Luận văn Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông và chống chiêm thành (thế kỷXIII – XIV)

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THANH HÓA THẾ KỶ XIII - XIV . 9

1.1. Khái quát vị trí địa lý và địa hình Thanh Hóa . 9

1.2. Diên cách hành chính Thanh Hóa thời Trần (Lộ, Trấn). 11

1.3. Đặc điểm dân cư Thanh Hóa . 14

1.4. Truyền thống yêu nước và đấu tranh của nhân dân. 15

Chương 2. THANH HÓA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG

NGUYÊN - MÔNG THẾ KỶ XIII - XIV . 22

2.1. Tình hình Đại Việt cuối thế kỷ XII đến thế kỷ XIII. 22

2.2. Sự lớn mạnh và âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Mông Cổ. 24

2.3. Khái quát cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược của nhà

Trần thế kỷ XIII . 26

2.4. Nhân dân Thanh Hóa kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược . 37

Chương 3. THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHIÊM

THÀNH THẾ KỶ XIII - XIV . 54

3.1. Sự suy thoái của nhà Trần và sự lớn mạnh của Chiêm Thành ở cuối thế

kỷ XIV . 54

3.2. Mối quan hệ giữa Đại Việt với Chiêm Thành thế kỷ XIII - XIV. 55

3.3. Các cuộc xung đột giữa Đại Việt với Chiêm Thành cuối thế kỷ XIV . 57

3.4. Cuộc kháng chiến chống Chiêm Thành của nhà Trần trên địa bàn

Thanh Hóa. 60

KẾT LUẬN . 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 73

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông và chống chiêm thành (thế kỷXIII – XIV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át Hoan chỉ huy gồm 30 vạn quân cả bộ binh lẫn thủy binh, mang theo lương thực đầy đủ. Chúng tiến vào nước ta chia làm 3 đạo: Đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây theo đường Lạng Sơn tiến vào. Đạo quân do Ái Lỗ chỉ huy từ Vân Nam theo sông Hồng tiến xuống. Đạo quân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy với 500 chiến thuyền từ Quảng Đông vào vịnh Hạ Long theo sông Bạch Đằng tiến vào hội quân ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Ngoài ra, có một đoàn thuyền vận tải do Trương Văn Hổ cầm đầu chở 70 vạn thạch lương theo sau. Khác với lần trước, lần này chúng chú ý đến thủy binh. Trần Quốc Tuấn lại được cử làm tổng chỉ huy các lực lượng. Ông đề ra kế hoạch: Lúc đầu thế giặc mạnh, quân ta rút về vùng ven biển để bảo toàn lực lượng. Nhân dân trên đường tiến quân của địch và trong vùng chiếm đóng có nhiệm vụ cất giấu lương thực, kiên quyết triệt nguồn lương thực của địch, đồng thời cùng với dân binh đẩy mạnh hoạt động đánh địch làm tiêu hao sinh lực của chúng, đẩy chúng vào thế bị động. Được tin giặc sắp tràn vào biên giới, vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc Tuấn “giặc tới, liệu tình hình thế nào?”, Trần Quốc Tuấn trả lời “năm nay đánh giặc nhàn”. Lần này, Trần Quốc Tuấn chú trọng đến chiến trường biển 32 Đông Bắc - đường tiến quân lương của địch. Trần Khánh Dư chịu trách nhiệm về biên thùy ven biển và Trần Toàn có nhiệm vụ ngăn chặn thủy quân giặc. Trận Ngọc Sơn, do tương quan lực lượng của Ô Mã Nhi mạnh hơn nên Trần Toàn có nhiệm vụ tiêu diệt đội thuyền đi sau của chúng và đã thu được thắng lợi. Nhưng do lực lượng giặc quá mạnh nên chúng vẫn vượt qua vùng biển Hạ Long và An Bang (Quảng Ninh), gặp quân của Trần Khánh Dư, trận chiến xảy ra ác liệt. Quân của Trần Khánh Dư không sao cản được đạo quân của của giặc, chúng ngược sông Bạch Đằng kéo vào Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Trận Vân Đồn - Cửa Lục, dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư, quân ta tiêu diệt sạch đoàn thuyền lương của giặc. Tạo điều kiện cho quân dân ta nhanh chóng chuyển lên chiến lược phản công. Ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan cố xây dựng thành căn cứ quân sự. Y để lại một số quân ở đây, còn lại tiếp tục tiến về Thăng Long. Quân dân ta tạm thời rút khỏi kinh thành. Hậu cần bao giờ cũng là một vấn đề then chốt của bất cứ một quân đội nào. Quân Nguyên trông chờ vào thuyền lương của Trần Văn Hổ, giờ này mấy chục vạn quân Nguyên ở Thăng Long lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Thoát Hoan sai quân đi tìm đoàn thuyền lương nhưng đều bị ta đánh bại. Sau khi biết được tin báo thuyền lương nằm trong tay ta, Thoát Hoan hoang mang lo sợ. Đầu tháng 3, Thoát Hoan buộc phải quyết định bỏ Thăng Long về Vạn Kiếp tổ chức phòng thủ, sau đó quyết định chia đạo quân làm hai theo đường thủy bộ rút về nước. Biết được ý đồ và đường hành quân của giặc, Trần Quốc Tuấn chuẩn bị một cuộc phản công chu đáo. Sông Bạch Đằng được chọn làm điểm quyết chiến tiêu diệt đạo quân Ô Mã Nhi. Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch thật hoàn hảo, ngoài việc dựa vào địa thế thiên nhiên hiểm yếu và lợi dụng Gềnh Cốc như một chướng ngại tự nhiên, Trần Quốc Tuấn còn xây dựng ở ở các 33 cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn chỉ trong vòng không quá 20 ngày. Đây là một trong những công tác quan trọng trong việc chuẩn bị chiến trường, thể hiện rõ tư tưởng chủ động tích cực tiêu diệt giặc của quân dân thời Trần. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, quân dân ta lần lượt đánh bại quân giặc trên đường rút lui. Trận quyết chiến đúng như dự định xảy ra trên sông Bạch Đằng. Sau chiến thắng Bạch Đằng, ngày 18 tháng 4, hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đem bọn tù binh Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ và các tên thiên hộ,vạn hộ về phủ Long Hưng (Thái Bình) làm lễ mừng thắng trận trước lăng mộ vua Thái Tông, Trần Nhân Tông đọc: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Giang sơn mãi mãi vững âu vàng”. Như vậy, ba lần xâm lược nước ta là ba lần thất bại thảm hại của quân Nguyên - Mông. Điều này đã chứng minh một chân lí: Một dân tộc nhỏ bé nếu biết đoàn kết sức mạnh của cả dân tộc thì bất kì một kẻ thù xâm lược nào, dù có mạnh đến đâu cũng phải khuất phục. Ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông là ba lần vệ quốc vĩ đại của ông cha ta, như được thổi lại từ thuở Vua Hùng dựng nước, bà Trưng, bà Triệu đánh giặc giữ nước. Đồng thời đây cũng là một cuộc chiến tranh nhân dân, bởi có sự kết hợp bền chặt giữa một bên là triều Trần và một bên là nhân dân yêu nước. Trong thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh đó có đóng góp không nhỏ của quân dân Thanh Hóa. Nhờ sự hi sinh, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân Thanh Hóa đã cùng với nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần làm nên thắng lợi vang dội. Thắng lợi đó ghi vào lịch sử dân tộc như những trang chói lọi nhất. Trong cuộc khánh chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, danh tướng xứ Thanh có công lao đặc biệt to lớn, đó là Đỗ Hành. 34 Đỗ Hành năm sinh và năm mất không rõ, tài liệu Gia phả cho biết ông thuộc dòng dõi Đỗ Cảnh Thạc - một trong 12 sứ quân, đóng ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai - Hà Nội). Quê gốc dòng họ Đỗ này ở Hải Dương. Đầu thế kỷ XIII một chi họ Đỗ đã dời đến cư trú tại làng Ngọc Mỹ nay là Nhân Ngọc - Hoằng Ngọc, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Tại nhà thờ chi họ Đỗ ở làng Lương Hà nay là thôn Đại Long xã Hoằng Thanh (Hoằng Hoá), các cụ cao niên còn nhớ đôi câu đối ghi: 洋 義 侯 世 德 明 來 家 祥 長 發 “Dương nghĩa hầu thế đức minh lai, gia tường trường phát. 杜 德 性 家 姜 天 錫 福 履 永 綏 Đỗ Đức tính gia khương, thiên tích, phúc lý vĩnh tuy”. Đây là đôi câu đối nói về chi họ Đỗ Hành ở Nhân Ngọc (Hoằng Ngọc). Làng Ngọc Mỹ, thế kỉ XIII ở cạnh sông Cung, một con sông như hình cánh cung do thuỷ triều lên xuống ở 2 cửa Lạch Trường và Lạch Trào tổng Ngọc Chuế mà thành. Sông Cung giao thoa với hạ lưu sông Mã, nơi giao thủy ở khúc giữa thuộc làng Ngọc Mỹ. Bởi vậy, sông Cung là vùng nước lợ có nhiều thuỷ tức sinh sống và cũng từ đó mà làng Ngọc Mỹ hình thành nghề khai thác thủy tức từ rất sớm. Sinh trưởng trong gia đình nghèo, bố mất sớm, Đỗ Hành làm nghề đánh giắt, bắt cua, lạch tại sông Cung. Chính trong hoàn cảnh sống đó, tài năng bơi lội của ông được phát triển. Lớn lên ông đi kiếm sống ở Hải Dương và được tuyển vào làm gia nô của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp. Là người có sức khoẻ, lại có tài bơi lặn nên ông đã được Trần Hưng Đạo cho vào đội thuỷ binh cùng với Yết Kiêu, Dã Tượng, những gia nô đương thời. 35 Sau đó ông được sung vào đội quân túc vệ hầu vua Trần tại kinh đô Thăng Long trong thời kì kháng chiến chống quân Nguyên. Ông được vua Trần tin dùng và đã phát huy được tài năng giữ gìn an ninh ở nội cung, bảo vệ vua một cách an toàn. Sau hai lần xâm lược Đại Việt không thành, kẻ địch vô cùng tức giận và nhục nhã. Chúng lại tiếp tục cuộc tiến đánh lần thứ ba từ giữa tháng 11 năm Đinh Hợi (1287). Dưới sự chỉ huy tài giỏi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vua tôi nhà Trần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh quân Nguyên với tư thế chủ động, tự tin sẽ thắng giặc như Hưng Đạo Vương trả lời vua Trần Nhân Tông “năm nay đánh giặc nhàn”. Khi hai cánh quân thủy, bộ của giặc kéo đến chúng đã bị chặn đánh ở nhiều nơi. Lần này thuỷ quân của giặc rất mạnh do Thoát Hoan, Ô Mã Nhi và một số tướng lĩnh nổi tiếng chỉ huy, chúng hội quân ở Vạn Kiếp đông tới 30 vạn. Nhưng khi thuyền vận tải lương thực và khí giới của chúng bị quân ta do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh bại tại Vân Đồn (Quảng Ninh) “bắt được quân lương, khí giới của giặc nhiều không kể xiết tù binh cũng rất nhiều”. Thảm bại đó buộc quân Nguyên phải rút lui. Trần Hưng Đạo dự đoán: chắc chắn binh thuyền của chúng sẽ qua cửa Bạch Đằng, vì thế như Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Trước đó Vương đã đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên” và trận giao chiến lớn nhất trong lần kháng chiến thứ ba của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Nguyên Mông, có sự tham gia của Đỗ Hành, diễn ra ngày 8 tháng ba năm Mậu Tý (1288): “Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến và giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết Hai vua (tức Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) đem quân tiếp đến, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả Bắt được 400 thuyền. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ 36 Cơ Vương dâng lên Thượng Hoàng”. Lập tức, một cảnh tượng hiếm thấy diễn ra giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại bị bắt làm tù binh. “Thượng hoàng sai dẫn (Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Vương) lên thuyền ngự, cùng ngồi nói chuyện với chúng và uống rượu vui vẻ”[25, tr.62] Đỗ Hành lập một chiến công lẫy lừng bắt sống những viên tướng nắm quyền chỉ huy đại quân Nguyên Mông, thiện chíên, võ nghệ cao cường. Vua Trần Nhân Tông cho đem các tướng giặc bị bắt cùng các vạn hộ, thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng. Trong không khí ca khúc khải hoàn, vua Trần phong tước cho nhiều công thần trong đó Đỗ Hành được phong tước Quan nội hầu, thấp hơn tầm vóc chiến công mà Đỗ Hành giành được, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên nhà vua mà dâng lên Thượng hoàng. Cao tuổi, Đỗ Hành được hưu quan và mất ở quê nhà, mộ ông táng tại cồn Mả Nghè, thôn Nhân Ngọc. Giỗ ông vào ngày 17/2 âm lịch. Nhà thờ ông được xây dựng khang trang từ thời Lê có đủ long ngai, đối trướng, gươm dàn, giáo dựng, có bia đá, bát hương đá nhưng một lần thắp hương vào ban đêm, các đồ thờ bị cháy âm ĩ. Đến sáng thì chỉ còn một chiếc kiệu Long đình, sau dòng họ đem cung tiến cho đền thời đức Thánh cả Đại Giang (nay thuộc xã Hoằng Tiến). Rất tiếc là sử liệu về Đỗ Hành không có nhiều. Nhưng chiến công mà ông lập được đã trở thành một chiến tích kỳ diệu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, góp phần nâng cao thêm tầm oanh liệt, rạng rỡ của chiến công mà quân dân Đại Việt giành được trong cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược của đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Tên ông đã được đặt cho một đường phố ở Hà Nội và Thanh Hoá. 37 2.4. Nhân dân Thanh Hóa kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược 2.4.1. Quá trình chuẩn bị, xây dựng lực lượng tại Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh có sông núi lớn bao bọc hai đầu, đồng bằng ở giữa rộng lớn, phì nhiêu, dân cư đông đúc. Trải qua bao thời đại, Thanh Hóa luôn là hậu phương, điểm tựa cho các phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Vùng địa bàn chiến lược Thanh Hóa từng góp phần cho các triều Ngô, Đinh, TiềnLê làm nên cơ nghiệp và đặc biệt, Thanh Hoá đã được sự quan tâm chú ý của vua Trần trong kế sách đánh giặc, giữ nước. Năm 1226, nhà Trần thay thế nhà Lý, trên cơ sở kế thừa và nâng cao những thành quả của vương triều Lý trước đó, triều Trần đã tiếp tục củng cố chế độ trung ương tập quyền và quốc gia thống nhất. Về chính trị, triều Trần xây dựng bộ máy hành chính từ Trung ương xuống đến các địa phương chặt chẽ, vững vàng, năng động, đưa đất nước vào thế thống nhất ổn định sau thời gian dài rối loạn , khủng hoảng của nhà Lý. Ở Thanh Hóa, nhà Trần đặt các chức An phủ, Trấn phủ, hai viên Chánh phó để cai trị. Đặc biệt hơn, năm 1234, vua Trần đã cử Trần Thủ Độ - một nhà chính trị xuất sắc, người có công sáng lập và củng cố vương triều Trần giữ chức “Thống quốc Thái sư Tri Thanh Hóa phủ sự” [25, tr. 12-15] và năm 1238 “duyệt số đinh Thanh Hóa”. Về kinh tế, nhà Trần đã thực thi nhiều biện pháp tiến bộ để phát triển kinh tế như mở mang phát triển thủ công nghiệp, xây dựng mạng lưới thương nghiệp với các hệ thống chợ búa, cảng sông, cảng biển. xây dựng đê điều, nạo vét mương máng, tổ chức làm thủy lợi trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, quy định chặt chẽ các hình thức ruộng đất từ ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước đến ruộng đất tư nhân (bao gồm cả các thái ấp - đất phong điền trang cho quý tộc Trần, ruộng đất tư hữu của địa chủ, tiểu nông tư hữu). Riêng về chế độ điền trang thì vào “mùa đông tháng 10 năm 1226, xuống chiếu cho Vương hầu, 38 công chúa, phò mã, cung tần, chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang” [25, tr.36]. Cũng vào thời gian này, Trần Nhật Duật được phong làm Chiêu Văn vương và sau đó được lập điền trang ở vùng phía Nam Thanh Hóa và Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang ở Diễn Châu (Nghệ An). Trần Nhật Duật đã chọn vùng sông Lý, núi Ngọc thuộc hương Ngọc Sơn (xã Văn Trinh xưa) để xây dựng phủ đệ theo quy định “kiến ấp phong vương” của nhà Trần. Hương Ngọc Sơn là vùng đất được bao bọc bởi bốn con sông: Sông Lăng ở phía Bắc, sông Hoàng (còn gọi là sông Vạy) ở phía Tây, sông Yên (thượng lưu sông Ghép) ở phía Nam và sông Lý ở phía Đông. Núi Ngọc Sơn nằm ở giữa. Vị trí này, núi không cao nhưng dài tựa trường thành. Dựng đồn canh trên đỉnh có thể quan sát đường thượng đạo, hạ đạo và hải đạo. Cách núi này về phía Đông Nam lại có dãy núi Hiệp Thạch (còn gọi là núi Chẹt) là một cửa đi đường bộ hiểm trở. Sông Lý tuy không sâu rộng nhưng là đường thủy huyết mạch vào Nam ra Bắc. Có thể khẳng định hương Ngọc Sơn là một vùng có vị trí quân sự hết sức thuận lợi. Từ những sự kiện nêu trên cho thấy, triều Trần đã có những bước chuẩn bị cần thiết về địa bàn chiến lược cũng như nhân tài, vật lực và định ra phương hướng chiến lược, sách lược cho một cuộc kháng chiến lâu dài chống lại một kẻ thù thiện chiến và hung hãn nhất đương thời đang đến gần. Trong thế kỷ XIII, quốc gia Đại Việt dưới sự trị vì của triều Trần phải đương đầu với họa xâm lược của đế quốc Nguyên Mông. Từ 1258 - 1288, triều Trần đã ba lần chống lại sự xâm lược của quân Nguyên - Mông, lần thứ nhất vào năm 1258, lần hai vào năm 1285 và lần ba vào năm 1288. Trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược của triều Trần thì lần một và lần ba địa bàn Thanh Hóa là một hậu phương vững chắc, nơi cung cấp sức người, sức của và là căn cứ quân sự để củng cố lực lượng của quân triều đình. 39 Lần hai, địa bàn Thanh Hóa trở thành chiến trường ác liệt trong cuộc chiến chống xâm lược của quân Nguyên Mông. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa đã tích cực chuẩn bị lược lượng, sắm sửa vũ khí, sẳn sàng trong tư thế quyết chiến, quyết thắng. Với khí thế và tinh thần chống giặc khẩn trương của quân dân Đại Việt, tháng 12 năm Giáp Thân (tháng 1 - 1285), Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập phụ lão trong cả nước về kinh đô Thăng Long, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng hỏi kế đánh giặc. Quê hương Thanh Hóa có nhiều bô lão được vinh dự tham gia hội nghị Diên Hồng lịch sử. Theo nguồn tài liệu gia phả được biết, ở Thanh Hóa có Chu Văn Lương (người làng Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hóa), Mai Phúc Trường, người làng Dầu (nay thuộc xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc) tham dự Hội nghị Diên Hồng. Tinh thần quyết chiến của hội nghị Diên Hồng đã thông qua các bậc phụ lão về với nhân dân Thanh Hóa. Khắp nơi trên địa bàn đã tổ chức các đội dân binh sẵn sàng chiến đấu và phối hợp cùng với quân triều đình đánh giặc, thực hiện lệnh của vua Trần: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nỗi thì cho phép lẫn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng” [23, tr. 202]. Các đội quân chống giặc đã được tập hợp và luyện tập hăng hái như: Chu Văn Lương đã tập hợp một đội quân gồm những trai tráng khỏe mạnh, thạo nghề sông nước tập luyện hăng say, lên đường ra bắc phối hợp với quân đội triều Trần đánh giặc giữ nước. Mai Phúc Trường ở làng Dầu, Đại toát Lê Mạnh ở hương Yên Duyên (Quảng Xương) đã tổ chức dân binh ở Hương, Giáp luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thảo sẵn sàng chống giặc. Từ những cứ liệu trên cho thấy, cùng với quá trình chuẩn bị chống giặc chung của cả nước, trên địa bàn Thanh Hóa việc chuẩn bị nhân tài, vật lực, căn cứ cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông diễn ra rất sôi nổi, khẩn 40 trương. Đồng thời cũng thấy được tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ dân tộc của dân nhân Thanh Hóa hết sức sục sôi. 2.4.2. Nhân dân Thanh Hóa trực tiếp tổ chức kháng chiến chống Nguyên -Mông xâm lược lần thứ hai (1285) Nhìn lại lịch sử thế kỷ XIII cho thấy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288), đế quốc Nguyên - Mông đã ba lần đưa quân sang xâm lược Đại Việt. Triều Trần cùng với nhân dân cả nước đã đoàn kết, quyết tâm đến cùng chống giặc giữ nước. Trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông đó thì cuộc kháng chiến lần thứ hai diễn ra vào năm 1285 là cuộc kháng chiến quyết liệt và đầy thử thách nhất. Ngày 24 tháng 8 năm 1284, 50 vạn quân xâm lược của nhà Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta theo hai hướng: Phía Bắc từ Trung Quốc tràn xuống, phía Nam từ Chiêm Thành đánh ra. Để đảm bảo chắc thắng cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai, ngoài việc sử dụng đạo quân chủ yếu gồm 40 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh từ phía Bắc xuống, năm 1282, nhà Nguyên còn tổ chức thêm một đạo quân khác do Toa Đô chỉ huy đem 10 vạn quân từ Quảng Châu đi hải đạo sang đánh Chiêm Thành, làm cánh quân vu hồi chiến lược đánh thốc từ phía Nam lên, hình thành thế trận “hai gọng kìm” hòng kẹp chặt quân đội nhà Trần vào giữa để tiêu diệt. Để thực hiện kế hoạch “hai gọng kìm” Toa Đô dẫn quân vượt biển sang xâm lược Chiêm Thành, rồi từ đó củng cố lực lượng, tích lũy thêm lương thảolàm bàn đạp tiến đánh Đại Việt từ phía Nam. Song ý đồ đó đã không đạt được, khi quân và dân Chiêm Thành chiếm giữ được những đường hiểm yếu chống trả quyết liệt, buộc chúng phải chuyển thực hiện mục đích chính làm đạo quân vu hồi từ phía Nam tiến đánh Đại Việt trong điều kiện lương thảo dự trữ không được bổ sung, lực lượng cũng bị tổn thất sau các cuộc giao chiến với quân nước Chiêm. Từ Quảng Bình, Toa Đô kéo quân ra kết hợp với quân tiếp viện 41 của Ô Mã Nhi từ ngoài biển tiến vào đánh chiếm Nghệ An. Ý định nhanh chóng chiếm Nghệ An không xong, Toa Đô kéo quân ra Thanh Hóa. Nhằm tránh sức mạnh ban đầu của địch và thực hiện kế “thanh dã” nhân dân và toàn bộ tôn thất nhà Trần trong thành Thăng Long đã dược lệnh sơ tán. Khi đại quân của Thoát Hoan tiến vào nội địa đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta. Ở Thanh Hóa, vua Trần đã cử Thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện đóng giữ, chặn đánh quân Nguyên Mông do Toa Đô chỉ huy từ phía Nam ra. Và cũng chính trong thời khắc lịch sử này vua Trần Thánh Tông đã tuyên bố: “Cối Kê cựu sự quân tu kí, Hoan Ái do tồn thập vạn binh” (Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ, Hoan Ái còn kia chục vạn quân), nghĩa là vùng đất Thanh - Nghệ đã trở thành vùng đất chiến lược quan trọng trong kế sách chống giặc, giữ nước của các vua nhà Trần. Ngược dòng lịch sử về lại với thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông của quân dân triều Trần chúng ta biết được, mặc dù phải đương đầu với một thế lực giặc mạnh, lực lượng chiến đấu chênh lệch nhiều, nhiều vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc lần lượt rơi vào tay quân thù. Nhưng niềm tin sắt đá vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc quân và dân - vua tôi nhà Trần vẫn kiên cường chống giặc. Điều này được thể hiện qua câu nói của Trần Hưng Đạo “Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi sẽ đầu hàng”, Trần Bình Trọng “Ta thà làm làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” [25, tr. 51]. Hòa vào tinh thần đấu tranh chống giặc chung của cả nước, cuộc chiến đấu chống giặc của quân dân Thanh Hóa cũng diễn ra hết sức sôi nổi và mạnh mẽ và kiên cường. Theo sử sách, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra trên đất Thanh Hóa: - Thứ nhất: Cuộc chiến đấu của nhân dân hương Yên Duyên (nay thuộc huyện Quảng Xương). 42 Khi quân của Toa Đô tiến vào đến Thanh Hóa đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân Thanh Hóa và quân đội triều đình. Đặc biệt, nhân dân hương Yên Duyên đã tiến hành tổ chức đánh giặc ngay khi chúng đặt chân lên quê hương. Sự kiện lịch sử này được Văn bia chùa Hưng Phúc ghi lại: “khoảng năm Thiệu Bảo (1279 - 1285), quân giặc Hồ (quân Nguyên) tiến xuống phía Nam, Hữu tướng giặc là Toa Đô chỉnh đốn quân ngũ tiến theo đường biển. Quân giặc đi tắt đường Cổ Khê dẫn vào trong hương (Yên Duyên), ông Lê Công (tức Lê Mạnh) đốc xuất mọi người trong hương ra phòng ngự ở bến Cổ Bút đánh nhau với quân giặc. Quân giặc bị đánh hầu như không còn đường rút chạy. Ngặt vì trong hương có kẻ gian giảo đầu hàng giặc nhân đó dẫn đường cho giặc, cho nên tất cả nhà cửa, của cải đều bị đốt phá, cướp bóc. Bởi thế công việc không thành. Kịp khi quân giặc rút lui nhà vua xuống chiếu bắt kẻ phản bội trị tội, bắt phải bồi thường của cải trong hương cho ông, để làm điều khuyến khích cho những người trung thành và chăm chỉ đánh giặc, thực là nhờ công của ông vậy” [7, tr. 64]. Theo những ghi chép trên bia Hưng Phúc cuộc chiến chống Nguyên - Mông của nhân dân Thanh Hóa như đang diễn ra cùng với sự giúp sức của quân đội triều Trần thời bấy giờ. Toa Đô sau khi chiếm được Nghệ An, tiến đánh Thanh Hóa nhưng thuyền binh không dám đi thẳng thủy đạo Kênh Than, sợ quân Trần chặn đường phục kích, mà theo hải đạo vào Cổ Khê. Tại đây, Đại toát Lê Mạnh đem hương binh phục kích một trận, quân Nguyên thua, Toa Đô rút chạy ra biển. Cũng lúc này, Hưng Đạo vương đã kịp thời tăng cường chi viện cho các đạo quân ở Thanh Hóa và kiên quyết giữ vững Thanh Hóa. Các tướng lĩnh, vương hầu kiệt xuất đã được triều đình điều động vào Thanh Hóa như: Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, Văn Túc vương Trần Đạo Tái, Chiêu Hiếu vương Trần Học, Chương Hiến hầu Trần Kiệntrấn giữ các huyện miền biển và vùng phụ cận (nay thuộc các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga 43 Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc)Tĩnh Quốc vương Trần Quốc Khang thất thủ Nghệ An, lui giữ vùng đất giáp ranh từ khe Nước Lạnh (Lãnh Thuỷ) đến sông Lạch Bạng (nay thuộc huyện Tĩnh Gia), Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật phòng thủ các hương Yên Duyên, Ngọc Sơn, huyện Vĩnh Xương (nay thuộc huyện Quảng Xương). Quân Toa Đô bị nhân dân hương Yên Duyên đánh bật ra biển, nhưng tướng Giảo Kỳ đã lọt vào Lễ Môn, đánh phá vùng Đông Sơn, Hoằng Hóa. Đội quân Toa Đô từ đường biển tìm đường đánh vào đông bắc Thanh Hóa để phối hợp với Giảo Kỳ, tạo thành gọng kìm hòng bóp nát quân Trần. Hoảng sợ trước sức mạnh của kẻ thù, Trần Kiện hoang mang sợ hãi đầu hàng Toa Đô. Tháng hai, ngày giáp thìn mồng 1 (8-3-1258) con thứ của Tĩnh Quốc Đại vương Quốc Khang là Thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện và liêu thuộc là bọn Lê Trắc đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên” [25, tr. 51]. Từ cuộc đấu tranh trên cho thấy, cuộc đấu tranh chống giặc của nhân dân hương Yên Duyên diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt. Thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Từng tên xóm, tên làng đã ghi dấu tích chiến công với những con người quả cảm góp sức cùng triều Trần chống lại cuộc tấn công của quân Nguyên - Mông. - Thứ hai: Trận đánh trên sông Bố Vệ. Vệ Bố kinh hay còn gọi là kênh Bố Vệ, là con kênh đào nối sông Hải Hán từ làng Bảng Nguyên (Đông Lĩnh, Đông Sơn) qua Đông Khối, làng Vinh, Đông Sơn xuống gặp sông Hoàng ở Mỹ Cảnh. Kênh Bố Vệ được khởi đầu từ khu vực Mật Sơn. Từ đây có thể xuôi sông Hải Hán ra cửa Lễ Môn hoặc theo sông Bồn xuống gặp sông Hoàng. Như vậy khu vực kênh Bố Vệ phần lớn thuộc phạm vi thành phố Thanh Hóa ngày nay. Sau khi Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên, Giảo Kỳ muốn đánh chiếm thủ phủ Ngọc Sơn, nhưng khi vừa mới đưa quân đến kênh Bố Vệ Giảo Kỳ đã 44 vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội triều đình do Trần Nhật Duật bố phòng. Hai bên giáp chiến ác liệt, quân đội triều đình bị tổn thất lớn, hai tướng Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống hi sinh nhưng vẫn không ngăn cản được bước tiến của quân địch. Trước thế giặc mạnh, Trần Nhật Duật phải tạm thời tổ chức rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho những trận đánh cản địch tiếp theo. Để ngăn cản sự phối hợp giữa hai đội quân của Thoát Hoan và Toa Đô và tránh bị kìm kẹp giữa hai gọng kìm trong âm mưu của địch, vua Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định cử Thượng tướng Trần Quang Khải tăng cường lực lượng cho mặt trận phía Nam. Để đối phó với chiến sự đang diễn ra ác liệt ở phía Nam Thanh Hóa, đồng thời tăng cường lực lượng cho Trần Nhật Duật và sau khi quân Toa Đô đã tràn qua kênh Bố Vệ, Trần Quang Khải quyết định lập tuyến phòng thủ ở Phú Tân để cản giặc. Phú Tân là một địa điểm trọng yếu của khu vực sông Nga từ ngã ba Lèn đến cửa Bạch Câu (nay thuộc các xã Hà Toại - Hà Trung; Nga Lĩnh đến Nga Bạch - Nga Sơn; Quang Lộc, Liên Lộc - Hậu Lộc). Khu vực này có địa thế tự nhiên rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở phòng thủ chặn giặc bởi vì: “Hai bờ sông đều là núi, qua bến Đại Lý (Lèn) thì có vụng Chiếu Bạch chảy vào, chuyển sang phía đông, bên tả có huyện Nga Sơn, bên hữu có huyện Hậu Lộc, nước chảy vòng quanh ven núi rồi đổ ra cửa biển Bạch Câu” [44, tr. 236]. Khi sông Nga chảy đến khu vực Hà Toại (phía bắc), Quang Lộc (phía nam), tạo thành một vũng nước sâu xoáy, vì thế nhân dân gọi là Vũng Chế. Ngày nay ở xã Hà Toại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thanh_hoa_trong_cuoc_chong_nguyen_mong_va_chong_chi.pdf
Tài liệu liên quan