Luận văn Tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty Đông Bắc

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH BẢNG. vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC

LAO ĐỘNG .8

1.1. Khái niệm động lực lao động và tạo động lực lao động.8

1.1.1. Động lực lao động.8

1.1.1.1. Động cơ lao động.8

1.1.1.2. Động lực lao động.8

1.1.1.3. Mối quan hệ động cơ và động lực.10

1.1.2. Tạo động lực lao động .10

1.2. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động .11

1.2.1. Đối với người lao động .11

1.2.2. Đối với tổ chức .12

1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động .12

1.3.1. Hệ thống thứ bậc nhu cầu của A. Maslow .12

1.3.2. Học thuyết tăng cường tích cực của Skinner .14

1.3.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom .14

1.3.4. Học thuyết công bằng của Adam.15

1.3.5. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Herberg.15

1.4. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động .16

1.4.1. Khuyến khích tài chính.16

1.4.1.1. Tiền lương .16

1.4.1.2. Tiền thưởng .17

1.4.1.3. Phụ cấp.17

1.4.1.4. Phúc lợi và các dịch vụ .18

1.4.2. Khuyến khích phi tài chính .19

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập và chế độ tốt, đứng thứ ba là điều kiện làm việc an toàn. Quan hệ trong tập thể và công việc ổn định là hai yếu tố phần lớn người lao động cho là ít quan trọng hơn cả, bởi đặc thù của lao động khai thác khoáng sản là đánh giá lao động theo sản lượng, khen thưởng theo thành tích cá nhân, và công nhân cũng sẵn sàng nghỉ việc nếu có những cơ sở khai thác khác mời gọi làm việc với mức thu nhập cao hơn, điều kiện tốt hơn hoặc địa điểm làm việc thuận lợi hơn cho việc chăm sóc gia đình, v.v. 40 Biểu đồ 2.4: Điểm đánh giá mức độ quan trọng của các nhu cầu của người lao động tại Tổng công ty Đông Bắc (Nguồn: Phụ lục 1B – Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra) Với các đặc điểm đó, công tác tạo động lực lao động là vô cùng cần thiết và đặc thù để vừa khuyến khích lao động chuyên tâm sản xuất, vừa phải đảm bảo quyền lợi và an toàn cho nguồn nhân lực vốn ngày càng khan hiếm. 2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Đông Bắc 2.2.1. Các khuyến khích tài chính 2.2.1.1. Tiền lương Nguyên tắc tiền lương của Tổng công ty Đông Bắc được thực hiện phân phối theo lao động (làm công việc, chức danh gì thì được trả tiền lương theo công việc, chức danh đó). Trả tiền lương theo chức danh, vị trí việc làm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động, an toàn và phát triển đối với vốn, tài sản của chủ sở hữu, của đơn vị và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động vào kết quả sản xuất, kinh doanh chung của đơn vị. 4.41 4.14 4.09 3.87 3.54 3.33 3.31 2.93 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 Thu nhập cao và thoả đáng Chế độ phúc lợi tốt Điều kiện làm việc tốt Công việc phù hợp với khả năng Cơ hội thăng tiến Cơ hội học tập, nâng cao trình độ Công việc ổn định Quan hệ trong tập thể tốt Điểm đánh giá mức độ quan trọng của các nhu cầu của người lao động tại Tổng công ty Đông Bắc 41 Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người lao động căn cứ vào mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề và điều chỉnh tăng/giảm theo chỉ tiêu năng suất lao động bình quân và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề; mức tiền lương bình quân thực hiện của người lao động căn cứ vào mức tiền lương bình quân kế hoạch và điều chỉnh tăng/giảm theo chỉ tiêu năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch: a. Đối với đơn vị có năng suất lao động bình quân tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau: 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 + 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 𝑥 ( 𝑊𝑘ℎ 𝑊𝑡ℎ𝑛𝑡 − 1) 𝑥 𝐻𝑡𝑙𝑛𝑠 (1) Trong đó: - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ: Mức tiền lương bình quân kế hoạch - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề, xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện chia cho số lao động bình quân thực tế sử dụng của năm trước liền kề. - 𝑊𝑘ℎ: Năng suất lao động bình quân kế hoạch - 𝑊𝑡ℎ𝑛𝑡: Năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề - 𝐻𝑡𝑙𝑛𝑠: Hệ số tiền lương tăng theo mức tăng năng suất lao động bình quân kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề do đơn vị quyết định gắn với lợi nhuận kế hoạch. Lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì 𝐻𝑡𝑙𝑛𝑠 tối đa không được vượt quá 1,0. Lợi nhuận kế hoạch bằng lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì 𝐻𝑡𝑙𝑛𝑠 tối đa không được vượt quá 0,8. Lợi nhuận kế hoạch thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì 𝐻𝑡𝑙𝑛𝑠 không được vượt quá 0,5. b. Đối với đơn vị có năng suất lao động bình quân bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau:  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 + 𝑇𝐿𝑙𝑛 (2) 42 Trong đó: - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ: Mức tiền lương bình quân kế hoạch - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề. - 𝑇𝐿𝑙𝑛: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑙𝑛 = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 𝑥 ( 𝑃𝑘ℎ 𝑃𝑡ℎ𝑛𝑡 − 1) 𝑥 0,2 (3) - 𝑃𝑘ℎ: Lợi nhuận kế hoạch; 𝑃𝑡ℎ𝑛𝑡: Lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 − 𝑇𝐿𝑙𝑛 (4) Trong đó: - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ: Mức tiền lương bình quân kế hoạch - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề. - 𝑇𝐿𝑙𝑛: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑙𝑛 = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 𝑥 (1 − 𝑃𝑘ℎ 𝑃𝑡ℎ𝑛𝑡 ) 𝑥 0,2 (5) - 𝑃𝑘ℎ: Lợi nhuận kế hoạch; 𝑃𝑡ℎ𝑛𝑡: Lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề. c. Đối với đơn vị có năng suất lao động bình quân thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định như sau:  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 − 𝑇𝐿𝑛𝑠 + 𝑇𝐿𝑙𝑛 (6) Trong đó: - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ: Mức tiền lương bình quân kế hoạch 43 - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề. - 𝑇𝐿𝑛𝑠: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑛𝑠 = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 𝑥 (1 − 𝑊𝑘ℎ 𝑊𝑡ℎ𝑛𝑡 ) 𝑥 0,8 (7) - 𝑊𝑘ℎ: Năng suất lao động bình quân kế hoạch; 𝑊𝑡ℎ𝑛𝑡: Năng suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề - 𝑇𝐿𝑙𝑛: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, tính theo công thức (3)  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề trừ đi khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân (𝑇𝐿𝑛𝑠) tính theo công thức (7).  Trường hợp lợi nhuận kế hoạch thấp hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định theo công thức sau: 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ = 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡 − 𝑇𝐿𝑛𝑠 − 𝑇𝐿𝑙𝑛 (8) Trong đó: - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑘ℎ: Mức tiền lương bình quân kế hoạch - 𝑇𝐿𝑏𝑞𝑡ℎ𝑛𝑡: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề. - 𝑇𝐿𝑛𝑠: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao đông bình quân được tính theo công thức (7). - 𝑇𝐿𝑙𝑛: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được tính theo công thức (5). Khi xác định mức tiền lương bình quân cho người lao động, Tổng công ty Đông Bắc phải xác định các yếu tố khách quan ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm năng suất lao động và lợi nhuận và loại trừ các yếu tố sau: - Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, điều chỉnh cơ chế chính sách hoặc yêu cầu doanh nghiệp di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách gồm: thay đổi về giá, thuế suất, phí, lệ phí, mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng 44 - Đơn vị tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh thế theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư mới (kể cả mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp tái cơ cấu doanh nghiệp), mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác. Do đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng kiêm sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Đông Bắc áp dụng hai phương pháp trả lương đó là Phương pháp trả lương chế độ và phương pháp trả tiền lương sản xuất kinh doanh. Tiền lương chế độ là tiền lương trả cho người lao động trong những ngày nghỉ chế độ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của đơn vị. Lương chế độ là lương cấp bậc, chức vụ đối với Sỹ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, lương chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với công nhân và viên chức quốc phòng; lương chức danh, vị trí việc làm đối với lao động hợp đồng. Căn cứ tính lương chế độ: - Lương (cấp bậc, chức vụ đối với Sỹ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, lương chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với công nhân và viên chức quốc phòng) và các khoản phụ cấp; mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung (nếu có) được ghi trong hợp đồng lao động đối với lao động hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng. - Số ngày nghỉ chế độ được hưởng lương theo quy định của bộ luật lao động và Nội quy lao động của đơn vị. - Hệ số lương, mức lương cơ sở của Nhà nước quy định hiện hành - Tỷ lệ % hưởng lương theo đối tượng, điều kiện quy định. Phương pháp tính: 𝑇𝑐𝑑 = ∑ [ (𝐿𝑖+𝑃𝑖+𝐵𝑆𝑖 𝑁𝑐đ 𝑚 𝑖=1 𝑥 𝑁𝑐𝑖 𝑥 𝑀𝑐𝑖] (9) 45 Trong đó: 𝑇𝑐𝑑 : Tiền lương chế độ Li: : Mức tiền lương Tháng Pi : Các khoản phụ cấp BSi : Các khoản bổ sung ghi trong HĐLĐ (áp dụng đối với lao động hợp đồng). Nci : Số ngày chế độ thực tế được hưởng Ncđ : Số ngày chế độ 1 tháng (24 ngày) Mci : Tỷ lệ % hưởng lương chế độ m : Loại ngày chế độ được hưởng lương. Tiền lương sản xuất kinh doanh là tiền lương trả cho người lao động trong những ngày làm việc thực tế làm ra sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện chức danh, vị trí việc làm, công việc chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật phục vụ được giao. Phương pháp này có thể tính trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán đối với lao động làm việc trực tiếp hoặc lao động xác định được định mực lao động; hoặc trả lương theo thời gian đối với lao động gián tiếp hoặc lao động làm những công việc khó xác định được định mức lao động. a. Lương theo sản phẩm i. Lương sản phẩm trực tiếp cá nhân Căn cứ theo số lượng các loại sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc hoàn thành; đơn giá tiền lương đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc hoàn thành được duyệt. Phương pháp tính: 𝑇𝑠𝑝 = ∑ ( 𝑚 𝑉đ𝑔𝑖 𝑥 𝑄𝑖) (10) i = 1 Trong đó: Tsp : Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân của người lao động Vđgi : Đơn giá tiền lương đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc i được duyệt Qi : Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc i hoàn thành 46 m : Loại sản phẩm, dịch vụ hoặc công việc thực tế được nghiệm thu thanh toán. ii. Lương sản phẩm tập thể Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với người lao động làm những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia thực hiện, công việc của mỗi người có liên quan đến nhau, sản phẩm cuối cùng làm ra khó có thể xác định được cho từng người. Được tính bằng 2 phương pháp: (1) Phương pháp Giờ - Hệ số giãn cách Trả lương cho người lao động theo hệ số giãn cách tiền lương của công việc người lao động hiện tại đảm nhận, giờ công làm việc thực tế và hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Công thức tính như sau: 𝑇𝑠𝑝𝑖 = 𝑉𝑠𝑝 ∑ 𝐻𝑗𝑁𝑗𝐾𝑗 𝑚𝑛 𝑚𝑛=1 𝑥 ∑ 𝐻𝑖𝑁𝑖𝐾𝑖 𝑛 𝑛=1 (11) (i thuộc J) Trong đó: 𝑇𝑠𝑝𝑖 : Tiền lương sản phẩm của người thứ i được nhận. Vsp : Quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể m : Số lượng thành viên của tập thể. n : Số luợng các công việc tương ứng với từng hệ số giãn cách tiền lương. Hi : Hệ số giãn cách tiền lương so với mức lương thấp nhất của công việc người thứ i thực tế đảm nhận. Ni : Số giờ công làm công việc thực tế của người thứ i. Ki : Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong từng ca làm việc của người thứ i. Thang đo hướng dẫn phản ánh các cấp độ đánh giá (Ki) như sau: Mức 1: Hoàn thành xuất sắc Ki: 1,20 Mức 2: Hoàn thành tốt Ki: 1,10 Mức 3: Hoàn thành Ki: 1,00 Mức 4: Chưa hoàn thành Ki: 0,90 47 Tổ trưởng hoặc người được phụ trách trực tiếp quản lý lao động trong ca làm việc có tránh nhiệm đánh giá hệ số hoàn thành công việc (Ki) của từng người lao độg trong từng ca làm việc. Quản đốc, đội trưởng, trạm trưởng hoặc người được phụ trách quản láy công trường, phân xưởng, đội, trạm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm đánh giá hệ số hoàn thành công việc (Ki) của tổ trưởng trong ca làm việc. (2) Phương pháp tính điểm (Đi) Xác định điểm cho một công việc hay một công đoạn sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ thông qua các chỉ tiêu: Lượng thời gian tiêu hao, hệ số giãn cách tiền lương bình quân, mức lương thấp nhất đơn vị áp dụng hoặc mức tiền lương (tháng, ngày, giờ), hệ số giãn cách tiền lương. Ví dụ: TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Khối lượng Mức chi tiết Tiêu hao lao động ng-ca (Ni) C.bậc c.việc BQ Hệ số giãn cách (Hi) Tổng hệ số Ni.Hi Điểm (Đi) cho 1 ĐVSP * Cộng m/ng-ca 1,00 0,148 6,745 3,73 3,78 25,52 145,00 1 Khoan m 11,00 56,54 0,278 4,5 4,42 1,229 6,98 2 Nạp nổ mìn, thông gió ng-ca 0,00 0,714 3,5 3,71 2,650 15,06 3 Xúc vận chuyển Tấn 11,19 4,68 3,413 3,0 3,28 11,195 63,61 4 Dựng vỉ chống, chèn lò Vỉ 1,00 0,70 2,038 5,0 4,70 9,579 54,42 5 Đào rãnh nước m 0,08 1,17 0,098 2,0 2,80 0,274 1,56 6 Đặt tường trạm m 0,70 4,89 0,204 4,0 2,91 0,594 3,37 Bảng 2.1: Cách tính điểm cho Công đoạn đào lò trong than chống sắt, xúc thủ công, vận tải goòng, Sđ: 9,5m2, F1-:-2 (Nguồn: Quy chế quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động - Tổng tông ty Đông Bắc) 48 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Khối lượng Mức chi tiết Tiêu hao lao động ng-ca (Ni) C.bậc c.việc BQ Hệ số giãn cách (Hi) Tổng hệ số Ni.Hi Điểm (Đi) cho 1 ĐVSP * Cộng m/ng-ca 1,00 0,213 4,687 3,72 3,76 17,61 100,00 1 Khoan m 7,00 56,54 0,177 4,5 4,42 0,782 4,44 2 Nạp nổ mìn, thông gió ng-ca 0,500 3,5 3,71 1,855 10,53 3 Xúc vận chuyển Tấn 7,66 4,68 2,338 3,0 3,28 7,669 43,54 4 Dựng vỉ chống, chèn lò Vỉ 1,00 1,85 0,772 5,0 4,70 3,628 520,60 5 Đào rãnh nước m 0,08 1,17 0,098 2,0 2,80 0,274 1,56 6 Đặt tường trạm m 0,70 4,89 0,204 4,0 2,91 0,594 3,37 7 Đánh khuôn (4 thìu) Khuôn 0,18 9,43 0,598 5,0 4,70 2,811 15,96 Bảng 2.2: Cách tính điểm cho Công đoạn đào lò trong than chống gỗ, xúc thủ công, vận tải goòng, Sđ: 6,5m2, F1-:-2 (Nguồn: Quy chế quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động – Tổng công ty Đông Bắc) b. Lương khoán Lương khoán được áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động khi làm các công việc được khoán tiền lương theo tổng khối lượng, theo đơn giá tổng hợp, theo công việc đột xuất và/hoặc khó xác định được định mức lao động ổn định trong một thời gian nhất định. Tiền lương được tính toán căn cứ vào khối lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc và thời gian phải hoàn thành. Công thức tính như sau: 𝑇𝑘 = ∑ (𝑉đ𝑔𝑘𝑖 𝑥 𝑄𝑘𝑖) 𝑚 𝑖=1 (12) Trong đó: Tk : Tiền lương khoán của người lao động được nhận Vđgki : Là đơn giá tiền lương khoán đơn vị sản phẩm hoặc công việc i được duyệt. 49 Qki : Số lượng sản phẩm hoặc công việc khoán i hoàn thành m : Loại sản phẩm hoặc công việc khoán được nghiệm thu thanh toán. c. Trả lương theo thời gian Trả lương theo thời gian áp dụng đối với lao động gián tiếp hoặc lao động làm những công việc khó xác định được định mức lao động. Căn cứ để trả lương theo thời gian là hệ số giãn cách tiền lương chức danh, vị trí việc làm, hiệu quả công việc của người lao động, hiệu quả công việc của tập thể, thời gian làm việc thực tế của người lao động. Phương pháp tính như sau: 𝑇𝑡𝑔𝑖 = 𝑉𝑡𝑔 ∑ 𝐻𝑗𝑁𝑗𝐾𝑗 𝑚 𝑚=1 𝑥 𝐻𝑖𝑁𝑖𝐾𝑖 (13) i thuộc J Trong đó: Ttgi : Tiền lương thời gian của người thứ i được nhận Vtg : Quỹ tiền lương thời gian của tập thể m : Số lượng thành viên của tập thể Hi : Hệ số giãn cách tiền lương chức danh, vị trí việc làm người thứ i thực tế đảm nhận. Ni : Số giờ công làm việc thực tế của người thứ i. Ki : Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người thứ i. Thang đo phản ảnh cấp độ đánh giá Ki như sau: Mức 1: Hoàn thành xuất sắc Ki: 1,20 Mức 2: Hoàn thành tốt Ki: 1,10 Mức 3: Hoàn thành Ki: 1,00 Mức 4: Chưa hoàn thành Ki: 0,90 Mức 5: Chưa hoàn thành và vi phạm nội quy lao động hoặc nhiệm vụ hoàn thành thấp hơn mức 4. 0,80 ≤ 𝐾𝑖 ≤ 0,90 Các đơn vị có thể áp dụng thang đo 4 bậc như trên thang đo với số bậc nhiều hơn, nhưng hệ số đánh giá (Ki) thấp nhất bằng 0,8; cao nhất bằng 1,2. 50 Tiêu chí đánh giá mực độ hoàn thành công việc do các đơn vị xây dựng và áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Để thấy rõ được tình hình trả lương cho người lao động của Tổng công ty Đông Bắc, đặc biệt là đội ngũ lao động sản xuất, ta nghiên cứu qua bảng lương của một số vị trí (Phụ lục 2: Mức tiền lương một số chức danh, vị trí việc làm công đoạn sản xuất, kinh doanh than, khoáng sản) và kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập tại tổng công ty (Phụ lục 1b). Kết quả tre ̂n có đu ̛ợc tho ̂ng qua ca ̂u hỏi: “Mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập hiện tại khi làm việc tại Tổng công ty Đông Bắc” với mức độ bình qua ̂n nhu cầu là 4,41 với tỷ lẹ ̂ đồng ý là 50% và rất đồng ý là 14%, be ̂n cạnh đó vẫn còn 31% pha ̂n va ̂n cho thấy mạ ̆c dù lu ̛ơng bình qua ̂n của co ̂ng nha ̂n và thợ lò khá cao so với mạ ̆t bằng chung của xã họ ̂i thì thu nhập đó vẫn chưa tương xứng. Điển hình lương bình quân của thợ lò trong các năm gần đây có xu hướng được cải thiện, trong năm 2018 là 13.974.000 đồng/tháng, tuy nhiên so với công sức mà người lao động bỏ ra với điều kiện lao động như trên, phải sống xa gia đình, quê hương thì sự hy sinh này quá lớn so với thu nhạ ̂p mà họ nhạ ̂n đu ̛ợc. 2.2.1.2. Tiền thưởng Tổng công ty Đông Bắc xây dựng một quỹ khen thưởng riêng đối với người lao động. Việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhưng đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, gắn với năng suất chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người có tài năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động cao và có đóng góp nhiều cho đơn vị. Quỹ khen thưởng được Tổng công ty dùng để: - Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. - Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong đơn vị. - Thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 51 - Thưởng cho những cá nhân và tổ chức ngoài đơn vị có đóng góp tích cực cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của đơn vị. Ngoài ra Tổng công ty còn xây dựng mỗi quỹ “Tiền lương khuyến khích” được sử dụng để khuyến khích cá nhân, tập thể người lao động có năng suất, chất lượng, ngày công thực tế làm việc cao, có thành tích xuất sắc trong công tác, đảm bảo tốt các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động, hoàn thành tốt các đề án, dự án, các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm an toàn về vốn và tài sản: giữ tốt, dùng bền máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, v.v. Quỹ Tiền lương khuyến khích này được sử dụng riêng cho hai đối tượng, đó là Lao động làm việc trong hầm lò và Lao động trực tiếc sản xuất. a. Khuyến khích đối với lao động làm việc trong hầm lò: Trả lương luỹ tiến đối với lao động làm việc trong hầm lò khi có ngày công làm việc thực tế cao hơn số ngày công định mức giao khoán. Áp dụng cho Thợ lò, cơ điện lò, vận hành thiết bị trong hầm lò (tính cho từng cá nhân người lao động), kỳ khuyến khích được trả theo tháng. Hình thức khuyến khích bằng số tiền cụ thể hoặc bằng số điểm thưởng luỹ tiến đối với số ngày công làm việc thực tế tăng thêm. b. Khuyến khích đối với lao động trực tiếp sản xuất (không áp dụng đối với lao động làm việc trong hầm lò) Trả lương luỹ tiến đối với số lượng sản phẩm tăng thêm so với định mức giao khoán, khuyến khích người lao động tập trung nâng cao năng suất lao động, tăng giờ công hữu ích trong ca làm việc, nâng cao năng suất của máy móc thiết bị. Qua đó góp phần làm giảm chi phí nhiên liệu, động lực và các chi phí khác liên quan trong 1 đơn vị sản phẩm. Áp dụng cho lao động sản xuất chính làm các công việc được trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp, bao gồm cả nhóm công nhân vận hành chung 1 thiết bị (tính cho từng cá nhân người lao động). Hình thức khuyến khích bằng số tiền cụ thể hoặc bằng đơn giá luỹ tiến đối với số lượng sản phẩm tăng thêm. Dưới đây là bảng ví dụ thang đo, điểm và mức khuyến khích được các đơn vị sử dụng: 52 TT Tiêu chí đánh giá Cộng An toàn vệ sinh lao động Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh Đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm Điểm tối đa Mức khuyến khích 1 Điểm tối đa 100 30 50 20 2 Thang đo a Bậc 4 ≥ 90 ≤ 500.000 đồng/người b Bậc 3 70 ≤ 90 ≤ 300.000 đồng/người c Bậc 2 60 ≤ 70 ≤ 150.000 đồng/người d Bậc 1 < 60 Chưa được khuyến khích Bảng 2.3: Thang đo điểm và mức khuyến khích (Nguồn: QUY ĐỊNH Áp dụng mức tiền lương (tháng, ngày, giờ) và cơ chế trả lương đối với một số chức danh, vị trí việc làm chủ yếu trong công ty mẹ Tổng công ty Đông Bắc) Tổng số tối đa 100 điểm, trong đó: - Tiêu chí an toàn vệ sinh lao động: 30 điểm. - Tiêu chí chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: 50 điểm. - Tiêu chí đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm: 20 điểm. (Nội dung, mức điểm của từng tiêu chí do đơn vị xây dựng căn cứ vào nhiệm vụ, độ phức tạp công việc của tổ và tiêu chí được điểm cộng hoặc điểm trừ) - Sử dụng thang đo 4 bậc, trong đó bậc thấp nhất là Bậc 1, Bậc 4 là bậc cao nhất. Ngoài các hình thức khuyến khích định kỳ hàng tháng, các đơn vị trong Tổng công ty áp dụng khuyến khích đột xuất cho tập thể, cá nhân người lao động căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương đã chi trả. Nhân dịp các ngày Lễ, Tết, ngày truyền thống của ngành, truyền thống của quân đội, đơn vị, kết thúc (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm) các đơn vị cũng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh 53 doanh, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch để quyết định bổ sung tiền lương để thưởng cho người lao động. Ví dụ cách tính tiền lương khuyến khích: Một đơn vị trả lương luỹ tiến ngày công lao động thực tế trong tháng đối với lao động trong hầm lò theo một trong 2 phương pháp như sau: TT Chỉ tiêu (ngày công làm việc thực tế tăng thêm so với ngày công định mức giao khoán) Phương pháp 1 Phương pháp 2 Khuyến khích bằng số tiền cụ thể (VNĐ) Khuyến khích bằng điểm thưởng luỹ tiến (%) 1 Tăng 1 công thứ nhất 200.000 25 2 Tăng 1 công thứ hai tiếp theo 250.000 30 3 Tăng 1 công thứ ba tiếp theo 300.000 35 4 Tăng 1 công thứ tư tiếp theo trở lên 350.000 40 Tiền lương tăng thêm (làm việc 26 công/tháng) 1.450.000 Số điểm từng ngày x tỷ lệ khuyến khích x đơn giá lương (đ/điểm) Bảng 2.4: Các phương pháp tính lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tao_dong_luc_cho_nguoi_lao_dong_tai_tong_cong_ty_do.pdf
Tài liệu liên quan