MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
1.2. Nội dung và các nguyên tắc của quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
2.1. Quá trình hình thành hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam
2.2. Những thành tựu đạt được trong hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua
2.3. Những hạn chế yếu kém trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua
2.4. Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
3.1. Yêu cầu khách quan và các quan điểm của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng thấy trong lịch sử hoạt động xây dựng pháp luật của nước nhà" [42, tr.17], từ năm 1993 đến nay hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những cố gắng, nỗ lực rất lớn, đưa đến những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định về văn hóa, chính trị, xã hội. Điều đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động xây dựng pháp luật so với thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường đã thả nổi hoạt động xuất bản.
Để tăng cường QLNN, phát huy vai trò của hoạt động xuất bản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1993, Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật xuất bản đầu tiên của nước ta. Theo Luật xuất bản 1993: Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, hoạt động xuất bản nhằm mục đích phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, hoạt động xuất bản phải đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại đạo đức, nhân cách và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình đổi mới hiện nay, Luật xuất bản 1993 và các văn bản cụ thể hóa của nó đã trở nên bất cập, hạn chế. Do đó, Luật xuất bản 1993 đã bị thay đổi.
Luật xuất bản thứ 2 của Việt Nam được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03-12-2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2005 Luật xuất bản 2004 vẫn tiếp tục nhấn mạnh vị trí của hoạt động xuất bản là "thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng" như quy định tại Điều 1 - Luật xuất bản 1993 và tiếp tục thể hiện đường lối đổi mới, với trọng tâm đổi mới là tăng thêm quyền cho nhà xuất bản, tạo điều kiện để nhà xuất bản chủ động hơn trong công việc của mình. Cụ thể là bổ sung một số quyền cho giám đốc nhà xuất bản; cho phép nhà xuất bản liên kết với tư nhân trong cả ba lĩnh vực: tổ chức bản thảo; in và phát hành xuất bản phẩm... với những đổi mới đó, Luật xuất bản 2004 là một hệ thống khá đầy đủ các quy định để điều chỉnh các quan hệ xuất bản, tạo điều kiện cho các chủ thể xuất bản yên tâm và năng động hơn trong việc của mình, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu "phấn đấu đưa sách đến mọi miền đất nước, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở các vùng miền; mở rộng thị trường ra ngoài nước, nhất là các thị trường truyền thống. Xây dựng thị trường sách lành mạnh, phong phú, đa dạng về thể loại, có nội dung tư tưởng tốt, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân và giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với các nước".
Những nỗ lực lớn trong tổ chức hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thể hiện rõ từ sau khi có Luật xuất bản 1993 ra đời. Hơn 10 năm qua có gần 40 văn bản quy định pháp luật về xuất bản được ban hành ở cấp Trung ương. Đó là những con số chứng tỏ sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
Với tổng số những văn bản kể trên, pháp luật xuất bản đã đạt được những thành tựu rất cơ bản:
Thứ nhất, pháp luật xuất bản đã xóa bỏ được sự lúng túng, bỡ ngỡ, buông lỏng quản lý của Nhà nước trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta xóa bỏ bao cấp, nhưng lại không kịp thời ban hành các chính sách kinh tế phù hợp đã đẩy các nhà xuất bản vào tình thế bị động, tự xoay xở, xa rời chức năng, nhiệm vụ. Trước tình hình thiếu sự quản lý của Nhà nước, các tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành đã cho ra đời nhiều loại "sách đen", sách "đầu nậu", làm phá vỡ cơ cấu đề tài xuất bản. Thực trạng này bị các nhà quản lý phê phán gay gắt và nhận thấy rằng cần thiết phải có một hệ thống các chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Kể từ khi Luật xuất bản 1993 ra đời đến nay, hoạt động xuất bản đã có hành lang pháp lý rất thuận lợi, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đạt được những tiến bộ rất đáng khích lệ, không còn sự lúng túng, bỡ ngỡ, hoạt động QLNN được tiến hành thường xuyên hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, hệ thống pháp luật xuất bản đã ghi nhận và cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng trong hoạt động xuất bản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản thực hiện các vai trò của nó. Theo quan điểm của Đảng ta: Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động xuất bản trong cả nước. Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm của mình và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, đồng thời họ có quyền hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ của dân tộc và thế giới. Đó là những chủ trương rất tiến bộ của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, xuất bản nói riêng.
