ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU Số trang
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề .2
3. Mục đích yêu cầu .6
4. Phạm vi nghiên cứu .7
5. Phương pháp nghiên cứu .8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ
1.1. Khái niệm về thành ngữ 9
1.2. Cấu tạo của thành ngữ .11
1.2.1. So Sánh .11
1.2.2. Phép đối .12
1.2.3. Phép điệp .13
1.3. Đặc điểm của thành ngữ .15
1.3.1. Tính biểu trưng .15
1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể .16
1.3.3. Tính biểu thái .18
1.3.4. Tính hình tượng .18
1.3.5. Tính điệp và đối .19
1.4.Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ .-
1.4.1. Phân loại thành ngữ .-
1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc .-
1.4.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm từ .-
1.4.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị .19
1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc .20
1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt .-
1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt .-
1.4.1.3. Dựa vào tính biểu trưng -
1.4.1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp -
1.4.1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao .20
1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ .21
1.4.2.1.Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ 22
1.4.2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ .-
1.4.2.2.1.Về mặt ý nghĩa .22
1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp .23
1.4.2.2.3. Về mặt chức năng .23
1.5. Ý nghĩa của thành ngữ 25
CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh 27
2.1.1. Cuộc đời .28
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác .29
2.2. Phân loại thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh .30
2.2.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ .31
2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị .33
2.2.3. Thành ngữ Thuần Việt .35
2.2.4. Thành ngữ Hán Việt .39
2.2.5. Thành ngữ có tính biểu trưng .43
2.2.6. Thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể 45
2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái 49
2.2.8. Thành ngữ tính hình tượng 50
2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối . .51
2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh .56
2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm .57
2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm .60
2.3.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật .61
2.3.2.2. Thành ngữ miêu tâm lí tính cách hình nhân vật .65
2.3.2.3. Thành ngữ miêu tả hàng động hoạt động nhân vật .69
CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ BIÊU CHÁNH TRONG VIỆC SỬ
DỤNG THÀNH NGỮ Ở MỘT SỐ TÁC PHẨM
3.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu 76
3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo .82
3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý .83
3.2.2. Thành ngữ dùng ở dạng tách đôi .85
3.2.3.Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân .87
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chánh vận dụng vào tác phẩm Nặng gánh cang thường
diễn tả nàng Lệ Bích “… Vợ chồng quan Ngự Sử thấy nàng có đủ công dung ngôn
hạnh mà văn học lại thêm có tài nữa, nên tưng tiu như ngọc như ngà…” [33;153]. Bởi
nàng Lệ Bích hận Thanh Tòng giết cha nên rời khỏi hoàng cung lưu lạc dân gian, vì
không tuân lệnh vua thành hôn với Thanh Tòng. Từ địa vị công nương nàng trở thành
một người dân bình thường, và được vợ chồng quan Ngự Sử nhận làm con nuôi gì tuổi
hạt đã cao mà không có được mụn con. Lệ Bích vốn xuất thân con cháu hoàng tộc, nên
từ nhỏ nàng đã được quan tâm dạy bảo nghiêm khắc, lại là một trang quốc sắc thiên
hương, “văn võ song toàn” ít có người con gái nào sánh kịp, lại thêm tài học uyên bác.
Dù là con nuôi nhưng về “Công dung ngôn hạnh” nàng chẳng thua kém một ai, nên
được vợ chồng quan Ngự Sử thương yêu cưng chiều như con ruột.
Thiên nhiên có khắc nghiệt cuộc sống con người có đổi thay, thì người nông
dân Nam Bộ vẫn gắn bó cuộc đời mình với đồng ruộng. Cho nên Hồ Biểu Chánh đã
bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đối với người lao động vào trong tác phẩm.
