớn nhất là chi phí tài chính, tăng trung bình là 192.31% sỡ dĩ có điều này là số nợ vay của công ty trong 3 năm qua tương đối lớn, vốn vay tăng lên làm cho chi phí tài chính tăng mạnh. Nguyên nhân do tổng công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, đó là xây dựng thêm khu khai thác thạch khê và đầu tư công nghệ, dây truyền sản xuất mới cho Xí nghiệp chế biến Zicon, đưa sản phẩm Zicon siêu mịn lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Mặt khác lãi suất trên thị trường ngày càng tăng đồng thời sự đầu tư tài chính đối với những đơn vị thành viên của tổng công ty ngày càng tăng lên. Tổng công ty cũng trả một số khoản nợ vay ngắn hạn khi đến kỳ hạn trả điều đó dẫn đến sự tăng đột biến của chi phí tài chính.
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng giảm trong 3 năm, bình quân trong 3 năm chi phí quản lý giảm 27,09%, chi phí bán hàng giảm 14,96%. Điều đó phần nào thể hiện công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp khá chặt chẽ đã tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.
Tuy lợi nhuận của công ty 2 năm sau có giảm, nhưng nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn luôn đạt lợi nhuận tương đối cao, điều đó cũng dễ hiểu khi thị trường trong nước và ngoài nước của tổng công ty ngày càng khó khăn
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm( 2006-2008)
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
So sánh
07/06
08/07
BQ
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
303.095.119.520
365.848.789.076
315.286.628.853
120,70
86,18
101,99
2. Các khoản giảm trừ
216.999.035
15.736.247.140
26.127.860.192
7251,76
166,04
1097,29
3. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
302.878.120.485
350.112.541.936
289.158.768.661
115,60
82,59
97,71
4. Giá vốn hàng bán
179.753.359.229
254.432.787.886
205.392.957.641
141,55
80,73
106,89
5. Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ
123.124.761.256
95.679.754.050
83.765.811.020
77,71
87,55
82,48
6. Doanh thu hoạt động tài chính
330.126.517
3.241.034.109
2.590.356.526
981,76
79,92
280,12
7. Chi phí tài chính
1.603.281.994
3.653.989.778
5.929.344.164
227,91
162,27
192,31
8.Chi phí bán hàng
56.484.641.618
53.655.638.040
40.845.885.411
94,99
76,13
85,04
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25.281.806.666
21.363.139.551
13.441.024.668
84,50
62,92
72,91
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
40.085.157.495
20.248.020.790
26.139.913.303
50,51
129,10
80,75
11.Thu nhập khác
21.513.831.450
11.869.935.656
1.121.039.707
55,17
9,44
22,83
12.Chi phí khác
932.097.492
1.215.784.149
536.495.451
130,44
44,13
75,87
13.Lợi nhuận khác
20.581.733.958
10.654.151.507
584.544.256
51,77
5,49
16,85
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
60.666.891.453
30.902.172.297
26.724.457.559
50,94
86,48
66,37
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
9.308.925.225
4.968.050.939
4.565.889.484
53,37
91,91
70,03
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN
51.357.966.228
25.934.121.358
22.158.568.075
50,50
85,44
65,69
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
3.2 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại tổng công ty
3.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại tổng công ty
Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hoạt động trong khai thác mỏ và chế biến sản phẩm từ các sa khoáng tự nhiên ,nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là quặng thô khai thác được (chủ yếu là quặng thô titan). Từ quặng thô qua các nhà máy xử lý cho quặng tinh và nguyên liệu Zicon 65%, nguyên liệu rutil 83% để làm ra sản phẩm Zicon siêu mịn, rutil. Do vậy chất lượng nguyên vật liệu chính phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm lý hoá của bản thân quặng, điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực mỏ xung quanh có thuận lợi không, quy trình công nghệ khai thác để tạo sa sản phẩm từ quặng thô có đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt không. Ngoài ra trong quá trình sản xuất Công ty còn sử dụng các loại nhiên liệu như dầu diezen, mỡ, điện... dùng cho hoạt động của các xí nghiệp khai thác. Tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp khác, vật liệu của công ty cũng mang đặc điểm nói chung, điều này thể hiện trên hai mặt giá trị và hiện vật:
- Về mặt hiện vật: Vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, được tiêu dùng toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đẩu.
- Về mặt giá trị: Giá trị của vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị cuả sản phẩm sản xuất ra.
Hiện nay, chi phí về nguyên vật liệu của tổng công ty chiếm khoảng 70% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy muốn hạ giá thành sản phẩm Công ty phải có biện pháp giảm chi phí về nguyên vật liệu nhưng lại không được làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Từ những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu tại Công ty phải được thực hiện chặt chẽ chỉ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ , sử dụng, để đảm bảo tính hiệu quả tính tiết kiệm, hạn chế tới mức thấp nhất việc hư hỏng mất mát.
* Nguồn nhập: Vật liệu của công ty được hình thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuy chinh sua xong.doc