Luận văn Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội

Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập để quản lý các KCN và chế xuất trên địa bàn. Ban quản lý hoạt động theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào KCN.

Nhà đầu tư đến nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Sau khi kiểm tra, đối chiếu với quy trình giải quyết thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết năm 2007, đã có khoảng 467.000 người được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Nghề trên địa bàn Hà Nội. Nguồn lao động được đào tạo này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội. Nhiều nhà ĐTNN đã đánh giá người lao động Việt Nam siêng năng, nhiệt tình và sáng tạo. Tuy nhiên, trình độ hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động còn hạn chế nên vừa gây thiệt hại cho bản thân người lao động vừa gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Người lao động còn yếu về tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật kém vì đa số họ chưa quen với môi trường công nghiệp. Điều này cần phải đào tạo lao động cho phù hợp với yêu cầu. Tóm lại, nguồn nhân lực tuy còn hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 – 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt ở mức 50 – 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vì vậy, nguồn nhân lực của Hà Nội hiện nay vẫn hấp dẫn các nhà ĐTNN. 2.1.4. Nhân tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN Hà Nội luôn tồn tại các loại dịch vụ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: Hải quan, dịch vụ ngân hàng, bưu điện, dịch vụ y tế, dịch vụ kho vận…Hoạt động của các dịch vụ này tham gia hỗ trợ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khi tiếp nhận nguyên liệu đầu vào đến khi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Dịch vụ ngân hàng, thuế và bảo hiểm Đến hết năm 2008, đã có dịch vụ ngân hàng tại KCN Hà Nội, ngân hàng Công thương đã có mặt tại KCN Sài Đồng B, Tại KCN Thăng Long đã có phòng giao dịch của ngân hàng Đầu tư và phát triển. Các ngân hàng đến giao dịch với các doanh nghiệp trong KCN nhằm tiến hành các hoạt động tài chính như: Trả lương cho nhân viên và nộp các khoản thuế cho Nhà nước. Tuy loại hình dịch vụ này chưa phổ biến nhưng vai trò của hoạt động tài chính ngân hàng đã phần nào được nhìn nhận như một yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội. Các doanh nghiệp trong KCN ngoài việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động còn mua bảo hiểm cho máy móc, phương tiện, thiết bị sản xuất trong quá trình vận chuyển, hoạt động… Thời gian vừa qua chưa có một rủi ro đáng tiếc nào xảy ra nhưng các doanh nghiệp trong các KCN vẫn mua các loại hình dịch vụ này. Dịch vụ kho vận, hải quan Hiện tại, KCN Thăng Long đã có Công ty tiếp vận Thăng Long. Công ty này cung cấp các dịch vụ như: Xây dựng, vận hành trung tâm tiếp nhận, kho ngoại quan, dịch vụ vận chuyển nội địa – quốc tế, dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan…. Sự ra đời kho ngoại quan ngay tại KCN đã giảm được thời gian cho các doanh nghiệp khi tiến hành những thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu. Thực tế cho thấy hoạt động của Công ty tiếp vận Thăng Long đã được sự ủng hộ của các doanh nghiệp FDI trong KCN này mà còn đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN khác như: Công ty Sumy – Hanel, Pentax (Sài Đồng B), công ty Zamin Steel (Nội Bài). Dịch vụ lao động trong KCN Hiện nay, Ban quản lý các KCN và chế xuất có một bộ phận là Trung tâm dịc vụ việc làm. Trung tâm này cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ và được đào tạo cho hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội. Trung tâm dịch vụ việc làm đã phối hợp với các đơn vị địa phương như: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh, trung tâm dạy nghề quận Cầu Giấy…để đào tạo lao động có tay nghề, ngoại ngữ, giao tiếp ứng sử…Trong quá trình đào tạo, học viên có thể được đưa đi dự tuyển vào làm việc ngay tại các doanh nghiệp trong các KCN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tóm lại, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN. Tuy nhiên các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn thiếu như: Nhà ở, trường học, ngân hàng…Để cung cấp các dịch vụ này nhằm đáp úng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI trong KCN về số lượng và chất lượng, thời gian tới Thành phố và các sở, ban ngành phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT CÁC DỰ ÁN FDI VÀO HÀ NỘI VÀ CÁC KCN HÀ NỘI 2.2.1. Tình hình thu hút FDI vào Hà Nội Thực tế thu hút FDI vào Hà Nội thời gian qua đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Thành phố về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Với việc sử dụng một khối lượng đáng kể vốn thu hút từ bên ngoài vào Hà Nội, thời gian qua đã có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội. Phần này luận văn đi vào phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội theo cơ cấu thu hút FDI theo: Ngành sản phẩm, hình thức đầu tư, đối tác đầu tư và địa bàn đầu tư. 2.2.1.1. Cơ cấu thu hút FDI theo ngành sản phẩm Từ Bảng 2.1 ta thấy, đến hết năm 2007, FDI vào Hà Nội tập trung chủ yếu vào: Phát triển đô thị, KCN, bưu chính viễn thông, văn phòng, khách sạn. Trong tổng số 841 dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội có 120 dự án đầu tư vào các KCN tập trung chiếm 14,3% tổng số dự án với 2.099.196.781 USD chiếm 21,2% VĐK. Trong số các dự án đầu tư thì có tới 102 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm 12,1% tổng số dự án nhưng lượng VĐK chỉ có 37.738.050 USD chiếm 0,4% tổng VĐK trên địa bàn Hà Nội. Lượng VĐT lớn trên 1 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, khách sạn – du lịch và khu đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực đô thị chỉ có 6 dự án với 0,7% so với tổng số dự án nhưng lượng VĐK là 2.965.481.000 USD, tương ứng với 29,9% tổng VĐK trên địa bàn Hà Nội. Điều này cho thấy các ngành này được các nhà ĐTNN đầu tư quan tâm nhất. Nhìn chung, QMBQ 1 dự án trong ngành nông lâm nghiệp tương đối nhỏ so với các ngành khác, số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy chỉ có 11 dự án VĐK là 15,7 triệu USD, QMBQ 1 dự án là 1,42 triệu USD. Các ngành sản phẩm như: Khu đô thị, khách sạn – du lịch và bưu chính viễn thông có QMBQ 1 dự án lớn nhất. Khu đô thị có 6 dự án, VĐK 2.965,5 triệu USD, QMBQ 1 dự án là 494,25 triệu USD; Khách sạn – du lịch QMBQ 1 dự án khoảng 37,9 triệu USD; Bưu chính viễn thông QMBQ 1 dự án khoảng 57,07 triệu USD. 2.2.1.2. Cơ cấu thu hút FDI theo hình thức đầu tư Trong các hình thức FDI hiện nay trên địa bàn Hà Nội, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm đa số về số dự án. Theo Bảng 2.2 và Hình 2.1, ta Bảng 2.1: Cơ cấu các dự án FDI theo ngành sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, tính đến hết năm 2007 Stt Ngành sản phẩm Số dự án Tỷ lệ % VĐK (tr. SD) Tỷ lệ % 1 Mỹ nghệ - vàng bạc 19 2.3 24,4 0.2 2 Công nghệ thực phẩm 24 2.9 108,9 1.1 3 Văn hóa – xã hội 59 7.0 373,3 3.8 4 Ngân hàng, bảo hiểm và tư vấn tài chính 33 3.9 216,4 2.2 5 Tư vấn khác 51 6.1 16,8 0.2 6 Nông, lâm nghiệp 11 1.3 15,7 0.2 7 Điện tử - điện lạnh 16 1.9 24,3 0.2 8 Ô tô – xe máy 16 1.9 318,1 3.2 9 Giao thông vận tải 14 1.7 43,6 0.4 10 Xây dựng 86 10.2 145,7 1.5 11 Khu đô thị 6 0.7 2.965,5 29.9 12 Vật liệu xây dựng 24 2.9 101,3 1.0 13 Công nghệ thông tin 102 12.1 37,8 0.4 14 May mặc 33 3.9 58,1 0.6 15 Khách sạn – du lịch 29 3.4 1.099,1 11.1 16 Văn phòng 26 3.1 645,5 6.5 17 Căn hộ 13 1.5 281,1 2.8 18 Siêu thị nhà hàng 15 1.8 38,1 0.4 19 Vui chơi giải trí 10 1.2 120,1 1.2 20 Cơ khí hóa chất 43 5.1 80,8 0.8 21 Bưu chính viễn thông 18 2.1 1.027,3 10.4 22 Dịch vụ công nghiệp 73 8.7 72,5 0.7 Cộng các dự án ngoài KCN 721 85.7 7.813.9 78.8 Cộng các dự án trong KCN 120 14.3 2.099.1 21.2 Tæng céng 841 100 9.913.0 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) thấy trong tổng số 926 dự án FDI trên địa bàn Hà Nội tính đến hết tháng 6 năm 2008 có 623 dự án 100% vốn nước ngoài, tương đương 67,3% trên tổng số dự án. Đây là hình thức đầu tư được các nhà ĐTNN ưa chuộng nhất hiện nay, nhất là khi Luật đầu tư mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng chung cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Hình thức liên doanh đứng thứ hai về số dự án với 286 dự án, tương đương 30,9% nhưng lại đứng đầu về VĐK là 5.817 triệu USD (chiếm 58,5%). Tiếp đến là các dự án BBC chỉ có 17 dự án, chiếm 1,8% trên tổng số dự án. Bảng 2.2: Cơ cấu các dự án FDI theo hình thức đầu tư trên địa bàn Hà Nội, tính đến T6/2008 Stt Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ % VĐK (tr.USD) Tỷ lệ % 1 DN 100% vốn ĐTNN 623 67,3 3.211 32,3 2 DNLD 286 30,9 5.817 58,5 3 Các dự án BCC 17 1,8 918 9,2 Tổng cộng 926 100 9.946 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Số liệu trên chứng tỏ số dự án 100% vốn ĐTNN chiếm tỷ lệ cao và con số này có xu hướng tăng cao do các dự án liên doanh được chuyển thành dự án 100% vốn ĐTNN và các dự án 100% vốn ĐTNN sẽ được cấp GCNĐT trong thời gian tới. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của phía Việt Nam, và Bên Việt Nam càng không được chia sẻ kết quả kinh doanh. Vì thế thành phố cần phải nghiên cứu, phân tích và tìm ra nguyên nhân trên cơ sở đó mà có các giải pháp phù hợp để làm tăng tỷ lệ của các dự án liên doanh trong tổng số dự án được cấp phép, nhằm thu được nhiều lợi ích hơn cho phía Việt Nam. (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Hình 2.1: Cơ cấu các dự án FDI theo hình thức đầu tư trên địa bàn Hà Nội, tính đến T6/2008 2.2.1.3. Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác đầu tư Được thể hiện trong Bảng 2.3, trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn Hà Nội tính đến hết năm 2007 có 5 đối tác có số dự án và VĐT lớn nhất là: Singapore có 46 dự án, chiếm 5,55% với2.818.156.280 USD vốn đầu tư, chiếm 28,4%; Nhật Bản với 122 dự án chiếm 14,5% với 1.768.305.141 USD, chiếm 17,8%; Hàn Quốc với 64 dự án chiếm 7,6% với 828.635.252 USD, chiếm 8,4%; Hong Kong với 43 dự án chiếm 5,1% với 446.754.668 USD, chiếm 4,5% và Luxembourg với 6 dự án, chiếm 0,7% tổng số dự án nhưng có tới 792.351.016 USD VĐT , chiếm 8% tổng vốn đầu tư. Thực trạng trên cho thấy, các đối tác khác có thể có số dự án đầu tư nhiều nhưng VĐK lại ít vì vậy Thành phố và Ban quản lý các KCN và chế xuất cần có những chính sách thu hút đầu tư để tăng về số dự án đồng thời phải tăng về lượng VĐT. Đồng thời luồng vốn FDI vào Hà Nội chủ yếu có trình độ khoa học công nghệ trung bình, còn thiếu vắng những luồng đầu tư của các nước đã phát triển với tiềm lực khoa học và công nghệ nguồn để chế tạo ra những máy móc thiết bị và những sản phẩm cao cấp nhằm đạt được giá trị gia tăng cao. Bảng 2.3: Các dự án FDI trên địa Hà Nội phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến hết năm 2007 Stt Quốc gia và vùng lãnh thổ Số DA VĐT (tr.USD) Stt Quốc gia và vùng lãnh thổ Số DA VĐT (tr.USD) 1 Anh 9 29,9 21 Italia 3 2,8 2 Achentina 1 0,7 22 Luxembourg 6 792,4 3 Áo 1 3,1 23 Malaysia 20 229,1 4 Ấn Độ 1 5,0 24 Mỹ 21 168,36 5 British Virgin Islands (B.V.I) 15 80,7 25 Nauy 1 0,09 6 Ba Lan 2 15,8 26 Nga 5 11,4 7 Belarus 1 12,0 27 Nhật Bản 122 1.768,4 8 Bỉ 1 1,2 28 Úc 16 109,6 9 Campuchia 1 0,4 29 Panama 1 1,8 10 Canada 4 41,4 30 Pháp 28 247,4 11 Cuba 1 6,6 31 Phần Lan 1 40,0 12 Đài Loan 24 126,4 32 Philipin 3 39,4 13 Đan Mạch 11 83,5 33 Séc 1 1,7 14 Đức 13 36,4 34 Singapore 46 2.818,2 15 Hà Lan 7 19,7 35 Syria 1 0,5 16 Hàn Quốc 64 828,7 36 Thái Lan 12 352,4 17 Hong Kong 43 446,8 37 Thụy Điển 6 4,6 18 Hungari 1 0,2 38 Thụy Sỹ 8 5,1 19 Indonesia 2 77,5 39 Trung Quốc 48 76,1 20 Isarel 2 3,2 40 Ucraina 2 1,4 Một số quốc gia khác 286 1.424,0 Tổng cộng 841 9.913,0 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) 2.2.1.4. Cơ cấu thu hút FDI theo địa bàn đầu tư FDI vào Hà Nội tập chủ yếu vào ngoài KCN với 721 dự án (chiếm 85,7% tổng số dự án của cả Hà Nội), VĐK đạt 7.813,9 triệu USD (chiếm 78,82% tổng VĐK của toàn thành phố). Bảng 2.4: Cơ cấu các dự án FDI vào Hà Nội theo địa bàn đầu tư, tính đến hết năm 2007 Địa bàn đầu tư Số dự án Tỷ lệ % VĐK (tr.USD) Tỷ lệ % Trong KCN 120 14,3 2.099,1 21,18 Ngoài KCN 721 85,7 7.813,9 78,82 Tổng cộng 841 100 9.913,0 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Từ số liệu chúng ta thấy có sự mất cân đối trong việc thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội. Số lượng dự án và VĐK ngoài KCN cao hơn hẳn và gấp nhiều lần số dự án và VĐK FDI vào trong KCN, nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất cho thuê trong 5 KCN tập trung là thấp. Vì vậy, trong thời gian tới Thành phố cần có giải pháp để phát triển thêm các KCN tập trung khác ngoài 5 KCN hiện có. 2.2.2. Kết quả thu hút FDI vào các KCN Hà Nội 2.2.2.1. Cơ cấu thu hút FDI theo ngành sản phẩm Hình 2.2 cho thấy, tổng VĐK vào ngành điện tử là cao nhất chiếm đến 55,7% (đạt 551.986.041 USD), một số dự án kỹ thuật công nghệ cao đầu tư vào KCN sau một thời gian đầu tư hiệu quả đã tăng vốn, điển hình có dự án kỹ thuật công nghệ cao của Công ty TNHH Canon Việt Nam ở KCN Thăng Long đã tăng từ 76,7 triệu USD lên 176,7 triệu USD. Tiếp đến là ngành sản phẩm cơ khí với lượng VĐK chiếm 27,2% (đạt 269.441.258 USD). Điều này cho thấy hai ngành sản phẩm điện tử và cơ khí được các nhà ĐTNN quan tâm nhất. Ngành may mặc da giầy có VĐK thấp nhất chỉ có 2.948.293 USD (chiếm 0,3%). (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Hình 2.2: Cơ cấu đầu tư theo ngành sản phẩm của các dự án FDI ở các KCN Hà Nội, giai đoạn 2001 – T6/2008 2.2.2.2. Cơ cấu thu hút FDI theo hình thức đầu tư Theo Bảng 2.5, cho thấy có hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Hà Nội. Đó là hình thức 100% vốn ĐTNN và liên doanh. Trong đó hình thức 100% vốn ĐTNN có số dự án rất lớn với 119 dự án (chiếm 90,8%) với VĐK là 278,45 triệu USD (chiếm 28,09%). Số dự án còn lại là hình thức liên doanh với 12 dự án (chiếm 9,2 %) với VĐK là 771,51 triệu USD (chiếm 71,91%). Số liệu trên chứng tỏ số dự án 100% vốn ĐTNN chiếm tỷ lệ cao và con số này có xu hướng tăng cao do các dự án liên doanh được chuyển thành dự án 100% vốn ĐTNN và các dự án 100% vốn ĐTNN sẽ được cấp GCNĐT trong thời gian tới. Thực tế này, tại các KCN Hà Nội sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của Bên Việt Nam, và bên Việt Nam càng không được chia sẻ kết quả kinh doanh. Bảng 2.5: Cơ cấu các dự án FDI theo hình thức đầu tư trong các KCN Hà Nội, giai đoạn 2001 – T6/2008 Stt Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ % VĐK (tr.USD) Tỷ lệ % 1 DN 100% vốn ĐTNN 119 90,8 278,45 28,09 2 DNLD 12 9.2 711,51 71,91 Tổng cộng 131 100 990,96 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) 2.2.2.3. Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác đầu tư Tính đến tháng 6 năm 2008, các KCN Hà Nội đã thu hút được các nhà ĐTNN đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đứng đầu là Nhật Bản với số dự án là 59 (chiếm 45,04% tổng số dự án) với VĐK là 559,78 triệu USD (chiếm gần 56,48%. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư vào các KCN Hà Nội với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao. Trong lĩnh vực sản xuất điện tử có công ty Canon, Sumitomo…. Các công ty này sau một thời gian hoạt động có hiệu quả đã thực hiện tăng VĐT vào KCN. Đầu tư của Hoa Kỳ, các nước Châu Âu còn ít, số liệu ở Bảng 2.6 đã thể hiện điều này cả về số dự án và VĐK. Đây là đối tác mà Hà Nội rất quan tâm thu hút vì họ thường đầu tư các dự án có quy mô lớn và công nghệ kỹ thuật hiện đại. Hà Nội và Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các nước này. Bảng 2.6: Cơ cấu các dự án FDI trong các KCN Hà Nội phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ, giai đoạn 2001 – T6/2008 Stt Quốc gia và vùng lãnh thổ Số DA Tỷ trọng % VĐK (tr.USD) Tỷ trọng % 1 Nhật Bản 59 45,04 559,78 56,48 2 Hàn Quốc 16 12,21 185,70 18,73 3 Trung Quốc 13 9.92 34,45 3,47 4 Singapore 9 6,87 75,85 7,65 5 Malaysia 6 4,58 17,67 1,78 6 Arap Xeut 2 1,53 2,45 0,24 7 Thái Lan 6 4,58 21,50 2,16 8 Đài Loan 14 10,68 87,45 8,82 9 Mỹ 2 1.53 2,40 0,24 10 Bỉ 1 0,70 1,65 0,16 11 Italia 1 0,70 0,50 0,05 12 Pháp 1 0,70 1,56 0,15 Tổng số 131 100 990,96 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) 2.2.2.4. Cơ cấu thu hút FDI theo các KCN Theo Bảng 2.7 và Hình 2.3, trong tổng số 131 dự án FDI vào các KCN trên địa bàn Hà Nội tính từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2008 thì KCN Thăng Long có 66 dự án, chiếm 50,4%, VĐK là 604.073.463 USD. Đây là KCN thành công nhất trong thu hút FDI. KCN Sài Đồng B có 28 dự án chiếm 21,3%, VĐK là 289.587.213 USD và có tỷ lệ lấp đầy là 100%. Các KCN Nội Bài và Hà Nội – Đài Tư có số dự án và VĐK thấp nên thời gian tới Ban quản lý các KCN Hà Nội cần triển khai xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án FDI vào các KCN này. Bảng 2.7: Cơ cấu các dự án FDI theo các KCN trên địa bàn Hà Nội, tính đến T6/2008 Stt Khu công nghiệp Số dự án Tỷ lệ % Vốn đăng ký (USD) Tỷ lệ % 1 Sài Đồng B 28 21,4 289.587.213 29,2 2 Thăng Long 66 50,4 604.073.463 60,9 3 Nội Bài 32 24,4 90.823.493 9,2 4 Hà Nội-Đài Tư 5 3,8 6.470.000 0,7 Tổng số 131 100 990.954.169 100 (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Hình 2.3: Cơ cấu các dự án FDI theo các KCN trên địa bàn Hà Nội, tính đến T6/2008 2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT DỰ ÁN FDI VÀO CÁC KCN HÀ NỘI 2.3.1. Thực trạng tiến hành thu hút FDI vào các KCN Hà Nội 2.3.1.1. Xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN Hà Nội Những năm trước đây, cũng giống như các KCN khác trên cả nước, mục tiêu thu hút FDI vào các KCN và chế xuất Hà Nội là: Vận động thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã thành lập. Chính vì vậy hoạt động thu hút FDI vào các KCN Hà Nội còn chạy theo số lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng của dự án thu hút, chưa chú trọng đến dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, việc thu hút FDI từ các nước EU, châu Mỹ còn hạn chế. Nhưng từ năm 2000, Ban quản lý KCN và chế xuất đã xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN Hà Nội là: Các tập đoàn lớn, sản xuất với hàm lượng chất xám cao, kỹ thuật hiện đại, công nghệ sạch và đảm bảo điều kiện về môi trường. Cho nên Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để cấp GCNĐT đã chọn lọc được các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Thu hút được các nhà đầu tư đến từ các nước như: Nhật, Mỹ, các nước Châu Âu… 2.3.1.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN Hà Nội Thực hiện Quyết định số: 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 của UBND Thành phố về việc thực hiện cơ chế “Một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã thành lập “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính” chính thức hoạt động từ ngày 02/01/2004. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, qua rà soát đã xóa bỏ được các thủ tục hành chính không còn phù hợp như: Chấp thuận chế độ kế toán đối với doanh nghiệp FDI, xác nhận báo cáo quyết toán công trình, xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, cấp chứng chỉ quy hoạch…; Đồng thời giảm bớt một số văn bản không cần thiết như: Thiết kế cơ sở giảm 2 văn bản, khởi công xây dựng giảm 10 văn bản…Hiện nay Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã có 17 thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế “một cửa”. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã đưa Đăng ký nhân sự cho doanh nghiệp FDI vào thí điểm thực hiện theo cơ chế trực tuyến – bộ phận “Một cửa” tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Ban quản lý ký, không qua phòng chuyên môn. Việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho nhà ĐTNN được thực hiện đúng quy trình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp giải quyết chậm, chưa đúng hẹn. Môi trường đầu tư trong các KCN đến nay đã được cải thiện đáng kể, cụ thể các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN Hà Nội được hưởng những ưu đãi như sau: Các ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào KCN Thuế suất 20% đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư trong thời hạn 10 năm. Được miễn thuế 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 6 năm tiếp theo. Thuế suất 15% đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN trong thời hạn 10 năm. Được miễn thuế 3 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Thuế suất 10% đối với doanh nghiệp chế xuất trong thời hạn 15 năm. Được miễn thuế 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Sau thời hạn áp dụng mức thuế ưu đãi quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%. Giá thuê đất Tùy thuộc vào diện tích thuê, thời gian thuê, có thể trả từng năm hoặc cả đời dự án. Mức giá cụ thể kể cả phí hạ tầng không quá 2,5 USD/m2/năm. Doanh nghiệp có thể thỏa thuận mức giá thấp hơn với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Chi phí đầu tư Về chi phí đầu tư mà nhà ĐTNN phải bỏ ra khi đầu tư vào các KCN, theo quy định của Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội và Thành phố thì giá điện, giá nước và chi phí lương tối thiểu bình quân là như nhau ở các KCN. Thực tế thời gian qua đã có sự khác nhau về giá thuê đất ở các KCN, giá thuê đất ở KCN Hà Nội – Đài Tư là cao nhất và thấp nhất là tại KCN Nội Bài. Giá thuê đất có sựkhác nhau giữa các KCN trên địa bàn Thành phố. Điều này gây khó khăn cho nhà ĐTNN khi lựa chọn địa điểm đầu tư (minh họa trong Bảng 2.8). Bảng 2.8: Chi phí đầu tư ở các KCN Hà Nội, tính đến T6/2008 Chi phí KCN Giá thuê đất Giá điện Giá nước Chi phí lương tối thiểu bình quân Thăng Long 75 USD/m2 đến năm 2047 0,08 USD/kwh 0,4 USD/m3 55 USD/tháng Nội Bài 45 USD/m2 đến năm 2044 0,08 USD/kwh 0,4 USD/m3 55 USD/tháng Hà Nội – Đài Tư 100 USD/m2 đến năm 2045 0,08 USD/kwh 0,4 USD/m3 55 USD/tháng Nam Thăng Long 50 USD/m2 đến năm 2051 0,08 USD/kwh 0,4 USD/m3 55 USD/tháng (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) 2.3.1.3. Tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các KCN Hà Nội Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã xây dựng được chương trình xúc tiến đầu tư cho các năm, thường xuyên tiếp xúc trao đổi với các cơ quan, tổ chức và nhà ĐTNN, giới thiệu về các KCN Hà Nội. Thời gian qua, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã phối hợp với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN hướng dẫn các nhà ĐTNN tìm hiểu môi trường đầu tư, lập dự án đầu tư, thực thiện phóng sự giới thiệu về Ban quản lý và các KCN trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, đã có một đĩa CD giới thiệu về Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội. Nhà ĐTNN trước hết biết được những thông tin cơ bản về các thủ tục hành chính, địa điểm các KCN…để ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Để tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào các KCN Hà Nội, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư ngay trong năm 2003. Theo đó, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội sẽ thực hiện các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN; Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, đang xây dựng trang Web về thế mạnh và hoạt động của các KCN và chế xuất ở Hà Nội. Mặt khác, tăng cường tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… để trao đổi, học tập kinh nghiệm vận động thu hút đầu tư trong và ngoài nước; đề xuất với Thành phố các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động tại các KCN. Về phía thành phố Hà Nội, thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005, thành phố đã tổ chức các đoàn đi vận động đầu tư tại Hoa Kỳ, Pháp, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore… 2.3.1.4. Thẩm tra hồ sơ và cấp GCNĐT cho các dự án FDI vào các KCN Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập để quản lý các KCN và chế xuất trên địa bàn. Ban quản lý hoạt động theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào KCN. Nhà đầu tư đến nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Sau khi kiểm tra, đối chiếu với quy trình giải quyết thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai. (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) Hình 2.4: Quy trình thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” ở các KCN và chế xuất Hà Nội Đối với những dự án thuộc diện đăng ký, khi hồ sơ dự án đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật, chuyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25024.doc
Tài liệu liên quan