Hay hình ảnh những con vật, đồ vật rất quen thuộc luôn tồn tại trong đời sống
con người hằng ngày cũng được nói đến như: Ăn như mèo; Làm như mèo mửa; Chó
chê mèo lắm lông; Đầu voi đuôi chuột; Nồi nào vung nấy; Ăn cháo đá bát; … Qua sự
khảo sát các thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, thì không thấy ông dùng
những thành ngữ vừa nêu trên, bởi vì đa số thành ngữ của nhà văn đều thể hiện một
phong cách rất trang trọng, có hình thức miêu tả cụ thể những hình ảnh thiên nhiên và
con người một cách có đạo đức văn hóa đều phù hợp với hoàn cảnh và nội dung tác
phẩm. Những sinh vật được ông nhắc nhiều trong tác phẩm là thành ngữ “Cá chậu
chim lồng” có mặt trong các tác phẩm: Nặng gánh cang thường, Tơ hồng vương vấn,
Chúa tàu Kim Qui,…Nội dung thành ngữ miêu tả sự tù túng, bó buộc, không được tự
do của các nhân vật: Lệ Bích, Xuân Lan, Vĩnh Xuân, Thủ Nghĩa,… Con người sống
mà không có tự do thì cũng như “Cá chậu chim lồng”. Ông mượn hình ảnh những con
vật để làm nổi bật tâm lí, tính cách của các nhân vật. Chẳng hạn ngữ cảnh được trích ở
tác phẩm Nặng gánh cang thường có nói “…Hai nàng cũng như chim ở trong lồng, cá
ở trong chậu làm sao thóat khỏi …” [33;106]. Tơ hồng vương vấn miêu tả “…Vĩnh
Xuân buồn rầu hết muốn đi chơi cứ nằm dàu dàu như chim bị nhốt ở trong lồng cá bị
57
sa vào rọ…”[38;81]. Chúa tàu Kim Qui thì “…Thủ Nghĩa có được một chiếc thuyền
rồi… như cá có vi như chim đủ cánh trong lòng nóng nảy…”[25;65].
Với vốn hiểu biết về thành ngữ Hồ Biểu Chánh đã đem đến cho người đọc hiểu
rõ hơn về nét đẹp truyền thống của dân tộc. Có thể nói việc đưa thành ngữ dân tộc
mang tính cụ thể vào tác phẩm là điều rất khó, Hồ Biểu Chánh rất tinh vi khi đem nền
đạo đức truyền thống của Việt Nam lồng vào tác phẩm, làm nền tảng cho việc giáo hóa
con người có được nếp sống và phong hóa lành mạnh. Thành ngữ có tính dân tộc và
tính cụ thể được thể hiện trong tác phẩm không nhiều, nhưng cũng đủ nói lên nền đạo
đức văn hóa vững bền của dân tộc Việt Nam.
2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái.
Khua môi múa mép; ô danh bại giá; danh bất hư truyền; thầm yêu trộm nhớ; than
thân trách phận; tài cao đức trọng; vong ân bội nghĩa; trêu hoa ghẹo nguyệt; … là
những thành ngữ có tính biểu thái được Hồ Biểu Chánh vận dụng rất nhiều vào trong
tác phẩm như: “khua môi múa mép” dùng trong tác phẩm Chúa táu Kim Qui có viết
“…Người mà thiên hạ thường hay khua môi múa mỏ còn kẻ…” [25;147], chỉ người ba
hoa, khoác lác, là người không thành thật, lời nói không đi đôi với việc làm.
Thành ngữ “Trêu hoa ghẹo nguyệt” miêu tả những người háo sắc, quen thói trăng
hoa, Trần Ngan ở tác phẩm Nặng gánh cang thường là một kẻ thất học vô giáo dục.
Thấy Lệ Bích và thể nữ Xuân Lan có nhan sắc xinh đẹp hắn muốn dùng thế lực con
quan mà cưỡng ép duyên, nhưng Lệ Bích và Xuân Lan là con nhà võ nên đã dạy Trần
Ngan một bài học bỏ thói ngang tàn “…Tôi xin hỏi người vậy chớ con nhà quan sao
không học thói nhà quan mà lại đi trêu hoa ghẹo nguyệt như phường du đãng vậy
hử?...”[33;103]. Hay thành ngữ “Ghẹo nguyệt trêu hoa” trong Ngọn cỏ gió đùa được
viết “….Chồng thi đậu rồi đã không lật đật về nhà chung vui với vợ con mà lại kết bè
kết bạn ghẹo nguyệt giỡn hoa…”[34;175]. Tác giả phê phán thói trăng hoa đắm sắc
của Hải Yến, lấy Ánh Nguyệt chỉ vì mê nhan sắc của nàng đến khi thi đậu làm quan lại
quen thói háo sắc bỏ rơi nàng. Đây là hành động của kẻ thất phu thiếu nhân cách, kém
đạo đức.
Thành ngữ “Ô danh bại giá” nói về tính cách hư hỏng của người phụ nữ xuất hiện
trong Con nhà nghèo được thể hiện qua lời than thân trách phận của Cai Tuần Bưởi
“…Cái thương của họ chỉ là bóc lột là lợi dụng, là vui chơi, dầu ai tan nhà nát cửa
mặc ai, dầu ai khổ thân lao lực mặc ai, dầu ai ô danh thất tiết mặc ai …”[23;36].
