MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục bảng.
Danh mục biểu đồ.
Chú thích các thuật ngữ
Phần mở đầu 4
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương. 7
I.1 FDI và thu hút FDI. 7
I.1.1 FDI và vai trò của FDI. 7
I.1.2 Thu hút FDI. 8
I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. 10
I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. 13
I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. 16
I.3.1 Mô hình SWOT 16
I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. 17
I.3.3 Marketing Mix. 19
I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI 19
I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. 19
I.4.1 Kinh nghiệm trong nước. 30
Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. 35
II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. 35
II.1.1Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. 35
II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. 41
II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006. 46
II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương. 46
II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương. 51
II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương. 54
II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI. 54
II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI. 58
II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI. 63
II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương 65
II.4.1 Những thành quả 65
II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 65
Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp 68
III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam. 68
III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010. 75
III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương 77
III.4. Một số giải pháp 56
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 92
SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm 2005. Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55%. Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005.
Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm (2001 - 2005) ước đạt 22.615 tỷ đồng, tăng 64% so với 5 năm (1996 - 2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch.
Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, huy động được thêm vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh khá hơn và làm ăn có lãi, sản xuất ổn định, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc. Việc thư hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo thêm được nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập cho dân cư và ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn.
Sau 5 năm thực hiện, có thể khẳng định chương trình ''Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005'' đã được tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt được kết quả cao.
Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt.
Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210 nghìn đồng năm 2001 lên 290 nghìn đồng năm 2003 và 350 nghìn đồng từ tháng 10/2005 cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo có kết quả, thu nhập của lao động hợp tác quốc tế tăng mạnh nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt.
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân 1 người / tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìn đồng, tăng 63,5%. Trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt. Nhiều hộ ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm đồ dùng lâu bền, tích luỹ trong dân đã đần được tăng lên.
Khoảng 120.000 việc làm mới cho người lao động được giải quyết, gấp 2 lần so với giai đoạn 1996-2000, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% vào năm 2005. Chương trình xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; cơ bản xoá xong hộ nghèo thuộc diện chính sách; hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre; các gia đình chính sách, gia đình nghèo được quan tâm hơn.
Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu
tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005),
Chỉ tiêu
Thực hiện
(Đơn vị:%)
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân năm
10,8
Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng bình quân năm
5,0
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân năm
22,1
Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân năm
11,9
Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đạt:
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
+ Công nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
27,2
43,2
29,6
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm
19,1
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2005
0,98
Tỷ lệ làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá
33,0
Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương
Như vậy, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005) đều đạt ở mức cao.
Giai đoạn 2001-2006 Hải Dương là tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI
Năm 2005, theo bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam thì Hải Dương được 45,79/100 điểm xếp thứ 39/43 tỉnh, ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh thấp. Năm 2006 Hải Dương đã đạt 52,75 điểm ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh trung bình.
Tóm lại kế thừa những thành quả của 10 năm sau đổi mới, Hải Dương đã đạt được tốc độ phát triển cao so với các địa phương khác. Năm 2006 đã thu ngân sách trên 2200 tỷ VNĐ (tương đương 141,5 triệu USD), là một trong những tỉnh đóng góp cho ngân sách tương đối lớn. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm chưa phát huy hết những lợi thế hiện nay của Hải Dương.
II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI.
1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
Với hệ thống giao thông thuận tiện cùng nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 5, quốc lộ 18, Quốc lộ 183 và sắp tới là Quốc lộ 5B, tạo cho Hải Dương là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua và trải đều các huyện trong tỉnh.
Vì vậy Hải Dương thuận lợi trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong cả nước, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng.
Là tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, với khoảng cách tương đối gần hai trung tâm công nghiệp lớn Phía Bắc Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI và phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó Hải Dương cũng không tránh khỏi những tác động do trung tâm này mang đến trong phát triển kinh tế và thu hút FDI.
2. Thời tiết khí hậu và địa hình
Hải Dương thuộc khu vực châu thổ Sông Hồng Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động , thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương.
Ngoài 03 huyện có núi là Kinh Môn, Chí Linh, địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, và không cao lắm so với mực nước biển. Địa hình địa chất tương đối ổn định, đây là điểm thuận lợi về chi phí trong việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.
3. Nguồn tài nguyên .
Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.
- Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.
- Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
- Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.
4. Nguồn nhân lực.
Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh; lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh. Hải Dương là tỉnh có mật độ dân số.
5. Kết cấu cơ sở hạ tầng.
Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh .
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.
Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.
Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng.
Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.
Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng
Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
+ Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.
+ Hệ thống tín dụng ngân hàng : Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
+ Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng
Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
+ Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp..
Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.
II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006.
II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương.
Năm 1990 Hải Dương mới có 01 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 1,559 triệu USD, và cho đến năm 1994 mới có 05 dự án đầu tư. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Dương phát triển mạnh vào các năm 1995-1996, có 10 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 423,75 triệu USD. Thành công lớn nhất giai đoạn này là thu hút được sự đầu tư của Công ty sản suất ô tô FORD với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD. Giai đoạn từ năm 1997 đến 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã làm giảm tiến độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng. Đến giai đoạn 2001 – 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút đầu tư FDI. Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như tăng cường tiếp thị, cải tiến môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, hỗ trợ , giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư. Với các nỗ lực đó Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến cuối năm 2006 toàn tỉnh đã có 123 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và các vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 1.453,3 triệu USD vốn thực hiện đạt 32% vốn đăng ký và hiện nay có 65 dự án đã đi vào hoạt động, diện tích đất cho thuê đạt 809,27 ha, (theo Báo cáo số 79/UBND-BC, ngày 15/5/2007 của UBND tỉnh Hải Dương).
Có thể thấy rằng thu hút các doanh nghiệp FDI vào Hải Dương tăng lên nhanh chóng trong 16 năm qua, nhất là giai đoạn 2001-2006. Bảng tổng hợp tình hình thu hút từ năm 1990 đến năm 2006
Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương.
STT
Năm
Vốn đầu tư (triệu USD)
Tổng vốn đầu tư
Vốn PĐ
Luỹ kế vốn thực hiện
1
1990
7
4.581
1.721
2
1992
3.532
2.35
3.6188
3
1993
8.522
2.5
3.645
4
1994
5
2.145
2.937
5
1995
158.75
105.26
103.854
6
1996
268
81
156.082
7
1997
0
0
0
8
1998
5
1.5
4.32
9
1999
0.818
0.698
0.5
10
2000
3.2
2.07
1.934
11
2001
33.303
14.492
11.496
12
2002
54.9
12.632
44.238
13
2003
109.69
36.16
87.577
14
2004
98.262
32.602
56.644
15
2005
93.886
30.293
30.59
16
2006
563.5645
163.165
42.3
TOTAL
1453.2375
491.448
551.4568
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương.
Cơ cấu FDI tại Hải Dương.
Liên tục trong nhiều năm liền Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, là những quốc gia có nhiều vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương nhất, lưọng vốn đầu tư vào Hải Dương từ các nước này chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005 Nhật bản là nước có lượng vốn đăng ký lớn nhất đầu tư vào Hải Dương, nhưng đến cuối năm 2006 thì Đài Loan là nước có vốn đăng ký là lớn nhất đạt 436,3 triệu USD.
Bảng 5 :Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006
Số thứ tự
Tên Quốc gia
Số dự án
Tổng số vốn đăng ký (triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1
Đài Loan
21
436,3
30,02
2
Nhật Bản
38
322,2
22,17
3
Mỹ
05
136,9
9,4
4
Hàn Quốc
12
133,2
9,16
5
Trung Quốc
18
72,11
4,96
6
Các nước Tây Âu
10
86,8
5,97
7
Các nước khác
19
265,72
18,32
Tổng
123
1453,23
100
Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hải Dương, 2007
Từ bảng số liệu cho thấy việc đầu tư từ các quốc gia Tây Âu còn thấp. Bên cạnh đó tuy Mỹ là quốc gia có lượng vốn lớn nhưng thực tế chỉ tập trung vào 02 dự án là FORD ôtô và công ty Việt Mỹ. Do vậy cần có các giải pháp thu hút đầu tư từ Mỹ và Tây Âu hơn nữa
Thực tế những năm gần đây khi có Nghị định Số: 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp FDI cho phép trưởng Ban quản lý các KCN được cấp phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI đầu tư trong KCN thì các dự án FDI vào các khu công nghiệp nói chung có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác các KCN tại Hải Dương được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp FDI không ngừng đăng ký đầu tư vào KCN. Nguyên nhân là các KCN đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải quyết các thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn và đặc biệt là không mất nhiều thời gian để triển khai xây dựng nhà xưởng, thực hiện dự án.
Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương
STT
Năm
ĐẦU TƯ NGOÀI KCN
ĐẦU TƯ TRONG KCN
Vốn đầu tư
Lao động
Vốn đầu tư
Lao động
(triệu USD)
(người)
(triệu USD)
(người)
1
1990
7
376
0
0
2
1992
3.532
1041
0
0
3
1993
8.522
81
0
0
4
1994
5
913
0
0
5
1995
158.75
942
0
0
6
1996
268
1054
0
0
7
1997
0
0
0
0
8
1998
5
780
0
0
9
1999
0.818
15
0
0
10
2000
3.2
149
0
0
11
2001
33.303
2689
0
0
12
2002
54.9
1045
0
0
13
2003
67.19
6218
42.5
2009
14
2004
25.98
3513
72.282
587
15
2005
16.902
1720
76.984
228
16
2006
40.2
336
523.3645
3588
TOTAL
698.297
20872
715.1305
6412
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương năm 2007.
Như vậy sau năm 2003 khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động tình hình đầu tư vào Hải Dương có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt năm 2006 tổng số vốn FDI đăng ký trong KCN tới 523 triệu USD.
Cơ cấu đầu tư theo từng huyện thể hiện như sau:
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006
STT
Huyện
Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(triệu USD)
Số dự án đã hoạt động
1
Bình Giang
08
33,2
04
2
Cẩm Giàng
28
302,18
16
3
Chí Linh
23
356,7
05
4
Gia Lộc
01
5
1
5
TP Hải Dương
24
276,6
15
6
Kinh Môn
03
267
03
7
Kim Thành
06
46,79
02
8
Ninh Giang
02
4,2
01
9
Nam Sách
26
156,8
20
10
Tứ Kỳ
02
4,76
01
Tổng
123
1453,23
Nguồn : Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương.
Như vậy qua bảng số liệu trên thấy rằng Thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, Chí Linh là những huyện có số lượng các dự án nhiều hơn cả. Nguyên nhân là do các huyện này có các KCN do vậy đã thu hút các nhà đầu tư tốt hơn.Tuy nhiên nhìn toàn diện Thành phố Hải Dương là nơi thu hút được nhiều dự án cũng như tổng vốn đăng ký. Nguyên nhân là do thành phố Hải Dương có KCN Hoà An được xây dựng với cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Hải Dương, có vị trí thuận lợi là giáp quốc lộ 5.
Qua thực trạng trên rút ra một số nhận định về thực trạng thu hút FDI tại Hải Dương như sau:
- Thực tế cho thấy đến cuối năm 2006 Hải Dương có 123 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 1453,23 triệu USD nhưng mới có 65 dự án đi vào hoạt động (tỷ lệ đạt 52%) với số vốn thực hiện đạt 32% là chậm. Nguyên nhân chính là do việc bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án còn chậm. Bình quân vốn đầu tư 1,795 triệu USD/ 01ha đất là thấp so với một số địa phương khác, như Bắc Ninh là 2,12; Vĩnh Phúc 1,89.
- Ngành nghề mới chỉ tập trung vào các dự án gia công lắp ráp như may gia công, lắp ráp ô tô, gia công kim cương do vậy không tạo được nhiều giá trị gia tăng.
- Chất lượng của một số dự án chưa cao, tính khả thi của các dự án thiếu căn cứ khoa học. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực của các cơ quan lập dự án còn kém. Từ đó dẫn đến hệ quả nhiều dự án phải điều chỉnh quy mô dự án, mặt bằng tổng thể, hoặc không tiếp tục thực hiện dự án. Theo báo cáo theo dõi của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương cho đến tháng 02/2007 đã có 9 dự án không tiếp tục đầu tư.