Trước tình hình đổi mới, hệ thống pháp luật xuất bản hiện hành đã ghi nhận những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong QLNN về xuất bản.
Tại Điều 6 - Luật xuất bản 2004 quy định:
+ Nhà nước ưu đãi về thuế và cho vay vốn để tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện.
+ Đặt hàng, trợ cước vận chuyển đối với những xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và xuất bản phẩm phục vụ thông tin đối ngoại.
+ Mua bản thảo những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp; hỗ trợ mua bản quyền đối với những tác phẩm có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản quy định trong Luật xuất bản 2004 đã thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo và định hướng phát triển ngành xuất bản được đề cập trong Chri thị số 42-CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", cụ thể là: "hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc".
Thứ ba, pháp luật xuất bản đã tăng thêm quyền cho nhà xuất bản, tạo điều kiện để nhà xuất bản chủ động hơn trong việc thực hiện công việc của mình. Cụ thể như sau:
* Đối với việc đăng ký kế hoạch xuất bản:
Theo quy định tại Điều 33 - Luật xuất bản 1993 thì Bộ Văn hóa - Thông tin có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện kế hoạch xuất bản, cấp, thu hồi giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản. Tức là tất cả kế hoạch xuất bản của các nhà xuất bản đều phải đăng ký với Bộ Văn hóa - Thông tin và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản. Theo quy định này thì cơ quan QLNN về xuất bản sẽ chịu trách nhiệm thay cho nhà xuất bản về nội dung của xuất bản phẩm, nhà xuất bản sẽ ỷ lại, có thể sẽ đổ lỗi cho cơ quan QLNN về hoạt động xuất bản. Ngoài ra, quy định này cũng làm hạn chế tính tự chủ của xuất bản vì các nhà xuất bản phải chờ được cơ quan QLNN về xuất bản chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản mới được xuất bản. Trong khi đó, bí mật về đề tài, tên sách là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của nhà xuất bản. Hơn nữa, qua hơn 10 năm thực hiện Luật xuất bản 1993 có một thực tế cho thấy: các bản đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản có tính khả thi thấp. Hiện tượng đăng ký "xếp chỗ" quá nhiều đề tài diễn ra khá phổ biến. Thực tế này đã dẫn đến cơ quan QLNN rơi vào tình trạng quá tải khi xem xét, chấp nhận kế hoạch xuất bản, gây lãng phí thời gian, công sức.
Để hạn chế tình trạng kế hoạch "ảo", đồng thời để phù hợp với chính sách nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tạo sự thông thoáng và đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà xuất bản, đảm bảo cho cơ quan QLNN về xuất bản không bị rơi vào tình trạng quá tải, Luật xuất bản 2004 bỏ hoàn toàn việc chấp nhận đăng ký kế kế hoạch xuất bản và chỉ quy định hằng năm nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hóa - Thông tin trước khi xuất bản.
*Đối với việc liên kết trong lĩnh vực xuất bản:
Theo quy định tại Điều 19 - Luật xuất bản 1993: tư nhân chỉ được phép liên kết trong lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm, nhưng trên thực tế tư nhân đã tham gia trực tiếp vào cả 3 khâu là xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; tỷ lệ nhà xuất bản liên kết với tư nhân khá cao. Theo kết quả điều tra năm 2003, có tới 26/47 nhà xuất bản có số sách liên kết chiếm trên 50%, trong đó có đến 9 nhà xuất bản có số sách liên kết chiếm trên 80%. Một số tư nhân không chỉ có khả năng huy động vốn mà còn có đội ngũ biên tập có trình độ, được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và đã xây dựng được nhiều tác phẩm có giá trị. Để điều chỉnh thực trạng nêu trên, đồng thời tạo điều kiện cho nhà xuất bản chủ động hơn trong công việc, Điều 20 - Luật xuất bản 2004 đã quy định: "Nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm".
Song song với quy định mang tính chất "mở" trên, Luật xuất bản 2004 có quy định giám đốc nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành, đồng thời bổ sung trách nhiệm của nhà xuất bản, của cá nhân, tổ chức tham gia liên kết, thông qua việc đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm trước khi liên kết. Quy định này nhằm hạn chế những tiêu cực trong lĩnh vực liên kết như: tạo ra những xuất bản phẩm có chứa đựng nội dung xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.
* Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản.
Đối chiếu với quy định tại Điều 11 Luật xuất bản 1993, thì Luật xuất bản 2004 có bổ sung một số quyền cho giám đốc nhà xuất bản: bổ sung quyền được xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản; xây dựng và tổ chức kế hoạch xuất bản; ký quyết định xuất bản đối với từng bản thảo trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã đăng ký; ký duyệt xuất bản phẩm trước khi phát hành; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của nhà xuất bản. Ngoài ra, Luật xuất bản 2004 còn giao thêm cho giám đốc nhà xuất bản có quyền định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, kể cả xuất bản phẩm liên kết. Quy định này là hết sức cần thiết, vì trên thực tế giám đốc nhà xuất bản là người có điều kiện để xác định đúng giá trị của từng xuất bản phẩm sẽ đưa ra thị trường và tính toán chi phí sản xuất, nhuận bút của tác giả, phí phát hành một cách chính xác và trực tiếp. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng thả nổi giá xuất bản phẩm hiện nay. Đồng thời, Luật xuất bản 2004 còn bổ sung thêm trách nhiệm của giám đốc nhà xuất bản, như: chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản. Bên cạnh đó, Luật xuất bản 2004 còn bổ sung quyền cho tổng biên tập nhà xuất bản: giúp giám đốc xây dựng kế hoạch xuất bản, tổ chức bản thảo; đọc duyệt bản thảo; đồng thời bổ sung thêm quy định: tổng biên tập nhà xuất bản chỉ liên đới chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản phẩm, chứ không phải chịu trách nhiệm về cả nội dung và hình thức xuất bản phẩm như quy định của Luật xuất bản 1993.
Thứ tư, pháp luật xuất bản đã tạo lập một hành lang pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế.
Trong những năm gần đây, nhu cầu xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Để phù hợp với tiến trình hội nhập, hợp tác khu vực và quốc tế, đồng thời chuẩn bị điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Lần đầu tiên, Luật xuất bản 2004 có những quy định cho phép nhà xuất bản nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm của nhà xuất bản, giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, Điều 41 Luật xuất bản 2004 có quy định nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính khi các nhà xuất bản xuất khẩu các xuất bản phẩm ra nước ngoài.
Hiện nay, trong hoạt động xuất bản, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương, đa phương hóa với các Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức văn hóa, xuất bản. Vì vậy, ngày... tháng... năm...... chúng ta đã tham gia vào công ước Berne về quyền tác giả. Tham gia vào công ước này, Việt Nam đã:
- Bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần của tác giả Việt Nam có tác phẩm sử dụng ở các quốc gia thành viên tham gia công ước.
- Tham gia bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên tham gia công ước về việc xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật của nhau.
- Mở rộng giao lưu, hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế.