58
Thành ngữ “Ô danh bại giá” được tác giả mượn ý biến âm thành “ô danh xủ tiết” làm
cho lời văn được trau chuốt hơn. Nội dung nói Cô Tư Lựu là con nhà nghèo hiền lành,
bất hạnh bị cậu Hai Nghĩa dùng quyền lực cưỡng đoạt trinh tiết đến mang thai rồi bỏ
rơi. Lựu ý thức được sự nhục nhã về tinh thần lẫn thể xác, cô căm ghét kẻ đã làm hư
danh gía phẩm hạnh của cô liên lụy đến gia tộc, nỗi nhục này không phải tự cô gây ra
mà do con người bạo ngược như cậu Hai Nghĩa sống chỉ biết thỏa mãn dục vọng cá
nhân, mà không nghĩ đến danh giá cho người khác.
Thu Vân trong Chút phận linh đinh nàng đã vượt dòng lễ giáo vì yêu thương Hiển
Vinh, không ngại xấu hổ, danh giá gia đình nên đã “Xủ tiết ô danh”. Bởi nàng tự
nguyện và may mắn thay nàng gặp được người biết lễ nghĩa như Hiển Vinh đứng ra
cứu lấy danh giá cho nàng khiến cho cha giận và bị tư bỏ. Cô Lê trong Sống thác với
tình cũng tự nguyện hiến thân cho người yêu, nên phải mang lấy tiếng hư bị gia đình
từ bỏ. Gia đình người yêu không thừa nhận, kết cuộc cô được hưởng hạnh phúc vì gặp
được người như Lê Khải Quang là người tình của cô đã đứng ra thừa nhận và cứu lấy
danh giá cho cô.
Trần Tấn Thân trong tác phẩm Chúa tàu Kim Qui dùng thủ đoạn đê hèn cưỡng hiếp
Thị Xuân em gái của Thủ Nghĩa. Kết quả Tấn Thân bị Thủ Nghĩa đập gãy chân, hãm
hại Thủ Nghĩa phải chịu án oan mười một năm tù giam. Thị Tố là chị dâu của Lựu vì
căm ghét lòng người đen bạc, kết quả là bị đóng trăng bảy ngày. Ba Cam vì muốn lấy
lại danh dự cho em, nhận lấy hình phạt một tháng tù treo.
Qua cách phân tích thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh được dùng trên, ta
thấy thành ngữ đều thể hiện tính biểu thái bộc lộ ở thái độ khen, chê, xót thương… về
những người được nói đến. Dù thành ngữ có tính biểu thái như thế nào cũng không
làm giảm giá trị nội dung tác phẩm. Đó là nét độc đáo ở nhà văn.
2.2.8. Thành ngữ có tính hình tượng.
Trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh ngoài thành ngữ có tính biểu trưng, biểu thái
thì thành ngữ có tính hình tượng cũng chiếm một phần đáng kể như: lên voi xuống
ngựa; lên voi xuống chó; lang bạt kì hồ; phỉ chí tang bồng; lang bạt kì hồ; áo chiếc
quần manh; …
Thành ngữ “Lên voi xuống ngựa” trong Tơ hồng vương vấn có nói “…Số người
ham tiền họ chỉ lo cho thân họ, lo cho hiện thời được lên voi xuống ngựa được ăn mặc
rực rỡ, được nhà cửa kinh dinh …” [38;180], là miêu tả con “voi” do có vóc lớn, Còn
59
đối với “ngựa” thì vóc nhỏ thuộc loại khỏe, nhanh chịu được đường dài, sa mạc,… thì
“ngựa” vẫn thuộc hàng yếu hơn “voi”. Ngược lại “Lên voi xuống chó” đối với “chó”
thì trái lại. Dù sống rất gần gũi với con người, nhưng trước sau “chó” vẫn chỉ có thân
phận thấp hèn của một con vật giữ nhà và săn đuổi con mồi theo lệnh của chủ. Và nếu
kẻ nào đóng vai trò của “chó săn” trong cuộc đời thì sẽ bị người ta nguyền rủa và cho
đến đời con cháu vẫn còn chịu tiếng xấu. Cho nên nghĩa của thành ngữ “Lên voi xuống
chó” là thay đổi thất thường, lúc làm nên, lúc thất thế, khi thì bước lên tột đỉnh cao
sang phú quý, lúc thì tụt xuống địa vị thấp hèn cơ khổ.
