LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO VIÊN
CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP . 7
1.1. Động lực và tạo động lực . 7
1.1.1. Động lực . 7
1.1.1.1. Khái niệm . 7
1.1.1.2. Vai trò của động lực. 8
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực . 9
1.1.2. Tạo động lực. 12
1.1.2.1. Khái niệm tạo động lực. 12
1.1.2.2. Nội dung và ý nghĩa các học thuyết tạo động lực. 13
1.2. Nội dung tạo động lực làm việc cho viên chức . 21
1.3. Tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho viên chức . 28
1.4. Kinh nghiệm tạo động lực cho người lao động tại một số quốc gia
và bài học cho Việt Nam. . 29
1.4.1. Kinh nghiệm từ một số quốc gia. 29
1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Singapore . 29
1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc . 33
1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Nhật Bản. 34
1.4.2. Bài học cho Việt Nam . 34
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 36
Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN
CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP . 37
2.1. Khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. 37
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản thu nhập mang về gia đình. Hình thức của hệ thống lương công vụ linh
hoạt mới bao gồm:
- Lương cơ bản;
- Một phần thu nhập khác hàng tháng (MVC);
- Một tháng lương thứ 13 (NPAA);
- Thưởng giữa năm hoặc cuối năm (khoản thu nhập khác hàng năm hay
còn gọi là AVC).
32
Với hệ thống lương này, tất cả sự điều chỉnh mức lương đầu tiên sẽ phải
được thực hiện thông qua các khoản thưởng khác ngoài lương cơ bản. Nếu có
sự điều chỉnh xuống thì phải bảo đảm không vượt quá mức thưởng giữa năm
hoặc cuối năm, thu nhập khác hàng tháng (MVC) và/hoặc sau đó, mức lương
tháng thứ 13 có thể bị giảm trừ. Cố gắng là tăng mức AVC tới khoảng 2
tháng, khoản này có thể bị điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào sự tăng trưởng
kinh tế của quốc gia. Gần đây, sự linh hoạt này được bổ sung với các khoản
thưởng liên quan tới thành tích cá nhân.
Chính sách “lương sạch" :Kết hợp với trả lương cao, Singapore xây dựng
một hệ thống luật giám sát rõ ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu
quả, thực chất nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ thu nhập của đội ngũ công
chức. Việc làm này đã khiến cho đội ngũ công chức thực hiện một cách tự
giác và nghiêm túc “bốn không”: “không được, không thể, không muốn và
không dám tham nhũng”. Ông Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng
Singapore, đã từng khẳng định: “Sự trả công thỏa đáng là nhân tố quan trọng
đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và
viên chức cao cấp”. Singapore cũng đã đổi mới cơ chế quản lý ngân sách
bằng việc phân quyền tự chủ tài chính đến tận cấp vụ của các bộ. Hơn nữa,
công chức nhà nước bị kết án trước tòa về hành vi tham nhũng còn bị mất
việc làm, và nếu họ là những quan chức đã nghỉ hưu thì sẽ bị cắt lương hưu và
những lợi ích khác. Họ cũng sẽ không nhận được bất kỳ một sự bổ nhiệm nào
ở khu vực công trong tương lai.
Thu phúc lợi y tế và từng bước giảm lương hưu: Chính sách này là một
phần nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các thế hệ
tương lai. 1% lương công chức được sử dụng để đóng góp vào các tài khoản
gọi là tiết kiệm y tế. Đây là một chương trình tiết kiệm quốc gia nhằm giúp
các cá nhân dành một phần thu nhập của họ để chi trả viện phí khi cần.
33
Như vậy, thành công trong cải cách lương của Singapore đã chứng tỏ vai
trò của Hội đồng lương quốc gia (NWC) trong việc bảo đảm sự hài hòa thông
qua việc thực hiện chế độ lương linh hoạt. Về mặt kỹ thuật, nó chứng tỏ rằng
sự thành công của công cuộc cải cách tiền lương là dựa trên cơ sở của sự tin
cậy giữa mối quan hệ ba bên: lao động, nhà quản lý và chính quyền.