II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương.
Các doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ là 39 %-29%- 32% năm 2001 sang công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp, năm 2006 tỷ lệ đã đạt 40%-30%- 30% với tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,2% /năm.
Về tăng trưởng kinh tế: (GDP) Từ khi có FDI vào Hải Dương, cơ cấu kinh tế của Hải Dương có sự thay đổi theo hướng tích cực. Nhưng để thấy rõ hơn vai trò của FDI đối với kinh tế Hải Dương phải xem xét mức độ đóng góp vào GDP của tỉnh trong những năm qua.
Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương.
STT
Năm
GDP Hải Dương
(triệu USD)
Đóng góp của FDI
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1
2001
921,02
240,2
26,07
2
2002
994,7
263,28
26,46
3
2003
1079,25
300,14
27,8
4
2004
1187,18
348,16
29,32
5
2005
1294,14
402,13
31,1
6
2006
1436,5
406,6
28,3
Nguồn : Cục thống kê Hải Dương, 2007
Qua bảng số liệu trên thấy đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định. Năm 2006 tuy có sự sụt giảm là do công ty FORD ôtô không bán được hàng và do giảm thu thuế nhập khẩu.
Về đóng góp ngân sách cho địa phương: Thu hút FDI vào Hải Dương trong những năm qua đã tạo cho Ngân sách của tỉnh tăng mạnh và ổn định. Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, tiền thuê đất. Năm 2006 nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm mức đáng kể do việc cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng do lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập WTO như ô tô, linh kiện điện tử. Những năm tiếp theo Hải Dương nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung sẽ giảm một lượng lớn nguồn thu thuế nhập khẩu do lộ trình cắt giảm thuế như đã cam kết khi gia nhập WTO.
Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006.
STT
Năm
Nộp NSNN
(triệu USD)
Ngân sách địa phương
(triệu USD)
Tỷ trọng
%
1
2001
44,8
85,8
52,2
2
2002
51,7
103,37
49,77
3
2003
56,2
118,2
47,54
4
2004
68,1
132,4
51,4
5
2005
73,5
140,4
52,46
6
2006
74,38
141,6
55,48
Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương, năm 2007.
Thu hút FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hải Dương tăng lên trong những năm qua.
Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI.
STT
Năm
Kim ngạch XK
(Triệu USD)
Kim ngạch XK của doanh nghiệp FDI (triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1
2001
106
68
64,1
2
2002
126,9
82
65,01
3
2003
154,2
98,1
63,6
4
2004
178,1
129,8
72,59
5
2005
203,4
141,1
69,3
6
2006
220,5
162,1
73,6
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương.
Bên cạnh đó thu hút lượng lớn lao động địa phương và các tỉnh lân cận., đến cuối năm 2006 đã tạo ra được 27.284 việc làm góp phần giải quyết vấn đề xã hội cho tỉnh.
II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương.
II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI.
Để đánh giá về sự hấp dẫn của Hải Dương thông qua các hệ thống chỉ số phản ánh các khía cạnh chịu tác động trực tiếp từ thái độ hành động của cơ quan chính quyền địa phương. Các chỉ số này nhấn mạnh vào năng lực điều hành quản lý của chính quyền địa phương.
II.3.1.1 Về chi phí gia nhập thị trường.
Theo đánh giá thì chi phí gia nhập thị trường của Doanh nghiệp tại Hải dương nói chung là 6,19/10 điểm. Sự tính toán này dựa trên một số tiêu thức sau: thời gian đăng ký kinh doanh (ngày): 21.86 ngày, xếp thứ 42; thời gian đăng ký lại (ngày): 13.3 , xếp thứ 54; số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà DN hiện có: 4.16 xếp thứ 54; % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh doanh: 30.16 %, xếp thứ 35; % DN phải mất hơn ba tháng để khởi sự kinh doanh: 7.94 %, xếp thứ 42; % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiêt 24.76 %, xếp thứ 62; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày) 156; thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày) 221.77; thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương.docx