Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 7

1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung và khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ 7

1.2. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ 29

Chương 2: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM (TỪ 1995 ĐẾN NAY) 37

2.1. Thực trạng pháp luật giao thông đường bộ 37

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giao thông đường bộ 48

2.3.Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ 60

2.4. Nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ 67

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73

3.1. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ - yêu cầu cấp bách hiện nay 73

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay 79

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 4

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chiều dài là 213.995 km, trong đó quốc lộ là 17.295 km, đường địa phương là 196.700 km (bao gồm đường tỉnh, đường đô thị, đường xã, đường chuyên dùng) (xem phụ lục 1). Trên mạng đường bộ Việt Nam có 7.879 chiếc cầu với chiều dài 223.818 km, xây dựng từ lâu, ngoài việc hư hỏng do khí hậu và thời gian, lại bị chiến tranh tàn phá, tính đến năm 2004 trên 30% số cầu cần được gia cố hoặc thay thế. Vẫn còn hàng trăm bến phà qua sông, phần lớn phương tiện và cầu bến cần được nâng cấp và thay thế, nhưng phải sử dụng. Một điểm đáng chú ý nữa là trên mạng lưới giao thông nước ta hiện nay, các giao cắt giữa đường bộ - đường bộ, đường bộ - đường sắt chủ yếu là giao cắt đồng mức. Hiện nay trong các dự án khôi phục, nâng cấp mạng lưới giao thông đã xây dựng một số giao cắt khác mức, phần nào đã cải thiện được việc lưu thông phương tiện. Trên mạng đường bộ nước ta có tới 193 đèo, dốc với tổng chiều dài 1153km, phần lớn các đoạn đường đèo dốc được xây dựng từ lâu và nằm trên các triền đồi, vách núi cao, vực sâu có địa hình và thuỷ văn hết sức phức tạp. Các phương tiện, thiết bị phòng hộ, cảnh báo như cọc tiêu, vạch chỉ đường, gương phản chiếu hình cầu lồi… rất thiếu và không đảm bảo kỹ thuật. Giao thông tĩnh (bến đỗ, điểm dừng...) ở các đô thị vẫn là vấn đề bức xúc, quỹ đất dành cho giao thông phải từ 20-25% ( trong đó có giao thông tĩnh) nhưng thực tế hiện nay mới chỉ đạt 6,1% Theo số liệu kiểm tra của Cục đường bộ Việt Nam đến cuối năm 2004 trên quốc lộ 1A mới (Hà Nội - Lạng Sơn) Quốc lộ 5, đường Láng - Hoà Lạc đã có hàng trăm vụ vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ như xây dựng nhà, dựng lều quán, họp chợ, mở đường ngang... thậm chí nhiều chiếc cống đã bị lắp, mất tác dụng thoát nước ở đường 1A mới thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn do việc san đất của các hộ dân gây ra… các quốc lộ khác trên toàn quốc cũng đang trong tình trạng chung như vậy. Trong năm 2004 theo báo cáo Bộ giao thông vận tải nhiều dự án lớn về kết cấu hạ tầng GTĐB hoàn thành vượt tiến độ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện một cách có hiệu quả các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB. Có thể thấy đó là các dự án trọng điểm như Quốc lộ 6, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 32, dự án cầu Yên Lệnh, cầu Đà Rằng, BOT đèo Ngang, BOT An Lương - An Lạc. Đặc biệt trong năm 2004 đã khởi công xây dựng một số dự án có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của một số vùng nói riêng, cả nước nói chung như dự án cầu Cần Thơ, dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương Tuy vậy, phải thấy rằng việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB ở nước ta còn chậm, thiếu đồng bộ, còn nhiều vi phạm các quy định về Luật Giao thông đường bộ đặc biệt là các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu, tính phù hợp chưa cao, chậm được các cấp các ngành triển khai thực hiện. Chẳng hạn như Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 11 năm 2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đánh giá của Chính phủ hiện nay chưa được các cấp các ngành thực thi một cách nghiêm chỉnh, nhiều địa phương chưa có kế hoạch triển khai thực hiện. Ở nước ta đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cấp I, cấp II) chiếm tỷ lệ thấp (41%); còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn giữa cầu và đường chưa đồng bộ, ở một số vùng đặc biệt là vùng núi đường chưa thông xe được bốn mùa; hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên đường giao thông có nhiều cơ sở sản xuất và hộ dân xây nhà lấn chiếm hành lang, việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng, nâng cấp rất khó khăn, khối lượng đền bù rất lớn. Nhiều cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây có khẩu độ cầu, cống, cao độ nền đường không phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay nên trong mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở. Chính vì vậy, mà hiện nay và những năm tiếp theo Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước trong đó việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy GTĐB phát triển, là tiền đề để các lĩnh vực của đời sống xã hội không ngừng phát triển. Thứ hai, thực trạng tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với phương tiên giao thông cơ giới đường bộ. Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2001 quy định: “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật” [14, tr.47]. Thực hiện các quy định pháp luật đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong năm 2002 số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được đăng ký mới là 50309 xe ôtô, 1.914.817 mô tô. Trong năm 2003 số lượng ô tô đăng ký mới là 68.378 tăng 10,1% với năm 2002, xe môtô đăng kí mới là 1.105.748 tăng 9,7% so với năm 2002; năm 2004 số lượng ôtô đăng ký mới là 99.000 chiếc tăng so với năm 2003 tăng 14,7%, xe môtô đăng ký mới là 1.996.000 chiếc tăng so với năm 2003 là 17,5%. Qua công tác đăng ký và kiểm định cho thấy tỷ lệ xe cơ giới hai bánh (môtô, xe máy) chiếm tỷ lệ trên 90%, ô tô chiếm khoảng 6%, xe ba bánh chiếm 3,4%, còn lại là các loại phương tiện khác. Phương tiện đã sử dụng mười năm trở lên chiếm tỷ lệ cao, chất lượng các loại phương tiện kém, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thấp. Năm 2000 theo báo cáo của Bộ giao thông vận tải có 553.750 phương tiện cơ giới đường bộ được kiểm tra an toàn kỹ thuật thì có 97.143 xe không đạt tiêu chuẩn an toàn, trong đó hệ thống phanh chiếm 70.25%, hệ thống lái là 21.7%. Việc tổ chức và quản lý sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ gồm nhiều thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tư nhân sở hữu và tổ chức khai thác phục vụ các mục đích khác nhau. Với số lượng, chất lượng phương tiện ôtô vận tải hiện nay ở nước ta đã dẫn đến năng suất vận tải kém hiệu quả so với các nước trên thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội cầu đường quốc tế năng suất phương tiện vận tải ô tô của một số nước như sau: - Về vận tải hàng hoá Anh: 558.750 T.km/xe/năm; Mỹ: 32.655 T.km/xe/năm; Nhật: 31.601 T.km/xe/năm; Pháp: 30098 T.km/xe/năm; Ý: 40.000 T.km/xe/năm; Việt Nam: 16.080 T.km/xe/năm. - Về vận tải hành khách: Anh: 558.750 HK. Km/xe/năm; Mỹ: 609.440HK. Km/xe/năm; Nhật: 780.560HK.km/xe/năm; Pháp: 879.949 HK.km/xe/năm; Ý: 964.400HK.km/xe/năm; Việt Nam: 224.058HK.km/xe/năm. Riêng cường độ vận tải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nước ta so với một số nước trong khu vực ở mức độ trung bình về hàng hoá, ở mức độ cao về hành khách (xem phụ lục 4). Trước tình trạng gia tăng nhanh chóng của các phương tiện cơ giới đường bộ rất nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp để hạn chế sự gia tăng của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ban hành nhiều quy định không phù hớp, bất bình đẳng, không đảm bảo tính pháp chế, chẳng hạn hạn chế không cho một người sở hữu hai xe môtô, người có hộ khẩu ở thành phố phải chịu mức thuế cao hơn, tạm dừng việc đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong thời gian nhất định. Mặt khác, còn nhiều vi phạm trong công tác kiểm định, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Thứ ba, thực trạng tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức GTĐB. Tổ chức GTĐB có vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn GTĐB trong khi ý thức của người tham gia giao thông chưa tự giác cao hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật GTĐB, kết cấu hạ tầng GTĐB còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của vận tải thì việc tổ chức giao thông hợp ly,ù khoa học có vai trò quan trọng trong việc làm giảm ùn tắc, hạn chế tai nạn GTĐB. Trong nhiều năm qua, thực hiện các Nghị định của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn GTĐB và trật tự an toàn đô thị, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia giao thông được nâng lên, trật tự lòng đường, vỉa hè được thông thoáng hơn, hạn chế ùn tắc giao thông, công tác QLNN về trật tự an toàn giao thông được tăng cường. Tại điều 20 Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định Bộ Công an có trách nhiệm: “Hướng dẫn việc chỉ huy điều khiển giao thông trên đường bộ, tổ chức, chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý đối với người và phương tiện tham gia giao thông”. Tính đến tháng 5 năm 2003 cả nước có 56 địa phương đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông tự động, với tổng số 734 cụm đèn tín hiệu nhưng việc khảo sát tính toán chu kỳ đèn tín hiệu ở các hướng chưa được hợp lý. Việc phân bố các dòng giao thông và đi bộ trong không gian ở các đô thị hầu như chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học, dự án tổ chức giao thông chưa được quan tâm đúng mức (trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), vấn đề lựa chọn phương tiện cho các đô thị, nhất là cho vận chuyển hành khách công cộng còn nhiều vướng mắc. Một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một số biện pháp tổ chức giao thông, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao như tổ chức phân luồng, phân tuyến, quy định đường một chiều, hạn chế hoặc cấm một số xe đi vào nội đô để tránh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; cải tạo mở rộng một số nút giao thông hẹp hoặc ứng dụng tổ chức các nút giao thông khác mức, tổ chức giao thông kiểu đảo cố định hoặc dựng đảo mềm như nút giao thông Nam cầu Chương Dương (Hà Nội) nút giao thông Hàng Xanh, Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh)… có tác dụng rất lớn trong tổ chức giao thông. Tại các đô thị lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, do số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, các tuyến đường và nút giao thông chưa được mở rộng, phương tiện vận tải công cộng vừa yếu, vừa thiếu đã dẫn đến ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm các nút giao thông chính và các đoạn đường trước cửa các trường học vào giờ tan học. Để chủ động khắc phục, giải quyết nạn ùn tắc giao thông, Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt đã tổ chức Hội thảo và xây dựng phương án xử lí ùn tắc giao thông tại các tuyến quốc lộ ra vào Hà Nội, tham mưu cho Tổng cục cảnh sát chủ trì Hội thảo với các ngành, bàn biện pháp xử lí ùn tắc giao thông tại các cầu trên quốc lộ 1 vào Thành phố Hồ Chí Minh. Sau Hội thảo, Hà Nội và các địa phương giáp ranh và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang đã lập phương án xử lí ùn tắc tại các địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với ngành Giao thông vận tải nghiên cứu khảo sát tổ chức giao thông trên các quốc lộ trọng điểm như quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 51, quốc lộ 18, quốc lộ 10... Đồng thời phối hợp tổ chức phân luồng, phân tuyến hợp lý các khu đầu mối giao thông và các đô thị. Lực lượng cảnh sát giao thông bố trí đủ cán bộ chiến sĩ tổ chức chỉ huy giao thông ở những nút giao thông phức tạp, những tuyến đường hay xảy ra ùn tắc nên đã hạn chế được ùn tắc giao thông hoặc ùn tắc xảy ra không để kéo dài. Bộ Công an ban hành Quyết định số 259/2001/ QĐ-BCA (C11) ngày 05 tháng 4 năm 2001 ban hành quy trình chỉ huy điều khiển giao thông tại các đô thị, góp phần quan trọng trong việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức GTĐB còn một số khuyết điểm, bất cập. Đó là tình trạng một số tuyến đường làm mới hoặc nâng cấp chưa chú trọng đến việc tổ chức giao thông như xây dựng giải phân cách cứng, lắp đặt giải phân cách mềm, kẻ vạch sơn phân làn chưa hợp lý, tại các đô thị lớn việc quy định đường một chiều, hai chiều, bố trí đèn tín hiệu… chưa được quan tâm đúng mức. Việc tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, để xe tập kết vật liệu xây dựng... diễn ra nghiêm trọng. Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt hầu hết là giao cắt trên cùng một mặt bằng, biển báo và thiết bị phòng vệ còn thiếu. Đây là những vấn đề cần được khắc phục nhanh chóng. Thứ tư, thực trạng tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật GTĐB. Trong những năm qua, các ngành hữu quan đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền hướng dẫn, vận động quần chúng nhân dân chấp hành các quy định pháp luật GTĐB với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo nhiều địa phương tổ chức các cuộc triễn lãm tranh ảnh về đề tài GTĐB, định kỳ hai năm một lần tổ chức Hội thi “ Liên quan băng hình toàn quốc về trật tự an toàn giao thông", sau đó tổ chức tiếp cuộc thi "Toàn dân xem phim an toàn giao thông, thực hành luật lệ giao thông" thu hút hàng triệu lượt người tham gia, tổ chức thành công hội thi “Lái xe an toàn” ở các ngành, các địa phương và toàn quốc nhằm nâng cao tay nghề, đạo đức của đội ngũ lái xe trong việc chấp hành pháp luật GTĐB và đảm bảo an toàn cho tài sản nhà nước, tính mạng, sức khoẻ nhân dân. Ở các địa phương lực lượng cảnh sát giao thông, phối hợp với các ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức nhiều Hội nghị bàn các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, tích cực vận động các tầng lớp nhân dân dọc các tuyến đường, học sinh các trường phổ thông, phát động toàn ngành Giao thông vận tải tham gia các phong trào bảo vệ trật tự an toàn giao thông, xây dựng các “tuyến đường, đường phố tự quản” về trật tự an toàn giao thông. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật GTĐB trong những năm qua thể hiện sự năng động và đạt nhiều kết quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, từng bước đưa chương trình giáo dục pháp luật GTĐB vào chương trình chính khoá từ mầm non đến phổ thông trung học. Các ngành chức năng đã phối hợp xây dựng hàng ngàn phim, phóng sự, tiểu phẩm về trật tự an toàn GTĐB, duy trì thường xuyên chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, chuyên mục an toàn giao thông, phổ biến kiến thức pháp luật GTĐB hàng ngày hàng tuần. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có tờ báo “Bạn đường” phát hành tới bạn đọc cả nước phản ánh tình hình và các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đó có trật tự an toàn GTĐB. Nhiều báo, đài địa phương cũng duy trì thường xuyên chuyên mục “trật tự an toàn giao thông”. Các hình thức sân sân khấu hoá tuyên truyền về pháp luật GTĐB được nhiều địa phương vận dụng sáng tạo tổ chức thu hút hàng triệu lượt người tham dự như “Thanh niên với an toàn giao thông”, “Kính vạn hoa”, “Bảy sắc cầu vòng” hoặc thi tìm hiểu về pháp luật GTĐB với quy mô lớn có hàng triệu lượt người tham gia, có tác dụng rất sâu sắc về nhận thức và xoá dần đi những thói quen vi phạm pháp luật GTĐB. Với ra sự đời của Nghị quyết số 02 NQLT/MTTQVN-UB ATGTQQ ngày 15/5/2000 giữa Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vận động “toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trong cả nước đã xác định mục tiêu vận động cần tập trung giáo dục cho mọi người hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, để họ “sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP… qua đó nâng cao ý thức pháp luật của người tham gia giao thông”. Nhiều địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông đã tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức in ấn tài liệu, áp phích, tờ bướm hướng dẫn an toàn giao thông, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện về pháp luật GTĐB cho các đối tượng là học sinh, cán bộ, công chức khối cơ quan, xí nghiệp có kết quả. Những cố gắng trên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật GTĐB, góp phần phòng ngừa và hạn chế gia tăng tai nạn giao thông. Tuy vậy, “Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật GTĐB còn thiếu thống nhất, đồng bộ, chưa tập trung tuyên truyền có mục tiêu nên hiệu quả hạn chế, đôi lúc làm phân tán dư luận” [56, tr.11]. Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn chưa nhiều nên ở nhiều địa phương các hình thức giáo dục tuyên truyền chưa phong phú và hấp dẫn. Vì vậy, vẫn còn một bộ phận người trong xã hội chưa nắm vững pháp luật GTĐB, tuỳ tiện trong chấp hành. Vai trò của các cơ quan, các tổ chức xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB. Việc đưa giáo pháp luật GTĐB vào trường học là một chủ trương đúng, cơ bản, có tính chiến lược, song giáo viên, học sinh một số trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật GTĐB; tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến. Do đó, hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật GTĐB chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB còn phổ biến và nghiêm trọng. Thứ năm, thực trạng công tác tuần tra, kiểm soát Trong những năm qua, lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đã được trang bị thêm phương tiện và công cụ hỗ trợ tạo điều kiện cho việc tuần tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB nhất là những vi phạm trực tiếp dẫn đến tai nạn, đồng thời có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm,ngăn chặn đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. Thực hiện Nghị định 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, sau khi triển khai thí điểm bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 5, theo đề nghị của Tổng cục cảnh sát, ngày 12 tháng 6 năm 1996 Bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ra Quyết định số 1129/BNV thành lập 10 trạm cảnh sát giao thông. Mười trạm này hoạt động theo phương thức vừa kiểm soát số xe qua trạm vừa tuần tra cơ động để phát hiện vi phạm pháp luật GTĐB và phối hợp giải quyết các tai nạn, đấu tranh trấn áp các hoạt động của bọn tội phạm trên tuyến giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát tạo chuyển biến rõ nét về ý thức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia GTĐB, góp phần làm giảm vi phạm và tai nạn giao thông, đồng thời góp phần quan trọng trong việc củng cố và nâng cao vai trò QLNN trong lĩnh vực GTĐB, từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực GTĐB, phục vụ có hiệu quả các hoạt động xã hội và phát triển nền kinh tế đất nước. Trước tình hình đua xe trái phép có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, thực hiện Chỉ thị số 07/CT ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ công an về công tác phòng chống đua xe trái phép và hạn chế tai nạn giao thông, qua hơn một năm thực hiện lực lượng cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác triển khai nhiều biện pháp tích cực cả phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, xây dựng thế trận phòng chống đua xe trái phép đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ như phá vỡ sự chuẩn bị, sắp xếp, tụ tập, tập kết xe đến điểm xuất phát để đua xe, ngăn chặn kịp thời những xe đã xuất phát, tập trung kiểm tra xe môtô với lứa tuổi từ 16 đến 30, từ 20 giờ đến 5 giờ sáng nhằm ngăn chặn đua xe trái phép. Từ năm 2000 đến nay thực hiện quy trình tuần tra, kiểm soát do Bộ Công an ban hành, lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tập trung ở các quốc lộ trọng điểm như quốc lộ 1, 5, 6, 14, 19, 51 theo từng chuyên đề phức tạp trên từng tuyến, từng địa phương. Do kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh nên một số thành phố lớn người tham gia giao thông đã chấp hành pháp luật GTĐB tốt hơn, một số lỗi vi phạm như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông… đã giảm nhiều so với trước đây. Tuy vậy, trong công tác tuần tra, kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông còn gặp những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát giao thông. Đó là việc ban hành các văn bản pháp quy và các hướng dẫn liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn GTĐB còn những điểm chưa sát với thực tế đã gây khó khăn trở ngại đến việc thi hành nhiệm vụ của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trang bị và phương tiện phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát giao thông vừa thiếu vừa không đồng bộ. Một thực tế khá phổ biến là có tới 30% lỗi vi phạm do người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, phóng nhanh vượt ẩu trong khi đó máy đo tốc độ còn rất ít. Vì vậy, những lỗi vi phạm do chạy quá tốc độ dường như không có cơ sở để xử lý được. Việc quy định “chỉ dừng phương tiện để kiểm tra khi thấy có dấu hiệu vi phạm” theo Chỉ thị 21/TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã hạn chế đến hiệu quả tuần tra kiểm soát giao thông. Trên thực tế, nhiều lỗi vi phạm như lái xe không có giấy phép lái xe theo quy định, xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, chở hàng cấm… cảnh sát giao thông không dễ phát hiện nếu không dừng phương tiện để kiểm tra. Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát hiện nay việc bố trí lực lượng chưa hợp lí, chưa đảm bảo khép kín địa bàn, nhiều địa phương còn thiếu biên chế hoặc địa bàn quá rộng, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để tuần tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, nhiều lực lượng cùng ra đường để tuần tra, kiểm soát giao thông trên cùng một tuyến, một đọan đường, thậm chí có những lực lượng chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ trong tuần tra nhưng lại tuần tra độc lập như Dân quân du kích, Đội dân phòng. Đặc biệt đáng chú ý là vẫn còn những cán bộ chiến sĩ chưa thực hiện đúng quy trình, điều lệnh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan