MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1. Tính cấp thiết đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Nội dung nghiên cứu.3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNGNÔNG THÔN.5
1.1. LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG .5Lao động.5
1.2. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM .7
Khái niệm việc làm .7
1.3. VIỆC LÀM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .11
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNGTHÔN.14
1.4.1. Các yếu tố tự nhiên (Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu địa hình,thủy văn).14
14.2. Dân số và lao động.15
1.4.3. Vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật.16
1.4.4. Các chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn.16
1.4.5. Nhu cầu của lao động và thị trường lao động .16
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNGNÔNG THÔN .17
1.5.1. Tỷ lệ thất nghiệp.17
1.5.2. Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm.18
1.5.3. Các chỉ tiêu bình quân.18
1.6. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT
SỐ ĐỊA PHƯƠNG CỦA LÀO VÀ CỦA CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI.19
1.6.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước Châu Á.19
1.6.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn một số tỉnh ở Lào.26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỈNH SAVANNAKHET CHDCND LÀO .29
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH SAVANNAKHET CHDCND LÀO.29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh.31
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế.32
2.2. KHÁIQUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAOĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA TỈNH.35
2.2.1 Tình hình dân số và lao động .35
2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH
SAVANNAKHET CHDCND LÀO .38
2.3.1. Thực trạng chung về việc làm.38
2.3.2. Cơ cấu việc làm.39
2.3.3. Thời gian làm việc của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet CHDCND Lào.40
2.4. THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.43
2.4.1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet
CHDCND Lào.43
2.4.2. Phân tổ thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet CHDCND Lào.45
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TỈNH SAVANNAKHET.47
2.5.1. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề.47
2.5.2. Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 lao động .49
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
2.5.3. Ảnh hưởng của đầu tư vốn.52
2.6. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TRỞ NGẠI XUNG QUANH VẤN ĐỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.56
2.6.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển đổi còn chậm 56
2.6.2. Tiềm năng của ngành sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác có hiệu
quả .56
2.6.3. Tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác chưa được sử dụng đầy
đủ và khai thác có hiệu quả.57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHAP DỂ TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH SAVANNAKHET CHDCND LÀO .59
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TỈNH SAVANNAKHET CHDCND LÀO.59
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH SAVANAKHET .60
3.2.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa .60
3.2.2. Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế .61
3.2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình quốc gia
về giải quyết việc làm .63
3.2.4. Giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh thông qua xuất khẩu lao động.65
3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động tỉnh.67
3.2.6. Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của lao động tỉnh .69
3.2.7. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của
chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị đối với công tác việc
làm ở tỉnh.72
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .73
I. KẾT LUẬN.73
II. KIẾN NGHỊ.73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
101 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Savannakhet, Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANNAKHET CHDCND LÀO
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Savannakhet là một tỉnh nằm ở khu vực miền trung nước Lào, với tọa độ vĩ
tuyến 17007' Bắc và 16005' Nam , kinh độ 10607,2' Đông và 10403,6' Tây . Phía bắc
của tỉnh giáp với tỉnh Khăm Muộn, phía nam giáp tỉnh Salavan, phía đông giáp với
vùng biên giới Việt nam, phía tây giáp với đất nước Thái Lan.
