Luận văn Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

CÔNG BẰNG XÃ HỘI . 6

1.1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . 6

1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và Phát triển bền vững. 6

1.1.2. Bất bình đẳng xã hội và Công bằng xã hội . 9

1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . 12

1.2.1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế . 12

1.2.2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội . 13

1.3. Các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . 19

1.3.1. Mô hình “Công bằng trước – Tăng trưởng sau” . 20

1.3.2. Mô hình “Tăng trưởng trước – Công bằng sau” . 21

1.3.3. Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” . 23

1.4. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và công bằng xã hội . 24

1.4.1. Trung Quốc . 24

1.4.2. Hàn Quốc . 27

1.4.3. Nhật Bản . 29

1.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh

tế với công bằng xã hội . 31

1.5.1. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội. 31

1.5.2. Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy . 32

1.5.3. Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế. 32

1.5.4. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm

đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững . 33

Tóm tắt chương 1 . 34

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (1995 – 2009) . 35

2.1. KHÁI LƯỢC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI THỊ XÃ BÀ RỊA . 35

2.1.1. Về lĩnh vực kinh tế . 35

2.1.2. Về xã hội . 36

2.1.3. Các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của thị xã Bà Rịa. 37

2.2. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 38

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người . 38

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 39

2.2.3. Vốn đầu tư phát triển . 43

2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội . 45

2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa

(1995-2009). 47

2.3.1. Về lao động và việc làm . 47

2.3.2. Về giáo dục và đào tạo . 48

2.3.3. Về y tế . 50

2.3.4. Về xóa đói – giảm nghèo và an sinh xã hội . 51

2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa . 53

2.4. Những yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công

bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 55

2.4.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng . 55

2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng. 58

Tóm tắt chương 2 . 61

Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM

KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 . 62

3.1. Những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết

hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . 62

3.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về

tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội (2010 – 2020) . 65

3.2.1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . 65

3.2.2. Định hướng và mục tiêu của thị xã Bà Rịa . 66

3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công

bằng xã hội tại Thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020 . 68

3.3.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng

trưởng . 68

3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách

phát triển . 73

3.3.3. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và

cán bộ-công chức . 83

Tóm tắt chương 3 . 85

KẾT LUẬN . 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bà Rịa giai đoạn 1995 - 2009 là tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao, đạt bình quân 18,80 %/năm. Trong giai đoạn này, năm 1996 đạt mức thấp nhất là 7,78%; năm 1999 và năm 2006 đạt mức cao nhất là 27,72% và 25.39%. Đặc biệt, giai đoạn 1998-2004, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 20,82 %. Trong vòng 15 năm (1995-2009), GDP của Thị xã (theo giá so sánh 1994) đã tăng từ 392.805 triệu đồng năm 1995 lên 4.325.487 triệu đồng năm 2009, tăng 11 lần (phụ lục 2.2.1). (Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã qua các năm; tổng hợp và tính toán của tác giả) Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người từ 305 USD năm 1995 (theo giá thực tế) lên 639 USD năm 2000, vượt ngưỡng 1.000 USD vào năm 2004 là 1.121 USD và vượt ngưỡng Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP của thị xã Bà Rịa 1996-2009 7.78% 14.21% 24.03% 17.92% 17.98% 19.22% 20.46% 18.47% 12.43% 25.39% 17.46% 20.84% 19.28% 27.72% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T ốc đ ộ 39 2.000 USD vào năm 2008 là 2069 USD và năm 2009 là 2.440 USD, tăng gấp 8 lần so với năm 1995. Tính bình quân trong giai đoạn 1995-2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) của Thị xã là 16,16%. (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm) 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2.2.1. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ Tăng trưởng kinh tế cao của thị xã Bà Rịa trong thời gian qua là kết quả của sự chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 20,17%/năm, cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2009 đạt tỷ trọng 62,91%, so với năm 1995 tăng 12,95% (phụ lục 2.4.1.2). Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng hiện nay (tính theo giá thực tế) tăng liên tục từ 60,82% GDP năm 1995 lên 70,02% Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP/người của thị xã Bà Rịa 1995-2009 305 343 387 409 474 639 713 818 968 1121 1323 1540 1776 2069 2440 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm G D P /n gư ời ( U SD ) 40 năm 2004 và 71,39% năm 2007, đến năm 2009 giảm còn 65,77% GDP, nhưng vẫn cao hơn 4,95% so với năm 1995. Đặc biệt, ngành xây dựng có những bước phát triển khá, việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở có nhiều tiến bộ theo hướng hiện đại. Riêng khu vực dịch vụ có bước phát triển cả về qui mô, ngành nghề và thị trường. Giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) của các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,83%/năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ (tính theo giá thực tế) từ 25,27% GDP năm 1995- tăng 26,38% năm 1999- giảm còn 24,21% năm 2000 và giảm dần còn 22,14% năm 2006, đến năm 2007 tăng 22,86% và năm 2009 tăng mạnh lên 29,13% GDP (cao hơn 3,86% so với năm 1995). Một số ngành dịch vụ phát triển khá như: vận tải, bưu chính-viễn thông, khách sạn, ăn uống, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo…Điều này cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã đã bắt đầu chuyển dịch theo xu hướng hiện đại. Biểu đồ 5: Cơ cấu (%) ngành kinh tế theo giá thực tế của Thị xã (Nguồn : Niên giám Thống kê Thị xã ) Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp có phát triển tích cực; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 60.82 62.27 62.61 62.72 64.15 66.94 67.88 69.13 69.19 70.02 69.97 71.23 71.39 67.15 65.77 25.27 25.52 25.66 26.12 26.38 24.21 23.93 23.69 23.73 22.57 22.69 22.14 22.86 27.5 29.13 12.21 11.74 11.16 9.47 8.85 8.19 7.17 7.08 7.42 7.34 6.63 5.76 5.35 5.1 13.91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 CN DV NN 41 8,11%/năm. Các sản phẩm như rau-cải, trái cây, thịt xô các loại, cá, tôm tươi sống, trứng gia cầm..có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường do giá cả phải chăng và chất lượng bảo đảm. Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (tính theo giá thực tế) trong GDP giảm liên tục: từ 13,91% GDP năm 1995 giảm còn 7,08% năm 2003, chỉ tăng nhẹ 7,42% năm 2004 và tiếp tục giảm còn 5,10% GDP năm 2009 (giảm 8,81% so với năm 1995). Đây là xu hướng tiến bộ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế (phụ lục 2.2.2.1). 2.2.2.2. Cơ cấu lao động và cơ cấu dân số đã có sự chuyển dịch tích cực Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra sự phân công lao động xã hội mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biểu đồ 6: Cơ cấu lao động (%) theo ngành kinh tế của Thị xã qua các năm 47.38 34.5 41 33.01 23.54 29.32 37.79 37.79 35.46 37.67 14.83 27.71 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1995 2000 2005 2009 Năm C ơ cấ u la o độ ng Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã - Tác giả tổng hợp và tính toán) 42 Cụ thể là so với năm 1995, tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 52,62% năm 1995 lên 66,99% năm 2009 (trong đó, khu vực dịch vụ, tỉ trọng lao động giảm nhẹ 0,12% từ 37,79% năm 1995 xuống còn 37,67% năm 2009); thay vào đó là tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp từ 47,38% đã giảm 14,37% còn 33,01% năm 2009. Nhìn chung, cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động xã hội làm cho dân số thành thị ở Thị xã tăng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa. Biểu đồ 7: Phát triển dân số thành thị của thị xã Bà Rịa qua các năm 68.189 79.691 85.959 93.576 39.482 46.333 61.053 65.556 0 20 40 60 80 100 1995 2000 2005 2009 N ăm Đơn vị tính: người DS nông thôn DS thành thị Dân số TB (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm) Năm 1995, thị xã Bà Rịa có 8 xã, phường với dân số trung bình là 68.189 người, trong đó cơ cấu dân số thành thị là 39.482 người, chiếm tỷ trọng 57,90%. Đến năm 2009, thị xã Bà Rịa có 11 xã, phường với dân số trung bình là 93.576 người, trong đó cơ cấu dân số thành thị là 65.556 người, chiếm tỷ trọng 70,06%; tương ứng dân số nông thôn từ 28.707 người năm 43 1995, chiếm 42,10% giảm còn 28.020 người năm 2009, chiếm 29,94%. So với năm 1995, dân số trung bình của Thị xã năm 2009 tăng 1,37 lần và thấp hơn mức tăng dân số thành thị (năm 2009 so với năm 1995 mức tăng dân số thành thị là 1,66 lần). Thị xã Bà Rịa đã được công nhận là đô thị loại III (theo quyết định số 574/QĐ-BXD ngày 16-4-2007 của Bộ Xây dựng) và đang phấn đấu vươn lên đô thị loại II, tương xứng với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới. 2.2.3. Vốn đầu tư phát triển Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (của Trung ương, Tỉnh và Thị xã) đã tập trung cho những mục tiêu quan trọng như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xóa đói - giảm nghèo , văn hóa và thể dục, thể thao, chỉnh trang đô thị…Qua đó, đã góp phần tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế, làm tăng cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và do vậy tác động đến công bằng xã hội. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995-2009 giữ vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng bình quân 18,73%/năm trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước của Thị xã (năm 2005, đạt tỷ trọng cao nhất là 37,80% và năm 2000 đạt tỷ trọng thấp nhất là 2,49%). Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Thị xã còn kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (như Cty Hanshin VINA, Cty Master Interprise Hồng Kông…). Đầu tư ngoài quốc doanh ở Thị xã hiện nay tập trung chủ yếu là triển khai các dự án đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cụm cảng Bà Rịa, đầu tư khai thác mỏ đất san lấp, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, chung cư, nhà ở….. 44 Biểu đồ 8: Tỷ trọng (%) chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 24.06 18.56 24.76 14.49 2.49 18.49 2.83 6.03 37.8 30.03 20.92 27.11 35.02 10.28 8.15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa từ 1995 đến 2009, Tác giả tổng hợp) Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá thực tế) so với GDP của Thị xã tăng nhanh, tính bình quân trong giai đoạn 1995-2009 đạt 09,92%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2005 - 2009 đạt bình quân một năm là 17,86% (phụ lục 2.2.3). Riêng năm 2009, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá thực tế) là 909.521 triệu đồng, chiếm 15,20% GDP; trong đó, cơ cấu nguồn vốn: do Trung ương quản lý là 40.572 triệu đồng- chiếm 4,46% tổng số vốn đầu tư, do Tỉnh quản lý là 145.082 triệu đồng- chiếm 15,95% tổng số vốn đầu tư, do Thị xã quản lý là 363.370 triệu đồng- chiếm 39,95% tổng số vốn đầu tư, còn lại nguồn vốn ngoài quốc doanh là 360.497 triệu đồng- chiếm 39,64% tổng số vốn đầu tư. 45 Không chỉ tăng khối lượng vốn đầu tư, mà việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của Thị xã còn đạt hiệu quả cao. Tính bình quân trong giai đoạn 1996- 2009 hệ số ICOR của Thị xã là 0,56 : thấp nhất là năm 1998 với ICOR= 0,16 và cao nhất là năm 2005 với ICOR= 1,80; năm 2009 là 0,79 (Phụ lục 2.2.3). 2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội của Thị xã trong những năm qua tăng khá cao: năm 1995 là 9,019 Triệu đồng/người/năm, năm 2000 là 21,650 Triệu đồng, năm 2005 là 51,225 Triệu đồng và năm 2009 là 87,297 Triệu đồng/người/năm, gấp 9,68 lần so với năm 1995. Bảng 2.2.4: Năng suất lao động xã hội của Thị xã qua các năm Năm 1995 2000 2005 2009 GDP tăng thêm- giá thực tế (Triệu đồng) 228.583 724.868 1.787.398 3.997.687 Lao động đang làm việc (ngàn người) 25,344 33,481 34,893 45,794 Năng suất lao động (Triệu đồng/người/năm) 9,019 21,650 51,225 87,297 (Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã và tác giả tính toán) Năng suất lao động xã hội phân theo khu vực kinh tế của Thị xã - tính theo giá trị tăng thêm (giá thực tế) năm 2009, cụ thể là: - Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản với 15.118 lao động đang làm việc, có giá trị tăng thêm là 193.524 triệu đồng, đạt năng suất lao động là 12,801 triệu đồng/lao động/năm; 46 - Khu vực công nghiệp-xây dựng với 13.428 lao động đang làm việc có giá trị tăng thêm là 2.514.761 triệu đồng đạt năng suất lao động là 187,277 triệu đồng/lao động/năm; - Khu vực thương mại-dịch vụ với 17.248 lao động đang làm việc có giá trị tăng thêm là 1.289.405 triệu đồng đạt năng suất lao động là 74,757 triệu đồng/lao động/năm. Một số ngành có năng suất lao động cao hơn mức bình quân năng suất lao động xã hội của Thị xã hiện nay (87,297 triệu đồng/lao động/năm) là: + Sản xuất, phân phối điện-nước, đạt năng suất lao động là 3.408,164 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 39,04 lần năng suất lao động của Thị xã. + Tài chính, tín dụng, đạt năng suất lao động là 277,613 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 3,18 lần năng suất lao động của Thị xã. + Công nghiệp khai thác mỏ, đạt năng suất lao động là 170,700 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 1,96 lần năng suất lao động của Thị xã. + Xây dựng, đạt năng suất lao động là 123,829 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 1,42 lần năng suất lao động của Thị xã. Qua đó, có thể nói các ngành có năng suất lao động cao, đóng góp đáng kể giá trị tăng thêm vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã chính là những ngành: ứng dụng khoa học-công nghệ cao (sản xuất, phân phối điện-nước); dịch vụ chất lượng cao (tài chính-ngân hàng); và thâm dụng lao động ( xây dựng, khai thác tài nguyên). Vì vậy, tiến bộ công nghệ và nguồn nhân lực chính là những nhân tố quyết định nâng cao năng suất lao động xã hội (phụ lục 2.2.4). 47 2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa (1995-2009) 2.3.1. Về lao động và việc làm Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao hơn, chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang những việc làm có năng suất cao hơn trong khu vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ. Hiện nay, lao động trong độ tuổi của Thị xã là 64.280 người chiếm 68,69% dân số, chứng tỏ nguồn nhân lực trẻ. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 45.794 người, chiếm 71,24% lao động trong độ tuổi và so với số lượng lao động đang làm việc năm 1995 tăng 1,8 lần. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế như sau (phụ lục 2.2.2.2): + Khu vực công nghiệp-xây dựng có 13.428 lao động, chiếm tỷ trọng 29,32% (so với năm 1995 tăng 14,49% và tính theo số lượng lao động tăng 3,57 lần) + Khu vực thương mại-dịch vụ có 17.248 lao động, chiếm tỷ trọng 37,67% (so với năm 1995 giảm 0,12%, nhưng tính theo số lượng lao động thì tăng 1,8 lần). + Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản có 15.118 lao động, chiếm tỷ trọng 33,01% (so với năm 1995 giảm 14,37%, nhưng tính theo số lượng lao động thì tăng 1,26 lần). Các ngành thu hút nhiều lao động: trên 4 ngàn người bao gồm công nghiệp chế biến (8.141 người), thương nghiệp-dịch vụ (7.449 người), xây dựng (4.465 người); và các ngành sử dụng trên 1 ngàn và dưới 4 ngàn người bao gồm khách sạn nhà hàng (3.288 người), giáo dục (1.469 người), vận tải (1.307 người) và quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (1.110 người). 48 2.3.2. Về giáo dục và đào tạo Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra khả năng tăng thu ngân sách. Nhờ vậy, chi ngân sách cho giáo dục được quan tâm và đạt tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2001- 2009, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước của Thị xã đạt bình quân hàng năm là 19,25 %, mức thấp nhất là 15,81% năm 2006 và mức cao nhất là 26,09% năm 2004. Tính theo số tuyệt đối thì ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục tại Thị xã tăng nhanh: năm 2001 là 10.885 triệu đồng, năm 2003 là 18.210 triệu đồng, năm 2005 là 24.435 triệu đồng, năm 2007 là 30.622 triệu đồng, năm 2008 là 31.602 triệu đồng và năm 2009 là 37.832 triệu đồng. Biểu đồ 9: Tỷ trọng (%) chi cho giáo dục trong cơ cấu chi NSNN của Thị xã 17.67 19.55 25.19 26.09 18.64 15.81 18.3 16.6 15.37 0 5 10 15 20 25 30 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã và tính toán của Tác giả) 49 Qua đó, cơ hội tiếp cận giáo dục của nhân dân ngày càng mở rộng: mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở hầu hết các xã, phường. Đến nay, ở Thị xã có 10 trường mầm non và 8 cơ sở giáo dục mầm non tư thục; 11 xã, phường có 13 trường tiểu học công lập; 7/11 xã, phường có trường trung học cơ sở công lập; số trường trung học phổ thông công lập là 3 và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp. Ngoài ra, mỗi xã, phường đều có trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng. Số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 20/34 trường, đạt tỉ lệ 58,82% (bao gồm 7/10 trường mầm non, 7/13 trường tiểu học, 5/7 trường trung học cơ sở và 1/4 trường trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên). Hằng năm ở Thị xã đều tiến hành chống xuống cấp (trường, lớp), bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc phục vụ dạy và học. Tỷ lệ biết chữ và nhập học giáo dục các cấp ngày càng tăng. Do cơ sở trường, lớp được mở rộng đều khắp phường, xã đã tạo điều kiện, cơ hội học tập thuận lợi cho con em nhân dân địa phương. Kết quả huy động hàng năm: tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ từ 11-14 tuổi học xong Tiểu học đạt 98,4%; tỷ lệ trẻ học xong Tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS 2009 đạt 99,01%; tỷ lệ người 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 90,8%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2009 đạt 75,35%. Số học sinh nhập học phổ thông đạt 1.972 người/1 vạn dân. Các trường công lập giữ vai trò nồng cốt trong việc hoàn thành và duy trì được hàng năm kết quả phổ cập giáo dục: toàn Thị xã đã hoàn thành công tác xóa mù chữ vào năm 1994, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học năm 1996, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003. Hiện nay, Thị xã đang thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tạo nhiều cơ hội học tập đa dạng. Việc huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hóa đã đạt một số tiến 50 bộ. Một số trường dân lập, tư thục ở các bậc học mầm non, dạy nghề đã được thành lập. Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn Thị xã còn có 1 trường Cao đẳng Sư phạm công lập, 1 trường Trung học chuyên nghiệp của Công an Biên phòng, 1 trường Cao đẳng nghề tư thục, 1 trường Trung học chuyên nghiệp (chi nhánh của Đại học tư thục Hồng Bàng), một số lớp liên kết đào tạo (vừa làm, vừa học) với các Trường Cao đẳng, Đại học (trong và ngoài Tỉnh), một số cơ sở tư nhân dạy tin học, ngoại ngữ…Qua đó, hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thị xã ngày càng được hoàn thiện với các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, với nhiều loại hình, phương thức giáo dục.. tạo nhiều cơ hội học tập đa dạng cho nhân dân. 2.3.3. Về y tế Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện đầu tư và phát triển hệ thống y tế. Qui mô và năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn Thị xã hiện có 141 cơ sở khám, chữa bệnh và 44 hiệu thuốc (cơ sở dược)- bao gồm: 1 bệnh viện đa khoa (500 giường) của Tỉnh, 1 Trung tâm Y tế của Thị xã (có 111 cán bộ y tế-trong đó có 17 Bác sĩ, Nha sĩ), 8/11 phường xã có trạm y tế (40 giường) và 131 phòng mạch tư nhân. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển tại các xã, phường (hoặc liên phường) và có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với đủ bác sĩ, nữ hộ sanh, y sĩ sản nhi công tác tại trạm y tế; mạng lưới y tế thôn ấp như tổ cấp cứu và nhân viên sức khỏe cộng đồng được mở rộng các khu phố, ấp. Người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng hơn. Trung tâm y tế thị xã Bà Rịa được quan tâm đầu tư có đủ phương tiện, thiết bị khám chữa bệnh với mô hình một cửa, một dấu, không để bệnh nhân ngồi chờ lâu quá 15 phút đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người dân tộc, người 51 nghèo, cấp 8.631 thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền miễn phí hàng năm trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, Trung tâm y tế còn tổ chức khám chữa bệnh tại nhà và cấp thuốc miễn phí hàng tháng cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Việc phòng, chống HIV/AIDS được quan tâm. Hoạt động các chương trình y tế quốc gia hằng năm đạt kế hoạch trên giao. Ngoài công tác khám chữa bệnh ra, các bác sĩ ở Trung tâm Y tế Thị xã còn tham gia các chương trình y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm như lao, phong, sốt xuất huyết, sốt rét…đã được khống chế và giảm rõ rệt qua từng năm. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng cao nhờ triển khai tại chỗ các khâu xét nghiệm ban đầu như: siêu âm, điện tim. Số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đủ mũi đạt chỉ tiêu giao, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được thường xuyên quan tâm với nhiều biện pháp phục hồi và giảm từ 1-2% mỗi năm; công tác chăm sóc sức khỏe người mẹ về kế hoạch hóa gia đình, về nuôi dạy trẻ..có nhiều tiến bộ. 2.3.4. Về xóa đói – giảm nghèo và an sinh xã hội Tăng trưởng kinh tế là tốt cho người nghèo. Thật vậy, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao đã tạo điều kiện về vật chất giúp xóa đói - giảm nghèo tại thị xã Bà Rịa đạt nhiều kết quả tiến bộ. Trong giai đoạn 1995-2005, chuẩn nghèo được xác định là 25 kg gạo/người/tháng (thông báo 1751/BLĐTBXH ngày 20/5/1997), sau đó chuẩn nghèo được xác định là mức thu nhập dưới 150.000đ /người / tháng đối với khu vưc thành thị, dưới 100.000đ/ người/ tháng với vùng nông thôn (theo quyết định: 1143/QĐ/LĐTBXH ngày 01/10/2000). Theo số liệu điều tra tháng 4/2001, số hộ nghèo trên địa bàn Thị xã có mức thu nhập dưới chuẩn quy định là 1.625 hộ với 7.262 nhân khẩu, chiếm 9,38% trên tổng số hộ nghèo hiện có 52 được điều tra xác định. Từ cuối tháng 12 năm 2005 đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn Thị xã qua điều tra được xác định theo quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ là 1.930 hộ – 8.859 khẩu, chiếm tỷ lệ 10,74%, theo Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 22/3/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc quy định mức chuẩn nghèo của Tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 4.264 hộ-19.120 khẩu, chiếm tỷ lệ 23,72% trên tổng số hộ dân trên toàn địa bàn (chuẩn nghèo của Tỉnh là 400.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn). Nguyên nhân nghèo được xác định bao gồm: thiếu vốn, có người ốm tàn tật, đông người ăn theo, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn… Ngày 01/03/2006 Ban Thường vụ thị ủy Bà Rịa đã ra Nghị quyết 02-NQ/TXU và Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Hội đồng nhân dân, UBND, UB Mặt trận và các tổ chức đoàn thể-xã hội, các ban ngành, các doanh nghiệp từ Thị xã đến các xã, phường đều có kế hoạch và tham gia tích cực trong công tác xóa đói-giảm nghèo. Bằng nhiều hình thức trợ giúp cụ thể và thiết thực như: giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, chuyển giao kỹ thuật-công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn, cho 1.865 hộ vay vốn sản xuất-kinh doanh với kinh phí là 17,043 tỷ đồng, cấp 17.867 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí, cấp học bổng, cho vay ưu đãi đối với học sinh-sinh viên con hộ nghèo, trẻ em mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân tộc, vận động xây dựng và sữa chữa 136 căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa với tổng kinh phí là 1,050 tỷ đồng…và đã có hàng ngàn hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2009, số hộ nghèo nói chung của Thị xã (bao gồm cả nghèo phi lương thực, thực phẩm) còn lại trên địa bàn được xác định là 217 53 hộ, đạt tỷ lệ là 0,87% số hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh. Thị xã phấn đấu hết năm 2010 sẽ xóa 100% số hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh. An sinh xã hội được quan tâm. Thị xã luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang…nhất là trong các dịp Lễ, Tết (trợ cấp ưu đãi một lần). Thị xã đã thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội…đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, tạo lòng tin đối với cán bộ và nhân dân. Ngoài ra, Thị xã đã tích cực thực hiện công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi cho các đối tượng xã hội. Số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn quản lý được là 134 người, trong đó có 52 đối tượng bắt buộc đưa đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội của Tỉnh (năm 2009). 2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa Tại Thị xã đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa-xã hội, xây dựng Thị xã từng bước trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, xanh và sạch. Tính từ năm 1995 đến nay, thị xã Bà Rịa đã đầu tư 524 công trình với tổng vốn đầu tư là 1.771,6 tỷ đồng. Trong đó, nâng cấp và làm mới 40 km đường bê tông nhựa, gần 2.500 km đường láng nhựa và gần 100 km đường cấp phối ở khu vực nông thôn. Hiện nay, các trục giao thông chính của Thị xã vào các phường, xã đều được láng nhựa hoặc bê tông hóa. Bên cạnh đó là các công trình phúc lợi công cộng được mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Trụ sở làm việc của cơ quan, các xã, phường và trụ sở các khu phố - ấp đã được đầu tư xây dựng mới; 100% xã, phường đều có điện với 5. 479 cây đèn chiếu sáng được lắp đặt, tỷ lệ dân số được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước sạch đạt 54 100 % trên tổng dân số; hệ thống cây xanh, thoát nước và chiếu sáng công cộng được xây dựng đồng bộ; 100% xã, phường đều được phủ sóng truyền thanh-truyền hình, số máy điện thoại đạt bình quân 25 cái/100 dân; các sơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp và trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng được xây dựng và phát triển nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập tại chỗ của nhân dân; các xã- phường hoặc liên phường đều có trạm y tế, 100% trạm y tế đều có y, bác sĩ và nữ hộ sinh; 100% xã, phường có chợ và 1 Trung tâm thương mại của Thị xã. Hiện nay, Thị xã đang triển khai các dự án đầu tư khu nhà ở (khu nhà ở cao cấp kết hợp du lịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57247364-luan-van-thac-si-kinh-te-mai-van-nghia-2-6527.pdf
Tài liệu liên quan