1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Nguyên tắc khen thưởng của Trung Quốc là: Kiên trì, công khai, công
bằng, chính xác. Khen thưởng là sự kết hợp giữa động viên tinh thần với
khuyến khích bằng lợi ích vật chất. Công chức, viên chức làm việc xuất sắc,
có thành tích và cống hiến nổi bật và những công trạng xuất sắc khác sẽ được
khen thưởng. Những cá nhân, tập thể được khen thưởng được tuyên truyền
rộng rãi tới toàn xã hội. Từ đó tạo ra sức lan tỏa lớn và động lực làm việc
mạnh mẽ cho công chức, viên chức.
Hình thức khen thưởng cao nhất do Trung ương Đảng quyết định khi
Quốc hội phê chuẩn. Các hình thức khen thưởng cho đảng viên do Đảng
quyết định, khen thưởng cho chính quyền do Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch
nước thực hiện. Các hình thức khen là bằng khen, Huân chương, Huy
chương.của Trung Quốc không có người ký, chỉ đóng dấu khi đã được Tiểu
ban xem xét thông qua. Hiện vật khen thưởng rất đẹp đẽ về mẫu mã, trang
trọng về hình thức, kích thước không lớn.
Số lượng khen thưởng của Trung Quốc rất ít và khen rất chặt chẽ. Hàng
năm Bộ, ngành và địa phương được Trung ương giao chỉ tiêu khen thưởng.
Theo thống kê của Cục Nhân sự Thượng Hải, thành phố Thượng Hải có tới 23
triệu dân, trong 5 năm (2005-2010) tổng số các loại hình khen thưởng chỉ có
800 trường hợp.
34
1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Tiền lương của viên chức Nhật Bản thấp hơn tiền lương của khu vực tư
nhân nhưng nền hành chính Nhật Bản vẫn thu hút được những người có năng
lực bởi danh tiếng và địa vị xã hội chứ không phải lương và bổng lộc (Nhật
Bản là nước có tỉ lệ tham nhũng thấp). Truyền thống trọng quan chức của văn
hóa Khổng giáo là một nguyên nhân duy trì xu hướng này của xã hội Nhật Bản.
Ngoài ra nhờ nghệ thuật khen chê hợp lý, khen thưởng đúng người, đúng
việc, đúng lúc, đúng chỗ, khen thưởng trước đám đông; công cụ này đôi khi
chỉ là được thực hiện qua lời nói hoặc cử chỉ của lãnh đạo đối với nhân viên
hoặc đồng nghiệp đối với đồng nghiệp hoặc chỉ đơn giản là một lời “cám ơn”,
“ một cái bắt tay” với thái độ trân trọng vì người cán bộ, công chức đã hoàn
thành tốt công việc được giao đã tác động tốt đến tinh thần làm việc của
người cán bộ, công chức đó, góp phần tạo nên tâm lý thoải mái, gắn bó của
công chức Nhật Bản với công sở, tạo ra động lực mạnh mẽ để công chức cống
hiến hết mình, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
1.4.2. Bài học cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy, hầu hết các nước rất chú trọng
tới chính sách đánh giá. Nội dung đánh giá chú trọng vào 3 khía cạnh cơ bản,
đó là: Số lượng công việc, chất lượng công việc và tiềm năng phát triển của
người lao động tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và đánh giá của người đứng
đầu trực tiếp quản lý, trong đó cần đề cao trách nhiệm và chú trọng ý kiến
đánh giá của người đứng đầu, quản lý trực tiếp.
Để tạo động lực, khuyến khích động viên kịp thời những người có
thành tích xuất sắc và thu hút những người ưu tú làm việc trong nền công vụ,
chính phủ các nước rất chú trọng và quan tâm tới chính sách khen thưởng.
Một trong những nguyên tắc khen thưởng được hầu hết các nước thực hiện đó
là: khen thưởng dựa vào thành tích, công trạng. Những người có kết quả công
35
việc như nhau thì có sự đối đãi như nhau. Đối với những người có thành tích
xuất sắc thì sẽ được khen thưởng thỏa đáng. Những người có thành tích công
tác không tốt sẽ bị miễn chức hoặc sa thải. Về hình thức khen thưởng, cần
khen thưởng, cần kết hợp hài hòa giữa các hình thức vinh quang, khen thưởng
bằng tiền và hiện vật
Và một chính sách quan trọng nữa mà được nền công vụ của các nước
trên thế giới đặc biệt quan tâm đó là chính sách tiền lương. Hầu hết các nước
phát triển đều trả lương theo thị trường, đảm bảo công chức, viên chức trong
nhà nước có mức tiền lương tương đương cao hơn mức lương ở khu vực kinh
doanh và dịch vụ. Cơ chế trả lượng cho công chức, viên chức thực hiện theo
chế độ công trạng. Tiền lương của công chức được chia ra làm 2 phần: một
phần là lương cơ bản (phần cứng), một phần là tiền lương có tính khích lệ
(phần mềm). Phần tiền lương có tính khích lệ này chủ yếu là căn cứ vào thành
tích công tác của công chức, viên chức để quyết định.
Hầu hết các nước đều rất quan trọng đến chính sách đào tạo và phát
triển cho đội ngũ công chức, viên chức. Trong hệ thống Nhà nước Việt Nam,
độ ngũ công chức, viên chức, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đề ra về kiến
thức chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc, nhưng chưa đạt được con số
100%. Vì vậy, điều này sẽ hạn chế tới hiệu quả công việc trước mắt và khả
năng phát triển công việc trong tương lai. Do đó, cần chú trọng tạo nhiều cơ
hội cho viên chức được đào tạo và phát triển, những chương trình nội dung
cần được xây dựng theo chức danh, hạn chế lý thuyết, tăng cường kỹ năng
thực hành.
36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa
các vấn đề lý luận về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động nói
chung và động lực, tạo động lực làm việc cho viên chức y tế nói riêng.
Trong chương 1 hai khái niệm động lực làm việc và tạo động lực làm
việc đã được tác giả khái quát, làm rõ. Có nhiều học thuyết nghiên cứu về vấn
đề tạo động lực làm việc, trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu nội dung,
đóng góp và một số khuyết điểm nếu có của các học thuyết, đó là: Học thuyết
về phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, học thuyết tăng cường tích cực
của B.F. Skinner, học thuyết hai yếu tố của Fridetick Herzberg và học thuyết
về sự công bằng của J. Stacy Adams, học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom.
Động lực làm việc của viên chức y tế chịu tác động, chi phối bởi nhiều
nhân tố khác nhau, tùy vào từng thời điểm, từng không gian mà quy định yếu
tố nào quan trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn. Căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng, nhà quản lý sẽ xây dựng nhóm các biện pháp thúc đẩy động lực làm
việc và nhóm các biện pháp duy trì động lực làm việc.
Bằng sự phân tích, làm rõ các khái niệm, các vấn đề lý luận về động lực và
tạo động lực làm việc cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về tạo động
lực đã xây dựng cơ sở, nền tảng, định hướng nghiên cứu thực trạng trong chương
2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chương 3 của luận văn.
37
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP
2.1. Khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
2.1.1. Khái quát chung
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp được hình thành từ sự hợp nhất 03
đơn vị: Bệnh viện Nông nghiệp, Trung tâm y tế lao động, Trung tâm Phục hồi
chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn từ tháng 10 năm 2014. Bệnh
viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu
sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế và chịu sự quản lý về lãnh thổ
của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng. Trụ sở chính của Bệnh viện đặt tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội. Cơ sở 2 tại số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông và số 115/ I7 phố
Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội và cơ sở 3 tại 81, đường Lý Thánh Tông,
Đồ sơn, TP. Hải Phòng.
-Chức năng, nhiệm vụ: Trong những năm qua, Bệnh viện được Chính
phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Y tế quan tâm chỉ đạo trên
nhiều hoạt động, luôn vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Nhiều năm liền được Bộ Y tế tặng cờ luân lưu, được Chính phủ và
Chủ tịch nước tặng thưởng các Huân chương, Huy chương và nhiều danh hiệu
cao quý khác. Bệnh viện cũng luôn được đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt
nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ ngành Nông nghiệp và nhân dân địa
phương, được nhiều cán bộ các cơ quan, chính quyền địa phương và nhân dân
tin yêu và tín nhiệm. Bệnh viện đã vươn lên khẳng định vị trí của một Bệnh
viện Đa khoa hoàn chỉnh mang tầm cỡ của một Bệnh viện Đa khoa khu vực.
Bệnh viện có các chức năng: khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh,
38
phục hồi chức năng cho bệnh nhân là công chức, viên chức, người lao động
ngành Nông nghiệp và nhân dân; đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai
ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp thực hiện đúng Quyết định số
3868/QĐ-BNN-TCCB ngày 09/09/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cụ thể như sau:
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm
về y tế thuộc nhiệm vụ của Bệnh viện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và
tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho công chức, viên chức, người lao
động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân;
b) Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho nhân dân các
tuyến chuyển đến;
c) Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
d) Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo quy định;
3. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện khám, điều trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau
điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng.
5. Y tế lao động:
a) Tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người
lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao
động, bệnh nghề nghiệp.
39
6. Phòng, chống dịch bệnh và tai nạn thương tích:
a) Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng, phòng chống tai
nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;
b) Thực hiện phòng chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
họa liên quan đến lĩnh vực y tế.
7. Chỉ đạo tuyến:
a) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới; tổ
chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
chuyên môn của các cơ sở y tế trong khu vực theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia với các cơ sở y tế tuyến dưới tổ chức triển khai các chương
trình, dự án y tế liên quan.
8. Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học để phục
vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của
pháp luật.
9. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chí quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động của Bệnh viện và bệnh nghề nghiệp thuộc
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
10. Đào tạo:
a) Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại
học, đại học và cao đẳng.
b) Tổ chức đào tạo liên kết đào tạo cho các thành viên trong Bệnh viện
và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
11. Hợp tác quốc tế: Liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế về khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phòng chống dịch bệnh, đào tạo và
nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện và chịu sự kiểm định chất
lượng bệnh viện của các cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ
thống đảm bảo chất lượng bệnh viện theo quy định.
40
13. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ
đáp ứng yêu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt
động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng
quy định của pháp luật.
14. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồn
lực khác của Bệnh viện theo quy định của pháp luật.
15. Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu của Bệnh viện về: đội
ngũ công chức, viên chức, người lao động; các hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề
nghiệp thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các hoạt động khoa
học công nghệ, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
16. Xây dựng trình Bộ đề án vị trí việc làm; quản lý tổ chức bộ máy,
biên chế công chức theo ngạch, só lượng viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra
theo quy định.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện
Cơ cấu tổ chức: Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay với quy mô 520 giường bệnh:
+Lãnh đạo: 01 Giám đốc và 03 phó giám đốc
+Các khoa/phòng chuyên môn: 7 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng, 6
khoa cận lâm sàng và 02 trung tâm với đội ngũ cán bộ y tế đủ năng lực công
tác trên mọi lĩnh vực chuyên môn.
41
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
2.1.2. Vài nét về đội ngũ viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Tính đến thời điểm tháng 01 năm 2020 Bệnh viện có 569 công chức,
viên chức và người lao động, trong đó có 263 biên chế, 306 hợp đồng.
BAN GIÁM
ĐỐC
KHỐI CHUYÊN MÔN (26) KHỐI HÀNH CHÍNH (7)
KHỐI LÂM SÀNG (20) KHỐI LÂM SÀNG (6) TRUNG TÂM (2)
Trung Tâm
Tin Học
Trung tâm Phục
hồi chức năng
và điề trị bệnh
nghề nghiệp
K. Xét nghiệm và
Giải phẫu bệnh
K. Chẩn đoán
hình ảnh
K. Thăm dò chức
năng
K. Kiểm soát
nhiễm khuẩn
K. Dƣợc
K. Tiết chế dinh
dƣỡng
Khoa Nhi
Khoa Ngoại Tổng
Hợp
Khoa Ngoại Chấn
Thƣơng
Khoa phẫu thuật
gây mê hồi sức
Khoa Tai Mũi
Họng
Khoa Răng Hàm
Mặt
Khoa Mắt
Khoa Ung Bƣớu
Khoa Vật Lý Trị
Liệu – Phục Hồi
CN
Khoa Y Học Lao
Động và Bệnh
Nghề Nghiệp
Khoa Khám Bệnh
Khoa Cấp Cứu và
Chống độc
Khoa Hồi Sức
Tích Cực
Khoa Nội Tổng
Hợp
Khoa Nội Tim
Mạch – Nội Tiết
Khoa Thận –
Niệu Lọc Máu
Khoa Truyền
Nhiễm
Khoa Y Học Cổ
Truyền
Khoa Phụ Sản
Khoa D Liễu
Phòng Kế Hoạch
Tổng Hợp
Phòng Quản Lý
Chất Lƣợng
Phòng Vật Tƣ
Thiết Bị Y Tế
Phòng Hành
Chính Quản trị
Phòng Tổ Chức
Cán Bộ
Phòng Tài Chính
Kế Toán
Phòng Điều
Dƣỡng
42
Bộ phận trực tiếp bao gồm: Bác sĩ, điều dưỡng, KTV, là 488 người,
bộ phận gián tiếp bao gồm: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Hành chính-Quản
trị, là: 81 người.
Trình độ của công chức, viên chức, người lao động: có 01 PGS.Tiến sỹ,
14 Bác sĩ CKII, 36 Bác sĩ CKI, 30 thạc sỹ, 182 đại học, 70 cao đẳng và 147
trung cấp; 89 thuộc đối tượng khác.
Bệnh viện đã thực hiện chính sách đãi ngộ nhằm thu hút người tài về
công tác tại Bệnh viện; hằng năm cử bác sĩ, điều dưỡng, KTV đi nâng cao tay
nghề và tạo điều kiện về tài chính đối với đào tạo nghiên cứu khoa học
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo động lực làm việc cho
viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
2.2.1. Thuận lợi
Có thể nói việc tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa
khoa Nông nghiệp đã được Đảng ủy, Ban giám đốc quan tâm và xem đó là
vấn đề cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tạo ra uy tín và danh tiếng cho
bệnh viện trong thời kỳ mới. Trong công tác tạo động lực cho viên chức tại
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp có những thuận lợi cơ bản sau đây:
Đảng ủy, Ban giám đốc xác định rõ tầm quan trọng của công tác tạo động
lực nên đã ban hành những chính sách, chủ trương và sử dụng nhiều công cụ tích
cực để tạo động lực làm việc cho viên chức như: chính sách tiền lương, chính
sách tiền thưởng, phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội hợp lý, công bằng.
Đối tượng tạo động lực ở đây là viên chức làm việc tại bệnh viện nên về
cơ bản họ có niềm đam mê, nhiệt huyết và gắn bó với nghề nghiệp. Bệnh viện
có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng,.tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín
của Việt Nam, với sức trẻ và sự nhiệt huyết họ xác định được cơ bản vai trò,
vị trí và trách nhiệm của mình với nhiệm vụ chung của bệnh viện trong giai
đoạn khó khăn hiện nay.
43
Là một bệnh viện có truyền thống, bề dày với nhiều thành tích, công
chức, viên chức, người lao động bệnh viện luôn ý thức được vấn đề nên xác
định về cơ bản sự gắn bó và niềm tin vào bệnh viện.
2.2.2. Khó khăn
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, ngành y tế đang có
nhiều cơ hội mới, đồng thời đứng trước những khó khăn thách thức, nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là phải khám, chữa
bệnh cho người dân ngày một tốt hơn.
Yêu cầu của nghề nghiệp y tế là phải luôn học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng với mức lương như hiện
nay, để đảm bảo được cuộc sống và cả học tập nâng cao trình độ là hết sức
khó khăn cho bản thân mỗi nhân viên y tế nên họ phải làm thêm để có thêm
thu nhập, điều này sẽ ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức tại Bệnh
viện Đa khoa Nông nghiệp.
Các nhà lãnh đạo và quản lý cũng chưa có những cách nhìn nhận nhất
quán trong việc đề ra các chính sách tạo động lực cho đội ngũ viên chức y tế
do đó, công tác tạo động lực chưa thực sự được chú ý quan tâm, và chưa trở
thành vấn đề thường xuyên trong suy nghĩ của các nhà quản lý.
2.3. Thực trạng tạo động lực và các chính sách tạo động lực làm việc của
Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
2.3.1. Thực trạng tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương
2.3.1.1. Thực trạng tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương tại Bệnh
viện
Từ trước đến nay, tiền lương luôn là yếu tố hàng đầu để tạo động lực cho
viên chức tại Bệnh viện. Do đó, việc tạo động lực cho viên chức thông qua
công cụ tiền lương luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm.
44
Việc chi trả lương và các khoản phụ cấp theo lương quy định tại Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và các
văn bản hiện hành khác.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện quy định:
Chi tiền lương của viên chức được trả lương theo ngạch, bậc hiện
hưởng và mức lương tối thiểu chung theo quy định. Hàng tháng các khoa,
phòng nộp Bảng chấm công của đơn vị mình cho Phòng Tổ chức Cán bộ sau
khi phòng Tổ chức Cán bộ duyệt thì phòng Tài chính- Kế toán tồng hợp để
tính số tiền lương trả cho người lao động.
Chi các khoản phụ cấp cho viên chức thực hiện theo Quyết định số
614/QĐ-BV của Giám đốc về mức phụ cấp trực đối với lái xe, điện nước, hộ
lý là 50.000 đồng/người; kế toán 100.000 đồng/người; Ngày thường, ngày thứ
bảy, chủ nhật, ngày lễ được 150.000 đồng/người.
Chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc chi hàng tháng cho viên
chức theo định mức nhất định (từ tháng 1 đến tháng 4 là 800.000đ/người, từ
tháng 5 đến tháng 12 là 1.500.000đ/người X định mức trên hệ số được hưởng
của Bệnh viện. Định mức hưởng do hội đồng đề xuất trên cơ sở chênh lệch
thu và chi có được. Tổng mức chi bình quân hàng tháng không quá 2,5 lần
mức lương cơ bản theo hệ số lương và phụ cấp. Hàng tháng, các khoa phòng
tự bình xét A,B,C cho từng viên chức căn cứ trên hiệu quả công tác và hiệu
xuất làm việc. Mức chia A, B, C được quy định như sau:
Mức A: Hưởng 100% thu nhập tăng thêm
Mức B: Hưởng 80% thu nhập tăng thêm
Mức C: Hưởng 50% thu nhập tăng thêm
Mức A, Mức B, Mức C được xếp loại dựa theo các tiêu chí của bảng 2.2
45
Bảng 2.1. Bảng chấm điểm xếp loại lao động
(Tháng ........./20......)
Họ và tên: ...........................................................................
Khoa, phòng, trung tâm :.........................
TT
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Điểm
chuẩn
(100đ)
Điểm
tự
chấm
Điểm
đƣợc
duyệt
1 Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 60
Thực hiện
nhiệm vụ
1.1.1- Không hoàn thành nhiệm vụ
được giao
- 20đ/lần
1.1.2-Hoàn thành nhiệm vụ nhưng chậm
tiến độ.
- 10đ/lần
1.1.3- Gây khó khăn cho bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và người đến
quan hệ công tác bị phản ảnh đến người
quản lý
- 5đ/lần
1.1.4-Trong khi làm việc làm hư hỏng
trang thiết bị, tài sản do thiếu tinh thần
trách nhiệm nhưng chưa đến mức kỉ luật
- 15đ/lần
1.1.5-Thiếu ý thức trách nhiệm để xảy
ra sai sót, nhầm lẫn, sự cố ảnh hưởng
đến hoạt động chung nhưng chưa tới
mức bị xử lý kỷ luật
-10đ/lần
2 Thực hiện nội quy, quy định nội bộ 40
2.1
Thực hiện các
quy định về
thời gian
2.1.1- Đi làm muộn không lý do ≥15
phút
-6đ/lần
2.1.2- Về sớm không lý do ≥15 phút -4đ/lần
2.2
Thực hiện
quy định về
hội họp
2.2.1- Người đi họp đến muộn không lý
do ≥5 phút
-3đ/lần
2.2.2- Về họp sớm không lý do ≥5 phút -3đ/lần
2.2.3- Nói chuyện riêng, làm việc riêng,
sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến
cuộc họp
-2đ/lần
2.3
Thực hiện
nếp sống văn
2.3.1- Gây mất đoàn kết nội bộ Loại C
2.3.2- Phát ngôn thiếu văn hoá -5đ/lần
46
minh và nội
quy cơ quan
2.3.3- Không đeo thẻ trong Bệnh viện -2đ/lần
2.3.4- Hút thuốc lá trong bệnh viện Loại C
2.3.5- Trang phục không đúng quy định -2đ/lần
2.3.6- Làm việc riêng trong giờ làm việc
bị nhắc nhở
-1đ/lần
2.3.7- Nơi làm việc thiếu gọn gàng ngăn
nắp bị nhắc nhở
-1đ/lần
2.3.8- Gây mất vệ sinh nơi công cộng -1đ/lần
2.4
Thực hiện
các chế độ
liên quan
đến tài chính
và tài sản
Bệnh viện
2.4.1- Thanh toán các khoản tài chính
với Bệnh viện chậm bị thông báo lần 2
(kể cả tạm ứng) lý do không chính đáng
-2đ/lần
2.4.2- Không tắt điện sau khi hết giờ
làm việc
-1đ/lần
2.4.3- Không khóa cửa phòng làm việc
trước khi ra về
-2đ/lần
2.5
Tham gia
các hoạt
động phong
trào và công
tác xã hội
2.5.1- Không tham gia hoặc thiếu ý thức
trách nhiệm đối với các công tác phong
trào khi đã được phân công
-3đ/lần
2.5.2- Thiếu tinh thần tham gia các hoạt
động xã hội
-2đ/lần
Tổng điểm tự chấm: .................................................
Tự xếp loại: ..............................................................
Tổng điểm được bình xét : .......................................
Kết quả xếp loại : ....................
Tổng điểm từ 80đ-100đ : Loại A
Tổng điểm từ 60đ- 79đ: Loại B
Tổng điểm từ 10đ- 59đ: Loại C
TRƢỞNG
KHOA/PHÒNG/TRUNG TÂM
Hà Nội, ngày tháng năm 20...
NGƢỜI LAO ĐỘNG
47
2.3.1.2. Thực trạng tạo động lực thúc đẩy làm việc bằng công cụ tiền thưởng
Xác định được vai trò kích thích của tiền thưởng đối với nguồn nhân
lực tại bệnh viện nên Đảng ủy, ban giám đốc đã áp dụng những hình thức
khen thưởng như sau:
- Hình thức định k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_vien_chuc_tai_benh_vien_d.pdf