Đường giao thông và hệ thống cửa khẩu quốc tế đã và đang phát triển nối
Savannakhet với các trung tâm kinh tế của các nước và các cảng biển của Việt Nam,
Thái Lan, tạo điều kiện để tỉnh giao lưu kinh tế quốc tế. Cự ly vận tải từ Thái Lan
qua Savannakhet sang Việt Nam là ngắn, rất thuận lợi cho việc vận tải hàng quá
cảnh và hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Savannakhet có dòng Sông Mê Kông lớn chảy qua bắt nguồn từ Trung Quốc
chạy dọc biên giới Lào, Thái Lan, qua Campuchia, qua Nam Việt Nam ra biển rất
thuận tiện cho vận tải thuỷ giữa Trung Quốc và các nước có sông chảy qua. Ngoài
ra Savannakhet có rất nhiều sông suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra sông Mê
Kông cung cấp nước cho nông nghiệp, nước sinh hoạt; phát triển cây công nghiệp
đặc biệt là tiềm năng về thuỷ điện rất lớn
2.1.1.2 Địa hình đất đai
Về đất đai, tổng diện tích đất tự nhiên là 21.774 km2 trong đó đồng bằng là
9.819 km2, vùng trung du miền núi là 6.771 km2, đất miền núi là 5.184 km2. Đất
rừng và rừng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại đất ở tỉnh Savannakhet. Những
năm qua tốc độ khai thác rừng tự nhiên khá lớn, một số lượng lớn gỗ quý đã được
khai thác, nhiều loại động vật rừng quý hiếm bị săn bắt, nạn đốt nương làm rẫy và
nạn cháy rừng do con người gây ra là khá phổ biến. Tuy nhiên độ che phủ của rừng
còn khá cao, đặc biệt còn nhiều khu rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh tốt. Chủng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
30
loại thực vật và động vật rất phong phú. Do đặc điểm về đất và khí hậu khá thuận
lợi, nên khả năng tự phục hồi rừng tự nhiên là khá cao và có nhiều điều kiện để phát
triển trồng rừng công nghiệp quy mô lớn. Với đặc điểm về rừng và đất rừng của
Savannakhet, tạo ra thế mạnh cho phát triển kinh tế rừng, theo hướng tích cực và
phát triển du lịch sinh thái quy mô lớn.
Đất trung du và đồng bằng rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp,
cây lương thực, thực phẩm, hương liệu, dược liệu quy mô lớn, thuận lợi cho việc cơ
giới hoá. Tới nay đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gồm 102.317 ha cao
su; 5.212 ha cà phê; 42.400 ha điều; 26.400 ha mía. Diện tích lúa: 143.031 ha, ngô là
1238 ha; sắn là 1.557 ha; rau là 2003ha; đậu đỗ là 1.790 ha; ý dĩ 8000 ha; thuốc lá
2.718 ha; lạc là 6.019 ha. Ngoài ra còn rất nhiều loại sản phẩm khác với quy mô nhỏ.
Năng suất cây trồng phổ biến còn thấp, do giống và kỹ thuật canh tác còn
hạn chế, vùng sản xuất còn phân tán, chưa tập trung.
Điều kiện phát triển đồng cỏ và chăn nuôi đại gia súc khá thuận lợi. Đàn bò
thịt và trâu đã phát triển khá, đã có nhiều hộ nuôi bò với quy mô khá lớn. Sản phẩm
đã có thể xuất khẩu. Đàn trâu bò có 0,36 triệu con, gia cầm 4,5 triệu con. Tầm vóc
trâu bò vào loại trung bình có thể cải tạo thành các giống có năng suất cao.
Tuy nhiên tỉnh Savannakhet chưa hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn,
chưa có vùng đồng cỏ thâm canh và đặc biệt chưa chú ý phát triển giống, kể cả
giống cỏ và giống vật nuôi. Chưa có các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp và cơ
sở chế biến sản phẩm chăn nuôi. Các sản phẩm chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm chủ
yếu từ chăn nuôi gia đình quy mô mhỏ, chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô công
nghiệp còn quá nhỏ đồng thời hạn chế về trình độ kỹ thuật, công nghệ, giống, thức
ăn và vốn, thị trường tiêu thụ. Nghề nuôi cá lồng đã có những bước phát triển.
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu
Khí hậu của tỉnh thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và do ảnh hưởng của vị trí
địa hình nên khá đa dạng nhưng chỉ có mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa
nóng và ẩm diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch. Mùa khô hầu như rất ít
mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 Dương lịch.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
31
Tỉnh Savannakhet có chiều dài từ Phía Bắc đến Phía Nam là 250 Km và
chiều rộng từ 130-220 Km. Do những nét địa hình trên đây ta có thể phân tỉnh
Savannakhet thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền
Bắc nói chung là một vùng núi đồi trùng hẹp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm
trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và
miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn,
giao lưu thuận lợi hơn.
Nhìn chung địa hình của tỉnh Savannakhet phần lớn đất đai đều là đồi núi,
song cũng có một số đồng bằng và cao nguyên quan trọng tạo ra một địa hình đa
dạng và khá hiểm trở. Do những vị trí địa lý có những vài nét đặc biệt, đã tạo thuận
lợi cho tỉnh phát triển kinh tế đa ngành đa lĩnh vực mà phù hợp với từng vùng, hơn
nữa do tỉnh giáp với Việt Nam và Thái Lan tạo điều kiện hợp tác kinh tế với các
nước láng giềng như: mua bán hàng hoá qua sông Mê Kông với Thái Lan, phát triển
trồng cây công nghiệp với Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh
2.1.2.1. Tình hình đất đai
Đất đai có vai trò quan trong đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc
phân bố đất đai giữa các vùng, miền hợp lý sẽ tạo cơ hội để phát triển kinh tế. để
thấy rõ tình hình đất đai của tỉnh, ta quan sát số liệu bảng 2.1.
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu đất đai của tỉnh Savannakhet năm 2015
STT Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.177.400 100
1 Đất vùng đồng bằng 981.900 45,1
2 Đất vùng trung du 677.100 31,1
3 Đất vùng miền núi 518.400 23,8
Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Savannakhet, Lào[5]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
32
Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn tỉnh là 2.177.400 ha. Trong đó diện tích
đất vùng đồng bằng chiếm tỷ trọng khá lớn (45,1%), vùng trung du chiếm 31,1%,
vùng miền núi chiếm 23,8%.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã có
bước phát triển đáng kể, tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, góp phần làm thay đổi
bộ mặt nông thôn tỉnh.
Lĩnh vực được tập trung đầu tư, đó là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, giáo
dục, y tế, chỉnh trang và phát triển đô thị, sự nghiệp văn hoá và các công trình
phúc lợi xã hội.
Hệ thống giao thông được đầu tư và có bước cải thiện đáng kể. Nhiều công
trình quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ đây, các hệ thống đường
huyện, đường liên xã, liên thôn đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá
hợp lý. Tuy nhiên, do địa hình khá phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều khu
vực khác nhau, vùng đồng bằng địa hình thấp trũng, vùng ven sông bao bọc bởi các
đồi cát và mặt nước đã gây nên một số khó khăn nhất định cho giao thông đường
bộ, cũng như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
Sự phát triển kinh tế tỉnh Savannakhet đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm
của lịch sử. Gần 100 năm dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kinh
tế của tỉnh đã được hình thành và phát triển.
Tỉnh Savannakhet là một tỉnh khá lớn của nước Lào, có dân số là 850.000
người, tính trung bình là 26 người/Km2, có 15 huyện, 79% dân cư sinh sống bằng
nghề nông.
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, Đảng và Chính phủ Lào chú ý tập
trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước
theo định hướng XHCN. Hơn 25 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế
hoạch 5 năm là thứ IV (1996 - 2000) và kế hoạch năm lần thứ V (2001 - 2005), dù
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng trong thời gian qua tỉnh cũng đạt
được kết quả và thắng lợi to lớn, cụ thể như sau:
Nền kinh tế tiếp tục được mở rộng và phát triển lên tục, tốc độ tăng trưởng
GDP ngày càng tăng lên và được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế
hoạch 5 năm (từ 1986 đến 2010).
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Savannakhet từ 1986-2015
Các giai đoạn Thời gian Tốc độ tăng GDP (%)
I 1986 - 1990 6,5
II 1991 – 1995 5,5
III 1996 – 2000 5.8
IV 2001 – 2005 5,9
V 2006 – 2010 6,2
VI 2011-2015 Ước tính 6.3
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Savannakhet-Lào[5]
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh chưa đều, giai đoạn II (năm
1991 - 1995) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (5,5%) là do tác động của nhiều yếu tố
cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế của tỉnh. Trong nước, năm 1991
Chính phủ Lào thực hiên chương trình cải cách toàn diện được gọi là cơ chế kinh tế
mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng
thị trường, đến năm 1993 Nhà nước Lào đã ban hành luật ĐTNN mới nhằm thu hút
vốn từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng diễn ra nhiều sự kiện chẳng
hạn như chế độ XHCN bị sụp đổ vào năm 1990 – 1991 làm cho nền kinh tế của một
số nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Lào nói riêng bị chậm lại. Giai
đoạn III (năm 1996 - 2000) tốc độ tăng trưởng của tỉnh là 5,8% là do cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở trong khu vực làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền
kinh tế của tỉnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
Lào nói chung và nền kinh tế tỉnh Savannakhet nói riêng, đặc biệt ảnh hưởng tới
ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tới lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt tài chính
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
và thương mại ở mức cao. Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lên hệ
thống tài chính quốc gia đến nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, đóng góp GDP chủ yếu từ khu
vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ
58% năm 1992 xuống mức 50,1% năm 2002, trong khi đó, sản lượng của sản xuất
công nghiệp tăng từ 16,7% lên 25,3% và khu vực dịch vụ từ 23,5% lên 26,4%.
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của
tỉnh Savannakhet giai đoạn 2011-2014
Ngành
(%)
2011 2012 2013 2014
Nông nghiệp – Lâm nghiệp 47,25 45,39 43,39 41,35
Công nghiệp – Thủ công nghiệp 25,76 27,02 28,36 29,75
Dịch vụ 26,99 27,59 28,24 28,89
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn:Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Savannakhet-Lào[5]
Rõ ràng rằng sau khi Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp. Kết quả là
tỷ trọng nông-lâm nghiệp trong GDP đã giảm 5,91% năm 2011 so với năm 2014 tức
là từ 47,25% xuống còn 41,35%; công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng. Cụ
thể là năm 2011 ngành công nghiệp - thủ công chỉ chiếm 25.76% trong GDP tăng
lên 29,75% năm 2014. Đối với ngành dịch vụ trong thời gian qua cũng có tăng lên
nhưng mức tăng chưa đáng kể. Cụ thể ngành dịch vụ năm 2011 đạt 26,99% trong cơ
cấu GDP thì đến năm 2014 đã tăng lên 28,89%. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ chưa tăng
mạnh nhưng giữ được mức ổn định trong suốt 5 năm qua. Trong thời gian tới tỉnh
cần đẩy mạnh phát triển thêm cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ, có vậy mới tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước.
Tuy vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn đang chuyển biến
chậm, tốc độ chuyển đổi cơ cấu các ngành qua các năm vẫn còn thấp. Vì vậy, trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
những năm tới tỉnh phải cần có những giải pháp phù hợp hơn trong phát triển kinh
tế, nhất là việc xây dựng các khu, cụm CN trên địa bàn; huy động và kêu gọi đầu tư
trong các lĩnh vực về dịch vụ, du lịch một cách mạnh mẽ. Có như vậy việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh mới đạt được yêu cầu đề ra.
2.2.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAOĐỘNGVÀVIỆC LÀM CỦA TỈNH
2.2.1 Tình hình dân số và lao động
2.2.1.1 Tình hình dân số
Dân số tập trung ở khu vực thành thị với số lượng lớn và có mật độ dân cư
cao hơn khu vực nông thôn. Ngoài ra, người dân sống ở khu vực thành thị có nhiều
thuận lợi về kinh tế chẳng hạn như có nhiều công ty, khu công nghiệp nhà máy tạo
nguồn thu nhập cho người dân ở khu vực này. Từ đó người dân sống ở khu vực
nông thôn kéo nhau lên sinh sống và làm việc ở khu vực thành thị ngày càng đông.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho dân số ở khu vực thành thị tăng lên nhanh, cụ
thể năm 2014 so với 2012 tăng 21.285 người tương ứng với 11,59%. Dân số là nữ
giới đông hơn nam giới và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2012 đến 2014 tăng
thêm 16.230 nữ. Dân số của tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng chiếm 78,31%
dân số (năm 2004), một bộ phận nhỏ sinh sống ở vùng núi. So với năm 2012 dân số
ở 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi có sự biến động, cụ thể đối với vùng
đồng bằng tăng 24.091 người, trung du tăng 3.405 người và miền núi tăng 4.495
người.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
Bảng 2.4: Quy mô, cơ cấu dân số tỉnh giai đoạn 2012– 2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2014/2012
Người % Người % Người % ± %
Tổng dân số 932.996 100 948.857 100 964.987 100 31.991 103,4
Theo khu vực
- Thành thị 162.280 14,7 179.286 18,9 183.565 19,0 21.285 113,1
- Nông thôn 770.716 82,6 769.571 81,1 781.422 81,0 10.706 101,4
Phân theo giới
- Nam 459.546 49,25 459.117 48,39 457.307 47,39 -2.239 99,5
- Nữ 473.450 50,75 489.680 51,61 489.680 52,61 16.230 103,4
Theo vùng
- Đồng bằng 731.685 78,42 742.126 78,21 755.776 78,31 24.091 103,3
- Trung du 128.525 13,78 130.708 13,77 131.930 13,67 3.405 102,6
- Miền núi 72.786 7,8 76.023 8,01 77.281 8,00 4.495 106,2
Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Savannakhet[4]
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
2.2.1.2. Tình hình lao động tỉnh
Bảng 2.5: Quy mô, cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2014/2012
Người % Người % Người % ± %
Tổng lao
động 294.940 100 399.954 100 491.967 100 197.027 166,8
Phân theo
giới
Nam 145.666 49,39 198.143 49,54 244.983 49,79 99.317 168,18
Nữ 149.274 50,61 201.811 50,46 246.984 50,21 97.710 165,4
Theo lĩnh
vực hoạt
động
Nông
nghiệp 176.964 60 225.973 56,5 277.178 56,34 100.214 156,6
Công
nghiệp 88.482 30 121.986 30,05 148.594 30,02 60.112 167,9
Dịch vụ 29.494 10 51.995 13,45 66.195 13,64 36.701 224,4
Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Savannakhet[4]
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện hết sức quan trọng để có thể sử
dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động. Sử dụng đầy đủ nguồn lao động là sử dụng
hết nguồn lao động về mặt số lượng, không còn người thất nghiệp và thiếu việc
làm. Sử dụng hợp lý nguồn lao động là sử dụng nguồn lao động có hiệu quả cao.
Hai yếu tố này tạo nên sức sản xuất của xã hội.
Theo Báo cáo của Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Savannakhet, Lào cho
thấy sự phân bổ lao động nông thôn vào các ngành như ở bảng 2.5, đa số lao động
của tỉnh tập trung vào nông nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là năm
2014 tăng thêm 100.214 người so với 2012. Lao động nữ chiếm 50,21% cao hơn
nam giới do phụ nữ có vai trò to lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Có thể họ không giữ vai trò là người chủ gia đình nhưng họ là những người tham
gia trực tiếp nhiều nhất vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn.
Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động nữ.
2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH
SAVANNAKHET CHDCND LÀO
2.3.1. Thực trạng chung về việc làm
Tỉnh Savannakhet là một tỉnh lớn và có dân số nhiều đứng thứ hai sau thủ đô
Viêng Chăn. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính, các ngành nghề khác
chưa phát triển mạnh.
Người dân sống ở khu vực nông thôn chiếm 70% lao động trong tỉnh, tương
đương 361,946 người, phần lớn là làm nông nghiệp như: Trồng lúa, ngô, sắn, khoai,
dưa hấu... và các loại rau màu; 20% lao động làm việc ở khu công nghiệp và 10%
làm dịch vụ. Căn cứ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về việc đổi hướng
từ nông nghiệp sang công nghiêp hiện đại. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ
trương chính sách mở rộng quan hệ quốc tế ưu tiên cho nước ngoài vào hoạt động
kinh doanh trên toàn quốc, trong đó có tỉnh Savannakhet. Cụ thể năm 2010 có tất cả
339 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đến năm 2015 có 906
doanh nghiệp. Nhờ đó đã thu hút được một lượng lớn lao động nông thôn vào làm
việc ở khu vực này. Hiện có 108,584 lao động nông thôn trong độ tuổi 18 trở lên
làm việc trong khu vực này và có xu hướng tăng lên do làm việc ở khu công nghiệp
có thu nhập cao hơn làm ruộng.
Bình quân 1 lao động nông thôn có 0,66 ha diện tích đất nông nghiệp. Do
vậy, ta thấy diện tích đất nông nghiệp tính bình quân trên đầu người là ít dẫn đến
một số vùng về kết quả sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu nên người dân ở một
số vùng còn thiếu lương thực, xuất hiện hiện tượng không cân đối về lao động có
vùng thì số lượng lao động vượt quá diện tích đất nông nghiệp dẫn đến thất nghiệp.
Như vậy, có tình trạng thất nghiệp ở nông thôn nhưng không đáng kể. Điều
cần nhấn mạnh ở đây là tình trạng thiếu việc làm thời vụ lại khá nghiêm trọng. Vì
thế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng thiếu việc làm thời vụ ở khu vực nông
thôn tỉnh Savanakhet CHDCNN Lào.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
Lao động nông thôn làm nông nghiệp có tất cả 217.168 người, trong đó lao
động nữ 109.912 người, phần lớn lao động ở khu vực nông thôn là những người đã
quen với lối sống ở vùng nông thôn nên không muốn đổi nơi làm việc. Về lao động
làm việc ở khu công nghiệp có tất cả 108.584 người, trong đó lao động nữ 54.956
người, là những người nằm trong độ tuổi từ 20-30, gồm cả học nghề và không học
nghề đã tham gia làm việc ở khu nhà máy, xí nghiệp. Còn lao động làm việc dịch vụ
có tất cả 36.195 người, trong đó lao động nữ 18.319 người.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động nông thôn năm 2014
Stt Nội dung
Năm 2014
Nữ Nam Tổng cộng %
1 Tổng số 183.187 178.760 361.947 100
2 Nông nghiệp 109.912 107.256 217.168 60
3 Công nghiệp 54.956 53.628 108.584 30
4 Dịch vụ 18.319 17.876 36.195 10
Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Savannakhet[4]
2.3.2. Cơ cấu việc làm
Do thiếu nguồn thông tin thứ cấp về tình hình việc làm của lao động nông
thôn của Tỉnh, chúng tôi đã tiến hành điều tra 150 hộ trên địa bàn 3 của 3 vùng sinh
thái (đồng bằng, trung du, miền núi).
Bảng 2.7: Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet
Ngành
nghề
Đồng bằng Trung du Miền núi Tổng
Số
LĐ %
Số
LĐ %
Số
LĐ %
Số
LĐ %
Thuần nông 122 63,21 97 67,36 52 45,22 271 59,96
Nông kiêm 24 12,44 28 19,44 61 53,04 113 25,00
Dịch vụ 47 24,35 19 13,19 2 1,74 68 15,04
Tổng 193 100 144 100 115 100 452 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Kết quả điều tra cho thấy, Vùng đồng bằng, số lao động thuần nông chỉ chiếm
63,21%, trong khí đó số lao động làm dịch vụ chiếm 24,35%. Lao động làm dịch vụ
ở vùng đồng bằng chủ yếu làm các nghề như buôn bán nhỏ tại gia đình do dân cư
cần thiết nhiều mặt hàng tiêu dùng gia đình; bên cạnh đó lao động làm việc trong
các nhà máy gia công may mặc, lao động ngành du lịch ngày càng phát triển.
Vùng trung du, tỷ lệ lao động thuần nông cao hơn nhiều so với vùng đồng
bằng (67,36%), trong khí đó lao động làm nông kiêm và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp
(19,4% làm nông kiêm và 13,19% làm dịch vụ).
Đặc biệt ở vùng núi, tỷ lệ lao động chuyên làm dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ 1,74%,
lao động nông kiêm chiếm 53%. Sơ dĩ có hiện tượng trên là do khu vực này có trình
độ lao động thấp, cơ cấu ngành nghề dịch vụ ít, hạ tầng cơ sở chưa phát triển.
Tính chung cho cả 03 vùng, tỷ lệ lao động thuần nông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao,
khoảng 59,96%, nông kiêm chiếm 25% và số lao động dịch vụ chiếm 15,04%. Như
vậy có thể thấy hoạt động dịch vụ ở khu vực nông thôn còn ít được chú trọng phát
triển và lao động thuần nông còn nhiều, trong khi đó dịch vụ là lĩnh vực đem lại thu
nhập và có thể tận dụng được thời gian rỗi của lao động thuần nông.
2.3.3. Thời gian làm việc của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet CHDCND Lào
Thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là chỉ tiêu quan trọng
đánh giá mức độ và khả năng tạo việc làm. So với các ngành sản xuất khác, trong
nông nghiệp và nông thôn, thời gian làm việc của người lao động trong năm phụ
thuộc khá nhiều vào đặc điểm tự nhiên của vùng, cơ cấu ngành nghề hiện có. Để
thấy rõ khả năng huy động thời gian làm việc của lao động nông thôn, chúng tôi đã
tiến hành phân tổ số ngày lao động trong năm. Kết quả phân tổ của bảng 2.13 cho thấy:ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Bảng 2.8: Phân tổ số ngày công lao động
Khoảng cách
tổ (ngày)
Chung cả 3 vùng Đồng bằng Trung du Miền núi
Ngày
BQ
Số LĐ %
Ngày
BQ
Số LĐ %
Ngày
BQ
Số LĐ %
Ngày
BQ
Số LĐ %
< 100 64 220 48,67 57 48 41,74 70 88 45,60 60 84 58,33
100-200 109 51 11,28 112 4 3,48 109 34 17,62 108 13 9,03
200-300 298 20 4,42 0 0 0,00 297 14 7,25 300 6 4,17
> 300 329 161 35,62 329 63 54,78 328 57 29,53 328 41 28,47
Tổng 180 452 100,00 205 115 100,00 179 193 100,00 158 144 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
- Tính chung cả 3 vùng, bình quân 1 lao động làm được 180 ngày/năm.
Trong đó, cao nhất là vùng đồng bằng (205 ngày/năm) và thấp nhất là vùng núi (158
ngày/năm). Đa số lao động có số ngày bình quân năm tập trung vào tổ I với mức
bình quân 64 ngày/năm, chiếm 48,67% số lao động điều tra.
- Vùng Đồng bằng, số lao động làm được dưới 100 ngày chiếm tỷ lệ khá cao
(41,74%). Tuy nhiên số lao động làm trên 300 ngày cũng chiếm đến 54,78%.
- Vùng Trung du, tỷ trọng số lao động làm được dưới 100 ngày/năm chiếm tỷ
lệ khá cao (45,6%). Điều này cho thấy, việc làm ở khu vực này còn thiếu rất nhiều
do ngành nghề kém phát triển.
- Vùng Núi, mặc dù số lao động làm trên 300 ngày/năm chiếm tỷ lệ cao
28,47% nhưng số ngày làm việc bình quân lại thấp hơn vùng đồng bằng và trung du
(158 ngày/năm). Nguyên nhân do số lao động có số ngày lao động < 100 ngày
chiếm 58,33%.
Do bị chi phối bởi đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng sức
lao động qua các tháng trong năm cũng mang tính thời vụ cao.
Kết quả khảo sát 452 lao động ở 3 vùng sinh thái về tình hình sử dụng sức
lao động qua các tháng trong năm cho thấy (biểu đồ 1):
Biểu đồ 1: Tỷ suất sử dụng sức lao động
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015
Tû suÊt sö dông søc lao ®éng
020406080100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Th¸ng(%)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Trên cả 3 vùng, tỷ suất sử dụng sức lao động giảm xuống thấp nhất vào các
tháng 2 và 3 và cao nhất vào các tháng 6. Riêng vùng đồng bằng, tỷ suất sử dụng
sức lao động đạt cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8 và giảm mạnh vào tháng 9 và 10
âm lịch.
Tháng 2 và 3 tỷ suất sử dụng sức lao động thấp nhất vì đây không phải là vụ
chính của nông nghiệp, nông nghiệp chủ tập trung ở đồng bằng, miền núi và trung
du chỉ chuẩn bị tập trung vào trồng ngô, sắn...
Ngày 13 – 16 tháng 4 hằng năm là tết truyền thống của Lào nên tỷ suất lao
động trong thời gian này không cao.
So cả ba vùng, tỷ suất sử dụng sức lao động của vùng núi còn thấp, trong đó
vùng đồng bằng có tỷ suất sử dụng sức lao động cao nhất.
2.4. THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.4.1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet
CHDCND Lào
- Tính chung cho cả 3 vùng, thu nhập bình quân cho 1 lao động là 46,804 triệu
kíp/ 1 năm. Trong đó, 15,83% thu nhập từ trồng lúa và từ dịch vụ chiếm 71,07%.
- So sánh 3 vùng, kết quả điều tra bảng 2.9 cho thấy, vùng đồng bằng có thu
nhập cao nhất (51,714 triệu kíp/năm) và thấp nhất là vùng trung du (42,455 triệu
kíp/năm).
- Ở các vùng khác nhau thì cơ cấu thu nhập cũng có sự khác nhau:
+ Ở vùng trung du và miền núi, thu từ dịch vụ chiếm hơn 70% tổng thu của
hộ. Trong khi đó, thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm từ 20-30 %.
+ Vùng đồng bằng, thu nhập từ dịch vụ về số tuyệt đối cao hơn sơ với hai
vùng còn lại, tuy nhiên tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của hộ chỉ đạt 69,44%,
thấp hơn hai vùng còn lại.
+ Vùng miền núi, thu nhập từ trồng cây hoa màu chiếm 16% tổng thu của hộ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Bảng 2.9: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Savannakhet CNDCNN Lào
(ĐVT: 1000 Kíp)
Chung 3 vùng Đồng bằng Trung du Vùng núi
SL % SL % SL % SL %
Trồng lúa 4.128.810 15,83 2.355.500 19,31 832.100 11,24 941.210 14,5
Trồng cây hoa màu 2.520 0,01 - 0,00 - 0,00 2.520 0,04
Trồng cây ngắn ngày 356.160 1,37 161.290 1,32 105.690 1,43 89.180 1,37
Trồng cây dài ngày - 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00
Lâm nghiệp - 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00
Gia súc 2.922.534 11,2 1.136.326 9,32 1.166.800 15,76 619.408 9,54
Gia cầm 136.380 0,52 74.070 0,61 34.950 0,47 27.360 0,42
Cây/con khác - 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00
TCMN - 0,00 - 0,00 - 0,00 - 0,00
Dịch vụ 18.542.000 71,07 8.468.000 69,44 5.262.000 71,09 4.812.000 74,13
Tổng thu 26.088.404 100,00 12.195.186 100,00 7.401.540 100,00 6.491.678 100,00
Tổng chi phí trồng trọt và
chăn nuôi
4.932.996 2.214.384 1.288.020 1.515.053
Thu nhập bình quân 1 lao
động/ 1 năm
46.804 51.714 42.455 43.275
Nguồn: Số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tao_viec_lam_cho_lao_dong_nong_thon_tinh_savannakhet_lao_3087_1912375.pdf