2.2.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với xuất bản ở Việt Nam hiện nay
Sau khi Luật xuất bản được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Bộ Văn hóa -Thông tin đã chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng toàn văn Luật xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin đã xuất bản cuốn "Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn" với số lượng lớn để làm tài liệu cho các Hội nghị; mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý xuất bản của các bộ, ngành ở Trung ương và Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố, cán bộ lãnh đạo và biên tập viên của các nhà xuất bản, các cán bộ lãnh đạo các cơ sở in và phát hành trong cả nước để phổ biến, giới thiệu Luật xuất bản. Các cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản, các Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, mời báo cáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật xuất bản cho các cán bộ quản lý, biên tập viên, cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành, giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành nắm vững các quy định của Luật, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong QLNN được tốt hơn.
Thứ nhất, về kế hoạch xuất bản.
Trong suốt thời kỳ bao cấp, công tác QLNN về kế hoạch xuất bản được quản lý rất chặt chẽ, mỗi tít sách, văn hóa phẩm đều phải có ý kiến của Vụ xuất bản - Ban tư tưởng văn hóa Trung ương và sự xét duyệt của Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin mới được xuất bản.
Từ tháng 3-1992 đã tiến thêm một bước theo cơ chế "cứng" nhằm quản lý chặt chẽ việc đưa in. Đó là việc cấp giấy chấp nhận từng đề tài xuất bản. Trong suốt thời gian 1 năm, Cục xuất bản phải cấp khoảng 1 vạn giấy chấp nhận, nhưng thực tế chỉ xuất bản được trên 50%.
Sau khi có Luật xuất bản 1993, thực hiện theo cơ chế mới, Điều 33 - Luật xuất bản 1993 xác định rõ thẩm quyền quản lý của Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin là "chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản" thay cho quy định "xét duyệt" trước đây. Như vậy, quyền chủ động trong kế hoạch thuộc nhà xuất bản với chế độ xét duyệt của cơ quan chủ quản. Cơ quan QLNN chỉ làm nhiệm vụ chấp nhận, nếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực hiện cân đối, phối hợp đề tài giữa các nhà xuất bản. Hoạt động xuất bản sau những năm tháng khó khăn đã gượng lại, khởi sắc từ năm 1994 và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Nhịp độ phát triển chung của toàn ngành liên tục tăng. Nếu năm 1993 toàn quốc chỉ xuất bản được gần 5000 tên sách với 120 triệu bản, thì năm 2002, con số xuất bản là hơn 16.000 tên sách với 223 triệu bản và năm 2003 co hơn 18.000 tên sách với hơn 243 triệu bản. Chúng ta phấn đấu năm 2005 bình quân hưởng thụ về sách tính theo đầu người dân là 4 bản, như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.
Nhiều bộ sách có giá trị cao, các công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế, các công trình tổng kết giai đoạn cách mạng, tổng kết thế kỷ XX và dự báo thế kỷ XXI... đã được xuất bản, được dư luận bạn đọc đánh giá cao. Ví dụ: Toàn tập văn kiện Đảng; Hồ Chí Minh toàn tập; Tổng hợp văn học Việt Nam; Từ điển Bách khoa Việt Nam; hàng loạt các tuyển tập và toàn tập các nhà văn, các tác giả nổi tiếng của Việt Nam... Có thể nói, từ khi Luật xuất bản 1993 đi vào thực thi, cơ cấu đề tài tên sách được điều chỉnh tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới hiện nay, Điều 18 Luật xuất bản 2004 đã bỏ hoàn toàn việc chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản và chỉ quy định hàng năm nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hóa - Thông tin trước khi xuất bản. Chúng ta hy vọng rằng với những quy định thông thoáng, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà xuất bản, phù hợp với chính sách nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nhịp độ phát triển chung của toàn ngành sẽ tăng, nhiều bộ sách, công trình nghiên cứu có giá trị sẽ được xuất bản, bình quân hưởng thụ về sách tính theo đầu người sẽ phát triển, đáp ứng được tốt nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Thứ hai, về lưu chiểu và kiểm tra lưu chiểu xuất bản phẩm.
Lưu chiểu là quy định bắt buộc đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm. Chế độ nộp lưu chiểu được các nhà xuất bản thực hiện tương đối đầy đủ, đúng thời gian quy định, đủ về số lượng. Việc nhận và kiểm tra lưu chiểu là nội dung quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý xuất bản. Công việc nhận lưu chiểu xuất bản phẩm của Cục xuất bản được tiến hành thường xuyên, nề nếp và có trách nhiệm, hầu hết các sách xuất bản đều được nộp lưu chiểu tại Cục xuất bản. Trong quá trình quản lý, nhiều cuốn sách đã được đọc kiểm tra nội dung theo 4 điều cấm ghi tại Điều 22 - Luật xuất bản 1993. Một số cuốn sách có nội dung vi phạm đã được phát hiện, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định xử lý như: Chúa trời ngủ gật; Chân dung nhà văn; Nổi loạn; Kinh Anan hỏi phật sự sự phật cát hung; Ly thân; Chuyện kể năm 2000; Chuyến xe ma quái;... Thông qua việc đọc của chuyên viên Cục xuất bản và sự phát hiện của bạn đọc.
Theo quan điểm xây dựng Luật xuất bản 2004: phát huy được tính chủ động, sáng tạo, đồng thời phòng ngừa, hạn chế những vi phạm do các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản gây ra, Luật xuất bản 2004 cần có những quy định nhằm đảm bảo cho các cơ quan QLNN giảm bớt được những công việc vụn vặt, không cần thiết, có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc thanh tra, xử lý những xuất bản phẩm có nội dung vi phạm pháp luật thông qua dư luận của độc giả hoặc kiểm tra lưu chiểu. Chính vì vậy, Luật xuất bản 2004 đã sửa đổi, bổ sung quy định về nộp xuất bản phẩm lưu chiểu (Điều 27), đồng thời bổ sung một điều quy định về đọc xuất bản phẩm lưu chiểu (Điều 28): Chủ thể có trách nhiệm đọc xuất bản phẩm lưu chiểu, các biện pháp xử lý nếu phát hiện xuất bản phẩm vi phạm và chế độ thù lao cho người đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.
Với những quy định cụ thể, những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá nội dung vi phạm pháp luật cụ thể của Luật xuất bản 2004 sẽ là cơ sở để việc đọc kiểm tra lưu chiểu được thực hiện.
Thứ ba, về tổ chức:
Giai đoạn 1986-1994 là giai đoạn có biến động nhiều về tổ chức lực lượng xuất bản. Các nhà xuất bản được thành lập nhiều, nhưng bị đóng cửa cũng nhiều. Năm 1991-1992 có tới 10 nhà xuất bản địa phương tự đóng cửa hoặc có sai phạm buộc Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định ngừng hoạt động. Năm 1995, thành lập thêm 3 nhà xuất bản: Tài chính, Bản đồ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp theo các năm 1997-1998-1999 và năm 2001 thành lập thêm các nhà xuất bản: Từ điển bách khoa, Lao động và xã hội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tôn giáo, Thông tấn xã Việt Nam. Sau đó, thành lập thêm 3 nhà xuất bản. Như vậy, đến nay trong cả nước có 47 nhà xuất bản. Hiện nay, 47 nhà xuất bản đã đăng ký hoạt động theo mô hình sau:
- Hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp kinh doanh: 19 nhà xuất bản.
- Hoạt động sự nghiệp có thu: 26 nhà xuất bản.
- Hoạt động công ích: 2 nhà xuất bản.
Mô hình mẫu về cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản đã được áp dụng trong thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nhà xuất bản. Bộ phận phát hành xuất bản phẩm hạch toán kinh tế được tăng cường nhằm đạt mục đích và hiệu quả xuất bản trong thời kỳ đổi mới.
Ngoài hoạt động chuyên nghiệp, ngành xuất bản vẫn tồn tại lực lượng xuất bản nhất thời ở Trung ương và địa phương. Hàng năm lực lượng xuất bản nhất thời xuất bản hơn 1000 tên sách với hơn 20 - 30 triệu bản, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của ngành trong việc nâng cao dân trí và đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống.
Thứ tư, về các chính sách xuất bản.
Về chính sách thuế:
Hiện nay, ngành xuất bản chịu sự điều chỉnh của thuế giá trị gia tăng. Từ khi áp dụng luật thuế này các nhà xuất bản, in, phát hành đã hoạt động được tốt hơn. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hoạt động xuất bản, in, xuất khẩu, nhập khẩu và phát hành các loại xuất bản phẩm gồm:
- Sách, tài liệu, tranh, ảnh, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, câu đối, cuốn thư và áp phích, catalo, tờ rơi, tờ gấp quảng cáo.
- Sách xuất bản trên các vật liệu khác hoặc băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình có nội dung kèm theo sách.
+ Các loại xuất bản phẩm khác:
Việc đánh thuế đối với các cơ quan báo chí, xuất bản là cần thiết, nhưng do tính chất và vai trò đặc thù, nên một số sách không phải chịu thuế giá trị gia tăng:
+ Sách tuyên truyền đường lối chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương, sách kinh điển của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
+ Sách giáo khoa, giáo trình.
+ Sách tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Sách phục vụ đồng bảo thiểu số...
- Về chính sách nhuận bút: thực tế nhiều năm qua cho thấy các nhà xuất bản chủ yếu trả nhuận bút cho tác giả theo hình thức thỏa thuận. Từ ngày 11-6-2002, Chính phủ ban hành Nghị đínhố 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút, theo Nghị định này thì nhuận bút cho các tác giả được tính trả theo tỷ lệ phần trăm quy định trong khung nhuận bút đối với từng loại xuất bản phẩm nhân với giá bán lẻ xuất bản phẩm và nhân với số lượng in xuất bản phẩm.
2.2.3. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản
Khiếu nại, tố cáo là quyền quan trọng của công dân. Trong những năm vừa qua, hoạt động khiếu nại, tố cáo trong xuất bản chủ yếu xảy ra trong các trường hợp:
+ Trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật xuất bản.
+ Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu.
+ Tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản...
Có thể nói, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xuất bản những năm vừa qua đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các tranh chấp về quyền sở hữu được giải quyết thỏa đáng; những cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm khắc.
Để bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời, chính xác những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất bản, Luật xuất bản 2004 quy định: cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, tác giả cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại, khởi kiện về dân sự hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về hình sự khi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản:
Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật xuất bản hết sức tích cực nhằm đáp ứng những yêu cầu của QLNN về xuất bản. Là một lĩnh vực sản xuất ra các sản phẩm tinh thần, trong công cuộc đổi mới tư duy, hoạt động xuất bản có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là vấn đề nội dung xuất bản. Nhân danh đổi mới, các tổ chức xuất bản và tác giả có thể lợi dụng để công bố những tác phẩm trái với đạo lý, pháp luật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngược lại, nhân danh sự kiên định, việc truyền bá tư tưởng bảo thủ, lỗi thời cũng là một khuynh hướng. Các quan điểm, trào lưu được dịp công khai ở thời đổi mới. Chính vì vậy, các cơ quan bảo vệ an ninh văn hóa đã tăng cường hoạt động kiểm tra giúp ngành xuất bản phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Qua công tác nghiệp vụ, công an đã phát hiện sớm một số sách nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình in. Ví dụ: Từ điển minh hoạ di sản văn hóa Hoa Kỳ; Chúa trời ngủ gật; Các loại lịch Vạn sự Tân Mùi 0 1993; Vạn sự ất Hợi - 1995... Sách xuất bản trái phép: Ngôi sao chiếu mệnh; Đắc nhân tâm;... các loại kinh kệ của thiền sư Thanh Hải... cũng được phát hiện.
Việc phát hiện kịp thời vụ in tem chống giả năm 1999 đã góp phần giữ vững trật tự xuất bản. Việc phát hiện tư nhân mượn danh cơ sở in nhà nước đặt máy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc