Khoa học và công nghệ là nguồn lực kinh tế hàng đầu nâng cao năng suất lao động, tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, và là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian qua các cấp chính quyền và bản thân các các doanh nghiệp luôn nhận thức được vấn đề đó. Tỉnh đã có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhưng do năng lực về vốn hạn chế nên nhìn chung nhiều doanh nghiệp khó thực hiện. Ngoại trừ dây chuyền chế biến Zicon siêu mịn được xem là hiện đại của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (tuy nhiên dây chuyền này vẫn chưa tạo ra được sản phẩm cuối cùng), còn lại đa số công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh vẫn phải sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy. Các cơ sở sản xuất nói trên có quy mô nhỏ, giải quyết việc làm cho một phần nhỏ lao động của tỉnh. Đặc điểm này trước hết xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuý, trình độ sản xuất lạc hậu, thị trường nhỏ bé, chưa có sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện tại trên địa bàn của tỉnh chưa có một doanh nghiệp công nghiệp lớn của Trung ương làm chỗ dựa và đòn bẩy để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh phát triển. Trong khi đó số doanh nghiệp công nghiệp của địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đủ sức để làm động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo yêu cầu đặt ra. Toàn tỉnh hiện nay có 42 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chiếm 4,8% số doanh nghiệp trong toàn tỉnh.
Số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Hà Tĩnh vì ở đây có điều kiện đầu tư thuận lợi hơn. Hai huyện Nghi Xuân và Thạch Hà mỗi huyện có 4 doanh nghiệp; thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh mỗi huyện có 3 doanh nghiệp; Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn mỗi huyện có 2 doanh nghiệp; hai huyện Cẩm Xuyên và Hương Khê mỗi huyện có 1 doanh nghiệp. Riêng huyện Vũ Quang không có doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nào. Điều đáng nói là những địa phương có khả năng phát triển công nghiệp do có lợi thế về tài nguyên và lao động thì số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lại rất ít.
Tóm lại, công nghiệp của tỉnh trong thời gian vừa qua phát triển một cách chậm chạp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp hơn nhiều so với các địa phương và bình quân chung của cả nước. ở Hà Tĩnh hiện tại thiếu những cơ sở công nghiệp lớn để làm mũi đột phá kích thích các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển sản xuất. Mặc dù thời gian vừa qua nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn, Hà Tĩnh đã huy động được một số nguồn vốn lớn từ Trung ương, địa phương và các tầng lớp dân cư khác. Song, nhìn chung, quy mô vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu để mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguồn vốn của các doanh nghiệp nói chung và của các cơ sở sản xuất công nghiệp nói riêng có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2004 tổng mức vốn đầu tư đã tăng 2 lần so với năm 2001. Bình quân số vốn của một doanh nghiệp là 1.400 triệu đồng, trong khi đó số vốn bình quân của một doanh nghiệp ở Nghệ An và Thanh Hoá là 1.800 triệu đồng... Một điều đáng chú ý là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Hà Tĩnh chủ yếu tập trung ở tài sản cố định, vốn lưu động để kinh doanh rất nhỏ. Trừ các doanh nghiệp nhà nước được sự đầu tư của địa phương và Trung ương, còn một số doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân nguồn vốn chủ yếu là vay mượn bạn bè, họ hàng... Do quy mô sản xuất ban đầu nhỏ, nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất hàng năm.
Sở dĩ nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp còn thấp là:
- Hà Tĩnh vốn là một tỉnh nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh (1991) cho đến những năm cuối thập kỷ 90 (thế kỷ XX), Hà Tĩnh vẫn phải tập trung giải quyết vấn đề an ninh lương thực để ổn định xã hội. Do đó, nguồn thu nội địa rất hạn chế. Năm 1991, thu ngân sách trên địa bàn đạt 17 tỷ đồng, năm 2005 mặc dù thu ngân sách đã tăng đáng kể và đạt 435 tỷ đồng, nhưng nhìn chung Hà Tĩnh vẫn còn trong tốp những tỉnh có nguồn thu trên địa bàn thấp nhất cả nước, đang phải dựa vào phần lớn từ hỗ trợ của ngân sách trung ương. Nguồn thu tại địa phương mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu chi ngân sách của tỉnh hàng năm. Thực trạng đó cho thấy khả năng để đầu tư cho phát triển công nghiệp từ nguồn ngân sách của địa phương là khó khăn. Trong khi đó sản xuất công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn.
- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp thấp còn xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Do quy mô vốn đầu tư ban đầu thấp, phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thị trường trong nước và quốc tế, nên doanh thu và giá trị gia tăng của doanh nghiệp công nghiệp Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến khả năng tích luỹ của các cơ sở sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé, vì vậy đầu tư để tái sản xuất mở rộng khó khăn.
- Việc thu hút luồng vốn từ ngoài nước vào Hà Tĩnh còn hạn chế. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách để thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, nhưng Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều rủi ro về thiên tai, đất đai kém màu mỡ, thị trường nội địa nhỏ bé, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước..., điều đó làm cho Hà Tĩnh khó thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài so với các địa phương.
Tính đến hết năm 2005, nguồn vốn ODA vào Hà Tĩnh đạt 81,6 triệu USD, chiếm khoảng 14,5% tổng vốn ODA toàn vùng Bắc Trung bộ, đứng thứ 5 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ.
Tính đến tháng 3/2005 đã có 7 dự án FDI đăng ký đầu tư tại Hà Tĩnh, với số vốn đăng ký đạt 30,6 triệu USD, chiếm gần 2,4% vốn đăng ký trong vùng Bắc Trung Bộ và 0,07% vốn đăng ký trên cả nước. Tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp và bằng 5,2% vốn đăng ký. Trong khi đó vốn thực hiện trong vùng Bắc Trung Bộ đạt 53% (gấp hơn 10 lần của Hà Tĩnh) và của cả nước là 46,82% [64, tr.19]. So với nhiều địa phương và bình quân chung của cả nước, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng và số vốn đăng ký. Đồng thời mức độ giải ngân cũng thấp nhất vùng.
2.1.2.3. Công nghệ sản xuất công nghiệp lạc hậu, trình độ quản lý và nguồn lao động còn hạn chế
Khoa học và công nghệ là nguồn lực kinh tế hàng đầu nâng cao năng suất lao động, tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, và là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian qua các cấp chính quyền và bản thân các các doanh nghiệp luôn nhận thức được vấn đề đó. Tỉnh đã có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhưng do năng lực về vốn hạn chế nên nhìn chung nhiều doanh nghiệp khó thực hiện. Ngoại trừ dây chuyền chế biến Zicon siêu mịn được xem là hiện đại của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (tuy nhiên dây chuyền này vẫn chưa tạo ra được sản phẩm cuối cùng), còn lại đa số công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh vẫn phải sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
Cũng cần nhận thấy rằng thời quan qua Hà Tĩnh có nhận được một số dự án đầu tư chế biến nông - lâm - thủy sản của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhưng do công nghệ sản xuất không phù hợp, không tính toán hết khả năng giữa công suất nhà máy với việc quy hoạch vùng cung cấp nguyên liệu nên các dự án hoạt động không có hiệu quả. Do các yếu tố sản xuất thiếu sự phù hợp nên sau khi đi vào hoạt động một thời gian, một số nhà máy buộc phải di dời hoặc sản xuất một cách cầm chừng.
Do công nghệ sản xuất lạc hậu, nên hầu hết các sản phẩm công nghiệp của Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở sơ chế, sau đó sản phẩm được chuyển sang các địa phương khác để hoàn thiện. Các doanh nghiệp công nghiệp của Hà Tĩnh chỉ đóng vai trò là gia công cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiệu quả kinh tế vì thế không cao. Do máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu, nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá rất hạn chế. Mặt khác công nghệ sản xuất lạc hậu đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Hà Tĩnh là địa phương có nguồn lực lao động dồi dào, nhưng lực lượng lao động trong các cơ sở công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2004, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống chiếm 80%. Số lao động được đào tạo phần lớn được thực hiện dưới hình thức các cơ sở sản xuất tự đào tạo. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn. Hiện tại Hà Tĩnh có khoảng 200 người có trình độ thạc sĩ trở lên đang làm việc tại địa phương. Trong số đó chủ yếu là những người hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất, chỉ có số ít làm việc trong khu vực sản xuất trực tiếp. Mặc dù Hà Tĩnh được xem là nơi có truyền thống hiếu học, hàng năm có nhiều sinh viên đậu vào các trường đại học, ngoài ra còn có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia là con em Hà Tĩnh đang làm việc ở khắp mọi miền đất nước, nhưng số lượng, chất lượng, nguồn lao động quản lý và công nhân kỹ thuật đang làm việc tại địa phương thì rất hạn chế.
Có thể khẳng định rằng, sự lạc hậu về công nghệ sản xuất, sự yếu kém trong công tác quản lý và trình độ tay nghề của người lao động còn thấp là nhân tố cản trở khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp ở Hà Tĩnh hiện nay. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc đổi mới, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại và nâng cao trình độ cho người lao động là rất cấp thiết.
2.1.3. Những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết để tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh
2.1.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải phát triển công nghiệp với khả năng hạn chế của địa phương
Hà Tĩnh là tỉnh có những lợi thế về tài nguyên, lao động để phát triển công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp nặng như công nghiệp khai thác quặng sắt, công nghiệp luyện kim và chế tạo, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển... Những ngành công nghiệp này đòi hỏi nguồn vốn lớn và trình độ công nghệ sản xuất hiện đại, cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến... Chẳng hạn để khai thác mỏ sắt Thạch Khê cần phải có một lượng vốn là 430 triệu USD; nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu Vũng áng cần khoảng 40 triệu USD; xây dựng khu luyện thép liên hợp cần 3,5 tỷ USD, xây dựng nhà máy chế biến Pigment cần vốn là 100 triệu USD... Với những lượng vốn như vậy khả năng của địa phương rất khó đáp ứng. Điều này chỉ có thể giải quyết được khi địa phương có chính sách để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước nhất là sự hỗ trợ của Trung ương, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. Có như vậy Hà Tĩnh mới có thể tạo đột phá để phát triển công nghiệp. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất cần giải quyết hiện nay.
2.1.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém và không đồng bộ
Công nghiệp muốn phát triển được thì đòi hỏi phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển tốt và đồng bộ. Đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và mở rộng khả năng hội nhập với bên ngoài. Thời gian qua nhờ sự đầu tư của Trung ương, địa phương và các dự án đầu tư từ bên ngoài, mạng lưới giao thông vận tải của Hà Tĩnh đã phát triển khá toàn diện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Hà Tĩnh có đầy đủ đường sắt, đường bộ và đường biển, mật độ tương đối cao, nhưng chất lượng còn thấp và phân bố không đều. Phía Tây Nam, phía Nam và một số vùng ven biển Hà Tĩnh giao thông kém phát triển, do địa hình dốc, chia cắt mạnh và nhu cầu trao đổi hàng hoá thấp. Phía Đông Bắc Hà Tĩnh mạng lưới giao thông khá phát triển. Hà Tĩnh muốn tạo đột phá trong phát triển công nghiệp thì cần phải ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải theo hướng tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là các tuyến giao thông liên tỉnh, liên vùng. Chỉ có như vậy Hà Tĩnh mới có thể thúc đẩy công nghiệp phát triển đạt mục tiêu đề ra.
Hệ thống cấp điện, cấp nước thời gian qua đã được tỉnh đầu tư đúng mức, đáp ứng về cơ bản nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên trong thời gian tới nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng lên, do sản xuất công nghiệp phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao, vì thế hệ thống điện cần phải được tăng cường đầu tư hơn nữa. Dự báo nhu cầu sử dụng điện giai đoạn 2011 - 2020 vào khoảng 1.437kwh. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trên trong phạm vi toàn tỉnh, thời gian tới cần phải cải tạo và phát triển mạng lưới điện trong phạm vi toàn tỉnh.
Nước có vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt ở Hà Tĩnh hiện nay. Trong các năm tới sản xuất công nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân nâng lên thì nhu cầu về nước là rất lớn. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt trên phạm vi toàn tỉnh là khoảng 2 tỷ m3/năm. Trong đó tổng nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt và đô thị và nông thôn dự tính vào khoảng 84.765 m3/ngày đêm, khu kinh tế Vũng áng đến năm 2010 cần khoảng 70.000-80.000m3/ngày đêm và năm 2020 cần 120.000-130.000m3/ ngày đêm [64, tr.80-81]. Nhưng hiện nay Hà Tĩnh mới xây dựng được một số nhà máy nước nhỏ, chỉ cấp nước cho một số khu vực đô thị của tỉnh.
Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin được xem là một trong những trụ cột của khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới. Công nghiệp rất cần có một hệ thống bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin phát triển và cần phải được ưu tiên đi trước một bước. Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực này ở Hà Tĩnh còn phát triển chậm. Mật độ điện thoại của tỉnh còn thấp hơn mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ. Hầu hết các máy điện thoại đang hoạt động đều thuộc các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp và cư dân vùng đô thị là chủ yếu. Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, mạng lưới bưu chính viễn thông cần phải được quan tâm đầu tư đúng mức.
2.1.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển công nghiệp với số lượng và chất lượng lao động hiện có
Sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có chất lượng tốt, được đào tạo cơ bản về kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ. Thuận lợi của Hà Tĩnh là có nguồn lao động trẻ, số lượng lớn, người dân Hà Tĩnh có truyền thống lao động cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, mới chỉ khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với cả nước. Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Năm 2005 81,9% lực lượng lao động làm trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, nhưng chỉ tạo ra 40,8% GDP.
Căn cứ vào mục tiêu đô thị hoá và khả năng phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn, dự báo trong các năm tới, dân số thành thị sẽ tăng khá nhanh, từ 11,1% năm 2005 lên 45 - 47% năm 2020.
Bảng 2.3: Dự báo dân số và nguồn lao động [64, tr.17]
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
Tổng dân số (1000 người)
1289,5
1312
1365
1424
- Dân số thành thị (1000 người)
142,5
328,1
478
641
% so với tổng số
11,1
25
35
45
- Dân số nông thôn (1000 người)
1147,05
984,2
887,7
783,6
- Dân số trong độ tuổi lao động (1000 người)
678,244
747,8
819
883
% so với dân số
52,59
57
60
62
- Lao động có nhu cầu việc làm (1000 người)
647,6
703
778
838
% so với tổng số
93
94
95
95
Dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 52,6% năm 2005 lên 62% năm 2020. Nhu cầu việc làm mới giai đoạn 2005-2010 cho trên 10 ngàn lao động, tương tự giai đoạn 2011 - 2015 là 15 ngàn người. Dự báo trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu chỗ làm mới có giảm nhưng cũng khoảng 10 ngàn người. Sức ép về giải quyết việc làm đang là vấn đề đặt ra cần phải quan tâm giải quyết. Muốn vậy nền kinh tế phải có nhịp độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ vào phát triển công nghiệp. Do đó ngay từ bây giờ tỉnh cần phải có một chiến lược đào tạo nghề trong tỉnh, liên kết với các trường dạy nghề của Trung ương để chuẩn bị nguồn nhân lực tốt nhất cho những dự án quan trọng sắp tới của địa phương.
2.2. những điều kiện cho phép tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của hà tĩnh
2.2.1. Xuất hiện thời cơ để tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh
Có thể khẳng định rằng ngay từ khi tái lập tỉnh (1991) tư duy lãnh đạo địa phương đã chú ý đến vấn đề phát triển công nghiệp. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 1991 - 2000 ngành công nghiệp của Hà Tĩnh nói chung vẫn phát triển một cách chậm chạp. Nguyên nhân có nhiều, nhưng thời cơ để phát triển công nghiệp ở Hà Tĩnh chưa có. Đến nay thì những điều kiện thuận lợi đã xuất hiện và cho phép Hà Tĩnh có thể đột phá trong phát triển công nghiệp để đạt mục tiêu sớm trở thành tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển và trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung vào năm 2015.
Trước hết là về môi trường thể chế, chính sách của Trung ương và địa phương: đây là điều kiện để tạo đột phá trong tư duy, trong nếp nghĩ về phát triển công nghiệp ở Hà Tĩnh. Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; xuất phát từ nhu cầu "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp", nhiều năm qua, Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ đã có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền Trung, trong đó Hà Tĩnh là một điểm nhấn. Trong số các chủ trương mang tính đột phá đó phải kể đến một số chủ trương quan trọng sau:
- Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảm đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 (ngày 16/8/2004).
- Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến 2010 (Theo Thông báo số 243/TB-VPCP ngày 24/12/2004 của Văn phòng Chính phủ).
- Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/6/2005 (Theo Thông báo số 117/TB-VPCP ngày 21/6/2005 của Văn phòng Chính phủ).
- Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ngày 10, 11/9/2005 (Theo Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 21/9/2005 của Văn phòng Chính phủ).
-ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải về các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn 2006 - 2010 (Theo Thông báo số 184/TB-VPCP ngày 28/9/2005 của Văn phòng Chính phủ).
- ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải về quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng sắt giai đoạn đến năm 2010, có xét đến 2020 và các dự án đầu tư mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (Theo Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 25/11/2005 của Văn phòng Chính phủ).
- Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Vũng áng, tỉnh Hà Tĩnh.
- Quyết định số 73/2006-QĐ-TTg ngày 04/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ngày 18/8/2006 (theo Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 30/8/2006 của Văn phòng Chính phủ).
Những chủ trương trên đã cho phép Hà Tĩnh sớm triển khai các dự án công nghiệp quan trọng, trong đó có:
- Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê: chủ trương của nhà Nhà nước ta là khai thác mỏ sắt Thạch Khê để đáp ứng nhu cầu thép trong nước, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển bền vững. Do đó, không khai thác quặng sắt để bán mà phải gắn khai thác với chế biến quặng để tạo ra sản phẩm thép các loại. Vì vậy dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê phải được tiến hành gắn liền với dự án luyện cán thép liên hợp tại cảng Vũng áng. Về hình thức đầu tư, đối với dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê do các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế trong nước đảm nhận hoặc có thể liên doanh trong nước với nước ngoài, nhưng vốn trong nước phải chiếm cổ phần chi phối. Đối với dự án luyện thép liên hợp có thể thực hiện bằng hình thức 100% vốn nước ngoài.
- Dự án xây dựng trung tâm điện lực tại khu kinh tế Vũng áng gồm 3 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 1.200MW.
- Ngoài ra còn có một số chủ trương để phát triển các ngành công nghiệp khác nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên và lao động của địa phương như công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu...
Có thể nói rằng những chủ trương trên đã tạo ra một bước đột phá trong tư duy phát triển công nghiệp cho Hà Tĩnh. Đó là cơ hội để chính quyền địa phương tích cực triển khai nhanh các dự án công nghiệp quan trọng. Từ đó tạo động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức phân công lại lao động trên địa bàn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện chủ trương chung của nhà nước về phát triển công nghiệp trên địa bàn. Tỉnh đã xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW Bộ Chính trị. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI đã nhấn mạnh "tập trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp" [17, tr.76], "phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển" và "trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của Miền Trung" [17, tr.76]. Tư duy đó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Đột phá trong tư duy phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh là cơ sở để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại địa phương. Sau khi có những chủ trương nói trên, nhiều nhà đầu tư đã đến Hà Tĩnh đặt vấn đề xin cấp phép đầu tư các dự án công nghiệp quan trọng đã được quy hoạch. Điều đó cho thấy tư duy phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh hiện nay đã thổi vào các nhà đầu tư "một luồng sinh khí" mới.
Thứ hai, cơ hội để tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ và nguồn vốn đầu tư bên ngoài
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, trong đó có việc thực hiện cam kết AFTA/ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đang tích cực chuẩn bị những thủ tục cuối cùng để gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó đã tạo ra những cơ hội lớn để Hà Tĩnh có thể tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ, vốn phục vụ phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt. Thực tế trước đây đã có những nhà đầu tư nước ngoài thăm dò mỏ sắt Thạch Khê và phát hiện hàm lượng sắt cao nhưng hàm lượng kẽm cũng tương đối lớn. Trình độ công nghệ lúc bấy giờ rất khó khăn để tách kẽm ra khỏi quặng sắt. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài không có điều kiện để tiếp tục triển khai dự án. Trong tình hình hiện nay, những thành tựu khoa học công nghệ cao trong việc luyện cán thép cho phép người ta dễ dàng tách kẽm ra khỏi quặng sắt. Có thể nói đây là một cơ hội khách quan, thuận lợi để Hà Tĩnh có thể triển khai các dự án quan trọng này. Ngoài ra những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại cũng tạo ra cơ hội để Hà Tĩnh phát triển các ngành công nghiệp điện, sản xuất và chế biến khoáng sản.
Thứ ba, điều kiện về kinh tế, kỹ thuật ở trong nước: những năm trước đây, khi đất nước bước vào giai đoạn đầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong nước chủ yếu tập trung ở những ngành chế biến nông - lâm - thủy sản; các ngành sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư nhỏ và thu hồi vốn nhanh. So với các địa phương khác, Hà Tĩnh rất khó khăn để thu hút các nhà đầu tư trong nước vào các ngành này. Thực tế lúc bấy giờ, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, điều kiện kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Do đó việc đầu tư vào các dự án công nghiệp nặng như khai thác mỏ sắt và chế biến quặng, nhiệt điện... rất khó khăn. Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, thực lực kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế - tài chính trong nước đã phát triển mạnh hơn nhiều. Đó là điều kiện thuận lợi để Hà Tĩnh có thể xây dựng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tranh thủ sự đầu tư có hiệu quả của Trung ương, đồng thời khai thác các nguồn lực trong xã hội, nhất là các doanh nghiệp lớn trong nước để có thể thực hiện các dự án công nghiệp. Hiện nay có nhiều đối tác trong nước đã, đang xúc tiến quá trình đầu tư tại Hà Tĩnh. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy khả năng tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh là hiện thực.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hà Tĩnh đã xây dựng được một số doanh nghiệp có sức mạnh kinh tế, kỹ thuật nhất định, có thể làm đối tác liên doanh với các nhà đầu tư trong nước để triển khai các dự án công nghiệp tại địa phương.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên cho phép Hà Tĩnh tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp
* Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh trong vùng và cả nước:
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong toạ độ: 17054' - 18038' vĩ độ Bắc, 105011' - 106036' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc