MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Kết cấu của luận văn: 2
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp 4
1.1. Vốn trong doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm vốn 4
1.1.2. Đặc trưng nguồn vốn trong doanh nghiệp 4
1.1.3. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp 6
1.2. Các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp 7
1.2.1. Phương thức huy động nguồn vốn chủ sở hữu 7
1.2.1.1. Tăng vốn góp 7
1.2.1.2. Tăng nguồn vốn từ lợi nhuận không chia 8
1.2.1.3. Tăng vốn góp bằng phát hành cổ phiếu mới 8
1.2.2. Phương thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp 9
1.2.2.1. Phương thức huy động vốn từ các trung gian tài chính 9
1.2.2.2. Phương thức huy động vốn từ thị trường chứng khoán 13
1.2.2.3. Phương thức huy động vốn thông qua thị trường bất động sản 14
1.2.2.4. Phương thức huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính quốc tế 15
1.3.1.1. Ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế 16
1.3.1.2. Nhân tố lạm phát 17
1.3.1.3. Chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá của Nhà nước 17
1.3.1.4. Môi trường pháp lý 19
1.3.2. Nhân tố chủ quan 19
1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh 19
1.3.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 21
1.3.2.3. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 23
1.3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn 24
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 27
2.1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.1. Khái quát chung về Tổng công ty Viglacera 27
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 28
2.1.3. Tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 29
i. Ngành nghề kinh doanh 30
ii. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý 30
iii. Tổ chức sản xuất 33
2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 36
2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 36
2.1.3.2. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: 37
2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 42
2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu 42
2.2.2.1. Kết quả đạt được 48
2.2.2.2. Hạn chế 52
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 54
3.1. Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 54
3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty 54
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 54
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 56
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 57
3.2.2. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp 60
3.2.3. Doanh nghiệp thu hút vốn trên thị trường tài chính 62
3.2.4. Doanh nghiệp thu hút vốn trên thị trường chứng khoán 63
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự bất lợi cho doanh nghiệp.
Kết luận:
Qua việc xem xét, đánh giá những vấn đề cơ bản có tính chất lý luận về vốn, nguồn vốn kinh doanh và một số phương thức huy động vốn cho các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường cho thấy: vốn là yếu tố cơ bản nhất cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp; trong nền kinh tế thị trường hiện nay nguồn vốn cũng như các phương thức huy động vốn rất đa dạng phong phú mà một doanh nghiệp có thể khai thác lựa chọn thu hút vốn đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp, trong mỗi thời kỳ nhất định, để có thể sử dụng các phương thức huy động vốn thích hợp, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm bức xúc của doanh nghiệp.
Những vấn đề lý luận được đề cập ở trên sẽ là cơ sở để tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội cũng như một số giải pháp tăng cường huy động vốn, các kiến nghị thực hiện giải pháp của tổng công ty sẽ được trình bày ở chương 2 và 3 ở luận văn.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
2.1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Khái quát chung về Tổng công ty Viglacera
Tổng công ty Viglacera được thành lập năm 1974, với 35 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Viglacera đã trở thành một Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp và dân dụng. Cơ sở ban đầu là các nhà máy sản xuất gạch công nghệ lạc hậu, giờ đây Viglacera đã đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu chịu lửa, gạch ngói cao cấp…Hiện nay Viglacera được biết đến là một Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị. Một số khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, khu Hải Yên – Móng Cái – Quảng Ninh; khu đô thị lớn như khu Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội…Trong những năm qua, Viglacera liên tục đầu tư mở rộng quy mô, từ chỗ chỉ có vài nhà máy sản xuất, đến nay Tổng công ty đã có 36 đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tổng công ty đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, là đối tác tin cậy của nhiều nhà đầu tư, là môi trường làm việc tốt cho những người có trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình. Những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty Viglacera hiện nay là:
Sản xuất, kinh doanh Kính xây dựng và các sản phẩm sau kính, các sản phẩm bông sợi thủy tinh. Thi công lắp đặt kết cấu kính.
Sản xuất, kinh doanh Sứ vệ sinh và phụ kiện.
Sản xuất, kinh doanh Gạch ốp lát Granite và Ceramic.
Sản xuất, kinh doanh Vật liệu chịu lửa.
Sản xuất, kinh doanh Gạch ngói đất sét nung cao cấp.
Khai thác, chế biến Nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh và gốm xây dựng.
Xây dựng, kinh doanh kinh doanh bất động sản, siêu thị, hạ tầng đô thị và hạ tầng khu công nghiệp.
Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
Đào tạo công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ quản lý trong lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng.
Xuất khẩu chuyên gia và lao động
Trong quá trình phát triển, Viglacera luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Chính chiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đã giúp Viglacera không ngừng tăng trưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành ở Việt Nam và trong khu vực.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Tên công ty: Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Tên giao dịch: Viglacera Hanoi Joint stock company
Tên viết tắt: VIH
Với bề dày 15 năm hình thành và phát triển Viglacera Hà Nội đang trở thành thương hiệu lớn trong sản phẩm gạch ốp lát ceramic. Để có được vị thế hiện nay, Công ty đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều biến đổi cả về tên gọi, quy mô và hình thức hoạt động.
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Thủy tinh và Gốm xây dựng – Bộ Xây dựng được thành lập theo quyết địng số 094A/BXD-TCLĐ ngày 24 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Xí nghiệp Gạch ngói Hữu Hưng được đổi tên thành Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng theo Quyết định số 483/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 19 tháng 5 năm 1998, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 280/QĐ-BXD đổi tên Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng thành Công ty gạch ốp lát Hà Nội thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng. Tháng 9 năm 2002 Công ty tiếp nhận Nhà máy Gạch Hải Dương theo quyết định số 3790/QĐ - UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương. Đến thời điểm này, Công ty gạch ốp lát Hà Nội có hai Nhà máy: Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội, Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương và đầu tư nâng công xuất lên 5.500.000 m2/năm. Theo sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về quy hoạch Đô thị, tháng 2 năm 2006 Công ty di chuyển Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội đến khu Công nghiệp Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, ngày 18 tháng 4 năm 2008 Bộ Xây dựng có Quyết định số 588/QĐ-BXD chuyển đổi Công ty gạch ốp lát Viglacera Hà Nội thành Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội với vốn điều lệ là 28 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 51%.
2.1.3. Tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm gạch ốp lát ceramic và các loại vật liệu xây dựng khác;
+ Hoàn thiện và trang trí các công trình công nghiệp và dân dụng;
+ Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng;
+ Khai thác và chế biến khoáng sản;
+ Kinh doanh máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa;
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng;
+ Đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước;
+ Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chứng khoán và bất động sản.
Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý
Tổ chức nhân sự:
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát với nhiều nhà máy hoạt động nên số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tương đối lớn.
Sơ đồ: Mô hình bộ máy quản lý của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
§¹i héi cæ ®«ng
Héi ®ång qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
Gi¸m §èc
Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kü thuËt – s¶n xuÊt
Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kinh doanh
Nhµ m¸y g¹ch èp l¸t HN
Nhµ m¸y g¹ch èp l¸t H¶i D¬ng
Phßng kÕ ho¹ch
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng kÕ to¸n tµi vô
Phßng s¶n xuÊt
Phßng kinh doanh
Đến cuối năm 2008, tổng số lượng lao động bình quân của Công ty là 669 người, trong đó, số lượng công nhân sản xuất là khoảng 500 người, còn lại là cán bộ quản lý. Số lượng công nhân đều có trình độ trung học phổ thông hoặc đã qua các trường lớp đào tạo nghề, một số còn được cử đi đào tạo chuyên sâu về máy móc thiết bị nên rất lành nghề và có kinh nghiệm. Các cán bộ quản lý hầu hết đều có trình độ cao đẳng và đại học trở lên nên khả năng quản lý tương đối tốt, là điều kiện tương đối tốt để tổ chức hoạt động sản xuất cho Công ty ngày càng hiệu quả.
Bộ máy quản lý:
+ Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan điều hành cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
+ Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm. Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
+ Ban Kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc.
+ Các phòng chức năng:
Có trách nhiệm thực hiện các công việc do Ban giám đốc Công ty giao theo từng lĩnh vực, công việc riêng góp phần điều hành hoạt động hàng ngày cuả Công ty. Các phòng ban chức năng gồm:
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Kế hoạch đầu tư
Phòng Kinh doanh
Phòng Xuất khẩu
Các bộ phận trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội
Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương
Chi nhánh Miền Trung
Chi nhánh Miền Nam
Tổ chức sản xuất
Với mô hình tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh hiện nay của Công ty là có hiệu quả và cơ bản đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường. Phương hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới là bám sát yêu cầu của thị trường, không ngừng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao quyền lợi của các cổ đông, không ngừng nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Quan hệ chỉ đạo của Giám đốc điều hành xuống các phòng ban, đơn vị theo nguyên tắc trực tuyến – chức năng.
Các chi nhánh và nhà máy sản xuất
Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội là một doanh nghiệp lớn và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát nên có chi nhánh ở cả 3 miền, trong đó trụ sở chính tại tầng 15, tòa nhà Viglacera, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài ra Công ty còn có hệ thống các showroom giới thiệu và bán sản phẩm tren khắp các tỉnh thành trên cả nước và một số showroom tại nước ngoài như Thái Lan, Campuchia,…
Bên cạnh đó, Công ty còn có hai nhà máy sản xuất là nhà máy Yên Phong – Bắc Ninh và nhà máy Hải Dương với diện tích và công suất tương đối lớn.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Đặc điểm quy trình công nghệ:
Công ty chủ yếu sản xuất gạch Ceramic và theo quy trình chế biến liên tục, qua nhiều công đoạn khác nhau:
Quy trình sản xuất gạch Ceramic:
Nguyên liệu – Phân tích, lập đơn – Cân phối liệu – Nạp nguyên liệu – Xả hồ - Lưu chứa, khuấy đảo hồ - Sấy hồ - Lưu chứa, ủ bột – Ép tạo hình – Tráng men – In trang trí – Xếp tải goòng – Dỡ tải – Nung – Phân loại ngoại quan – Phân tích kích thước và độ phẳng – Đóng hộp – Xếp kiện – Nhập kho.
Yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào:
Công ty cổ phần Viglacera chuyên cung cấp chủ yếu là các sản phẩm gạch ốp lát với các chủng loại và kích thước khác nhau, các sản phẩm gạch ngói và vật liệu xây dựng. Do đó, các yếu tố đầu vào của Công ty cũng bao gồm vốn, nguyên vật liệu, khoa học công nghệ và con người.
Vốn của Công ty bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vốn đầu tư của chủ sở hữu tính đến cuối năm 2008 là trên 28 tỷ đồng, vốn vay là trên 261 tỷ đồng, trong đó Công ty vay ngắn hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh, còn vay trung và dài hạn để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được đầu tư hiện đại mà ít doanh nghiệp trong nước nào có được, nhập khẩu từ các nước Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc.
Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là lao động tại chỗ với hơn 600 cán bộ công nhân viên. Đội ngũ lao động phần lớn đều được qua đào tạo có trình độ tay nghề cao thích ứng được với quy trình công nghệ cao.
Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty chủ yếu bao gồm: Đất, feldspar, men màu được chia thành 2 loại là nguyên liệu xương và nguyên liệu men trong đó 70% - 80% là mua trong nước, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhìn chung yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào của Công ty tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp Công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và luôn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước và đã có thị trường nhất định ở nước ngoài như: Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia,…Bên cạnh đó, Công ty vẫn tiếp tục duy trì, khơi dậy tiềm năng ở thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm khách hàng mới góp phần đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và củng cố thương hiệu.
