Luận văn Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Thanh Liêm-Tỉnh Hà Nam

Mục lục

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 4

I.Con người-mục tiêu và động lực của sự phát triển 4

II Các khái niệm về lao động-việc làm 6

1. Khái niệm về lao động 6

2. Khái niệm lao động, việc làm được vận dụng ở nước ta 7

III. Sự cần thiết tạo việc làm 10

1.Việc làm là nhu cầu của cuộc sống 10

2. Việc làm có mối quan hệ mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế -xã hội 12

3. Việc làm là một "gánh nặng" của xã hội 13

4. Việc làm với đổi mới cơ cấu kinh tế 14

IV. Những nguyên nhân gây sức ép và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác tạo việc làm 15

1. Những nguyên nhân gây sức ép với vấn đề tạo việc làm 15

2.Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác tạo việc làm 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HUYỆN THANH LIÊM TRONG NHỮNG NĂM QUA 19

I. Về điều kiện tự nhiên 19

II.Thực trạng lao động - việc làm ở huyện thanh liêm qua các số liệu tổng hợp 21

1. Quy mô nhân khẩu và lao động hộ gia đình ở Huyện Thanh Liêm những năm qua 21

1.1 Quy mô nhân khẩu hộ gia đình 21

1.2 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong năm qua 22

2. Quy mô và cơ cấu lao động của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên trong năm qua (2002) 26

2.1 Quy mô của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên 26

2.2 Cơ cấu lao động của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành kinh tế 3. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở Thanh Liêm 4. Tình hình thất nghiệp của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế 28

III . tình hình phát triển sản xuất và giải quyết việc làm , thu hút

lao động ở Thanh liêm trong những năm gần đây (1996-2002) .28

 

1-Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội 29

1.1. Về nông nghiệp 29

1.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 30

1.3. Về dân số và giáo dục 30

1.4. Về đời sống nhân dân 31

2 . Tình hình giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế của Thanh Liêm trong những năm qua 32

2.1 Tạo việc làm với phát triển sản xuất nông thôn-nông nghiệp ở Thanh Liêm 34

2.2 Việc làm trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Thanh Liêm 38

2.3 Việc làm trong phát triển dịch vụ ở Thanh Liêm 41

2.4 Việc làm trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất 44

III . Những khó khăn và trở ngại của huyện . 47

1. Do điều kiện tự nhiên : 47

2. Điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội 47

CHƯƠNG III 49

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI 49

LAO ĐỘNGỞ THANH LIÊM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 49

I. Phương hướng tạo việc làm ở Thanh Liêm trong những năm tới. 49

II.Một số giải pháp cụ thể tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh liêm 52

1. Tạo việc làm trong nông nghiệp 53

2. Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát huy thế mạnh của các làng nghề, dịch vụ và khu vực không kết cấu 55

3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề 56

4. Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động 58

5. Giảm sức ép về việc làm và chính sách dân số 59

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Thanh Liêm-Tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp ) - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ . Năm 2002 cả Huyện Thanh Liêm có 55746 người làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, chiếm 80,34 % so với tổng số; số người làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng là 6259 người, chiếm 9,02% và số người làm việc trong nhóm ngành dịch vụ là 7383 người, chiếm 10,64%. Hiện nay Thanh Liêm chính là huyện có số lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 5 huyện của tỉnh Hà Nam . Bảng 1 - Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế (Đơn vị %) Năm Nhóm ngành 1996 1998 2002 Nông , lâm , ngư nghiệp . 88,51 86,27 80,34 Công nghiệp và xây dựng . 7,03 7,84 9,02 Dịch vụ . 4,46 5,89 10,64 Tổng 100 100 100 ( Nguồn : Phòng Thống kê Thanh Liêm ) Qua bảng trên ta thấy trong giai đoạn 1998-2002 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh nhưng vẫn còn quá cao so với mức bình quân của cả nước, trong khi đó thì ở 2 nhóm ngành còn lại đã thấy một dấu hiệu tích cực hơn đó là mức tăng của tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Như vậy có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu ở Thanh Liêm giai đoạn 1998-2002 vẫn còn chậm, chỉ có tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có sự chuyển biến đáng kể còn trong công nghiệp và dịch vụ thì sụ chuyển biến còn quá chậm. Đây là vấn đề cần phải khắc phục . 3. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở Thanh Liêm Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn Thanh Liêm trong năm vừa qua đã tăng so với năm 2000. Tính chung ở cả huyện đã tăng từ 69,24 % năm 2000 lên 75,43 % năm 2002, mức tăng, giảm là tương đối đồng đều trên toàn địa bàn. Thanh Liêm là 1 trong 2 huyện/thị xã có tỷ lệ đạt cao hơn 75% ( là mức chỉ tiêu do Đại hội VIII của Đảng đề ra ).Tỷ lệ thời gian được sử dụng ở khu vực nông thôn đối với số lao động có hoạt động kinh tế chính trong năm qua là trồng trọt, Thanh Liêm đạt tỷ lệ 60,5 %, tăng thêm được gần 7% so với năm 2000 thể hiện khá rõ kết quả và hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương đã được quan tâm thực hiện trong mấy năm gần đây. Với tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng cho hoạt động kinh tế chính là trồng trọt, Thanh Liêm là một trong các huyện / thị xã đứng đầu trong toàn tỉnh. Tuy nhiên tỷ lệ này của cả nước là 68,01 % và của Đồng bằng sông Hồng là 64,13%, còn cao hơn mức mà địa phương đã đạt khá nhiều, đòi hỏi phải có sự phấn đấu và nỗ lực trong các năm tiếp theo . Tiền lương/tiền công bình quân tháng trả cho 1 lao động ( không kể thu nhập từ bên ngoài ) của số lao động làm công ăn lương tính chung toàn huyện là 420.813 đồng. Nhóm ngành có mức tiền lương/tiền công cao nhất là ngành giáo dục và đào tạo (481.384 đồng); tiếp đến là tài chính - tín dụng (476040 đồng) và thấp nhất là nhóm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp (285839 đồng). Chênh lệch giữa nhóm ngành có mức tiền lương, tiền công cao nhất so với nhóm ngành thấp nhất là 1,70 lần, so với mức tiền lương, tiền công bình quân chung của huyện là 1,14 lần . 4. Tình hình thất nghiệp của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị năm 2002 là 7,11% và 6,98% với dân số từ 15 tuổi trở lên . Tỷ lệ thất nghiệp cao bởi vì số người thất nghiệp hay thiếu việc làm là rất lớn và đây là một vấn đề cần sớm được quan tâm giải quyết . Thực tế được quan sát qua bảng sau : Bảng 2 - Số người từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKT thường xuyên thiếu việc làm ở Thanh Liêm năm 2002 - (Chia theo nhóm tuổi) Nhóm tuổi 15-24 25-34 35-44 45-54 55-59 ³ 60 Số người 11726 9624 10605 6629 1682 668 Nguồn : Thực trạng lao động việc làm Hà Nam 2002 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua ở khu vực thành thị chia theo tình trạng việc làm: Số người đủ việc làm là 62,78% ( trong đó nữ là 64,97% ); số người thiếu việc làm là 33,05% ( nữ là 32,46% ) và số người thất nghiệp là 4,17% ( nữ là 2,57% ). So với năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động toàn huyện đã giảm được 0,81 % cao hơn mức giảm của cả nước ( 0,3% ).Tuy vậy nhưng có thể thấy tình trạng thất nghiệp ở địa phương vẫn còn đang là vấn đề hết sức bức xúc, bởi tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vẫn còn quá cao ( 7,11% ); trong tổng số lao động đang thất nghiệp có tới gần 60% là đối tượng đã thất nghiệp từ 12 tháng trở lên ( thất nghiệp dài hạn ); lao động ở nhóm 15-24 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức rất cao (17,56% ) đã, đang và sẽ tiếp tục làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp cần được quan tâm nghiên cứu, giải quyết đồng bộ có hiệu quả trong chiến lược giải quyết việc làm ở những năm tới . III . tình hình phát triển sản xuất và giải quyết việc làm , thu hút lao động ở Thanh liêm trong những năm gần đây (1996-2002) 1-Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội 1.1. Về nông nghiệp Thắng lợi nổi bật là mục tiêu phát triển nông nghiệp, bình quân sản xuất lương thực 1999-2002 tăng 25% so với bình quân 1993-1998. Từ mức sản xuất lương thực đã nâng bình quân lương thực đầu người từ 440kg/người/năm 1993-1998 lên 550kg/người/năm tăng 110 kg, riêng năm 2002 là 581kg/người/năm tăng 21 kg so với năm 2001. Sản lượng lương thực đạt 78820 tấn trong đó thóc 78158 tấn; sản lượng ngô 652 tấn ; Đi đôi với sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi cũng đạt khá, năm 2002 bình quân một hộ nuôi 1,8 con lợn (56773,8 con) so với năm 1998 bình quân một hộ là 1,4 con ( tức là 51157,4 con ) tăng 5616,4 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 4000 tấn; sản lượng thuỷ sản 599 tấn. Do liên tiếp được mùa trong những năm gần đây mà đàn gia cầm cũng phát triển mạnh. Đàn trâu, bò giữ vững và phát triển tăng hơn các năm trong kế hoạch. Từ đó cho bình quân một nhân khẩu trong năm đạt 41kg thịt, trong đó riêng thịt lợn là 27 kg tăng 5kg/người so với năm 1998. 1.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tổng giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng cơ bản 2002 đạt 71.000 triệu đồng (theo giá cố định 2000 ) so với năm 1998 đạt 49.000 triệu đồng là một thành công không nhỏ. Tuy nhiên giá trị sản lượng trong công nghiệp chủ yếu là của ngành xây dựng ( 67 % ). Bình quân một người sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 130.000 đ/người/tháng-một con số quá khiêm tốn so với bình quân của cả nước. 1.3. Về dân số và giáo dục Tỷ lệ dân số không giảm mà vẫn tăng 0,09 % so với bình quân 1993-1998 dẫn đến mật độ dân số trung bình hàng năm đều tăng. Hiện nay mật độ dân số của Huyện là 1126 người/km2 tăng 97 người so với năm 1998 dẫn đến bình quân ruộng đất nông nghiệp giảm từ 776 người/km2 xuống 743 người/km2. Giáo dục được phát triển, bình quân người đi học trên tổng dân số mỗi năm đều tăng, từ 280 học sinh/1000 dân năm 1993-1998 lên 318 học sinh/1000 dân năm 1999-2002 tăng 38 học sinh. Trong đó học sinh phổ thông chiếm 74,6 % năm 1998 lên 76,9 % năm 2002. Tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ hàng năm đạt trên 90% số cháu trong độ tuổi. Chất lượng thi lên lớp, thi tốt nghiệp năm học 2001-2002 là khá cao: Tốt nghiệp tiểu học đạt 99,5 %; trung học cơ sở 99,7 %; phổ thông trung học 89% và phổ thông dân lập 76% . 1.4. Về đời sống nhân dân Tỷ lệ người giàu ngày một gia tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo từ 6% năm 1998 xuống còn 3,7 % năm 2002. Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố từ 23 % năm 1998 lên tới 35% năm 2002. Tỷ lệ nhà tạm 13 % năm 1998 nay chỉ còn hơn 4%. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch và các công trình vệ sinh từ 73% năm 1998 lên 89% năm 2002. Số người được khám chữa bệnh hàng năm đều tăng từ 200.000 lượt người năm 1998 nay lên trên 230.000 lượt người tăng 30.000 lượt người/năm và cứ bình quân 1000 người dân thì có 2,3 thày thuốc. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được đẩy mạnh: triển khai thực hiện chương trình quốc gia về y tế, phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh việc thanh toán các bệnh xã hội như lao , sốt rét , phong rối loạn do thiếu I ốt ... Phòng chống HIV/AIDS , tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt 99,5% , uống vitamin A, hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 29,7% xuống còn 27,5%. Chú trọng y tế cơ sở, công suất giường bệnh tuyến huyện đạt 113 %. Mức sống của những người lao động được tăng từ 2161 ngàn đồng năm 1997 lên 2310 ngàn đồng năm 1998 và hiện nay là 2637 ngàn đồng. Tỷ lệ hưởng thụ văn hoá tuy lượt người xem chiếu bóng và văn hoá nghệ thuật tập trung tại các bãi, rạp có giảm song mức hưởng thụ các hình thức này tại gia đình ngày một nâng cao. Biểu hiện ở số hộ có ti vi và đài từ 26% bình quân năm 1993 lên 76% năm 1998 và nay đã là 91 %. Tóm lại : Trong những năm qua tuy kết quả nhiều mặt đạt khá song kinh tế vẫn còn nhiều mặt đạt thấp và hạn chế. Đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trong cao; trong nông nghiệp thì cơ cấu cây trồng và vật nuôi chưa được thay đổi, trình độ tiếp thu khoa học công nghệ vào nông nghiệp chưa đồng đều dẫn đến kết quả sản xuất và thu nhập có sự chênh lệch. Ngành nghề thủ công tuy có mức thu nhập cao song chưa có hướng dẫn và tổ chức của các cấp dẫn đến thu nhập không ổn định ( Ren , thêu...) tốc độ dân số còn phát triển ở mức cao. Song với đường lối đổi mới, sự tiếp thụ và năng động của Đảng và Chính quyền Huyện nhà với truyền thống cần cù sáng tạo, đoàn kết của quần chúng nhân dân Huyện Thanh Liêm quyết tâm thực hiện được mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 2 . Tình hình giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế của Thanh Liêm trong những năm qua Với số dân 132198 người (2002); 32968 hộ gia đình; số lao động trong độ tuổi chiếm 54,24 % dân số tức là 71706 người. Cân đối lao động bình quân thời kỳ 1998-2003(mới tính được đến 2002) trên địa bàn huyện cho thấy hàng năm số lao động chưa có việc làm từ 7,2 nghìn đến 9,2 nghìn. Trong đó không kể số học sinh trong độ tuổi lao động đang đi học thì số lao động cần giải quyết việc làm từ 5,8 - 6,3 nghìn lao động . Về kinh tế, Thanh Liêm là một huyện nông nghiệp với 94,7 dân số sống ở nông thôn và 80,34 số lao động của cả huyện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Từ khi mở cửa nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và sản xuất dịch vụ song tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn rất cao . Bảng 3 - Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Thanh Liêm so với Hà Nam và cả nước năm 2000 ( Đơn vị : %) Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Thanh Liêm Hà Nam Cả nước Nông nghiệp 63,3 55,2 41,4 Công nghiệp & Xây dựng 15,4 19,9 33,1 Dịch vụ 21,3 24,9 25,5 (Số liệu do Phòng Thống kê Thanh Liêm cung cấp) Từ số liệu của bảng trên, ta thấy GDP trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao (63,3%). Điều này chứng tỏ trong 20 ngành kinh tế trên địa bàn huyện mà sản lượng gần 2/3 giá trị thuộc về sản xuất nông nghiệp, điều đó chứng tỏ đây thực sự là một nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chi phối và tác động nhiều mặt có liên quan đến việc giải quyết và tạo việc làm cho người lao động. Trong điều kiện "dư thừa" lao động tương đối, ruộng đất bình quân nhân khẩu thấp, công nghiệp nói chung chưa phát triển. Trong nông nghiệp tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi ít thay đổi (75% là trồng trọt), trong trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, chiếm tỷ trọng 91,93% trong tổng giá trị trồng trọt. Trong điều kiện và "hoàn cảnh" như vậy thì Thanh Liêm cũng đã và đang có những bước đi cho riêng mình, qua những gì mà ta đã thấy sơ lược thì có thể nói địa phương cũng đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Vậy vấn đề giải quyết việc làm của Thanh Liêm đã, đang và sẽ như thế nào để có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế- chính trị-xã hội được giao? Kinh nghiệm của các nước đang phát triển và các nước mới công nghiệp hoá trong khu vực cho thấy chiến lược giải quyết việc làm cho lao động xã hội chủ yếu có hai hình thức : Một là : Phát triển sản xuất theo chiều rộng để tạo ra nhiều việc làm mới trong khuôn khổ nền kinh tế , tiến hành đồng thời với việc phát triển sản xuất theo chiều sâu của những ngành sản xuất, với những dây chuyền công nghệ, những cơ sở sản xuất với những ngành kinh tế có sẵn ở địa phương . Hai là : Sử dụng ngay chính nguồn vốn lao động để tạo ra vốn tích luỹ từ nước ngoài bằng hình thức hợp tác lao động . Tuy nhiên dù áp dụng theo hình thức nào cũng cần phải xét đến yếu tố nội lực hay tiềm năng để có thể khai thác, dử dụng có hiệu quả mục đích giải quyết việc làm cho người lao động . Nhìn một cách tổng quát thì lao động ở Thanh Liêm được phân bố chủ yếu vào các ngành: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 2.1 Tạo việc làm với phát triển sản xuất nông thôn-nông nghiệp ở Thanh Liêm Kể từ khi chuyển sang cơ chế mới, cơ cấu kinh tế của Thanh Liêm đã có sự chuyển dịch nhất định. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu của huyện bởi nó là ngành kinh tế tạo ra nhiều giá trị sản xuất nhất (63% GDP) và thu hút nhiều lao động nhất (80,34%). Bảng 4 - Số lượng và tỷ lệ lao động nông nghiệp Thanh Liêm (Đơn vị : người ) Năm Lực lượng lao động 1999 2002 - Tổng số lao động . 67492 71706 - Lao động có việc làm . 60138 65131 - Lao động nông nghiệp . 56879 57608 - Tỷ lệ lao động nông nghiệp ( %) . 84,2 80,34 ( Số liệu từ điều tra lao động việc làm Hà Nam 1998 và 2000 ) Là một huyện nông nghiệp thì đa số lao động là lao động nông nghiệp là một điều hiển nhiên nhưng sự tiếp tục gia tăng về tỷ trọng lao động trong nông nghiệp để đạt tới 80,34 % là quá cao và như vậy thì sự dư thừa tương đối lao động trong lao động nông nghiệp là điều không tránh khỏi. Đây là điều bất hợp lý cần được giải quyết khi mà nước ta dang trên con đường CNH-HĐH nền kinh tế . Trong khu vực nông nghiệp nông thôn chưa có việc làm cần phải giải quyết hiện nay từ 7 nghìn đến gần 9 nghìn người và con số này có xu hướng ngày một tăng . Lao động tăng nhanh trong khi đó đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần làm cho sự cân đối giữa đất đai và lao động trở nên gay gắt hơn. Để từng bước giải quyết khó khăn này thì Thanh Liêm đã có chủ trương, biện pháp tích cực để phân bố lại dân cư, lao động cho phù hợp với điều kiện mới. Một mặt thực hiện việc chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng, miền Nam, miền núi phía Bắc ... mặt khác tận dụng các vùng đất còn hoang hoá chưa được khai thác triệt để và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp ở nông thôn, thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp. Trước đây trong "khoán 10" hộ nông dân được giao ruộng đất lâu dài, họ chủ động điều hành công việc đồng áng, cân đối đất với người và từ đó điều chỉnh lực lượng lao động, dùng lực lượng thoả đáng để phát triển các ngành nghề và dịch vụ vào đời sống. Nhờ đó mà năng xuất và sản lượng lúa tăng nhanh trong những năm qua mà một nguyên nhân quan trọng là nông dân đã tăng cường đầu tư lao động và áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Kết quả điều tra khoán sản phẩm cho thấy : Mức đầu tư lao động tính trên 1ha lúa hiện nay gấp 2 lần so với thời kỳ sản xuất tập thể, cá biệt có hộ tăng lên gấp 3 lần . Tuy lao động sống đầu tư cho lúa nặng nhưng lao động nông thôn vẫn dư thừa rất nhiều nhất là vào các dịp nông nhàn. Vì vậy trong những năm qua cùng với thâm canh lúa, phong trào tăng vụ nhất là cây vụ đông , mở rộng chăn nuôi gia đình : lợn, gà, cá ...và trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp thực tiễn theo mô hình VAC phát triển mạnh . Quá trình phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp đang hình thành theo hướng giảm trồng trọt nhất là trồng lúa, tăng chăn nuôi kể cả gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Sự điều chỉnh này chưa đều giữa các xã trong huyện , đó là mới đáng được quan tâm. Xu hướng độc canh cây lúa nặng nề trong nhiều năm qua đang được từng bước điều chỉnh, mọi người dân đều biết rằng trồng lúa giỏi lắm là đủ ăn, còn muốn làm giầu trên ruộng đất của mình thì cần phải trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển ngành nghề . Trong cơ chế quản lý cũ, lao động nông nghiệp Thanh Liêm cũng như lao động nông nghiệp ở nhiều địa phương khác trong cả nước được chuyên môn hoá một cách máy móc theo hình thức các đội chuyên môn nên kỹ năng tổng hợp bị hạn chế. Cơ chế mới đã mở đường giải phóng sức lao động và tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng sẵn có khai thác triệt để mọi tiềm năng để phát triển. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước từ huyện đến xã đều được bố trí lại, các chuyên gia kinh tế nông nghiệp được bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cấp xã, thôn được đặc biệt quan tâm bởi chính họ là đội ngũ trực tiếp quản ly, điều hành lực lượng lao động trực tiếp. Với người lao động nông nghiệp thì việc phổ biến và áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp thường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, khoa học nông nghiệp ở địa phương ...truyền tải kiến thức đến người lao động một cách cập nhật và có hiệu quả. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp tiếp tục được tăng cường, mở rộng không ngừng nâng cao chất lượng theo hướng thiết thực, hiệu quả không phô trương hình thức. Tư liệu sản xuất nông nghiệp phần lớn chuyển từ sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân, hộ gia đình với tư cách là chủ sở hữu và chủ thể sản xuất ở nông thôn, các hộ gia đình tự mua sắm thêm trâu, bò, nông cụ và cả máy móc phục vụ sản xuất.Theo số liệu điều tra nông thôn nông nghiệp mới đây thì cứ 100 ha gieo trồng có 0,49 máy kéo, 0,78 máy động lực, 0,87 máy bơm nước, 0,71 trạm bơm điện . Trong khi đó thì ruộng đất bình quân đầu người ở Thanh Liêm vốn đã thấp lại giảm dần theo thời gian do dân số tiếp tục tăng thêm nhưng đất đai thì không thêm được mấy . Bảng 5 - Bình quân đất nông nghiệp ở Thanh Liêm Đất nông nghiệp bình quân 1996 2001 2002 - Một hộ nông nghiệp ( ha) 0,330 0,314 0,312 - Một khẩu nông nghiệp (m2) 790 651 611 - Một lao động nông nghiệp (m2) 2491 2328 1880 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Liêm. Với bình quân ruộng đất thấp như vậy, xu hướng lại giảm dần nên muôn thuở giữa dân số, lao động và việc làm ngày càng trở nên mâu thuẫn gay gắt . Hiện nay trung bình một năm 1 lao động nông nghiệp mới chỉ làm được 0,21 ha diện tích gieo trồng, điều này quá thấp so với khu vực và trên thế giới, người lao động không làm việc hết năng lực của mình. Nếu người lao động làm việc thực sự thì lượng lao động còn dư thừa là rất lớn, theo tính toán của các nhà khoa học nông nghiệp thì thời gian lao động thực tế của lao động trong điều kiện hiện nay của Thanh Liêm chỉ sử dụng hết hơn 50% thời gian, thời gian còn lại là nhàn rỗi. Như vậy thực tế lao động còn dư thừa trong nông nghiệp chiếm khoảng 26.000 người. Với số lao động dư thừa và tăng lên hàng năm thì dù thâm canh tăng vụ đến mức nào đi nữa thì quan hệ cung cầu lao động cũng rất căng thẳng. Sức ép dân số dẫn đến lao động thất nghiệp ngày một tăng, khó khăn về việc làm ở nông thôn ngày càng lớn. Đó là một thực tế đãn và đang hạn chế những kết quả và tiến bộ của quá trình xây dựng và phát triển ở Thanh Liêm . Thực hiện chủ trương giao quyền sở hữu đất lâu dài cho hộ nông dân, tuy đã có kết quả song ở nhiều vùng đã có những việc làm không đúng như tổ chức cưới chạy ruộng, tranh chấp đất đai ... thêm vào đó tình hình sử dụng diện tích dành cho xây dựng cơ bản, thổ cư cũng tăng nhanh làm mất đi sự cân đối giữa đất và người ở nông thôn, vấn đề đã nghiêm trọng càng trở nên nghiêm trọng . Trong nông nghiệp thì tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 24,5 % giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng lao động làm trong ngành này rất ít ( 10,5% lao động nông nghiệp ) còn chủ yếu là sử dụng lao động phụ, tranh thủ thời gian rỗi. Tâm lý của người dân chưa coi chăn nuôi là ngành kinh tế chính, trong khi chính quyền nhà nước chưa có các biện pháp khuyến khích để phát triển ngành này cho xứng đáng với tiềm năng của nó. Cho nên vấn đề thu hút lao động vào chăn nuôi còn bị hạn chế, cần được khắc phục trong thời gian tới để đạt tới mức cân bằng trong nông nghiệp . 2.2 Việc làm trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Thanh Liêm Xem xét tốc độ phát triển dân số và lao động trên địa bàn, tốc độ tăng dân số nông thôn cao hơn thành thị do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan; mặt khác lao động thành thị thiếu việc làm, người về hưu, mất sức ... có xu hướng về nông thôn, bổ xung cho sản xuất nông nghiệp nông thôn nguồn lao động đáng kể làm cho số lao động thiếu việc làm ở nông thôn lại tăng lên. Đó là nguyên nhân chính, trực tiếp làm chậm sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và gây khó khăn cho việc phân bố lực lượng sản xuất ở nông thôn. Một nguyên nhân khác là nông nghiệp và dịch vụ ở địa phương những không có khả năng thu hút lao động dư thừa ở nông thôn mà còn có xu hướng đẩy lao động dư thừa phi nông nghiệp sang công nghiệp . Xu hướng lao động nông nghiệp tăng ở trong huyện, trong đó lao động trồng trọt là chủ yếu và tăng cả về số lượng và tỷ trọng, lao động chăn nuôi hiện nay chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng chủ yếu là lao động phụ hoặc tận dụng thời gian nông nhàn của các hộ gia đình nông thôn. Nuôi cá nước ngọt cũng chỉ mang tính chất nghề phụ của nông dân, sản xuất kiểu tự cung tự cấp nên chưa thành nghề thu hút được lao động . Xét về cơ cấu của lao động công nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân gồm 3480 người chiếm 5,3 % trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế và giá trị sản lượng công nghiệp chiếm tỷ trọng không cao (15,4% GDP bao gồm xây dựng 10,8 %, tiểu thủ công nghiệp 4,8% ) trong nền kinh tế. Thanh Liêm vốn là nơi có nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp : sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch, ngói, vôi ...), chế biến ... cũng đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào các hoạt động này. Song nếu so với năm 1997 thì số lao động công nghiệp của huyện giảm sút tới mức đáng kể ( năm 1997 còn gần 1 vạn người thì đến năm 2002 chỉ còn hơn 3 nghìn người ). Trước đây một thập kỷ khi còn cơ chế bao cấp trên địa bàn huyện còn các cơ sở công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp gạch ngói, xí nghiệp may 277, công ty xây dựng và 40 HTX tiểu thủ công chuyên nghiệp, nhiều HTX bán chuyên nghiệp với nhiều ngành nghề : dệt, may, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và nhiều ngành nghề thủ công, đã thu hút khá nhiều lao động nhưng đến nay máy móc thiết bị phần lớn bị hỏng hóc hoặc đã quá lạc hậu, chất lượng và hiệu quả sản xuất rất thấp. Nhìn chung, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã hình thành và phát triển nhưng mới ở trình độ thấp và quy mô nhỏ, tuy vậy nó vẫn là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng, thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đắc lực cho tiêu dùng hàng ngày và trao đổi trong và ngoài nước . Những năm gần đây, các sơ sở sản xuất gặp nhiều lúng túng trong sản xuất kinh doanh, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận cơ chế mới, bộc lộ nhiều yếu kém; sản xuất kinh doanh giảm sút, trì trệ, sản xuất chắp vá dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất thấp, chất lượng không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, thiếu thốn, trình độ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh suy giảm rõ rệt. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp giảm tỷ trọng xuống còn rất thấp, nhiều cơ sở đã phải giải thể vì không thể tồn tại nổi, người lao động thiếu việc làm hoặc có thu nhập rất thấp, đời sống khó khăn . Hiện nay thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng và Nhà nước đề ra và thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được sắp xếp lại để phù hợp với cơ chế mới, cho đăng ký thành lập lại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện sát nhập hoặc giải thể các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Thanh Liêm còn duy trì được 1 doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Huyện là xí nghiệp gạch ngói Thanh Liêm nhưng số lượng lao động rất ít chỉ có hơn 100 lao động ; còn lại là lao động ngoài quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh trong cơ chế mới đã phát triển nhanh và có sức hút ghê gớm đối với mọi lực lượng lao động, số HTX tiểu thủ công giảm nhưng tăng mạnh kinh tế tự nhiên , kinh tế hộ gia đình . Tuy số HTX tiểu thủ công nghiệp giảm nhưng các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình tăng mạnh trên địa bàn huyện đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về vốn đâù tư, công nghệ sản xuất ... và đặc biệt là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Trên địa bàn huyện, tại các xã, thôn đã hình thành và phát triển các " làng nghề " ở những nơi có nghề truyền thống, có nguyên liệu sản xuất, có thợ lành nghề ở 11 làng nghề. Thanh Liêm có nhiều làng nghề nổi tiến : Thêu ren ở xã Thanh Hà, đá ganitô và đá vôi ở thị trấn Kiện Khê ... Sự phát triển các làng nghề - kinh tế tập thể và tư nhân đã sản xuất ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng và cơ bản là đã thu hút được lực lượng lao động lớn ở cả nông thôn và thành thị, tận dụng thời gian rỗi lúc nông nhàn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt . Cùng với sự hình thành và phát triển công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25655.DOC
Tài liệu liên quan