Luận văn Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam - sự hình thành và phát triển 13

1.2. Giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá 23

1.3. Một số khái niệm công cụ 25

1.4. Một số lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học được vận dụng trong đề tài nghiên cứu 36

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN ĐÔ THỊ HIỆN NAY ĐỐI VỚI MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 43

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 43

2.2. Thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống 46

2.3. Những nhân tố tác động đến thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống 77

Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH NIÊN TRONG TIẾP THU VÀ THỰC HIỆN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 92

3.1. Dự báo xu hướng biến đổi các giá trị truyền thống trong những năm sắp tới 92

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục giá trị truyền thống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay 99

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đức, lối sống của lớp thanh niên hiện nay. Có những luồng ý kiến bi quan, thất vọng, song cùng có quan điểm tin tưởng, lạc quan. Đang là các đề tài được tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn cả công khai và chưa công khai. Luận văn này của chúng tôi, trước hết xem xét thái độ của thanh niên niên đô thị hiện nay với một số giá trị truyền thống. Vấn đề là, thanh niên hiện nay coi trọng giá trị nào nhất? Những giá trị nào được họ ưu tiên? Giá trị nào sẽ chi phối nhiều đến suy nghĩ và hành động của họ? Trước tiên là những số liệu tổng hợp từ khảo sát phản ánh thái độ của thanh niên với một số giá trị truyền thống qua việc phân tích sự lựa chọn của họ với các giá trị truyền thống mà họ cho là cần thiết trong cuộc sống hiện nay (Biểu 2.1). Biểu 2.1: Những giá trị thanh niên cho là cần thiết hiện nay Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Biểu số liệu trên cho thấy, thanh niên ngày nay vẫn rất coi trọng các giá trị truyền thống của dân tộc. Trên 80% thanh niên được hỏi lựa chọn: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự cường, đoàn kết, sống có lý tưởng, sống vì mọi người, nhân ái, bao dung, độ lượng, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân là những giá trị cần thiết cho mình, phải kế thừa phát huy. Nhiều giá trị khác cũng được trên 2/3 số thanh niên được hỏi trân trọng, muốn kế thừa, phát triển như: uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, chung thuỷ, giản dị, cần cù, chịu khó, ham hiểu biết, tôn trọng giá trị lao động, tôn trọng con người và độc lập tự chủ. Hai giá trị “Tự do cá nhân” và “Cạnh tranh để đi đến thành công” là hai giá trị tuy còn khá mới mẻ song cũng đã được 50% ý kiến được hỏi đồng tình. Riêng việc “Coi trọng lợi ích cá nhân” (22,2%); “Hạnh phúc là có nhiều tiền” (18,2%); “Nhiều con nhiều phúc” (16,4%) và “Coi trọng hưởng thụ vật chất” (16,4%), tuy cũng là những cái mà con người cả truyền thống lẫn hiện đại đều phải quan tâm nhưng sự lựa chọn không nhiều. Số đồng ý chỉ từ 16,4% đến 22,1%. Những số liệu điều tra này cho thấy, bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đang được thanh niên coi trọng, kế thừa, hiện nay một bộ phận thanh niên đã bắt đầu lựa chọn những giá trị khác mà truyền thống không coi trọng. Riêng giá trị “Nhiều con nhiều phúc” giá trị mà cư dân nông nghiệp trồng lúa nước trân trọng hàng ngàn năm nay, giờ cũng đã thay đổi. Chỉ còn 16,4% thanh niên hiện nay coi trọng. Đây là những chỉ báo cho thấy, dù ít, song nhiệm vụ tuyên truyền dân số - KHHGĐ và dân số/phát triển đang là nhiệm vụ không thể không chú ý hiện nay. Như vậy, kết quả khảo sát từ 4 chỉ báo trên cho thấy, hiện đã có từ 1/6 đến 1/5 số thanh niên đô thị coi bốn giá trị trên là quan trọng cần hướng tới. Báo chí hiện nay cũng đã nêu ra và phân tích khá nhiều lối sống hưởng thụ ở một bộ phận thanh niên và những hậu quả của lối sống đó. Hiện tại sự xuất hiện của lối sống hưởng thụ đã khiến một số bạn trẻ nhầm lẫn về những giá trị sống cơ bản. Số này cho rằng quần áo đẹp, điện thoại sành điệu, xe cộ sang trọng mới làm người khác tôn trọng và họ bất chấp tất cả để đạt được những giá trị đó. Điều này lý giải tại sao có nhiều sinh viên lại trở thành gái mại dâm, vợ hờ, nghiện hút, trộm cắp, làm ăn phi pháp… Căn bệnh bằng cấp, chạy theo thành tích của người lớn cũng đang đưa vào giới trẻ những quan niệm sai lầm. Ví dụ, trượt đại học là một cú sốc, một sự sỉ nhục kinh khủng với nhiều bạn trẻ. Đã có nhiều vụ tự tử sau khi thi trượt đại học vì không chịu nổi áp lực của gia đình và xã hội. Rõ ràng, một số thanh niên đã không được chuẩn bị tinh thần chấp nhận thất bại và ý chí coi vấp ngã chỉ là một bước đi rất bình thường trong cuộc đời một con người. Tâm lý quá coi trọng bằng cấp khiến nhiều thanh niên không thể coi giá trị ở một người thợ trung thực còn đáng trân trọng hơn nhiều một ông tiến sĩ rởm, chạy chọt, gian dối. Trong kết quả khảo sát, 4 giá trị không tích cực ở trên tuy được ít thanh niên lựa chọn hơn so với các giá trị khác, song tỷ lệ lựa chọn cũng từ 16% đến 22%. Đó là một nguồn số liệu quan trọng để các nhà giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội có căn cứ để có những hoạt động giáo dục giá trị sống đúng đắn cho thanh niên. Khi được hỏi, thanh niên cho những giá trị truyền thống nào là quan trọng nhất. Tổng hợp số liệu thu được từ cuộc điều tra cho thấy như sau: Biểu 2.2: Tỷ lệ lựa chọn các giá trị được cho là quan trọng nhất trong cuộc sống của người trả lời Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Như vậy là “Yêu nước, tự cường dân tộc” là giá trị nền tảng cao quý nhất mà nhiều thanh niên Việt Nam đã coi trọng. Đó là sự kế thừa truyền thống yêu nước, quyết tâm giữ vững chủ quyền của dân tộc… Giá trị về trí tuệ và sự ham học hỏi được các thanh niên đánh giá là quan trọng thứ hai. Hiếu thảo với cha mẹ là giá trị quan trọng thứ ba mà nhiều thanh niên đề cao. Có thể thấy đó là những giá trị truyền thống quý báu đã được phát huy từ xa xưa và ngày nay lớp thanh niên trẻ tiếp tục kế thừa và nuôi dưỡng truyền thống đó. Trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên của các thanh niên về những giá trị cần thiết trong cuộc sống, các thanh niên còn đề cao giá trị “kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực xã hội”, có 8,6% thanh niên lựa chọn đây là giá trị ưu tiên số một, 21,6% thanh niên cho rằng đây là giá trị ưu tiên số 2. Đây là một sự khác biệt trong đánh giá của thanh niên về các giá trị cần có trong cuộc sống. Thể hiện một cách nhìn khá đúng đắn, thẳng thắn đối với các vấn đề tiêu cực trong xã hội hiên nay. 2.2.1. Thanh niên với giá trị yêu nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng thất thường, nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán. Người dân phải kiên cường đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, vật lộn làm ăn để đảm bảo cuộc sống cho mình. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việt Nam cũng là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực, nên luôn bị nhòm ngó bởi giặc ngoại xâm đe doạ. Bởi thế, Việt Nam luôn là một đất nước mà chủ nghĩa yêu nước trở thành giá trị quan trọng hàng đầu. Qua bao đời nay, người dân Việt Nam đã dũng cảm, kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, lớp lớp thanh niên đã hy sinh xương máu, đã cống hiến tuổi trẻ để giữ vững từng tấc đất của biên cương tổ quốc. Chính đặc điểm hình thành và phát triển này của xã hội Việt Nam đã hun đúc các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, thành sức mạnh, thành bản sắc, thành nhân cách con người Việt Nam. Ngày nay trong hòa bình, thanh niên càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi lớp thanh niên phải không ngừng học hỏi tri thức khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại để phát triển đất nước, đồng thời cũng phải không ngừng trau dồi đạo đức, biết chọn lọc, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Khảo sát của chúng tôi về thanh niên với giá trị yêu nước đã cho thấy những kết quả hết sức thú vị về thái độ của một bộ phận thanh niên đô thị hiện nay. Với câu hỏi “Theo bạn, yêu nước có phải là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được phát huy trong điều kiện hiện nay không?”. Kết quả thu về cho thấy, có 95,2% thanh niên đồng ý rằng: yêu nước là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được phát huy. Không có thanh niên nào nhận định rằng yêu nước không phải là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được phát huy trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, còn lại có 4,8% thanh niên bạn trả lời không rõ về vấn đề này. Cơ sở hình thành nét đẹp nhân cách cho thanh niên chính là giá trị truyền thống, yêu nước. Yêu nước là một phẩm chất cao quý mà bất cứ con người nào của cộng đồng dân Việt đều phải có. Với mỗi thanh niên, hành động như thế nào để thể hiện tinh thần yêu nước mới chính là vấn đề quan trọng cần phải làm rõ. Bác Hồ nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thu đua…”. Như vậy, thanh niên thể hiện lòng yêu nước của mình bằng sự nỗ lực học tập, xây dựng nhân cách, hoàn thiện bản thân làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong khảo sát này, các thanh niên đã tự đánh giá về lòng yêu nước của mình như sau: (Biểu 2.3) Biểu 2.3: Tự đánh giá về lòng yêu nước của bản thân Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Như vậy, đa số thanh niên tự cảm thấy mình là ngưới yêu nước. Số này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mẫu khảo sát (88,7%). Còn lại, chỉ có 3,4% cảm thấy “bình thường” và 7,9% cảm thấy “khó nói” khi đánh giá về lòng yêu nước của bản thân. Trong nhóm yêu nước thì tỷ lệ thanh niên đánh giá mình “rất giàu lòng yêu nước” chiếm 19,5%, “giàu lòng yêu nước” chiếm 45,2% và “yêu nước” chiếm 24%. Như vậy có thể thấy số thanh niên cảm thấy mình có tinh thần yêu nước chiếm tỷ lệ cao, vượt trội. Con số này chứng tỏ truyền thống yêu nước đang được tiếp nối từ xưa đến nay. Đó là một tín hiệu tốt, bởi lẽ hiện nay không ít thanh niên thường xuyên phải tiếp xúc với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhưng không vì thế mà họ bị lung lạc tinh thần, giàu lòng yêu nước và ý chí xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng con số 7,9% chọn phương án “khó nói”. Thoạt nhìn, có thể bi quan vì có một bộ phận thanh niên còn băn khoăn khi đánh giá về lòng yêu nước của mình. Họ không biết nên đánh giá mình yêu nước ở mức độ nào, nên đã chọn phương án “khó trả lời”cho câu hỏi này. Điều này cắt nghĩa bởi một số phỏng vấn sâu sau đây: “ Yêu nước là một khái niệm rộng và trìu tượng. Đôi khi mình không biết phải làm như thế nào mới được gọi là yêu nước, có đóng góp gì mới là đóng góp cho đất nước, mình đang sống đây có phải là sống cho bản thân mình quá hay không?...” (PVS nữ, sinh viên). Hay có bạn băn khoăn về việc “làm giàu cho bản thân có phải là yêu nước hay không, đi du học rồi ở lại nước ngoài có phải là yêu nước hay không, nếu mình ở lại nước ngoài nhưng bằng cách này hay cách khác mình vẫn có những đóng góp cho Tổ quốc mình, gia đình mình thì mình có bị mọi người coi là kẻ không yêu nước hay không?...” Những câu trả lời trên cho thấy, một bộ phận thanh niên vẫn chưa hiểu hết giá trị yêu nước. Không biết cần thể hiện chủ nghĩa yêu nước thế nào, cần làm gì để thể hiện chủ nghĩa yêu nước. Do vậy, cần đẩy mạnh tuyền truyền, giáo dục cho các bạn trẻ về bản chất của lòng yêu nước, những biểu hiện của tinh thần yêu nước. Yêu nước không chỉ là những hành động anh hùng, dũng cảm mà là những hành động bình thường được thể hiện từ những việc giản dị như giữ gìn vệ sinh mội trường, tuân thủ các quy định của pháp luật, học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt, hoàn thiện bản thân; xây dựng cuộc sống cho riêng mình rồi đến những việc lớn lao khác, phục vụ trực tiếp cho lợi ích của Tổ quốc. Những hành động đơn giản đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ nét biểu hiện của lòng yêu nước qua các hành động của các bạn trẻ trong một số tình huống cụ thể. Với câu hỏi “Bạn sẽ làm gì trong những tình huống sau đây?”, tổng hợp số liệu từ khảo sát cho thấy: Biểu 2.4: Phản ứng của người trả lời trước một số sự kiện xảy ra với đất nước Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Biểu số liệu trên cho thấy rằng, thanh niên phản ứng quyết liệt nhất với việc Công dân Việt Nam bị giết hại hoặc con người Việt Nam bị bức hại (77.4% và 72,6%); tiếp đến là phản ứng với việc đất biên giới và hải đảo bị xâm lấn (76,7% và 71,9%). Tỷ lệ thanh phản ứng quyết liệt với “truyền thống Việt Nam bị mai một” và “di tích lịch sử bị phá hoại” thấp hơn các sự kiện trên đây. Tỷ lệ lần lượt là 32,2% và 63%, thêm vào đó còn có 2,8% thanh niên tỏ ra không quan tâm đến việc truyền thống Việt Nam bị mai một. Tất cả cho thấy, tinh thần yêu nước vẫn là giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam. Tuyệt đại đa số thanh niên được hỏi đều sẵn sàng ra trận khi tổ quốc bị xâm lăng (87%). Số ở nhà hoặc chỉ ra trận khi bắt buộc phải đi chỉ chiếm 1,4%. Số này rất nhỏ, song cũng không vì thế mà đánh giá lòng yêu nước của họ là quá thấp. Bởi lẽ, chiến tranh cũng cần có hậu phương. Hậu phương vững mạnh thì chiến tranh mới có điều kiện thắng lợi. Do vậy, rất cần người ở hậu phương. Hơn nửa số này cũng nhận định họ sẽ ra trận khi tình thế bắt buộc. Điều này cho thấy, chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống không dễ gì mai một trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, ngay cả trong thanh niên. Biểu 2.5: Phản ứng của người trả lời khi trong tình huống giả định “Khi đất nuớc có chiến tranh” Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Số liệu trên biểu đồ cho thấy, đã có 87% thanh niên sẵn sàng ra trận nếu đất nước có chiến tranh. 10,3% lựa chọn hành động theo số đông “mọi người làm thế nào tôi làm thế ấy”. Tỷ lệ “không ra trận, ở nhà làm việc khác” và “chỉ ra trận khi bắt buộc phải đi” chiếm tỷ lệ bằng nhau 1,4%. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt nam nữ trong cách phản ứng khi đất nước có chiến tranh. Tỷ lệ lựa chọn các phương án hành động đều ngang bằng ở cả nam và nữ. Đúng như truyền thống của dân tộc ta từ xưa “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, một khi đất nước gặp nguy nan thì cả nữ giới cũng không ngần ngại quyết tâm ra mặt trận. Tương tự như vậy, cũng không có sự khác biệt về phản ứng “làm gì khi đất nước có chiến tranh” giữa các nhóm nghề nghiệp và nhóm tuổi khác nhau. Điều này thể hiện sự thống nhất cao độ giữa mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi về ý chí tự cường dân tộc, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Cuộc khảo sát còn đưa ra một câu hỏi thú vị đối với thanh niên. Đó là đặt họ vào tình huống: khi đứng trước sự lựa chọn một là ra trận chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, hai là đi du học. Kết quả trên biểu đồ cho thấy có hơn 80% thanh niên lựa chọn ra trận để bảo về Tổ quốc, còn lại 15,8% quyết định đi du học. Biểu 2.6: Lựa chọn ra trận và đi du học Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Tính cộng đồng của người Việt Nam bao giờ cũng được thể hiện rất đúng lúc, đúng chỗ. Đất nước có chiến tranh là một bối cảnh cụ thể dễ dàng bộc lộ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm hy sinh của mỗi người dân Việt Nam. Trong câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một tình huống đặt người trả lời giữa hai sự lựa chọn khá tương phản nhau. Ra trận chiến đấu khi đất nước có chiến tranh là sẵn sàng đối mặt với những gian khổ thử thách, những khó khăn chồng chất, phải lựa chọn giữa cái sống và cái chết, có thể phải hy sinh cả tính mạng khi tuổi đời còn rất trẻ. Mặc dù vậy, đã có hơn 80% thanh niên lựa chọn ra trận khi có chiến tranh. Họ đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước của cha anh. Phần lớn thanh niên hiện nay đã không ngại hiểm nguy, sẵn sàng đương đầu với khó khăn nguy hiểm để bảo vệ đất nước. Một thanh niên được phỏng vấn đã nói: “Khi nước còn thì ta còn, khi nước mất thì ta mất. Học hành cũng không có ý nghĩ gì khi nước mất nhà tan. Tôi nghĩ rằng, để bản thân mỗi cá nhân có thể tự do học hành, phát triển sự nghiệp và cống hiến tài năng xây dựng đất nước thì trước hết phải làm hết sức mình để bảo vệ nền độc lập của đất nước đó ” (Nam, 22 tuổi, sinh viên). Ngược lại với những khó khăn gian khổ của việc ra trận chiến đấu thì việc “ra nước ngoài du học” là một điều thuận lợi, may mắn và an toàn hơn nhiều. Đi du học là không phải hàng ngày đối mặt với sự nguy hiểm, với cái chết, còn ra nước ngoài du học là cơ hội để phát triển bản thân, xây dựng tương lai và làm giàu cho chính bản thân mình. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, có 15,8% thanh niên lựa chọn đi du học. Đây là tỷ lệ không lớn, song cũng là điều cần chú ý. Bởi lẽ, trong chiến tranh nếu ai đó bỏ đi đến chỗ thanh bình để hưởng thụ thì đấy là điều đáng trách, nhưng phỏng vấn sâu cho thấy, phần đông số thanh niên trả lời đi du học với động cơ để xây dựng đất nước. Thực tế, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt vừa qua, không ít thanh niên đã được Đảng, Nhà nước cử đi dụ học. Do vậy, dù có trả lời đi du học thì số thanh niên này không vì thế mà không yêu tổ quốc mình, đất nước mình. Phỏng vấn sâu một thanh niên cho thấy: “Học tập để góp phần xây dựng đất nước cũng rất quan trọng, chúng ta cần tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới để xây dựng đất nước mình…” (Nữ, 18 tuổi, học sinh). Có những bạn có định hướng rất rõ về sự phân công lao động trong xã hội: “theo mình nghĩ, mỗi người sẽ làm những công việc phù hợp để đóng góp xây dựng đất nước, những người có khả năng ra trận chiến đấu sẽ ra trận, những người người khác có thể học tập hay nghiên cứu, tùy theo khả năng của mình để tạo ra thành quả lao động hỗ trợ và xây dựng đất nước, dù cách này hay cách khác, cứ là lao động chân chính thì cũng là đóng góp xây dựng đất nước” (Nam, 25 tuổi, công nhân). Những ý kiến đó thể hiện quan điểm đa chiều, song đúng đắn của lớp thanh niên trẻ hiện nay. Rõ ràng, với thanh niên, giá trị yêu nước là giá trị trường tồn, bất diệt. 2.2.2. Thanh niên với truyền thống đoàn kết Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhờ đoàn kết dân tộc, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để trường tồn và phát triển. Đa số người Việt Nam, kể cả thanh niên đã thấu hiểu sâu sắc giá trị của tinh thần đoàn kết. Chính vì vậy, khi được hỏi đoàn kết có phải là một giá trị truyền thống cần giữ gìn và phát huy không thì được câu trả lời thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Ý kiến của thanh niên về sự cần thiết phát huy truyền thống đoàn kết Phát huy truyền thống đoàn kết Số lượng % Rất cần thiết 308 92,8 Không cần thiết 10 3,0 Khó trả lời 14 4,2 Tổng 332 100 Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Như vậy là, có đến 92,8% thanh niên đồng ý cho rằng cần phải phát huy truyền thống đoàn kết trong điều kiện hiện nay. 3,0% thanh niên lựa chọn không cần thiết và có 4,2% thanh niên băn khoăn về vấn đề này. Rõ ràng, hầu hết thanh niên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết trong giai đoạn hiên nay. Trong một tình huống cụ thể hơn, khi hỏi “nếu có một người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua tập thể thái độ của bạn thế nào?” thì thu được kết quả rất đáng quan tâm như sau: Biểu 2.7: Thái độ khi có người vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua tập thể Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Biểu số liệu trên cho thấy, có một nửa ý kiến cho là phải phê bình. Đây là cách thức tỏ thái độ phổ biến nhất trong tình huống này (49,7 %). Chỉ có 5,1% thanh niên lựa chọn phương án “tôn trọng cách sống của mỗi người”, đây là một tỷ lệ nhỏ chấp nhận cách sống của những người sẵn sàng bỏ qua tập thể, coi trọng lợi ích của cá nhân mình. Thái độ phê bình là thái độ rất cần thiết để củng cố tinh thần đoàn kết trong tập thể. Đó là thái độ giúp mỗi người vừa có thể tự nhìn lại bản thân mình, vừa giúp người khác hoàn thiện để cùng tập thể tiến bộ. Vấn đề đặt ra là thanh niên hiện nay có những hành động cụ thể nào để phát huy tinh thần đoàn kết? Biểu 2.8: Các việc làm để học tập và phát huy truyền thống đoàn kết Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Những số liệu trong biểu trên cho thấy, thanh niên hiện nay đã có nhiều biện pháp để tăng cường tình đoàn kết, phát huy truyền thống quy báu của dân tộc. Trong đó tham gia xây dựng khối đại đoàn kết trong Đoàn thanh niên, hội sinh viên là hình thức đầu tiên được 77,4% thanh niên được hỏi lựa chọn. Ngoài ra, đoàn kết trong tổ dân phố, trong trường, lớp nơi mình học tập cũng được 64% đến 65% thanh niên đồng tình. Đồng thời, thanh niên cũng hiểu cách thức thống nhất, đoàn kết có hiệu quả nhất vẫn là tham gia đấu tranh phê và tự phê có lý, có tình và hơn nữa là thống nhất lợi ích của bản thân mình với lợi ích của tập thể, của cộng đồng. Như vậy, thanh niên ngày nay không chỉ hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của đoàn kết mà họ còn biết cách thể hiện sự đoàn kết. Đây là điều đáng khuyến khích, phát huy trong định hướng giá trị cho thanh niên hiện nay. 2.2.3. Thanh niên với truyền thống nhân ái, yêu thương con người Việt Nam là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lại phải đươc đầu với nhiều tai hoạ do thiên nhiên mang lại. Người Việt Nam sống, tồn tại, phát triển phải có ý thức cộng đồng, phải có lòng yêu thương, gắn bó, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Đây là một truyền thống, truyền thống này thể hiện trong thực tế “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hoặc “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Chia ngọt sẻ bùi”… Chính vì vậy, người Việt Nam đã không chỉ nhân ái với những đồng bào của mình mà còn nhân nghĩa với cả những người lầm đường lạc lối. Để làm rõ thái độ của thanh niên với truyền thống nhân ái, tình yêu thương con người, cuộc khảo sát đã đưa ra câu hỏi “Thanh niên hiện nay có cần phát huy truyền thống nhân ái không?”. Câu trả lời thu được như sau: Bảng 2.2: Ý kiến của thanh niên về sự cần thiết phát huy truyền thống nhân ái Phát huy giá trị nhân ái Số lượng Tỷ lệ (%) Có 321 96,7 Không 4 1,2 Không rõ 7 2,1 Tổng 332 100 Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Có 96,7% thanh niên nhận định giá trị nhân ái, yêu thương con người cần được phát huy trong giai đoạn hiên nay. Đây là giá trị có tỷ lệ người trả lời đồng ý cao nhất trong số các giá trị truyền thống được đưa ra trong bảng khảo sát. Như vậy, tình cảm giữa con người với con người, tình thương và nghĩa cả vẫn là giá trị giúp duy trì sự ổn định và cân bằng cuộc sống, dù trong kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt, vẫn được thanh niên tôn trọng. Đây rõ ràng là kết quả đáng tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ ngay từ khi bắt đầu ngồi học trên ghề nhà trường. Ở đây, tình thương không chỉ là sự bao dung, cho tặng mà còn là hợp tác, gắn bó với người khác. Hành động cao cả nhất của lòng bao dung là giúp đỡ người khác vượt khỏi những nhược điểm và lỗi lầm của mình, giúp họ nhận ra giá trị vốn có và khắc phục. Trong nền kinh tế thị trường mới phát triển, chủ nghĩa cá nhân luôn được đề cao, cạnh tranh gay gắt, con người dễ xem nhẹ lòng bao dung, người ta dễ dàng quên đi sự vị tha và rộng lượng. Thay vào đó con người trở nên thực dụng và tính toán. Chính vì vậy vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ, khơi dậy những truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc càng trở nên quan trọng. Khảo sát của chúng tôi đã đưa ra một tình huống cụ thể để đo lường về lòng khoan dung của các bạn trẻ hiện nay. Đó là việc đặt các bạn vào tình huống, có sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ một người đã từng mắc lỗi với mình, nếu người đó hiện giờ đang gặp khó khăn? Kết quả khảo sát cho thấy như sau: Biểu 2.9: Lựa chọn có sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ người đã từng mắc lỗi với mình hay không? Nguồn: Tác giả khảo sát tại Thành phố Ninh Bình. Có đến 62,3% người trả lời sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ người mắc lỗi. Đó là một tỉ lệ khá cao. 35,6% lựa chọn còn tùy thuộc vào người đó. Con số 35,6% lựa chọn việc có tha thứ hay không còn tùy thuộc vào người đó là một kết quả rất thú vị khi chúng tôi tìm câu trả lời trong các phỏng vấn sâu đối với các bạn trẻ. Một trả lời của một nữ thanh niên về việc “chọn bạn mà chơi” như sau: “Mình rất khắt khe trong việc chơi với bạn, không như nhiều bạn trẻ ngày nay ai cũng có thể kết thân, mình luôn coi trọng bạn bè, nên cũng chỉ muốn chơi với những bạn mình thấy hợp với tính cách và hoàn cảnh của mình. Gia đình mình không khá giả lắm, nên mình cũng ngại chơi với các bạn quá giầu, chả lẽ đi ăn uống chơi bời lại cứ để người ta trả tiền mãi, một lần thì được chứ nhiều lần thì ngại, thêm nữa là khác nhau về mức sống cũng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ nhiều lắm” (Nữ, 23 tuổi, sinh viên). Còn cách ứng xử khi người bạn mắc lỗi với mình cũng có nhiều ý kiến tranh luận: “Nói chung tốt với mình thì mình tốt lại, kiểu gì cũng chơi được. Như chị hỏi, nếu người ta mắc lỗi với mình mà giờ người ta đang gặp khó khăn, mình có sẵn sàng giúp không thì kể cũng khó, tuy thuộc vào người ta nữa, mình sẵn sàng giúp nếu người ta hiểu và ghi nhận điều đó, người ta có thành ý và chân thành với mình thì mình tha lỗi và không ngần ngại giúp đỡ, còn nếu không, có khó khăn thế nào cũng không giúp” (Nam, 20 tuổi, công nhân). Các bạn nữ thì vị tha hơn khi nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn của người đã từng là bạn mình nên dễ dàng quên đi và tha thứ cho người đó: “Ai chả có lúc mắc sai lầm, quan trọng là người ta đã hiểu ra. Em cũng vậy, không phải lúc nào cũng làm đúng hết, nếu sai thì sửa. Trong khi họ khó khăn, em sẽ giúp đỡ, sống đúng như con người em, sau này chắc chắn cũng có người khác giúp em, em nghĩ vậy... ” (Nữ, 19 tuổi, học sinh). Lòng nhân ái, bao dung, yêu thương con người không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn trong hành động. Ở đây, cuộc khảo sát hướng tới việc làm rõ thanh niên ngày nay đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền những giá trị nhân ái, bao dung, tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; phong trào “xóa đói giảm nghèo”; phong trào giúp đồng bào gặp thiên tai, giúp đỡ những người yếu thế như người tàn tật, trẻ mồ côi; người bị HIV như thế nào? Tổng hợp số liệu từ cuộc điều tra cho thấy như sau: Biểu 2.10: Tỷ lệ thanh niên tham gia vào các phong trào để phát huy giá trị truyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
Tài liệu liên quan