Luận văn Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai

MỤCLỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. ĐẶTVẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU . 1

1.1.1.Sựcần thiết nghiêncứu . 1

1.1.2.Căncứ khoahọc và thực tiễn . 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU . 3

1.2.1.Mục tiêu chung . 3

1.2.2.Mục tiêucụ thể . 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊNCỨU . 3

1.3.1. Không gian . 3

1.3.2. Thời gian. 3

1.3.3. Đốitượng nghiêncứu. 3

1.4. LỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. . 4

Chương 2: PHƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU .5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5

2.1.1. Các khái niệm . 5

2.1.1.1. Khái niệmdự án đầutư. 5

2.1.1.2. Các loạidự án đầutư . 5

2.1.1.3. Lãi suất chiết khấu . 6

2.1.2.Thẩm định ngânlưucủadự án . 8

2.1.2.1. Mục đíchcủa việc xâydựng ngânlưu chodự án. 8

2.1.2.2. Các côngcụ tài chính dùng để phân tích ngânlưucủadự án. 8

2.1.2.3. Mộtsố biếnsốcơbản trongkế hoạch ngânlưu. 9

2.1.3.Các chỉ tiêu quyết định đầutư .10

2.1.3.1. Hiện giá ròng (NPV) .10

2.1.3.2. Suất sinhlờinộibộ (IRR) . 11

2.1.3.3. Thời gian hòavốn . 11

2.1.3.4. Điểm hòavốn . 11

2.1.3.5. Khảnăng thanh toánnợ (DCSR) .12

2.1.3.6. Các chỉsố tài chính.13

2.1.4.Mục tiêu thẩm định tíndụng .13

2.1.5. Những yêucầucủamộtdự án .14

2.1.6. Ý nghĩacủa việc thẩm địnhdự án .14

2.1.7. Nguyêntắc cho vay .15

2.1.8. Điều kiện vayvốn .15

2.1.9. Quy trình thẩm địnhdự án.16

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU .20

Chương 3: TÌNH HÌNHCƠBẢNCỦA NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ VÀ

PHÁT TRIỂN CHI NHÀNHVĨNH LONG .21

3.1. GIỚI THIỆUVỀ NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIỂN .21

3.2. LỊCHSỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNHVĨNH LONG - ĐƠNVỊ CHO V AY . 22

3.2.1.Cơcấu.23

3.2.2. Chứcnăng nhiệmvụ .24

3.3. GIỚI THIỆUVỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG - ĐƠNVỊ ĐI

V AY .28

Chương 4: THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO V A Y ĐỐIVỚIDỰ ÁN

XÂYDỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦYSẢN XUẤT KHẨU HUỲNH

MAI .29

4.1. THẨM ĐỊNHDỰ ÁN XÂYDỰNG NHÀ MÁYSẢN XUẤT CÁ TRA,

CÁ BASA ĐÓNG GÓI HUỲNH MAI .29

4.1.1. Đánh giá chungvề hoạt động doanh nghiệp .29

4.1.2. Phân tích tình hình tài chính công ty .30

4.2. THẨM ĐỊNHDỰ ÁN XÂYDỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY

SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI .33

4.2.1. Thẩm địnhhồsơ pháp lý .33

4.2.1.1. Hồsơ pháp lýcủa doanh nghiệp .33

4.2.1.2. Hồsơ pháp lýcủadự án.34

4.2.2. Đánh giásơbộ theo cácnội dung chínhcủadự án .34

4.2.2.1. Mục tiêucủadự án .34

4.2.2.2. Sựcần thiết phải đầutư .35

4.2.2.3. Quy mô đầutư .36

4.2.2.4.Quy môvốn đầutư .36

4.2.3. Đánh giátổng quanvề nhucầusản phẩmcủadự án .37

4.2.3.1. Nhucầu thị trường thế giớivềmặt hàng cá tra, cá basa .37

4.2.3.2. Nhucầucủa thị trườngvềsản phẩm .38

4.2.4. Đánh giávề cungcấp nguyên liệu và cácyếutố đầu vàocủadự án.39

4.2.5. Đánh giá, nhận xét cácnội dungvề phương diệnkỹ thuật .40

4.2.5.1. Địa điểm xâydựng .40

4.2.5.2. Quy môsản xuất vàsản phẩmcủadự án.40

4.2.5.3. Công nghệ thiếtbị .41

4.2.5.4. Giải pháp xâydựng.41

4.2.5.5. Khảnăng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa

vàxử lý .42

4.2.6.1. Dự toántổng kinh phí đầutư chodự án .44

4.2.6.2. Thẩm địnhvềvốn đầutư .45

4.2.7. Đánh giávềmặt tài chínhcủadự án .45

4.2.7.1. Tình hình kinh doanh .45

4.2.7.2. Ướclượng ngânlưucủadự án .54

4.2.7.3. Thẩm định các chỉ tiêu quyết định đầutư .60

4.2.7.4. Các chỉ tiêuvề khảnăng trảnợ .66

4.2.8. Phân tíchrủi rocủadự án.67

4.2.8.1. Rủi ro kinh doanh .67

4.2.8.2. Rủi ro kinhtếvĩ mô .68

4.3.TÀISẢN ĐẢMBẢONỢ V AY.68

4.4. RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐIVỚIDỰ ÁN .68

4.4.1. Các quanhệ giaodịch giữa chủ đầutư và ngân hàng.68

4.4.1.1.Với ngân hàng đầutư và phát triểnVĩnh Long.68

4.4.1.2.Với cáctổ chức tíndụng khác .69

4.4.2.Kết quả thẩm địnhvềmặt tài chính .69

4.4.3. Nhận xétvề khách hàng .69

Chương 5: GIẢI PHÁP .70

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .72

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long ngoài nguồn vốn ban đầu của Ngân hàng Nhà nước chuyển sang còn phải huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển. Từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã hòa nhập vào công cuộc sản xuất kinh doanh ở địa phương, thực hiện theo chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện quyết định số 239/NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc: “Thay đổi chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã chuyển sang hoạt động theo mô hình như một Ngân hàng Thương mại quốc doanh. Hòa chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng. * Cơ cấu tổ chức 3.2.1.Cơ cấu Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long gồm có: - Ban giám đốc: Giám đốc, 2 phó giám đốc. - Các phòng ban: + Phòng tài chính – kế toán + Phòng kiểm soát nội bộ + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tín dụng + Phòng thẩm định và quản lý tín dụng. + Phòng nguồn vốn kinh doanh 24 + Phòng dịch vụ khách hàng + Phòng giao dịch Bình Minh + Phòng giao dịch Thị xã Vĩnh Long + Phòng giao dịch Hòa Phú + Tổ điện toán Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Vĩnh Long 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ * Ban Giám Đốc: - Giám Đốc: + Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. + Có quyền quyết định chính thức một khoản vay. Giám Đốc Phó Giám Đốc Khối Tín Dụng Phó Giám Đốc Khối Dịch vụ khách hàng Khối Đơn vị trực thuộc P.Tín dung Doanh nghiệp P.Tín dụng Cá nhân P.Thẩm định Quản lý tín dụng P.Kế hoạch Nguồn vốn P.Dịch vụ khách hàng Tổ Tiền tệ kho quỹ P.Giao dịch thị xã VL P.Giao dịch Bình Minh Khối Quản lý nội bộ P.Tổ chức Hành chính P.Tài chính Kế toán P.Kiểm tra nội bộ Tổ Điện toán P. GD HP 25 + Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng. - Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng. * Khối tín dụng: - Phòng tín dụng: + Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng, ban liên quan để thực hiện chức năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Quản lý hậu giải ngân, giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Lập báo cáo về tín dụng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công. + Bộ phận tác nghiệp: Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay. Nắm được các dữ liệu về khoản mục cho vay và hạn mức. Thiết lập thông tin khách hàng. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy định hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. Thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng. - Phòng thẩm định- quản lý tín dụng: Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 26 Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng. Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động tín dụng của chi nhánh. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp và báo cáo, tham mưu xử lý nợ. * Khối dịch vụ khách hàng: - Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gởi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gởi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM,… cho khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. - Tổ tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ, quản lý quỹ nghiệp vụ chi nhánh; thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứng từ có giá, hồ sơ giấy thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập để đảm bảo thanh toán khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. * Khối đơn vị trực thuộc: - Phòng giao dịch thị xã Vĩnh Long - Phòng giao dịch Bình Minh - Phòng giao dịch Hòa Phú Với phương chăm không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cũng như quy mô, chất lượng phục vụ sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, thiết lập nền tảng cho chi nhánh phát triển bền vững. Đưa sản phẩm và dịch vụ 27 của Ngân hàng đến tận khách hàng. Tiếp nhận điểm, nhu cầu phát triển của từng khu vực địa bàn, để điều chỉnh bổ sung cơ chế hoạt động chung cho chi nhánh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó phòng giao dịch Bình Minh và thị xã Vĩnh Long thực hiện tất cả những chức năng và nhiệm vụ về khách hàng mà chi nhánh được phép thực hiện. .* Khối quản lý nội bộ: - Phòng tổ chức – hành chánh Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh. Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. Thực hiện công tác hành chánh. - Phòng tài chính- kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Hậu kiểm các chững từ thanh toán của các phòng tại chinh nhánh. Lập phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc về chế độ tài chính, kế toán Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. - Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ + Kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh. + Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy định hoạt động kiểm tra - kiểm toán nội bộ. + Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh; giúp chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao. - Phòng kế hoạch- nguồn vốn: + Kế hoạch tổng hợp: 28 Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… Lập theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm, hàng năm) xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. + Nguồn vốn kinh doanh: Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo, đề xuất, phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp - Tổ điện toán: Quản lý mạng, kiểm soát theo quy định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị tin học tại chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành chi nhánh. * Khối các hội đồng tư vấn: Các hội đồng tư vấn được thành lập nhằm giúp việc cho giám đốc trong điều hành hoạt động. Tùy theo điều kiện thực tế từng chi nhánh mà việc thành lập các hội đồng tư vấn khác nhau.. 3.3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG - ĐƠN VỊ ĐI VAY. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thanh Hùng. Địa chỉ: Khu C, khu công nghiệp Sa Đéc - Phường Tân Qui Đông - thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp. Ngành nghề kinh doanh: mua bán, chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Vốn điều lệ: 5.400.000.000 đồng. 29 CHƯƠNG 4 THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XUẤT KHẨU THỦY SẢN HUỲNH MAI 4.1. THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÚA KHÁCH HÀNG 4.1.1. Đánh giá chung về hoạt động doanh nghiệp Năm 1994 khách hàng đã chính thức thành lập doanh nghiệp thu mua và chế biến các mặt hàng thủy sản cung cấp cho các đơn vị trực tiếp xuất khẩu. Do nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng và mục đích muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu trực tiếp để mang lại lợi nhuận cao hơn. Cuối năm 2002, khách hàng tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng đạt tiêu chuẩn HACCP, nhà máy đã hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2004 và đi vào hoạt động vào giữa tháng 7 năm 2004. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng đến nay nhà máy đã thu hút gần 500 công nhân sản xuất. Tuy nhà máy đi vào hoạt động sản xuất từ cuối năm 2004. Nhưng trong khoản thời gian từ tháng 07/2004 đến tháng 06/2006 công ty chưa được cấp CODE để được xuất khẩu trực tiếp vào EU và Châu Âu nên sản phẩm của công ty chủ yếu là bán trong nước hoặc xuất khẩu ủy thác qua thị trường Singapore, Hồng Kông, do đó doanh thu đạt chưa cao. Kể từ khi nhà máy được chính thức cấp CODE từ đầu tháng 07 năm 2006 đến nay thì thị trường của công ty đã không ngừng mở rộng như: Nga, Phần Lan, Ý, Đức, Thụy Điển… doanh thu của công ty từ đó gia tăng rất nhanh, triển vọng trong các năm tới sẽ gia tăng rất cao. 30 4.1.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty Để biết được tình hình kinh doanh có hiệu quả hay không thì cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty. Bảng 4.1: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 I. Các chỉ tiêu về thanh khoản 1. Tỷ số thanh khoản hiện thời lần 1,028 1,132 2. Tỷ số thanh khoản nhanh lần 0,449 0,374 II. Các tỷ số đòn bẩy tài chính 3. Tỷ số nợ so với vốn CSH 2,550 3,009 4. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 0,718 0,750 5. Tỷ số nợ dài hạn % 42,870 23,730 III. Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 6. Tỷ số trang trải lãi vay 1,765 2,757 IV. Các chỉ số hiệu quả hoạt động 7. Vòng quay khoản phải thu vòng 11,010 15,501 Kỳ thu tiền bình quân ngày 32,699 23,225 8. Vòng quay hàng tồn kho vòng 3,792 4,485 Số ngày tồn kho ngày 94,940 80,264 9. Vòng quay tổng tài sản 1,284 2,196 V. Các tỷ số khả năng sinh lời 10. Khả năng sinh lời so với doanh thu % 3,360 4,230 11. Khả năng sinh lời so với tài sản (ROA) % 3,980 7,150 12. Khả năng sinh lời so với VCSH % 14,140 28,650 VI. Các tỷ số tăng trưởng 13. Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 104,220 165,110 14. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận % 701,020 233,890 Nguồn: BCĐKT và BCKQHĐKD 31 * Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty: + Các chỉ tiêu thanh khoản: Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đứng trên gốc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty. Qua hai năm 2005 và 2006 tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty đều lớn hơn 1. Do đó, có thể kết luận rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay. Tỷ số này ở năm 2006 cao hơn năm 2005 cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng lên và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tỷ số thanh khoản hiện thời đã bao gồm luôn cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động. Chúng ta đã biết rằng hàng tồn kho khi chuyển thành tiền mặt thì phải mất thêm thời gian và chi phí. Vì vậy mà hàng tồn kho kém thanh khoản hơn. Vì vậy tỷ số thanh khoản nhanh được sử dụng. Tỷ số thanh khoản nhanh qua hai năm 2005, 2006 lần lượt là 0,449 và 0,374. Cả hai tỷ số này đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp có hàng tồn kho rất lớn, tuy nhiên đây là đặc điểm chung của ngành chế biến thủy sản cho nên ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ số thanh khoản nhanh nên ngoài việc so sánh với 0,5 thì chúng ta phải so sánh với bình quân của ngành thủy sản để có thể biết kỷ thêm về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. + Các tỷ số đòn bẩy tài chính: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tỷ số này qua hai năm 2005, 2006 là 2,550 và 3,009 (đứng trên gốc độ ngân hàng thì tỷ số này dao động trong khoản 0 đến dưới 1 là tốt). Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa vốn của doanh nghiệp với vốn vay của ngân hàng. Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay nhiều hơn so với yêu cầu. Nhưng vốn vay lưu động chiếm hơn 70% trong tổng vốn vay cho nên tình hình sử dụng nợ của doanh nghiệp là không quá cao so với những con số đã phân tích. Như vậy do là doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nên doanh nghiệp vay nhiều vốn ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. 32 Tỷ số nợ so với tổng tài sản qua hai năm 2005, 2006 là 0,718 và 0,750 (tỷ số này dao động trong khoản 0 đến dưới 1 là tốt). Tỷ số này cho thấy rằng toàn bộ tài sản của công ty đủ để trả nợ khi các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Tỷ số nợ dài hạn: chỉ số này cho thấy rằng nợ dài hạn năm 2005 chiếm 42,9% và năm 2006 chiếm 23,7% nguồn vốn dài hạn của công ty TNHH Thanh Hùng. Năm 2006 tỷ số này là không cao lắm và ngân hàng có thể cho công ty vay dài hạn thêm nếu công ty có yêu cầu. Qua tính toán các tỷ số trên, công ty Thanh Hùng đã sử dụng nợ nhiều so với vốn chủ sở hữu nhưng so với tổng tài sản thì tỷ lệ nợ chiếm trên 70% vẫn còn chấp nhận được. Tuy nhiên, ở năm 2005, 2006 thì tỷ lệ nợ dài hạn là 0,429 và 0,237 và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 0,718 và 0,750 như vậy đại bộ phận nợ của công ty là nợ ngắn hạn. + Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay: Đây là tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay. Năm 2005, 2006 lần lượt là 1,765 và 2,757. + Các tỷ số hiệu quả hoạt động: Tỷ số hoạt động khoản phải thu tỷ số này cho thấy được chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của công ty, tỷ số này thường được biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu ở năm 2005, 2006 là 11,010 và 15,501 cho thấy thời gian thu hồi các khoản nợ càng dài ra nguyên nhân là do đầu tháng 07 năm 2006 thị phần của công ty đã được mở rộng cho nên doanh thu thuần và các khoản phải thu tăng lên. Nhưng doanh thu thuần tăng nhanh hơn các khoản phải thu nên vòng quay khoản phải thu lớn. Từ vòng quay khoản phải thu, chúng ta tính được kỳ thu tiền bình quân hay vòng quay khoản phải thu tính theo ngày. Ở năm 2005 thì công ty phải mất 33 ngày để thu hồi được khoản phải thu sang năm 2006 thì số ngày giảm xuống chỉ còn 23 ngày. Điều này cho thấy vốn của công ty ngày càng ít bị chiếm dụng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 3,792 vòng và năm 2006 là 4,485 vòng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2006 nhanh hơn vòng quay hàng tồn kho năm 2005, cho thấy công ty nâng cao hiệu quả hoạt động của hàng tồn kho. Hơn thế nữa, số ngày tồn kho cũng giảm xuống ở năm 2006 còn 80 ngày so với năm 2005 là 95 ngày. 33 Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Công ty Thanh Hùng đã sử dụng hiệu quả tài sản cụ thể năm 2005 là 1,284 và năm 2006 là 2,196. Ở năm 2006 thì một đồng tài sản tạo ra 2,196 đồng doanh thu đều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là cao. + Các tỷ số khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lời của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Vì vậy cần phải phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi so với doanh thu: Năm 2005 là 3,360 và năm 2006 là 4,230 Khả năng sinh lợi so với tài sản của doanh nghiệp năm 2005 là 3,980 và năm 2006 là 7,150. Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2005 là 14,140 và năm 2006 là 28,650. Các chỉ tiêu này phản ánh đây là doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả cụ thể là các chỉ số sinh lợi năm sau đều tăng so với năm trước. + Các tỷ số tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2005 là 104,220 và năm 2006 là 165,110. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2006 là 701,020 và năm 2006 là 233,890. Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối tốt, các chỉ tiêu tài chính ngày càng được cải thiện tốt hơn. Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều tăng. 4.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI. 4.2.1. Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ 4.2.1.1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: 1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Thanh Hùng có hai thành viên trở lên số 5102000031. 2. Điều lệ Công ty. 3. Biên bản bầu thành viên Hội đồng Thành viên. 4. Biên bản về chứng nhận vốn góp của các Thành viên. 5. Biên bản họp hội đồng thành viên V/v ủy quyền giao dịch Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long. 34 4.2.1.2. Hồ sơ pháp lý của dự án: * Hồ sơ đã cung cấp : 1. Căn cứ công văn số 204/KCN-VP ngày 25/10/2004 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Tháp về việc chấp thuận cho đầu tư vào Khu công nghiệp Sa Đéc. 2. Dự án đầu tư Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai. 3. Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về việc quy dịnh chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 4. Căn cứ Quyết định số 87/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành ngày 13/10/2004, về việc ban hành chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 5. Hợp đồng thuê lại đất số 156/HĐ-XNHT ngày 19/11/2004 được ký kết giữa Xí nghiệp hạ tầng Khu công nghiệp và Công ty TNHH Thanh Hùng. 6. Hợp đồng thiết kế, dự toán. 7. Quyết định của UBND Tỉnh Đồng Tháp “V/v phê duyết chấp thuận thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai”. 8. Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai của các cơ quan chức năng. 9. Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, PCCC của các ngành chức năng. 10. Thiết kế, dự toán Nhà máy. 11. Hợp đồng thi công xây dựng nhà máy. 12. Bảng báo giá thiết bị, Hợp đồng cung cấp thiết bị. 4.2.2. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư 4.2.2.1. Mục tiêu của dự án đầu tư: - Đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai với quy trình công nghệ tiên tiến với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, để sản xuất mặt hàng cá tra, cá basa đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng thu kim ngạch xuất khẩu cho địa phương. Dây chuyền máy móc thiết bị đặt mua ở Úc, Nhật. - Dự án Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai đáp ưng yêu cầu về hàng hóa của thị trường Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc … về giá cả và vệ sinh an 35 toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản (cá nuôi ao – hồ, lồng, bè, đăng quầng,…) tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân trong khu vực và góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. - Để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhập khẩu cá tra, basa của các đối tác kinh tế trong thời gian tới, Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dụng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai. 4.2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư: - Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thủy sản cá tra, cá basa xuất khẩu có hơn 60 Doanh nghiệp, trong đó có 40 Doanh nghiệp không chuyên nghiệp và 20 Doanh nghiệp chuyên nghiệp. Công ty có công suất lớn nhất hiện nay là NAVICO mỗi ngày sản xuất 300 tấn cá nguyên liệu, kế đến là Công ty CAFATEX công suất 180 tấn/ngày và AGIFSH có công suất 120 tấn/ngày. - Tình hình trong tỉnh Đồng Tháp hiện có 4 nhà máy: + Công ty TNHH Vĩnh Hoàng có công suất 80 tấn/ngày. + Xí nghiệp DOCIFISH có công suất 80 tấn/ngày. + Công ty TNHH QVD có công suất 100 tấn/ngày. + Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng có công suất 30 tấn/ ngày. - Tình hình tỉnh An Giang: trong tỉnh có 8 Xí nghiệp, với tổng công suất chế biến đạt 600 tấn/ngày. Như vậy tổng công suất chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chỉ bằng 1/3 công suất chế biến của các Doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang, trong khi sản lượng cá nguyên liệu thuộc tỉnh Đồng Tháp hiện nay không kém gì tỉnh An Giang, đồng thời tiềm năng phát triển ngành nuôi cá tra, cá basa của tỉnh rất mạnh. Tóm lại, nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa của tỉnh vẫn còn thừa so với số lượng sản xuất của các Xí nghiệp sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu trong toàn tỉnh, người dân nuôi trồng thủy sản phải bán sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, … Trong khi nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, do vậy Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai. 36 4.2.2.3. Quy mô đầu tư: a) Quy mô dự án: - Quy mô Nhà máy có khả năng tiếp nhận nguyên liệu chế biến cấp đông đạt với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 31.000 tấn cá nguyên liệu/năm. - Dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt công nghệ mới 100%: + Xây dựng nhà xưởng sản xuất và nền móng máy móc thiết bị. + Xây dựng nhà công vụ. + Đường nội bộ. + Hệ thống xử lý nước thảy. + Công trình cây xanh. + Chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế, các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,…nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Chân Âu. b) Công suất dự án: 10.000 tấn thành phẩm /năm 4.2.2.4. Quy mô vốn đầu tư: Quy mô vốn đầu tư của dự án thể hiện cụ thể qua tổng vốn đầu tư của dự án. Bảng 4.2: TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN STT Diễn giải Khối lượng Đơn giá Thành tiền (Triệu đồng) I Máy móc thiết bị 30.370 1 Hệ thống băng chuyền đông rờ siêu tốc 2 200.000 USD 6.440 2 Tủ đông tiếp xúc 2 60.000 USD 1.932 3 Máy đá vẩy 1 60.000 USD 966 4 Máy dò kim loại 1 16.000 USD 257,6 5 Máy đóng bao chân không 1 11.000 USD 177,1 6 Hệ thống làm lạnh 1 80.000 USD 1.288 7 Kho tiền đông 1 70.000 USD 1.127 8 Kho lạnh 1.000 tấn 1 440.000 USD 7.084 9 Vỏ bao che các kho TP, tiền đông 1 171.085 USD 2.754,5 37 10 Máy phát điện dự phòng 1 150.000 USD 2.415 11 Công cụ, dụng cụ chuyên dùng phục vụ SX của ngành CBTSXK 1 160.000 USD 2.576 12 Hệ thống thông gió, điều hòa nhà máy 1 13.000 USD 209,3 13 Phòng thí nghiệm vi sinh 1 8.915 USD 143,5 14 Dụng cụ SX, thiết bị đo lường, thiết bị VP 1 3.000 3.000 II Công trình xây dựng 20.500 1 Nhà xưởng CB và khu nền kho lạnh 5.897 m2 10.020 10.020 2 Nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca, kho vật tư… 2.250 m2 3.600 3.600 3 Văn phòng làm viêc, kho bao bì 1.440 m2 2.880 2.880 4 Hệ thống xử lý nước thải 500 m2 4.000 4.000 III Chi phí khác 7.880,5 1 Dự phòng phí (10%CPXD) 2.050 2 Lãi vay trong quá trình thi công 5.830,5 Tổng cộng 58.750,5 Nguồn: Phòng tín dụng 1 4.2.3. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư: 4.2.3.1. Nhu cầu về thị trường thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa - Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ cá tra, cá basa ngày càng lớn và gia tăng mạnh trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây cá tra, cá basa là đối tượng cá nước ngọt chính được nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Châu Á ( Trung Quốc, Singapo, Malaixia). Vì thực phẩm chế biến từ cá có tính an toàn cao cho sức khỏe con người như: không làm tăng lượng Cholesterol trong máu, chống lão hóa, tránh các bệnh truyền nhiễm như H5N1 từ gia súc, gia cầm… Do đó, hiện nay xu hướng chuyển đổi khẩu phần ăn truyền thống từ thịt sang cá đang phát triển mạnh mẽ tại các nước: Mỹ, EU, Trung Quốc, Úc, Nhật, thực tế trong những nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu huỳnh mai.pdf
Tài liệu liên quan