Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO NGUỒN CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH
TRỊ Ở NƯỚC TA. 14
1.1. Khái quát về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp huyện ở nước ta
hiện nay . 14
1.1.1. Hệ thống chính trị . 14
1.1.2. Hệ thống chính trị cấp ủy cấp huyện . 15
1.1.3.Chính quyền cấp huyện . 16
1.2. Công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền cấp huyện . 17
1.2.1. Cán bộ chủ chốt . 17
1.2.2. Khái niệm về “nguồn” và “tạo nguồn” . 18
1.2.3. Một số vấn đề về cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện . 19
1.2.4.Nội dung, phương thức và vai trò công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt
cho chính quyền cấp huyện . 27
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước về công tác tạo nguồn
cán bộ chủ chốt cấp huyện và bài học rút ra cho huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định . 41
1.3.1. Kinh nghiệm của quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng . 42
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 44
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện 251,17 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây
Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam.
Có tọa độ địa lý:
- Từ 150 38’25’’- 150 49’51’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 1080 06’58’’- 1080 20’51’’ kinh độ Đông.
Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1,
Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế
Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông
Phú.Theo Chi Cục Thống kê huyện Quế Sơn cung cấp; dân cư trên địa bàn
phân bố như sau: thị trấn Đông Phú chiếm 9,7% dân số toàn huyện, các xã
đồng bằng, trung du 83,6%, xã miền núi Quế Phong chiếm 6,7%.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện: 25.117,15 ha, trong đó: Đất nông
nghiệp: 18.486,38 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.329,97 ha; Đất chưa sử dụng:
2.300,8 ha.
Hệ thống giao thông: Đường Quốc lộ 1A, chạy qua địa bàn huyện có
chiều dài là 8,5km qua địa phận các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú,
Hương An. Đường ĐT chạy qua địa bàn huyện có 02 tuyến: ĐT 611A và ĐT
611B, có tổng chiều dài tuyến 37,5 km, trong đó: có 22km bê tông nhựa và
45
15,5km thâm nhập nhựa. Đường ĐH: toàn huyện có 18 tuyến ĐH, với tổng
chiều dài: 119,29 km. Đường ĐX và đường nội thị: có 65 tuyến, với tổng chiều
dài: 113,3km. Đường Dân sinh (thôn, xóm) có tổng chiều dài: 393,66 km.
Theo đánh giá chung thì đội ngũ công chức hiện nay của huyện Quế
Sơn đã có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ cán bộ, công chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị... tăng lên đáng kể; tinh thần trách
nhiệm trong học tập, công tác; phẩm chất đạo đức, lối sống và phong cách, lề
lối làm việc của đội ngũ công chức cấp cơ sở có sự chuyển biến rõ rệt, phần
lớn họ đều làm việc với thái độ khách quan, vô tư và rất nhiệt tình, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động và trình độ quản lý nhà nước ngày càng được hoàn thiện
và nâng cao hơn trước.
Từ năm 2015 đến năm 2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bô,
công chức tại huyện Quế Sơn ngày càng được nâng lên đáng kể.
Qua số liệu trên, cho ta thấy sự biến chuyển về chất lượng trình độ
chuyên môn của đội ngũ công chức cấp cơ sở trên địa bàn huyện Quế Sơn từ
năm 2015-2018 tăng theo hướng tích cực. Chất lượng đội ngũ công chức có
trình độ Đại học, Cao đẳng đạt 79,%; điều này cho thấy chất lượng đội ngũ
công chức cấp cơ sở ngày càng được nâng cao, năng lực thực thi công vụ của
đội ngũ công chức ngày càng tốt hơn; chất lượng cung cấp các dịch vụ công
ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn trước, từng bước đáp ứng cơ bản
các nhu cầu của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Quế Sơn nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung.
Việc củng cố và nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý
luận, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực của cán bộ,
công chức luôn được quan tâm, chú trọng; cụ thể như sau: “xây dựng bản lĩnh
chính trị cho cán bộ,đảng viêncó vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn
hiện nay, nhất là trong tình hình một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
46
trước mắt cần xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”
Đối với huyện Quế Sơn, sau 02 năm thực hiện Nghị quyết 04-
NQ/TU, ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm
2025 đội ngũ công chức của huyện đã có bước trưởng thành đáng kể cả về
lượng và chất lượng.