Các sản phẩm của Công ty luôn được cải tiến mẫu mã, kích thước và giá cả cho phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, do đó luôn duy trì được thị trường tiêu thụ của mình và củng cố lòng tin đối với khách hàng và các nhà cung cấp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đẩy mạnh doanh số tiêu thụ.
Tuy nhiên trước sụ phát triển của thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường gạch ốp lát nói riêng Công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành như Prime Group, Thạch Bàn, Đồng Tâm,…Thực tế này đòi hỏi Công ty phải luôn có sự tìm tòi, sáng tạo, đi sâu vào nghiên cứu thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, giá cả sản phẩm hợp lý,…để có được vị thế nhất định trên thị trường.
Nhìn chung, với uy tín sẵn có, những sản phẩm chất lượng ngày càng cao, chủng loại phong phú,mẫu mã sáng tạo, giá cả hợp lý,…là điều kiện rất thuận lợi để Công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tình hình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, cũng như các doanh nghiệp ở mọi loại hình kinh tế, Viglacera Hà Nội cũng phải vận động không ngừng để tồn tại và phát triển. Sau một năm thực hiện cổ phần hóa, Viglacera Hà Nội đã có sự phát triển nhanh chóng, tạo dựng và củng cố thương hiệu trên thị trường Ceramics Việt Nam. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, công ty đang phải đối mặt với không ít khó khăn cũng như có được những thuận lợi nhất định.
Thuận lợi
Công ty cổ phần Viglacera là một trong những doanh nghiệp sản xuất gạch ceramic đầu tiên ở Việt Nam, uy tín, thương hiệu của Công ty đã được khẳng định. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, tận tâm với công việc, làm chủ các thiết bị công nghệ.
Khó khăn
Cơ chế thị trường ngoài những tác động tích cực thì cũng nảy sinh hàng loạt các khó khăn khi hệ thống chưa đồng bộ: Cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp…phần nào tác động xấu đến hoạt động sản xuất của Công ty.
Giá cả nguyên liệu biến động khôn lường, tình hình kinh tế toàn cầu khủng hoảng, đầu tư xây dựng cơ bản giảm sút đáng kể ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
2.1.3.2. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Tại Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội, tình hình kinh doanh được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất
(Đvt: nghìn đồng)
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Năm 2008
Chênh lệnh
Số tiền
%
Số tiền
%
1
DTBH và CCDV
181,514,031
225,080,160
43,566,129
24.00
299,156,458
74,076,298
32.91
2
Các khoản giảm trừ DT
1,568,527
4,808,811
3,240,284
206.58
5,012,352
203,541
4.23
3
DTT BH và CCDV
179,945,503
220,271,349
40,325,846
22.41
294,144,106
73,872,757
33.54
4
Giá vốn bán hàng
132,836,689
195,348,187
62,511,498
47.06
232,975,823
37,627,636
19.26
5
LN gộp về BH và CCDV
47,108,814
24,923,161
-22,185,653
-47.09
61,168,282
36,245,121
145.43
6
DT tài chính
33,747,432
444,684,185
410,936,753
1217.68
200,145,123
-244,539,062
-54.99
7
CP tài chính
19,296,428
21,531,115
2,234,687
11.58
25,014,552
3,483,437
16.18
8
CP bán hàng
17,445,957
26,496,537
9,050,580
51.88
23,932,516
-2,564,021
-9.68
9
CP quản lý DN
11,537,220
7,036,045
-4,501,175
-39.01
8,065,145
1,029,100
14.63
10
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
-1,137,044
-29,695,852
-28,558,808
2511.67
4,356,212
34,052,064
-114.67
11
Thu nhập khác
8,166,985
77,437,779
69,270,794
848.18
-77,437,779
-100.00
12
Chi phí khác
20,000,866
25,323,383
5,322,517
26.61
-25,323,383
-100.00
13
Lợi nhuận khác
8,166,985
52,114,396
43,947,411
538.11
-52,114,396
-100.00
14
Tổng LN kế toán trước thuế
7,027,941
22,418,543
15,390,602
218.9
4,356,212
-18,062,331
-80.57
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17
LN sau thuế TNDN
7,027,941
22,418,543
15,390,602
218.9
4,356,212
-18,062,331
-80.57
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008
Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ta thấy:
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên đáng kể. Năm 2007 tăng 22,41% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 thì tăng lên 73.872 triệu đồng tương ứng với 33,54%. Giá vốn của Công ty năm 2008 tăng 37.627 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 19,26%. Tuy giá vốn tăng lên nhưng tỷ lệ tăng đã giảm hơn so với năm 2007. Như vậy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn so với giá vốn hàng bán. Điều này làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007. Năm 2008 lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 145,43% tương ứng 36.245 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng và kết quả khả quan khi Công ty thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu sự, sự cố gắng của Công ty trong việc tăng doanh thu với chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí bán hàng năm 2008 là 23.932 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 2.564 triệu tương ứng với tỷ lệ 9,68%. Trong khi năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.050 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,88%. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí bán hàng để nâng cao lợi nhuận.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ chi phí
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
88,7%
79,5%
-9,2%
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
12%
8,3%
-3,7%
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần
3,2%
2,96%
-0,24%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008
Bảng 2.3: Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
(Đvt: triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
%
1
Doanh thu thuần
220.271
291.581
71.31
32.37
2
Giá vốn hàng bán
195.348
231.831
36.483
18.68
3
Chi phí tài chính
21.087
23.163
2.076
9.84
4
Chi phí bán hàng
26.496
24.347
-2.149
-8.11
5
Chi phí quản lý
7.036
6.909
-0.127
-1.81
6
Lợi nhuận thuần
-29.695
3.809
33.504
-112.83
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008
Qua biểu phân tích trên có thể nhận thấy, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 có bước tiến vượt bậc so với năm 2007. Doanh thu thuần tăng, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, chí phí tài chính tăng 2.076 triệu đồng chủ yếu do chênh lệch tỷ giá và biến động lãi suất vay vốn. Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm.
Như vậy, có thể nhận xét về hoạt động năm 2008 ngoại trừ các yếu tố khách quan thì: Công ty đã tiết giảm chi phí rất lớn trong sản xuất và kinh doanh mặc dù giá vật tư đầu vào tăng rất lớn (tổng chi phí đầu vào tăng do biến động giá so với năm 2007 là 43 tỷ đồng) mặt khác Công ty đã đẩy được giá bán bình quân 9.810 đ/m2 qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.
Doanh thu tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là 244 triệu đồng trong khi năm 2007 lại tăng so với năm 2006 là 410 triệu đồng. Chi phí tài chính của Công ty cũng tăng từ 21.531 triệu đồng lên 25.014 triệu đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2007 là 1.029 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận gộp của Công ty lại tăng lên đáng kể. Năm 2007 giảm 22.185 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ giảm là 47,09% thì tới năm 2008 lợi nhuận gộp đã là 61.168 triệu đồng, tăng 145,43%. Tỷ lệ lợi nhuận tăng cao hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên.
Tuy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 lại giảm mạnh so với năm 2007 (80,57%). Trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế mà Công ty có được tuy lớn nhưng không phải là kết quả từ hoạt động kinh doanh mà là từ khoản thu nhập khác trong đó chủ yếu là khoản thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp, làm lợi nhuận của doanh nghiệp là 22.418 triệu đồng. Sang năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 4.356 triệu đồng, giảm 80,57%. Nhưng đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty nên đây là tín hiệu đáng mừng sau nhiều năm làm ăn không hiệu quả. Đó là kết quả của quá trình đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm vừa qua. Mặc dù tình hình thị trường không thuận lợi nhưng với những chính sách bán hàng hợp lý cùng với uy tín của Công ty đối với người tiêu dùng, Công ty đã hoạt động có hiệu quả.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu
Tính đến cuối năm 2008, tổng lượng vốn kinh doanh của Công ty là 294.529 triệu đồng và toàn bộ được hình thành từ 2 nguồn sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu là 33.043 triệu đồng, chiếm 11,22% tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả của công ty là 216.486 triệu đồng, chiếm 88,78% tổng nguồn vốn.
Tình hình được thể hiện qua bảng biểu sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn tại Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
(Đvt: đồng)
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
T/T (%)
Số tiền
T/T (%)
Số tiền
Tỉ lệ tăng giảm
A
Nợ phải trả
356,352,532,083
101.33
261,485,621,378
88.78
-94,866,910,705
-26.62
I
Nợ ngắn hạn
308,183,046,621
87.63
215,663,878,253
73.22
-92,519,168,368
-30.02
II
Nợ dài hạn
48,349,485,462
13.75
45,821,743,125
15.56
-2,527,742,337
-5.23
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
-4,840,535,400
-1.38
33,043,514,433
11.22
37,884,049,833
-782.64
I
Nguồn vốn - quỹ
-4,840,535,400
-1.38
33,043,514,433
11.22
37,884,049,833
-782.64
II
Nguồn kinh phí, quỹ khác
231,087,358
0.08
231,087,358
Tổng cộng nguồn vốn
351,691,996,683
100
294,529,135,811
100
-57,162,860,872
-16.25
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
Về cơ cấu nguồn hình thành, cũng giống như các doanh nghiệp khác, để đảm bảo đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 294.529 triệu đồng, giảm so với thời điểm cuối năm 2007 là 57.163 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 16,25%.
Nợ phải trả của Công ty là 216.486 triệu đồng giảm 26,62% hay giảm 94.866 triệu đồng, trong đó:
Bảng 2.5: Cơ cấu nợ phải trả tại Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội
(Đvt: đồng)
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
T/T (%)
Số tiền
T/T (%)
Số tiền
Tỉ lệ tăng giảm
Nợ phải trả
356,352,532,083
101.33
261,485,621,378
88.78
-94,866,910,705
-26.62
I
Nợ ngắn hạn
308,183,046,621
87.63
215,663,878,253
73.22
-92,519,168,368
-30.02
1
Vay ngắn hạn
122,420,243,769
34.81
120,855,854,065
41.03
-1,564,389,704
-1.28
2
Nợ dài hạn đến hạn trả
70,183,271,089
19.96
4,024,806,360
1.37
-66,158,464,729
-94.27
3
Phải trả người bán
66,995,480,995
19.05
77,412,394,831
26.28
10,416,913,836
15.55
4
Người mua trả tiền trước
3,359,229,928
0.96
646,275,200
0.22
-2,712,954,728
-80.76
5
Thuế và các khoản phải nộp
17,006,103,756
4.84
1,803,029,693
0.61
-15,203,074,063
-89.40
6
Phải trả CNV
1,842,564,681
0.52
1,436,404,554
0.49
-406,160,127
-22.04
7
Chi phí phải trả
25,611,380,375
7.28
8,476,064,254
2.88
-17,135,316,121
-66.91
8
Phải trả nội bộ
237,154,155
0.08
237,154,155
9
Phải trả phải nộp khác
764,772,028
0.22
771,895,141
0.26
7,123,113
0.93
II
Nợ dài hạn
48,349,485,462
13.75
45,821,743,125
15.56
-2,527,742,337
-5.23
1
Vay dài hạn
31,614,425,851
8.99
21,564,586,211
7.32
-10,049,839,640
-31.79
2
Nợ dài hạn
6,333,754,817
1.80
5,941,908,302
2.02
-391,846,515
-6.19
3
Phải trả dài hạn khác
10,401,304,794
2.96
1,164,863,000
0.40
-9,236,441,794
-88.80
Nguồn: Báo cáo tài chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21375.doc