LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG
CHỨC CẤP XÃ . 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 9
1.1.1. Động lực và động lực làm việc . 9
1.1.2. Tạo động lực làm việc . 10
1.1.3. Công chức cấp xã. 11
1.1.4. Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã. 13
1.2. Mục đích tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã . 13
1.2.1. Đối với cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã . 13
1.2.2. Đối với bản thân công chức cấp xã. 15
1.3. Các học thuyết về tạo động lực làm việc trong tổ chức . 16
1.3.1. Thuyết về hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Abraham Maslow . 17
1.3.2. Thuyết công bằng của John Stacey Adams . 18
1.3.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom . 19
1.3.4. Thuyết X và thuyết Y của Douglas Mc Gregor . 20
1.4. Quá trình tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã . 21
1.4.1. Bước 1: Nhận diện mức độ động lực làm việc của công chức ở cấp xã. 22
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý cần đưa ra công việc phù hợp với mong
muốn của công chức, phù hợp với trình độ chuyên môn của họ thì sẽ phát huy
được hiệu quả công việc cao và ngược lại.
Ba là, sự phức tạp của công việc
Sự phức tạp trong công việc ảnh hưởng tới sự căng thẳng trong công việc,
sự hao phí về sức lao động cũng như hao phí về thể lực và trí lực của công chức
mà công việc đó đòi hỏi phải có một cố gắng trong quá trình thực hiện công
việc. Khi được giao những công việc phức tạp, tùy thuộc vào đặc điểm của bản
thân công chức mà có tác động khác nhau đến hiệu quả công việc. Công chức có
động lực cao với công việc phức tạp khi họ có mong muốn được thử sức, nâng
cao trình độ, khả năng của mình, từ đó họ có cơ hội thăng tiến. Ngược lại, giao
công việc phức tạp cho công chức không có nhu cầu thì họ sẽ gặp khó khăn, dễ
cảm thấy chán nản khi giải quyết công việc.
Bốn là, tính ổn định của công việc
Sự ổn định của công việc thể hiện mức độ lo lắng của người công chức để
giữ được vị trí cũng như công việc hiện tại. Khi công chức lo lắng tới sự ổn định
của công việc thì họ khó có thể chuyên tâm vào công việc. Tuy nhiên, ở một góc
độ khác, công việc ổn định có thể triệt tiêu hứng thú làm việc do nhàm chán. Do
đó, xem xét ảnh hưởng của yếu tố này cần có cái nhìn cụ thể.
Năm là, mức độ tự chủ trong công việc
Công chức sẽ có động lực làm việc tốt hơn nếu họ nhận thấy rằng kết quả
của công việc phụ thuộc nhiều vào nỗ lực, sáng kiến và quyết định của họ. Mức
34
độ tự chủ trong công việc tăng lên, người công chức càng trở nên sẵn sàng hơn
để đón nhận trách nhiệm lớn hơn. Khi công việc có mức độ tự chủ cao sẽ tác
động tích cực đến kinh nghiệm và khả năng làm việc của công chức, công chức
yên tâm công tác và sẽ phát huy hết khả năng làm việc của mình.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức,
thuộc 3 nhóm: yếu tố thuộc về bản thân người công chức, yếu tố thuộc về tổ
chức, yếu tố thuộc về đặc điểm công việc. Những yếu tố ảnh hưởng đến động
lực làm việc là cơ sở để lý giải nguyên nhân của việc công chức xã có/không có
động lực làm việc, mức độ động lực làm việc cao hay thấp. Do đó, để tạo động
lực làm việc cho công chức xã, cần xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố này
đến động lực làm việc. Cần xác định rõ những yếu tố nào có ảnh hưởng tích cực,
yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc để làm cơ sở thực hiện
bước thứ 3 trong quá trình tạo động lực làm việc, đó là lựa chọn biện pháp tạo
động lực làm việc cho công chức cấp xã.
1.4.3. Bước 3: Lựa chọn các biện pháp nhằm tạo động lực làm việc cho
công chức cấp xã
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến giảm hoặc mất động lực làm việc mà
nhà quản lý lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp. Có thể chia thành 3 nhóm
biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, bao gồm: thông qua
khuyến khích vật chất, thông qua công việc và thông qua cải thiện môi trường
làm việc [9, tr127].
1.4.3.1. Thông qua khuyến khích vật chất
Nhóm biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thông qua
khuyến khích vật chất gồm: thông qua tiền lương, thông qua tiền thưởng và
thông qua chế độ phúc lợi. Cụ thể:
a. Thông qua tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng trong việc duy trì, kích thích nỗ lực làm
việc của công chức để thỏa mãn nhu cầu bản thân và cải thiện hiệu quả làm việc
35
của cơ quan, tổ chức. Khi lương không đáp ứng được yêu cầu, thì đời sống của
người công chức trở nên khó khăn hơn, vì thế công chức không thể đảm bảo yêu
cầu đối với công việc. Mặt khác, khi tiền lương không còn là thu nhập chính của
người công chức thì động lực thúc đẩy công chức thực thi công vụ tốt cũng sẽ
giảm đi. Tiền lương chỉ trở thành động lực khi đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho
người công chức, tạo cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình, việc chi trả
lương cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc trong chi trả tiền lương:
Đảm bảo tính hợp pháp, phải tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật.
b. Thông qua tiền thưởng
Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả 1 lần hoặc
đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc của công chức: hoàn thành tốt
công việc, có sáng kiến có giá trị [9, tr.130]. Điều này sẽ tạo ra sự phấn đấu
của công chức để họ tiếp tục đạt đến mức độ cao hơn, tốt hơn khi giải quyết
công việc.
Để tạo được động lực làm việc cho công chức cấp xã thông qua chính
sách tiền thưởng cần dựa trên một số nguyên tắc sau [9, tr.134]:
Một là, mức tiền thưởng phải thỏa đáng, tránh hiện tượng “cào bằng” để
có thể kích thích, tạo động lực cho công chức phấn đấu đạt được các chỉ tiêu
thưởng.
Hai là, phải đảm bảo tính công khai. Sự công khai được thể hiện qua: tiêu
chí được thưởng, mức thưởng và việc trao thưởng cho công chức.
Ba là, phải đảm bảo sự công bằng, khách quan. Tiền thưởng được đưa ra
theo các mức độ khác nhau căn cứ vào kết quả và thành tích đạt được của công
chức. Việc đánh giá người được thưởng cần phải đảm bảo tính công bằng, khách
quan, không phân biệt, thiên vị.
Bốn là, phải đảm bảo tính kịp thời. Phẩn thưởng nếu không được đưa ra
kịp thời, đúng lúc sẽ làm giảm đi động lực phấn đấu của công chức. Và ngược
lại, việc xét thưởng kịp thời sẽ khuyến khích
36
c. Thông qua chế độ phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống
cho công chức [9, tr.135]. Việc cung cấp các hoạt động phúc lợi có ý nghĩa rất
lớn đối với người công chức. Phúc lợi góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho công chức. Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi sẽ thể hiện sự
quan tâm đến người công chức, góp phần tạo sự yên tâm, tạo động lực làm việc
cho công chức.
Ngoài việc thực hiện đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo pháp luật quy định
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí), tổ chức cần quan tâm tới các dạng
phúc lợi tự nguyện với mục đích hỗ trợ công chức, khuyến khích họ yên tâm và
làm việc có hiệu quả như: hỗ trợ phương tiện đi lại, tổ chức du lịch, thể dục thể
thao, sinh nhật, đám hỉ... Qua đây có thể thấy phúc lợi cũng là một công cụ tạo
động lực làm việc có hiệu quả đến công chức trong các cơ quan hành chính. Tổ
chức cần xây dựng hệ thống phúc lợi rõ ràng, công bằng, đáp ứng tâm tư nguyện
vọng của công chức.
1.4.3.2. Thông qua công việc
Nhóm biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thông qua
công việc bao gồm: thông qua sự phân công công việc phù hợp với năng lực và
sở trường của công chức; hoạt động trao quyền và huy động sự tham gia của
công chức; hoạt động làm giàu công việc. Cụ thể:
a. Phân công công việc phù hợp với năng lực và sở trường của công chức
Mỗi công chức có những đặc điểm khác nhau, do đó, khi phân công công
việc, nhà quản lý cần căn cứ vào những yếu tố này để đảm bảo sự phù hợp giữa
người công chức với công việc mà họ được giao. Khi người công chức nhận
được một công việc phù hợp sẽ phát huy được hết năng lực, sở trường của họ và
hiệu quả công việc được tăng lên rất nhiều ngay cả khi điều kiện làm việc bình
thường nhất. Vì thế, đối với mỗi nhà quản lý cần phải nắm bắt được những đặc
điểm tâm lý cũng như năng lực, sở trưởng, sở đoản của mỗi nhân viên mình. Từ
37
đó, bố trí, sắp xếp công việc cho phù hợp, phát huy tối đa nguồn lực, đảm bảo
hiệu quả cao nhất đối với tổ chức của mình.
b. Trao quyền và huy động sự tham gia của công chức
Khi giao nhiệm vụ, công việc cho công chức cần phải gắn liền trách
nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc
được giao. Khi người công chức được tin tưởng giao phó nhiệm vụ mang tính
thách thức, kèm theo những quyền hạn nhất định sẽ tạo động lực tích cực cho họ
trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Sự tham gia của công chức vào công tác quản lý có thể được thực hiện
thông qua việc khuyến kích và huy động sự tham gia của công chức trong việc
giải quyết vấn đề, ra quyết định, thiết kế lại tổ chức. Huy động sự tham gia của
công chức sẽ phát huy được tính dân chủ, trí tuệ của tập thể. Người công chức
được thể hiện ý kiến của mình trong công việc. Từ đó, tạo dựng được niềm tin,
sự tôn trọng của công chức dành cho nhà quản lý. Đây là cơ sở quan trọng để tạo
động lực làm việc cho nhân viên.
c. Làm giàu công việc
Làm giàu công việc là hình thức tạo động lực ở cấp độ cao trong công
việc, chính là thiết vế lại công việc và nơi làm việc nhằm tăng trách nhiệm trong
công việc, tạo sự đa dạng các kỹ năng trong công việc... Khi người công chức
thực hiện công việc mà họ thấy thách thức và đòi hỏi nhiều kỹ năng, họ sẽ cảm
nhận được ý nghĩa của công việc. Công chức sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng và
năng lực mà trước đó chưa được sử dụng hết để đem lại kết quả công việc tốt
nhất có thể. Qua đó công chức có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, công
việc được kiểm soát tốt hơn.
1.4.3.3. Thông qua cải thiện môi trường tâm lý, điều kiện làm việc, chính
sách quản lý nhân sự
Nhóm biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thông qua
cải thiện môi trường tâm lý, điều kiện làm việc, chính sách quản lý nhân sự bao
38
gồm: cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công chức; tạo điều kiện
cho công chức phát triển năng lực và thăng tiến; đánh giá công chức chính xác,
khác quan; đẩy mạnh chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức. Cụ thể:
a. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công chức
Môi trường và điều kiện làm việc là nơi mà công chức phải tiếp xúc hàng
ngày, nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và
hiệu quả công việc. Môi trường và điều kiện làm việc tốt sẽ làm cho công chức
yên tâm làm việc, có nhiều điều kiện để phát huy năng lực. Ngược lại, môi
trường và điều kiện làm việc không tốt sẽ khiến cho công chức làm việc trong
tâm lý căng thẳng, bất an, mệt mỏi cả về thể lực lẫn tinh thần, chán nản và bất
mãn trong công việc. Do đó để duy trì trạng thái làm việc tốt cho công chức cần
phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc với đầy đủ các trang thiết bị máy
móc phục vụ cho công việc, nơi làm việc được thiết kế và bố trí một cách khoa
học nhằm tạo điều kiện tối đa cho người lao động thực hiện công việc.
Bầu không khí làm việc trong tổ chức chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ
công việc giữa nhà quản lý và cấp dưới, mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa các
đồng nghiệp Xây dựng một bầu không khí làm việc tập thể thân thiện, hợp
tác, chia sẻ là tạo điều kiện để người công chức có cơ hội tiếp xúc giao lưu, hiểu
hơn về nhau, trao đổi, học hỏi các kiến thức kinh nghiệm từ những người khác,
chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn trong công việc cũng như
trong cuộc sống. Khi đó người công chức sẽ cảm thấy gắn bó với tổ chức với
đồng nghiệp hơn, yêu thích công việc hơn, làm việc với tinh thần thoải mái, có
mối quan hệ thân thiết giữa những người lao động, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì
mục tiêu chung của tổ chức.
Bên cạnh đó, nhà quản lý cần cải thiện điều kiện làm việc cho công chức.
Các nội dung cần thiết để thực hiện biện pháp này là: đầu tư, cung cấp trang
thiết bị cần thiết phục vụ công việc; vệ sinh lao động, an toàn lao động Biện
pháp này không chỉ là nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho công
39
chức mà còn giúp họ thoải mái về tinh thần để tập trung cho công việc, nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả công việc.
b. Tạo điều kiện cho công chức phát triển năng lực và thăng tiến
Cơ hội thăng tiến là một loạt hoạt động có tính định hướng của người
quản lý dựa trên năng lực hiện có, tiềm năng phát triển của người lao động, mục
đích đưa người lao động vào một vị trí làm việc có tiền lương cao hơn, uy tín và
trách nhiệm lớn hơn, các điều kiện làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội phát triển
hơn nữa. Với tổ chức, cơ hội thăng tiến của người lao động giúp tổ chức bù đắp
vị trí còn thiếu trong từng giai đoạn phát triển do người lao động tại vị trí đó
nghỉ hưu, chuyển công tác (ra khỏi tổ chức hoặc được đề bạt lên vị trí cao hơn).
Nó có tác dụng tạo động lực làm việc cho công chức đang làm việc trong
tổ chức khi người công chức thấy rằng những người lãnh đạo nhìn thấy khả
năng, tiềm năng phát triển của mình, người công chức sẽ có gắng phấn đấu, nỗ
lực để đạt được vị trí, năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ từ đó sẽ
dần cải thiện và cao hơn, kiến thức và kỹ năng của họ sẽ tốt hơn do họ phải liên
tục học hỏi, tích lũy và phấn đấu. Kết quả cuối cùng là hiệu quả công việc của tổ
chức được nâng cao.
c. Đánh giá công chức chính xác, khách quan
Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống
và chính thức tình hình thực hiện công việc của người/nhóm người lao động
trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thỏa thuận về sự
đánh giá đó với người lao động. Do vậy, hoạt động đánh giá thực hiện công việc
của nhà quản lý là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn
tại trong tất cả các tổ chức. Người làm việc trong tổ chức thường cảm thấy chán
nản nếu mọi nỗ lực làm việc của họ không được cấp trên chú ý và đánh giá đúng
mức. Ngược lại, khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những gì đã
đóng góp, công chức sẽ cống hiến không ngừng. Thể hiện niềm tin của lãnh đạo
sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức cấp dưới.
40
Việc đánh giá kết quả làm việc của công chức là đòn bẩy tạo động lực làm
việc. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là công cụ quan trọng kích thích
người lao động hăng hái làm việc. Khi kết quả thực hiện công việc của người
công chức gắn với những gì mà họ nhận được, họ sẽ cảm thấy thoả mãn bởi lẽ
nó đảm bảo sự công bằng giữa những công chức. Hơn nữa nếu đánh giá đúng sẽ
giúp cho người công chức thấy được khuyết điểm của mình trong quá trình hoạt
động, từ đó mà họ có phương hướng khắc phục để có thể đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt biện pháp này, cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động. Đó cũng là cơ sở để đảm bảo
công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức, tránh tâm lý chán nản, mất động lực
làm việc của cá nhân làm việc tốt và tâm lý ỷ lại của các cá nhân có hiệu quả
làm việc thấp.
Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là cải tiến sự thực hiện công
việc của công chức và giúp cho các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định
nhân sự một cách đúng đắn cho đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, khen thưởng,
kỷ luật Trong tổ chức, đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng vì
nó phục vụ nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và
tổ chức. Nhà quản lý đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu
để tạo động lực làm việc.
d. Đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đào tạo, bồi dưỡng công chức là tổng thể các hoạt động học tập nâng cao
trình độ, kỹ năng của người công chức để thực hiện có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ được giao. Đào tạo, bồi dưỡng giúp thỏa mãn nhu cầu phát triển của
mỗi công chức. Khi người công chức cảm nhận được những khả năng và cơ hội
được đào tạo để tiếp tục nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và hoàn tiện
bản thân thì họ sẽ có được động lực làm việc, tích cực, hăng say hơn trong quá
trình làm việc. Thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức sẽ xây dựng
được đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn ngày càng cao, có năng lực và
tăng khả năng thích ứng của họ đối với công việc trong tương lai.
41
1.5. Nguyên tắc tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã
1.5.1. Phù hợp với sự phân cấp, phân quyền
Do những đặc trưng cơ bản của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà
nước như: chịu sự ràng buộc chặt chẽ của hệ thống văn bản pháp luật, tính thứ
bậc cao nên các cơ quan hành chính Nhà nước thường bị hạn chế về phương tiện
và công cụ để tạo động lực cho công chức. Người lãnh đạo trong các cơ quan
hành chính Nhà nước cấp xã muốn tạo động lực làm việc cho công chức cần phù
hợp với phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: công cụ
thưởng/phạt, chính sách đào tạo, bồi dưỡng...
1.5.2. Phù hợp với từng cá nhân trong tổ chức
Mỗi cá nhân trong tổ chức rất khác nhau về nhu cầu, niềm tin, thái độ, suy
nghĩ, mục tiêu. Sự đa dạng này khiến cho nhà quản lý phải nắm bắt được và đưa
ra những biện pháp tạo động lực làm việc phù hợp với từng công chức hoặc
nhóm công chức. Nếu không nhận thức được tính đa dạng này và không hiểu rõ
về các biện pháp tạo động lực phù hợp thì khó có thể tạo động lực làm việc
thành công cho họ.
1.5.3. Đảm bảo công bằng, khách quan trong tạo động lực làm việc
Sự công bằng, khách quan trong tạo động lực làm việc sẽ trở thành yếu tố
kích thích người công chức tiếp tục duy trì và phát huy những điểm mạnh và
loại bỏ điểm yếu trong thực hiện công việc, đồng thời xây dựng được bầu không
khí tâm lý thuận lợi, mối quan hệ hài hòa, thân thiện. Để làm được được điều đó,
nhà quản lý cần xây dựng các tiêu chí rõ ràng, có thể định lượng được; đảm bảo
cho mọi công chức trong cơ quan, tổ chức đều biết và được sự chấp nhận của
những công chức đó.
1.5.4. Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nguồn lực của tổ chức
Bất cứ tổ chức nào muốn tạo động lực làm việc cần phải tính đến các giải
pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả, song không vượt ra khỏi thẩm quyền và
nguồn lực của tổ chức mình. Và cơ quan hành chính nhà nước cấp xã cũng vậy.
42
Với đặc thù về sự phân cấp trong cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương, việc tạo động lực thường gặp phải những khó khăn về tài chính,
quyền hạn... Các biện pháp tạo động lực làm việc đề ra muốn được thực hiện
phải nằm trong thẩm quyển của cơ quan hành chính nhà nước cấp xã. Nguồn lực
vật chất, đặc biệt là tài chính có đầy đủ thì việc xây dựng điều kiện làm việc
(trang thiết bị làm việc, cơ sở hạ tầng) để công chức có thể phát huy được
năng lực của mình được đảm bảo; có nguồn lực để xây dựng chính sách động
viên, khen thưởng kịp thời.
43
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan
đến luận văn như động lực làm việc, tạo động lực làm việc. Bên cạnh đó, tác giả
đã trình bày một số kiến thức lý luận cơ bản về cấp xã, công chức cấp xã qua đó
đưa ra đưa ra được khái niệm về tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã.
Đồng thời, tác giả cũng phân tích rõ quá trình tạo động lực làm việc với 3 bước:
(1) Nhận diện mức độ động lực làm việc của công chức; (2) Xác định nguyên
nhân của thực trạng động lực làm việc; (3) Lựa chọn giải pháp tạo động lực làm
việc. Tiếp đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc tạo động lực làm việc cho công
chức cấp xã.
Việc phân tích, làm rõ vấn đề về lý luận ở chương 1 là cơ sở quan trọng
định hướng cho tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong chương 2.
44
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Ở HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về công chức cấp xã huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội
2.1.1. Khái quát về huyện Ứng Hòa
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Ứng Hòa là huyện phía Nam của Thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp huyện
Chương Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên và Kim Bảng (Hà
Nam), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên. Ứng
Hoà có diện tích tự nhiên là 183,72km2.
Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, huyện Ứng Hoà mang đặc trưng
của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng
ẩm; mùa đông lạnh, hơi khô và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Địa giới hành chính huyện Ứng Hoà gồm 29 đơn vị hành chính: 01 thị
trấn Vân Đình và 28 xã bao gồm: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình,
Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa
Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu,
Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung
Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.
- Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
Ứng Hoà là huyện đồng bằng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa
nước sông Hồng, có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với khả năng phát triển
nền nông nghiệp sinh thái toàn diện, mang đặc trưng của nền sản xuất nông
nghiệp truyền thống. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 của huyện Ứng Hòa là
11.303 tỷ (tăng 7,61% so với năm 2018), trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ 36,9%. Bên cạnh đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương
45
mại của huyện cũng đang từng bước phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng
trưởng. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ
lẻ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Lĩnh vực dịch vụ, thương mại trong những
năm qua vẫn tiếp tục phát triển. Tổng giá trị sản xuất của dịch vụ, thương mại
năm 2019 là 4.125 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng năm 2019 đạt 11,3%.
Dân số của huyện Ứng Hòa là 211.632 người (năm 2019), trong đó dân số
thành thị là 14.406 người chiếm khoảng 6,81%, dân số nông thôn là 197.226
người chiếm 93,19%. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân
số bình quân là 1151,9 người/km2. Số lao động trên địa bàn huyện chiếm khoảng
58,58% dân số.
2.1.2. Khái quát về công chức cấp xã ở huyện Ứng Hòa
2.1.2.1. Về số lượng
Theo số liệu tổng hợp của phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa, trên địa bàn
huyện hiện có 270 công chức cấp xã. Trong đó công chức nam là 162 người
chiếm 60%; công chức nữ là 108 người chiếm 40%.
2.1.2.2. Về độ tuổi
Theo số liệu phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa độ tuổi công chức cấp xã ở
huyện Ứng Hòa như sau:
Bảng 2.1. Độ tuổi của công chức cấp xã huyện Ứng Hòa
STT Tiêu chí Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Dưới 31 tuổi 63 23,3
2 Từ 31 – 40 tuổi 101 37,5
3 Từ 41 – 50 tuổi 49 18,1
4 Trên 50 tuổi 57 21,1
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa, tháng 12/2019)
46
Công chức từ 30 tuổi trở xuống là 63 người, chiếm 23,3% tổng số công
chức cấp xã; công chức từ 31 tuổi đến 40 tuổi là 101 người, chiếm 37,5% tổng
số công chức cấp xã. Hai mức tuổi này là thời kỳ công chức ở độ tuổi trẻ và
đóng góp, cống hiến tốt nhất về cả thể lực, trí lực cho hoạt động công vụ.
Ở độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi công chức cấp xã toàn huyện có 49 người,
chiếm 18,1%; số công chức cấp xã của huyện ở độ tuổi trên 50 là 57 người,
chiếm 21,1% tổng số công chức cấp xã trong toàn huyện.
Như vậy, về độ tuổi của công chức cấp xã của huyện Ứng Hòa có thể
đánh giá khá trẻ và hàng năm liên tục được bổ sung thêm công chức trẻ lấy từ
nguồn công chức mà thành phố Hà Nội đang đào tạo.
2.1.2.3. Về trình độ chuyên môn
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Ứng Hòa
STT Tiêu chí Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Sau Đại học 11 4,1
2 Đại học 172 63,7
3 Cao đẳng 17 6,3
4 Trung cấp 69 25,6
5 Sơ cấp 1 0,3
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa, tháng 12/2019)
Qua bảng 2.2. ta thấy, về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã
huyện Ứng Hòa đã qua đào tạo, trong đó số lượng công chức có trình sau đại
học là 11 công chức (chiếm 4,1%); số lượng công chức có trình độ đại học là
172 công chức (chiếm 63,7%); số công chức tốt nghiệp cao đẳng là 17 người
(chiếm 6,3%); số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp là 69 người (chiếm
25,6%); số lượng công chức qua đào tạo là 01 công chức, là công chức đã cao
47
tuổi đang chờ nghỉ hưu. Có thể nói, trình độ chuyên môn của công chức cấp xã
trong huyện khá cao đây là một lợi thế, tuy nhiên nó chưa phản ánh hết được
chất lượng, năng lực thực thi công vụ.
2.1.2.3. Về trình độ lý luận chính trị
Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì mỗi người công
chức cũng cần phải đáp ứng tốt về trình độ lý luận chính trị, nắm bắt cơ bản hệ
thống kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong
thời gian qua, huyện Ứng Hòa đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã của huyện.
Tính đến tháng 12/2019, trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã ở huyện
Ứng Hòa được thể hiện như sau:
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã huyện Ứng Hòa
STT Tiêu chí Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Cao cấp 0 0
2 Trung cấp 77 28,5
3 Sơ cấp 51 18,9
4 Chưa qua đào tạo 142 52,6
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa, tháng 12/2019)
Qua kết quả bảng 2.3, ta thấy rằng số công chức cấp xã được đào tạo về lý
luận chính trị chiếm 47,4%; số công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn
chiếm 52,6% (trên ½ tổng số công chức). Điều này đòi hỏi huyện Ứng Hòa cần
tiếp tục quan tâm, đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị cho công chức để đáp
ứng yêu cầu về tiêu chuẩn công chức cấp xã theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ.
48
2.2. Biểu hiện động lực làm việc của công chức cấp xã ở huyện
Ứng Hòa
Kết quả xử lý số liệu điều tra và kết hợp các phương pháp nghiên cứu cho
thấy biểu hiện động lực làm việc của công chức cấp xã huyện Ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_cong_chuc_cap_xa_tai_huye.pdf