Luận văn Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM

CHO THANH NIÊN 4

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN. 4

1.1.1. Việc làm. 4

1.1.2. Tạo việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên). 8

1.1.3. Thanh niên và những đặc điểm của thanh niên 10

1.1.3.1. Quan điểm về thanh niên và lực lượng lao động thanh niên. 10

1.1.3.2. Những đặc điểm của thanh niên: 12

1.1.3.3. Những cơ chế chính sách của nhà nước về lao động- việc làm cho thanh niên: 15

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 16

1.2.1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ. 17

1.2.2. Nhân tố sức lao động và sử dụng lao động: 17

1.2.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách tạo việc làm ảnh hưởng dến tạo việc làm cho thanh niên. 18

1.3. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA TỈNH HÀ TĨNH CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO TỈNH NAM ĐỊNH 18

1.4. SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NAM ĐỊNH. 21

1.4.1.Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 21

1.4.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho thanh niên Nam Định 22

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM

CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 24

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NAM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 24

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. 24

2.1.1.1. Vị trí địa lý 24

2.1.1.2. Tiềm năng về tài nguyên: 24

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội. 26

2.1.2.1. Tình hình dân số, văn hóa, y tế, giáo dục: 27

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế. 28

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 29

2.3.1. Quy mô tạo việc làm qua các năm 29

2.3.2. Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của thanh niên Nam Định. 30

2.3.3. Tạo việc làm theo ngành kinh tế. 37

2.3.4. Tạo việc làm theo khu vực (Thành thị, Nông thôn) 39

2.3.5. Tạo việc làm theo thành phần kinh tế 41

2.2.6. Ảnh hưởng của việc làm đến thu nhập, đời sống của thanh niên tỉnh Nam Định 43

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 44

2.3.1. Tạo việc làm thông qua chương trình cho vay vốn GQVL. 44

2.3.2. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh. 47

2.3.3. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm. 48

2.3.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động XKLĐ và chuyên gia. 49

2.3.5. Tạo việc làm thông qua hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 49

2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 54

2.4.1. Nhân tố vốn, công nghệ của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. 54

2.4.2. Nhân tố sức lao động tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. 55

2.4.2.1. Quy mô, cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định 55

a. Quy mô LLLĐ TN tỉnh Nam Định 55

b. Cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định. 57

2.4.2.2. Chất lượng lực lượng lao động thanh niên tỉnh Nam Định 58

a. Theo trình độ học vấn. 59

b.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 60

2.4.3. Cơ chế chính sách của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên 63

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 73

2.6.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân. 73

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 76

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 79

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 79

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định đến năm 2015. 79

3.1.2. Phương hướng tạo việc làm 80

3.1.3.1. Mục tiêu về tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2015 80

3.1.3.2. Phương hướng tạo việc làm từ nay đến năm 2015 82

3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 84

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 86

3.3.1. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm: 86

3.3.1.1. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, từ đó tạo việc làm cho thanh niên 86

3.3.1.2 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 91

3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả tạo việc làm thông qua vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. 93

3.3.2. Nhóm các giải pháp xúc tiến việc làm 95

3.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên. 95

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động thanh niên 96

3.3.2.3. Tăng cường thông tin về thị trường lao động 99

3.3.2.4. Tăng cường các hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên 100

3.3.2.5. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để hỗ trợ thanh niên trong vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm 102

3.3.2.6. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm 103

3.3.3. Nhóm các giải pháp khác. 103

3.3.3.1. Tạo việc làm cho thanh niên có chú trọng đến đặc điểm lao động. 103

3.3.3.2. Thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. 108

3.3.3.3. Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. 109

KẾT LUẬN 112

 

 

doc130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5899 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am…vào các khu công nghiệp của tỉnh, ngành công nghiệp dệt may, da dày đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,6% năm, tỷ trọng chiếm 38,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, vượt chỉ tiêu đề ra. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, phát huy hết công suất thiết bị, tận dụng lợi thế về thị trường, thu hút thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động nhàn rỗi khu vực nông thôn, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25,8% năm, tỷ trọng chiếm 6,36% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp sản xuất giấy, gỗ, công nghiệp hóa chất của tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, thu hút lao động vào làm việc. Các khu công nghiệp được chú trọng đầu tư, phát triển, toàn tỉnh hiện có 03 khu công nghiệp với 93 doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư với tổng mức vốn đầu tư khoảng 113,672 triệu USD và 8.062 tỷ đồng, hiện sử dụng khoảng 25.000 lao động (trong đó lao động thanh niên chiếm 40%), tiếp tục đầu tư xây dựng và đưa vào sản xuất 4 khu công nghiệp mới trên địa bàn Thành phố Nam Định, huyện Ý Yên, Vụ Bản và Nam Trực. Phê duyệt 18 dự án xây dựng cụm công nghiệp tại hầu hết các huyện, thành phố, trong đó 15 cụm đã cấp giấy phép đầu tư cho 208 dự án, tổng mức đầu tư cho các dự án được duyệt là 1.213,5 tỷ đồng, có 13 cụm công nghiệp đi vào sản xuất, hiện sử dụng khoảng 11.000 lao động. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển khá ở tất cả các huyện, thành phố; toàn tỉnh hiện có 94 làng nghề, trong đó có 18 làng nghề truyền thống, số đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề là 143 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã (HTX), trên 18.000 hộ kinh doanh các thể với 37.500 lao động tham gia sản xuất, doanh thu khoảng 900 tỷ đồng/năm. Toàn tỉnh hiện có 34 HTX tiểu thủ công nghiệp, với số lao động khoảng 1.500 người, mặc dù gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, thiếu vốn sản xuất, thị trường nhưng các HTX vẫn duy trì được sản xuất, ổn định việc làm, thu hút lao động vào làm việc. Tính chung đến thời điểm hiện nay, chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động, trong đó thu hút vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn trên 15.000 lao động, các làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thu hút trên 2.000 lao động vào làm việc. c. Lĩnh vực kinh tế Thương mại – Dịch vụ: Chương trình phát triển thương mại–du lịch để hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, hoạt động thương mại – du lịch của tỉnh đã có sự chuyển biến và tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2007 thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng năm 2006 đạt 1.178 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005, năm 2007 đạt 1.337,12 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006. Trong 3 năm 2006, 2007 và năm 2008 đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn của các TPKT đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, du lịch (khu du lịch Thị long, khu du lịch Quất lâm, tuyến du lịch Đền Trần - Chùa tháp – công viên Tức mạc…) tổng vốn đầu tư 93 tỷ đồng. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiếp tục phát triển, năm 2006 tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 145,9 triệu USD, vượt 20,9% kế hoạch, tăng 28,4% so với năm 2005, năm 2007 tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 189,2 triệu USD, vượt 22,8% kế hoạch, tăng 29,7% so với năm 2006. Khối lượng hàng hóa lưu thông liên tục tăng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 17%/năm (năm 2006 đạt 4.880,8 tỷ đồng năm tăng 16% so với năm 2005, năm 2006 đạt 5.810 tỷ đồng tăng 19% so với năm 2006). Hoạt động du lịch đạt mức tăng trưởng khá, lượt khách du lịch tăng bình quân trên 10%/năm (năm 2006 đạt 1.27 triệu lượt người, năm 2007 đạt 1,41 triệu lượt người). Doanh thu du lịch tăng bình quân trên 15% năm (năm 2006 đạt 87.200 triệu đồng, năm 2007 đạt 100 tỷ đồng). Trong 3 năm 2006, 2007 và năm 2008 đã tạo ra trên 9.000 chỗ làm việc ổn định (trong đó chủ yếu là lao động thanh niên). 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA. 2.4.1. Nhân tố vốn, công nghệ của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây tăng nhanh do có sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Trong giai đoạn 3 năm 2005 - 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên toàn tỉnh đạt khoảng 14.258 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA); Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn tín dụng nhà nước; Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư; Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Với tăng bình quân hàng năm trên 20% trong các thời kỳ, cùng với mức tăng trưởng khá của nền kinh tế tỉnh, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ngày càng được cải thiện, tạo các điều kiện thuận lợi để các TPKT phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống. Biểu số 2.14. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh NĐ các năm. NĂM 2000 2005 2006 2007 Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế (tỷ đồng) 1.919 3.812 4.811 5.635 Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 907 1.575 2.062 2.185 + Vốn ngân sách nhà nước 730 1.426 1.816 2.005 + Vốn vay 121 103 206 140 + Vốn tự có của các DNNN 57 46 40 40 + Vốn khác Vốn ngoài Nhà nước 1.012 2.098 2.580 3.265 Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài 1 140 170 185 Vốn khác Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế (%) Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 47,25% 41,32% 42,85% 38,78% Vốn ngoài Nhà nước 52,72% 55,02% 53,62% 57,94% Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài 0,03% 3,66% 3,53% 3,28% Vốn khác 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Nguồn: Niên giám thống kê các năm, Cục thống kê Tỉnh Nam Định Với quy mô vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, số cơ sở SX-KD ngày càng nhiều đã thúc đẩy kinh tế Nam Định phát triển tạo nhiều việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công nghiệp chế biến và CN sản xuất hàng tiêu dùng… Như vậy, vốn, công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động của tỉnh vào làm việc ở các TPKT trên, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng lao động trong ngành CN–XD và DV, giảm tỷ trọng lao động trong ngành NLN). Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận là đầu tư toàn xã hội của tỉnh Nam Định có tăng song cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý và sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí; đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả, thất thoát nhiều, chưa khai thác triệt để nguồn vốn trong dân. Vốn đầu tư nước ngoài vào Nam Định còn ít hơn so với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. 2.4.2. Nhân tố sức lao động tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên. 2.4.2.1. Quy mô, cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định a. Quy mô LLLĐ TN tỉnh Nam Định Theo kết quả điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp năm 2008, LLLĐ toàn tỉnh Nam Định là 1.186.764 người và với dân số thanh niên tỉnh Nam Định là 472.864 người, trong đó số thanh niên đang làm việc là 305.519 người, chiếm 25,74% LLLĐ xã hội toàn tỉnh và chiếm 64,61% tổng số thanh niên của tỉnh. Xét về cung số lượng LĐ thanh niên, thì chỉ tiêu quan trọng hơn là số thanh niên tham gia LLLĐ. Theo chỉ tiêu này thì xu hướng chung thanh niên tham gia LLLĐ về số tuyệt đối vẫn tăng, mặc dù thanh niên đang ở độ tuổi đi học, nhưng về tỷ lệ tăng đang giảm dần (xem biểu 2.15). Qua số liệu biểu 2.15, số thanh niên tham gia LLLĐ các năm 2006-2008 tăng bình quân khoảng 9.867 người/năm, về tỷ lệ chiếm khoảng trên 59%, thấp hơn tỷ lệ chung của cả tỉnh (trên 73%) và đang có xu hướng giảm do số đi học tăng lên (hàng năm có khoảng gần 10 nghìn thanh niên còn đi học). Biểu số 2.15. Số lượng dân số trong độ tuổi thanh niên (15-29 tuổi) của tỉnh Nam Định tham gia lực lượng lao động các năm 2006-2008 Đơn vị: người, % Năm Tổng số thanh niên Lực lượng lao động thanh niên Tỷ lệ thanh niên tham gia LLLĐ (%) % so tổng LLLĐ 2006 482.558 288.222 59,73 30,43 2007 510.109 303.698 59,54 34,77 2008 472.864 317.822 67,21 40,30 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Số liệu Biểu 2.16 cho thấy quy mô LLLĐ TN của Nam Định tương đối lớn, gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2006, LLLĐTN có 288.222 người, đến năm 2007 con số này là 303.698 người (tăng 5,37% so với năm 2006). Trong đó, LLLĐTN ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Số liệu năm 2008 cho thấy, LLLĐTN khu vực thành thị có 40.855 người, chiếm 13,37% tổng LLLĐTN và khu vực nông thôn có 276.968 người, chiếm 87,15 % tổng LLLĐTN. Biểu số 2.16. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động thanh niên tỉnh Nam Định (15 - 29 tuổi) theo địa bàn các năm 2006-2008 Đơn vị: người, % Tiêu thức 2006 2007 2008 Số thanh niên HĐKT (người) 288.222 303.698 317.822 Số thanh niên thành thị HĐKT (người) 57.954 50.910 40.855 Số thanh niên nông thôn HĐKT (người) 230.268 252.788 276.968 Tỷ lệ LLLĐTN thành thị so với thanh niên HĐKT (%) 20,11 16,76 13,37 Tỷ lệ LLLĐTN nông thôn so với thanh niên HĐKT (%) 79,89 83,24 87,15 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh niên thành thị tham gia HĐKT có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ thanh niên nông thôn tham gia HĐKT có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Điều này có thể được lý giải là do thanh niên ở thành thị có xu hướng dành nhiều thời gian cho học tập hơn để có cơ hội chọn được việc làm thuận lợi hơn, còn thanh niên ở nông thôn phải tham gia lao động sớm hơn để hỗ trợ kinh tế cho gia đình. b. Cơ cấu LLLĐ TN tỉnh Nam Định. Xét về cơ cấu tuổi, LLLĐ thanh niên (15 –29 tuổi) chiếm trên 20% LLLĐ toàn tỉnh Nam Định và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Cơ cấu LLLĐ từ đủ 60 tuổi trở lên chiếm trên 6% và có xu hướng tăng lên, còn lại là LLLĐ ở độ tuổi từ 30 – 59 tuổi chiếm khoảng 65% – 68%. Điều này cho thấy LLLĐ ở Nam Định đang trong quá trình “già hóa”. Biểu 2.17. Số thanh niên tham gia HĐKT chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ so với tổng số người tham gia HĐKT toàn tỉnh Nam Định các năm Đơn vị: người, % Nhóm tuổi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T.Số % so tổng số T.Số % so tổng số T.Số % so tổng số Tổng cộng 1.114.308 100 1.146.960 100 1.186.764 100 15 -19 61.070 5,48 53,666 4,68 60.176 5,07 20-24 129.360 11,61 144,869 12,63 135.524 14,42 25-29 97.793 8,78 105,164 9,17 122.122 10,29 Chung 15 – 29 288.222 25,87 303.698 26,48 317.822 26,78 30 - 59 756.291 67,87 766.758 66,85 769.943 64,88 60 + 69.794 6,26 76.504 6,67 98.998 8,34 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Đại đa số LLLĐ TN ở độ tuổi 20 – 29, cao nhất ở nhóm 20 – 24, chiếm từ 42,64% đến 47,70% LLLĐ TN hàng năm. Tiếp đến là LLLĐ TN ở nhóm tuổi 25 – 29, và nhóm tuổi 15 – 19. Số liệu này phù hợp với xu hướng chung khi tham gia vào LLLĐ của thanh niên. Bởi lẽ, trước khi tham gia vào LLLĐ, mỗi thanh niên đều phải tham gia học văn hóa và chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp, chuyên môn nhất định, có nghĩa là phải tham gia học nghề tại các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Vì thế, tỷ lệ thanh niên ở nhóm tuổi 15 – 19 tham gia lao động không cao. Sau khi đã có trình độ văn hóa và chuẩn bị cho mình một nghề hoặc chuyên môn nhất định, ở nhóm 20 – 24 và 25 – 29 thì tỷ lệ tham gia lao động tăng dần lên. Biểu số 2.18. Số thanh niên tham gia HĐKT chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ so với tổng số thanh niên tham gia HĐKT toàn tỉnh NĐ các năm 2006 –2008 Nhóm tuổi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T.Số % so tổng số T.Số % so tổng số T.Số % so tổng số Chung 15 – 29 288.222 100 303.698 100 317.822 100 15 -19 61.070 21,19 53.666 17,67 60.176 18,93 20-24 129.360 44,88 144.869 47,70 135.524 42,64 25-29 97.793 33,93 105.164 34,63 122.122 38,43 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Xét về cơ cấu giới tính thì LLLĐTN nam chiếm tỷ lệ lớn hơn LLLĐ nữ. Năm 2006, LLLĐ nam có 145.882 người (chiếm 50,61% tổng LLLĐTN), LLLĐ nữ có 142.340 người (chiếm 49,39 % tổng LLLĐTN); Năm 2007 LLLĐTN nam có 160.727 người (chiếm 52,92 % tổng LLLĐTN), LLLĐ nữ có 142.971 người (chiếm 47,08 % tổng LLLĐTN). Như vậy, với quy mô và cơ cấu như trên của LLLĐ TN Nam Định có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh. LLLĐ TN với quy mô lớn một mặt tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút thanh niên vào làm việc, mặt khác gây sức ép đối với chính quyền tỉnh trong việc tạo việc làm cho người LĐ, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính những điều này đang đặt ra cho chính quyền tỉnh Nam Định phải đưa ra những chính sách hợp lý để tạo nhiều việc làm cho thanh niên. 2.4.2.2. Chất lượng lực lượng lao động thanh niên tỉnh Nam Định Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Do đó, tăng cung lao động thanh niên về mặt chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thanh niên trên TTLĐ. Chất lượng LLLĐ được hình thành thông qua nhiều tiêu chí, trong đó có hai tiêu chí cơ bản thường được sử dụng để đánh giá chất lượng LLLĐ là trình độ giáo dục phổ thông (hay còn gọi là trình độ văn hóa) và trình độ CMKT của LLLĐ. Đây cũng là hai tiêu chí mà luận văn sử dụng để đánh giá chất lượng của LLLĐ TN của Nam Định. a. Theo trình độ học vấn. Chất lượng lao động thanh niên trước hết biểu hiện ở trình độ học vấn. Theo kết quả điều tra LĐ-VL hàng năm, thời kỳ 2006-2008 lao động thanh niên không biết chữ hoặc học hết tiểu học của tỉnh Nam Định đã giảm liên tục, các cấp học cao hơn có xu hướng tăng; nói chung thanh niên có trình độ học vấn cao hơn mức chung của cả tỉnh và khoảng 1/2 có trình độ hết THCS, THPT (Biểu 2.19). Đây là điều kiện rất thuận lợi để thanh niên tiếp thu khoa học - kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng và dễ dàng hơn trong hội nhập TTLĐ. Biểu số 2.19. Trình độ học vấn của LLLĐ TN Nam Định các năm Đơn vị tính % TT Trình độ 2006 2007 2008 1 Chưa biết chữ 0.41 0.36 0.2 2 Chưa tốt nghiệp tiểu học 1.75 0.89 0.7 3 Tốt nghiệp tiểu học 6.66 7.48 7.43 4 Tốt nghiệp trung học cơ sở 47.82 50.12 52.02 5 Tốt nghiệp trung học phổ thông 43.36 41.15 39.65 Cộng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Cùng với thời gian, trình độ học vấn của LLLĐ TN Nam Định ngày càng được cải thiện, do kết quả của chính sách giáo dục phổ cập tiểu học và tiếp đó là chính sách phổ cập PTCS. Tỷ lệ LLLĐ TN chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm xuống, từ 0,41% năm 2006 xuống còn 0,2% năm 2008. Trong khi đó tỷ lệ lực LLLĐ TN có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS tăng từ 47,82% năm 2006 lên 52,02% năm 2008. Trình độ học vấn của LLLĐ TN được nâng cao là cơ sở cho họ nắm bắt được cơ hội và tham gia đào tạo nâng cao trình độ CMKT, tạo cho họ có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao, có vị thế trong xã hội. b.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng lao động thanh niên thể hiện rất rõ trong cơ cấu trình độ CMKT. Trình độ CMKT phản ánh chất lượng lao động và nó có ảnh hưởng năng suất lao động, hiệu quả SX-KD và ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm của thanh niên trên TTLĐ. Trình độ CMKT của thanh niên trước hết được lượng hóa thông qua số lao động đã được đào tạo tại các trường dạy nghề (gọi là CNKT); số thanh niên có trình độ THCN, CĐ, ĐH và trên ĐH so với với số thanh niên không có trình độ chuyên môn, CMKT không có bằng, trình độ sơ cấp. Biểu số 2.20. Cơ cấu trình độ CMKT của LLLĐ TN NĐ năm 2008 Đơn vị tính: % TT Văn bằng Tổng số Đang làm việc Không có việc Tổng số TĐ Nữ Tổng số TĐ Nữ 1 Chưa qua đào tạo 100 63,19 34,21 66,32 81,74 2 Công nhân kỹ thuật không có bằng 100 14,94 5,20 0,22 0,00 3 Có chứng chỉ nghề ngắn 100 11,05 5,58 1,49 0,47 4 Có bằng nghề dài hạn 100 3,27 1,25 6,32 0,47 5 Trung học chuyên nghiệp 100 2,76 1,40 13,46 9,99 6 Cao đẳng 100 2,47 1,50 4,47 4,43 7 Đại học trở lên 100 2,32 1,20 7,72 2,90 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Theo biểu 2.20 ta thấy tỷ trọng LLLĐ TN có trình độ CMKT sẽ có việc làm cao hơn số thanh niên không có trình độ chuyên môn và tỷ lệ thanh niên có việc làm ngày càng được tăng lên theo cấp trình độ được đào tạo. Số liệu thống kê LĐ - VL các năm (2006 - 2008) cho thấy chất lượng lao động thanh niên Nam Định được cải thiện rõ rệt, nhưng còn ở mức thấp. Biểu số 2.21. Cơ cấu thanh niên Nam Định chia theo trình độ CMKT Đơn vị tính: % Năm Tổng số Trong đó Chưa qua đào tạo CNKT không có bằng Có chứng chỉ nghề ngắn Có bằng nghề dài hạn Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lên 2006 100 72.81 15,93 1,95 1,33 3,45 1,47 3,05 2007 100 70.27 15,82 4,21 1,20 4,24 1,19 3,08 2008 100 69,50 11,75 7,23 2,37 2,29 2,11 4,75 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Đến năm 2006, tỷ lệ lao động thanh niên không có trình độ CMKT chiếm 72,81%, đến năm 2008 giảm xuống còn 69,50%. Điều này có thể giải thích lao động thanh niên đang trong thời kỳ đào tạo nghề nghiệp, chưa tham gia TTLĐ, số lao động được tuyển mới đa số là thanh niên và chủ yếu là lao động phổ thông. Trong khi đó, tỷ trọng thanh niên có trình độ CĐ, ĐH và trên đại học đã tăng lên từ 4,52% năm 2006 lên 6,86% năm 2008. Nhìn chung, trình độ CMKT của LLLĐ TN toàn tỉnh Nam Định so với yêu cầu phát triển KT - XH và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn chưa cao. Số lao động thanh niên có việc làm nhưng chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 63,19%), số lao động thanh niên có việc làm đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 36,81 % (trong đó CNKT có bằng chỉ chiếm 14,32%), tỷ lệ lao động có trình độ THCN chỉ chiếm 2,76 % và CĐ, ĐH trở lên chỉ chiếm 4,79%. Cơ cấu đã qua đào tạo nghề theo bậc học còn mất cân đối (1 – 0,58 – 2,99). Với cơ cấu đào tạo như vậy, số lượng CNKT, đặc biệt là CNKT có bằng còn thiếu nhiều. Hơn nữa, lao động thanh niên là CNKT không có bằng và có bằng có tăng lên, nhưng vẫn còn thấp, điều này cũng phản ánh phần nào thực tiễn của lớp trẻ nói riêng và của người lao động nói chung chưa thiết tha với việc học nghề để trở thành CNKT giỏi, mà họ quan niệm là nâng cao trình độ chuyên môn phải thể hiện trước hết ở chỗ là có cơ hội được đi học đại học hoặc ở bậc cao hơn hay không, bất luận là công việc đang làm chỉ cần trình độ học nghề. Do đó tâm lý “làm thầy” đã thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi người lao động và coi đó như là cách duy nhất để nâng cao trình độ và cải thiện vị thế trong xã hội. Biểu 2.22: Cơ cấu trình độ CMKT của LLLĐ TN theo khu vực năm 2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Chung Thành thị Nông thôn Tổng số 100 100 100 1. Chưa qua đào tạo 63,31 37,62 67,10 2. Đã qua đào tạo 36,69 62,38 32,90 3. Đã qua đào tạo nghề và tương đương - Trong đó: CNKT có bằng 28,44 14,07 35,79 22,35 27,36 12,85 4. TH chuyên nghiệp trở lên 8,25 26,59 5,54 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Bên cạnh đó, đang có sự chênh lệch lớn về trình độ CMKT của LLLĐ TN giữa khu vực thành thị (TT) và nông thôn (NT). Trình độ CMKT của LLLĐ TN thành thị cao hơn gần 2 lần (62,38% so với 32,90%). Ở tất cả các loại trình độ CMKT, LLLĐ TN khu vực TT đều cao hơn khu vực NT: Tỷ lệ thanh niên có trình độ đã qua đào tạo nghề và tương đương khu vực TT cao gấp 1,3 lần khu vực NT, trình độ trung học trở lên cao gấp gần 5 lần; nhất là CNKT có bằng, gấp gần 2 lần. Điều này phản ánh rõ phân bổ lao động sản xuất CN - XD và DV chủ yếu ở khu vực TT. Như vậy, trình độ giáo dục phổ thông (trình độ văn hóa) của LLLĐ TN Nam Định thuộc loại cao, nhưng trình độ CMKT của LLLĐ TN Nam Định còn chưa cao. Trình độ CMKT thấp, đặc biệt là ở các khu vực NT Nam Định là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trình độ CMKT thấp một mặt ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên. Những thanh niên có trình độ chuyên CMKT thấp sẽ ít có điều kiện tiếp cận với những công việc có chất lượng cao, công việc ổn định, thu nhập cao và thường phải chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, thiếu ổn định, thu nhập thấp. Mặt khác, trình độ CMKT thấp còn ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm và thu hút thanh niên vào làm việc. Điều này được thể hiện rất rõ là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn cao (Năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ thanh niên thành thị Nam Định là 8,40%, 2007 là 6,41%, năm 2008 là 10,68%). Bởi thực tế, nhiều công việc được tạo ra nhưng do trình độ CMKT của LLLĐ thanh niên còn thấp, do đó thanh niên không đảm nhận được công việc dẫn đến nhiều việc làm được tạo ra không thu hút được người lao động vào làm việc, còn để trống hoặc các doanh nghiệp phải thuê lao động ở nơi khác để đảm nhận công việc đó. Đây là nhân tố làm cản trở đến sự phát triển kinh tế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đặc biệt trong thời gian tới khi nước ta đã gia nhập WTO, lao động thanh niên có trình độ CMKT thấp sẽ khó đáp ứng được công việc, khó tìm được việc làm khi yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất, cạnh tranh ngày càng cao. 2.4.3. Cơ chế chính sách của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Nam Định đã đề ra nhiều chính sách KT - XH nhằm phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Những chính sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác TVL, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Nam Định. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII đã xác định:“Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển để giải quyết nhiều việc làm. Chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh đào tạo để xuất khẩu lao động có chất lượng cao; phấn đấu mỗi năm giải quyết 35.000 – 40.000 lao động có việc làm mới; Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, phấn đấu năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 6%”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Chương trình GQVL – GN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 là một trong những Chương trình công tác trọng tâm toàn khoá nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra đối với công tác GQVL – GN cho người lao động. Các chủ trương, chính sách mà chính quyền Nam Định đưa ra để tạo việc làm mà luận văn đề cập đến bao gồm: * Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển: Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở các TPKT nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ở tất cả các TPKT phát triển. Nhờ đó mà số doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp ngày càng gia tăng và đi vào hoạt động, đã thu hút và giải quyết được nhiều việc làm. Năm 2008 toàn tỉnh có 2.131 doanh nghiệp, tổng số lao động sử dụng là 80.952 lao động, trong đó có 40 doanh nghiệp cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước sử dụng 12.702 lao động; 2.077 doanh nghiệp dân doanh, sử dụng 52.989 lao động; 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 15.261 lao động. Như vậy, số lao động được GQVL ngày càng gia tăng ở tất cả các TPKT, đặc biệt là TPKT ngoài Nhà nước. Trong những năm qua số lao động có việc làm ở TPKT ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Theo biểu 2.11 ở phần thực trạng: năm 2006, số lao động thanh niên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25866.doc
Tài liệu liên quan