Kết quả trên cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý
luận chính trị cho đội ngũ công tại huyện Quế Sơn đã có sự quan tâm đúng
mức, tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt 95% trở lên;
nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và phong cách, lề lối làm việc của đội
ngũ công chức tiến bộ rõ rệt.
Chính vì thế, năng lực thực thi công vụ, năng lực thực hiện chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật, pháp luật của Nhà nước trên các
lĩnh vực ngày càng tốt hơn; chất lượng cung cấp các dịch vụ công ngày càng
được cải thiện và nâng cao, từng bước đáp ứng cơ bản các nhu cầu của người
dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn nói riêng, tỉnh
Quảng Nam nói chung.
Chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn huyện Quế Sơn ngày càng
được nâng lên. Bằng nhiều giải pháp, huyện Quế Sơn đã thực hiện tốt chính
sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tại chỗ, thu hút nhân lực nên có
nhiều chuyển biến khá rõ nét, độ tuổi công chức cấp cơ sở ngày càng được trẻ
hóa và đạt chuẩn theo quy định ngày càng cao. Hàng năm, huyện Quế Sơn cử
từ 25 đến 30 công chức đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản
lý nhà nước; lớp sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị; lớp trung cấp lý luận hành
chính; lớp kiến thức quản lý hành chính pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng các
kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
47
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai kịp thời, nhận thức của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, công chức và người dân về vị trí, vai trò
của đội ngũ cán bộ, công chức và sự cần thiết phải thường xuyên đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ này ngày càng được nâng lên.
Đối với huyện Quế Sơn, với những thành tựu của công cuộc đổi mới
đất nước và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Trong những
năm qua, Huyện Quế Sơn luôn quan tâm, chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Công tác xây dựng Đảng,
năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính quyền
các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tiếp thu kinh nghiệm,
tạo niềm tin, tâm trạng phấn khởi để hứng thú học tập ngày càng tốt hơn.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã nhận thức đúng
đắn vai trò quan trọng của công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng;
từ đó đã quan tâm lãnh đạo tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức. Tỷ lệ công chức của
huyện Quế Sơn đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị, trình độ đại học không
ngừng tăng lên, góp phần tăng tỷ lệ công chức đạt chuẩn theo yêu cầu đặt ra.
Nhìn chung, đội ngũ công chức của huyện Quế Sơn nói chung có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phần lớn đã được nâng cao về trình độ, năng lực, bổ sung
kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm nhận tốt các công việc trong thực tiễn; góp
phần lớn trong sự phát triển về mọi mặt trên địa bàn huyện Quế Sơn.
1.3.3.Kinh nghiệm của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Huyện Bố Trạch là một huyện nằm trung tâm của tỉnh Quảng Bình, cửa
ngõ phía Bắc của thành phố Đồng Hới, là một huyện có diện tích và dân số
lớn nhất tỉnh với hơn 2.123 km2, chiếm 26,5% diện tích toàn tỉnh; gồm 28 xã
và 02 thị trấn, trong đó có 4 xã tuyến biển, 7 xã giáp biển, 9 xã miền núi, 2 xã
rẻo cao, 3 xã, thị trấn giáp ranh với thành phố Đồng Hới, có sông Gianh giáp
48
ranh với thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Toàn huyện có 183.181 nhân
khẩu, chiếm gần 21% dân số toàn tỉnh, 44.570 hộ cư trú trên địa bàn 295 thôn,
bản, tiểu khu; mật độ dân số 87 người/km2, có 24 km bờ biển, 40 km biên giới
với nước bạn Lào ;với chiều dài bờ biển hơn 24 km với ngư trường rộng lớn,
Bố Trạch có điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch biển và phát triển ngành
nuôi trồng, khai thác thủy hải sản; nằm sát sân bay Đồng Hới, có ga đường
sắt, có đường quốc lộ 1A chạy qua, hệ thống đường Hồ Chí Minh 2 nhánh
Đông - Tây, có cửa khẩu quốc tế Cà Roòng – Noọng Ma, có cảng biển, có hệ
thống sông ngòi dày đặc, đặc biệt có 3/5 dòng sông lớn của tỉnh đó là sông
Gianh, sông Lý Hoà và sông Dinh càng tăng thêm vai trò quan trọng của
mạng lưới giao thông của huyện.
Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Quảng Bình về
việc thực hiện Nghị quyết, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, không ngừng nâng cao
phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực theo tiêu chuẩn, tiêu chí cán bộ để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Qua 21 năm
thựchiện, đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện Bố Trạch đã có nhiều chuyển biến đáng
kể.
Trong quá trình thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ
chốt, huyện Bố Trạch đã triển khai đảm bảo nguyên tắc, đúng quy trình, công
khai, dân chủ; chất lượng cán bộ quy hoạch ở các cấp, các ngành được nâng
lên, số lượng và cơ cấu hợp lý; quy hoạch cho từng chức danh được tăng lên
nhằm từng bước khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ. Trong quy hoạch, có
sự quan tâm đúng mức đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản và
có triển vọng phát triển.
49
Do làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nên Huyện ủy đã chủ động hơn
trong công tác cán bộ, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí,
sử dụng và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quá trình thực hiện công
tác quy hoạch cán bộ ở huyện, các phòng ban, hội đoàn thể và 30 xã, thị trấn
đã bám sát tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và
năng lực thực tiễn của từng chức danh cán bộ để tiến hành quy hoạch; qua
nhiều lần tổ chức hội nghị thảo luận đóng góp lấy phiếu tín nhiệm, quá trình
thực hiện quy hoạch cán bộ đã phát huy được trí tuệ tập thể, trách nhiệm cá
nhân, mở rộng dân chủ, coi trọng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai. Cán bộ trong diện quy
hoạch đã được rà soát, xem xét về lịch sử chính trị và thái độ chính trị hiện
nay, được tín nhiệm bảo đảm yêu cầu về năng lực, phẩm chất đạo đức.
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy hoạch ở các cấp
của huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiều cán bộ được rèn luyện thử
thách trong thực tiễn, được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, thể
hiện tính năng động sáng tạo, năng lực quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ ngày càng khẳng định được vai trò vị trí
trên từng lĩnh vực công tác được phân công, bảo đảm tính kế thừa, chuyển
tiếp giữa các thế hệ cán bộ; tạo được thế chủ động trong việc đề bạt, bổ
nhiệm, bố trí cán bộ.
1.3.4. Bài học rút ra cho huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Từ thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức của những địa phương trên,
tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác chất lượng nguồn cán
bộ, công chức của huyện Hoài Nhơn như sau:
Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc, kịp thời
các quan điểm chỉ đạo của Trung ương về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cần phải xác định rõ trách
50
nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhận
thức sâu sắc, đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tạo
nguồn cán bộ, công chức chủ chốt của quận. Từ đó đề cao ý thức tự giác, tinh
thần trách nhiệm và làm cho việc tạo nguồn cán bộ mới bảo đảm có chất
lượng và hiệu quả.
Hai là, cần tiếp tục nêu cao trách nhiệm của cơ quan có liên quan. Cơ
quan trực tiếp giúp tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường
vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy về công tác tạo nguồn cán bộ, công
chức chủ chốt là Ban Tổ chức Huyện ủy. Đối với công tác tạo nguồn, Ban Tổ
chức Huyện ủy cần có sự tập trung và sâu sát hơn nữa. Cần chủ động đề ra
chương trình, kế hoạch, quy trình và mục tiêu cụ thể cho công tác tạo nguồn.
Ban Tổ chức Huyện ủy trong quá trình triển khai phải bám sát những quan
điểm, định hướng, nghiên cứu kỹ những văn bản hướng dẫn để tạo sự thống
nhất và khoa học trong hoạt động. Định kỳ, Ban Tổ chức Huyện ủy phải báo
cáo Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định về tiến độ, mục tiêu đạt
được trong công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt ở mỗi giai đoạn.
Ba là, phải quán triệt tư tưởng, công tác tạo nguồn cán bộ là công tác
lâu dài, là việc làm thường xuyên của cấp ủy và nhất là không có tính “mùa
vụ”. Cho nên cần phải xây dựng một chương trình nghiêm túc, xác định cụ
thể đối tượng dự nguồn, coi trọng xem xét, đánh giá cán bộ trước, bảo đảm
đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện. Đồng thời cần mở rộng dân chủ
để phát hiện nguồn cán bộ, khắc phục tình trạng cục bộ khép kín, định kiến,
hẹp hòi đối với cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Bốn là, trong công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt, không
đơn thuần là xác lập danh sách và theo dõi một cách thụ động. Đảng bộ phải
có các chương trình cụ thể nhằm gắn kết đối tượng dự nguồn này với các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt bổ nhiệm, luân chuyển, sử
51
dụng để cán bộ được trưởng thành tốt hơn trong thực tiễn công tác, đủ điều
kiện để “vào vị trí”.
52
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương I, Luận văn đã hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về tạo
nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cấp huyện trong hệ thống chính trị ở nước
ta; kinh nghiệm một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong
công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định. Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên, luận văn sẽ làm căn cứ để
phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính
quyền huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
53
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CHO CHÍNH QUYỀN
HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Khái quát về huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và các nhân tố
tác động đến công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện ở huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.1. Khái quát về huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hoài Nhơn là huyện duyên hải miền Trung, nằm ở phía Bắc tỉnh Bình
Định, giới hạn từ 14021’20” đến 14031’30” vĩ độ Bắc và từ 108056’đến
109006’50” kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi,
phía Nam giáp huyện Phù Mỹ, phía Tây giáp huyện Hoài Ân và huyện An
Lão; phía Đông giáp Biển Đông.
Huyện Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 15 xã.
Năm 2019, diện tích toàn huyện hiện có 420,84 km², dân số 211.340 người,
trong đó: nữ 108.593 người, mật độ dân số 502 người/km², 14,1% dân số sống
ở thành thị và 85,9% dân số sống ở nông thôn.
Huyện Hoài Nhơn có vị trí rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và
thương mại với các huyện: Phù Mỹ, Hoài Ân và An Lão trên địa bàn tỉnh và
tỉnh Quảng Ngãi. Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi như: Quốc lộ
1A; tuyến đường sắt Bắc - Nam; có 01 bến xe khách và bờ biển dài 24 km, là
nơi trao đổi thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, với cảng
cá Tam Quan và tuyến ĐT 639 (đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan) tạo
nên tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển của huyện.
54
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2025 và những năm tiếp
theo, Hoài Nhơn xác định phát triển KT - XH của huyện phải phù hợp với quy
hoạch chung của tỉnh và đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận; dựa trên
cơ sở phát huy cao độ nội lực và khai thác tối đa các nguồn lực huy động
ngoài huyện, bằng cách tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác với các địa
phương trong khu vực, trong nước và nước ngoài để khai thác có hiệu quả các
tiềm năng lợi thế, đặc biệt là lợi thế biển và đô thị Bồng Sơn. Theo quy hoạch
chung đô thị Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ
huyện Hoài Nhơn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Hoài Nhơn vào năm 2025
và thành thành phố Hoài Nhơn vào năm 2035.
Hiện nay, kinh tế huyện Hoài Nhơn có bước tăng trưởng khá, năm sau
cao hơn năm trước. Khu vực nông nghiệp vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ
trọng giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng
đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có chuyển biến vượt bậc,
công nghiệp - xây dựng 59,61%; dịch vụ - thương mại 16,63%; nông - lâm -
ngư nghiệp 23,76%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm đạt 18,58%
(tăng 5,98%), thu nhập bình quân đầu người đạt 43,35 triệu đồng/người/năm
(tăng 16,55 triệu đồng/người/năm) so với năm 2015. Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được tập trung thực
hiện từ huyện đến cơ sở, đến nay có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thị
trấn (Bồng Sơn, Tam Quan) đạt chuẩn đô thị văn minh.
Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được trong những năm qua,
huyện Hoài Nhơn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:
Là huyện có diện tích lớn, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp,
điểm xuất phát kinh tế thấp, mức tăng trưởng còn dưới tiềm năng, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở huyện có bước phát triển nhưng còn chậm, sức cạnh
55
tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thu nhập bình quân đầu người còn
khiêm tốn, chưa có nhiều sản phẩm mang thương hiệu và tạo nguồn thu lớn
cho ngân sách của huyện. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều vấn đề xã hội còn nổi
cộm, bức xúc như: tệ nạn ma tuý, trộm cắp, tín dụng đen, tai nạn giao thông,
tai nạn lao động, tàu thuyền bị nước ngoài bắt giữ khi ngư dân hành nghề trên
biển còn diễn biến phức tạp; đời sống của một bộ phận Nhân dân còn rất
nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, để tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện ổn
định trong thời gian đến, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng
thời cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng có sự phân hóa theo sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là một trong những điều kiện cơ bản để
huyện Hoài Nhơn phát triển KT-XH và cũng đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ
cán bộ, công chức trong huyện phải thường xuyên nâng cao phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo,
điều hành,...
2.1.2. Các nhân tố tác động đến công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
2.1.2.1. Thuận lợi
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, Hoài Nhơn triển khai thực
hiệnNghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” từ rất sớm,Ban Thường vụ Huyện uỷ đã
ban hành nhiều quyết định về công tác cán bộ, đây là những căn cứ để thực
hiện quy trình công tác cán bộ vừa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về xây
dựng đội ngũ cán bộ nêu trongNghị quyết Trung ương 3đi kèm với thực hiện
kiểm điểm phê bình và tự phê bình nghiêm túc đối với đội ngũ cán bộ đảng
viên theo tinh thầnNghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) và Nghị quyết Trung
ương 4 (khoá XII) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
56
lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “ tự
diễn biến, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp phù hợp với tình hình thực
tế đảm bảo hiệu quả công tác lãnh chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện. Huyện đã có những đổi mới trong các khâu về công tác cán bộ
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới.
Công tác quy hoạch cán bộ của huyện trong10 năm qua đã từng bước
khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt nguồn cán bộ, bảo đảm sự kế thừa và
phát triển. Công tác xây dựng quy hoạch tổ chức đúng quy trình, đảm bảo dân
chủ, trách nhiệm; cấp uỷ các cấp đã chú ý đưa vào quy hoạch dự nguồn cán
bộ nữ, cán bộ trẻ và có trình độ học vấn, có khả năng đào tạo phát triển lâu
dài; thực hiện đúng phương châm quy hoạch “động” và “mở”, một vị trí có
thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh;
luôn xem xét đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, đồng
thời bổ sung nhiều nhân tố mới đủ tiêu chuẩn, có triển vọng, cụ thể như
Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Bình Định về thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2020 và Chương trình hành
động của Ban Thường vụ Huyện uỷ về việc thực hiện Chương trình hành
động của Tỉnh uỷ Bình Định về công tác cán bộ cho công tác quy hoạch cán
bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã,trong đó có quy định cán bộ,
công chức sinh sau năm 1975 nếu được quy hoạch cán bộ chủ chốt phải có
bằng đại học chính quy, lý luận cao cấp chính trị phải học tập trung, kể cả có
bằng thạc sĩ mà đại học không chính quy vẫn không được quy hoạch cán bộ
chủ chốt.
Trong công tác quản lý cán bộ, việc bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán
bộ ứng cử đều thực hiện đúng quy định. Phân cấp quản lý cán bộ rõ ràng, chặt
57
chẽ; cán bộ được bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đủ
năng lực đảm đương công việc, phần lớn được sự tín nhiệm của tổ chức, đồng
nghiệp và nhân dân. Nhìn chung, công tác bổ nhiệm cán bộ vừa đảm bảo
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể ban thường vụ cấp uỷ quyết định việc
bổ nhiệm cán bộ vào chức danh được phân cấp quản lý, vừa phát huy vai trò
của lãnh đạo, cấp uỷ cơ quan nơi cán bộ đang công tác, sinh hoạt và cấp uỷ
nơi cư trú. Cán bộ mới bổ nhiệm diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý có
chất lượng cao hơn trước kể cả về năng lực lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên
môn và lý luận chính trị.Ví dụ, từ năm 2009 đến nay, đã có 274 lượt cán bộ
được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức danh diện Ban Thường vụ
Huyện uỷ quản lý; trong đó: nữ 36 (13,1%), bổ nhiệm chức vụ cao hơn 159.
Bổ nhiệm, giới thiệu 709 lượt cán bộ vào chức danh thuộc các phòng, ban,
ngành trong đó nữ có 118 (16,6%).
Trong công tác đào tạo cán bộ, đến nay, toàn huyện đã cử 1.729 lượt
cán bộ, công chức đi đào tạo các lớp lý luận chính trị, 562 cán bộ, công chức
được cử đi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; riêng 10 năm trở lại đây có hơn680
cán bộ, công chức được cử đi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,đây có thể được coi
là một chương trình tạo nguồn từ xa cho cán bộ, công chức của huyện rất
thành công.
Ngoài những nội dung về công tác cán bộ như trên, huyện cũng có
nhiều chủ trương, giải pháp mang tính đột phá, thể hiện sự đổi mới về tư duy
trong tạo nguồn cán bộ. Nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực nổi trội, có
phẩm chất tốt được bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử vào các chức danh lãnh đạo
chủ chốt của các phòng, ban, ngành và tương đương, tạo nên sinh khí mới,
niềm tin phấn đấu, cống hiến cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Bằng cách đưa cán bộ về cơ sở vừa nâng cao kinh nghiệm thực tiễn cho
cán bộ vừa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cho các cơ sở còn yếu, còn nhiều
58
vấn đề,trong 5 năm trở lại đây huyện đã luân chuyển 15 cán bộ lãnh đạo các
ban ngành cấp huyện về giữ các chức vụ chủ chốt của các xã, trị trấn như bí
thư, phó chủ tịch. Hầu hết các học viên qua quá trình công tác đã phát huy
được năng lực, kiến thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Đối với công tác
tạo nguồn cán bộ, công chức lâu dài, từ năm 2009 đến nay huyện đã cử 420
cán bộ, học viên đi học với 501 lượt (406 đại học, 95 thạc sĩ) và đã có 250
học viên hoàn thành chương trình học về nhận công tác.
Có thể nhận thấy,sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ
Chính trị (khóa IX) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện Hoài Nhơn
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua các chương trình, đề án phát triển
nguồn nhân lực dành cho cán bộ, công chức từ cấp tỉnh cho đến cấp cơ sở,
tỉnh đã hình thành lên một đội ngũ cán bộ trẻ với nhiều tuyến, nhiều lớp có
bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng. Những nguồn nhân lực này được đào
tạo bài bản, khoa học, đúng chuyên môn trở thành đội ngũ kế cận xứng đáng
của lớp cán bộ, công chức hiện nay.
2.2.1.2.Khó khăn, thách thức
Một là, hệ thống thể chế công tác cán bộ nhiều nhưng thiếu chặt chẽ,
thậm chí bị bóp méo, không bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả. Nhiều trường
hợp bổ nhiệm cán bộ sai bị phát hiện đều được khẳng định là đúng quy trình,
đúng quy định. Vì vậy, cần xem xét lại nội dung của các quy trình, quy định,
đồng thời kiểm soát chặt chẽ, duy trì nghiêm kỷ luật từ trên xuống, từ trong
Đảng cho đến ngoài xã hội.
Hai là, đội ngũ cán bộ ngày càng tăng nhưng hiệu lực, hiệu quả xử lý
công việc còn thấp và chậm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
trên là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cồng kềnh với nhiều tầng nấc
trung gian, cơ cấu đội ngũ cán bộ có sự chồng chéo, trùng lặp, cản trở lẫn
nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ tinh gọn,
59
có chất lượng gắn với đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hoạt
động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, đội ngũ cán bộ có bằng cấp ngày càng cao, nhưng năng lực,
phẩm chất và uy tín chưa ngang tầm nhiệm vụ. Vì vậy, cần xem xét lại nội
dung, chất lượng, cách tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng của các
loại bằng cấp. Xem xét lại các quy định sử dụng cán bộ, trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mỗi cấp để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ.
Bốn là, tình trạng thiếu đồng bộ của đội ngũ cán bộ. Trê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tao_nguon_can_bo_chu_chot_cho_chinh_quyen_huyen_hoa.pdf