Có khi bị ảnh hưởng từ nguyên thông tục mà biến nghĩa khác với nghĩa cũ
“Lang bạt kì hồ” là con sói đạp cái bọc da ở trước cổ, lúng túng đi không được.
“Áo chiếc quần manh” được biến âm từ thành ngữ “ăn đói mặc rách” Thành
ngữ “Ăn đói mặc rách” chỉ sự thiếu thốn về vật chất mà còn không đủ ăn không đủ
mặc trích trong Chúa tàu Kim Qui thì “… Chẳng thà mẹ cha còn dầu mình áo rách tay
trơn…”[25;94].
Thành ngữ mang tính hình tượng được Hồ Biểu Chánh vận dụng vào trong tác
phẩm tuy không nhiều, nhưng qua sự khảo sát thì thành ngữ có tính hình tượng chiếm
5.82% , cho nên người viết chỉ lấy một vài thành ngữ có tính hình tượng cao để làm rõ
nội dung vấn đề.
2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối.
Tính điệp và đối được biểu hiện ở ngay mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa
các thành tố trong thành ngữ.
Thành tố điệp có thể coi đây là một cái dấu nói thanh giữa hai vế làm cho
những yếu tố của thành ngữ gắn liền với nhau thành một khối có âm điệu hài hòa và dễ
nhớ.
Thành tố đối phần lớn thành ngữ gồm hai vế đối nhau, có trục đối xứng ở giữa
tạo nên tính cân đối, nhịp nhàng của chúng.
Thàng ngữ: Có đầu có đuôi; cứng đầu cứng cổ; bữa đói bữa no; đứt gan đứt
ruột; héo ruột héo gan;…Ngoài những thành tố điệp và đối chúng ta còn bắt gặp các
thành tố được lặp lại một từ đơn âm tiết và lồng chéo vào một từ ghép so sánh như:
chim lồng cá chậu;….
Từ “có” được lặp lại trong thành ngữ “Có đầu có đuôi” là có mở đầu, có kết
thúc chung thủy mạch lạc đầy đủ hệ thống, được trích trong Tơ hồng vương vấn khi
60
dùng vào “…Để rồi đó qua nói có đầu có đuôi cho em nghe…” [38;145]. Nội dung
diễn đạt lời nói của chị Hai Tỷ muốn thuật rõ câu chuyện cho “có đầu có đuôi” về cái
chết của Cúc Hương cho Vĩnh Xuân nghe. Thành ngữ này có sự cân đối về mặt nội
dung có thể đưa đến sự cân đối về âm vận theo quy luật bằng, trắc. Thành ngữ vừa có
tính điệp và đối như thành tố “có” ở vế trước được điệp lại ở vế sau. Còn thành
tố“đầu” ở vế trước đối với thành tố “đuôi” ở vế sau.
Thành ngữ “Cứng đầu cứng cổ” trong tác phẩm Chút phận linh đinh được vận
dụng vào ngữ cảnh “…Má con biểu con phải nghe lời nếu con cứng đầu cứng cổ ba
giận không thèm về đa…” [22;8]. Nội dung miêu tả tính ngương ngạnh, bướng bỉnh,
khó bảo được đặt trong văn cảnh, nhằm nói lên sự dạy bảo của Hiển Vinh, trước khi
sang Pháp du học, nên ân cần khuyên bảo đứa con gái tên Thu Cúc còn nhỏ phải lo
học và nghe lời dạy bảo của mẹ. Thu Cúc là đứa bé mới lên mười ba tuổi chưa biết
cuộc chia ly là gì, nhưng nó là đứa hiểu chuyện nên khi nghe cha dạy, nó một mực
nghe theo không dám cãi. Thành tố “Cứng” ở vế trước được lặp lại ở vế sau, thành tố
“đầu” ở vế trước đối với thành tố “cổ” ở vế sau, chỉ bộ phận trên cơ thể của con
người.
Khi miêu tả về cuộc sống đói khổ không được ăn no thường xuyên của con nhà
nghèo, một cuộc sống lang thang đầu đường xó chợ của đám trẻ. Thì “Bữa đói bữa no”
là thành ngữ miêu tả cuộc sống không nhà cửa không người thân của thằng Qùi và
thằng Hồi trong Vì nghĩa vì tình vận dụng vào “…Con của mình bây giờ ở với quân
trộm cướp, chơi chắc là ở trần ở truồng, ngủ chắc là không mền không mùng, ăn chắc
là bữa đói bữa no…”[44;36], nội dung nói Chánh tâm ăn năn tự vấn cho việc làm thiếu
suy nghĩ. Quả thật cuộc sống cơ cực của thằng Qùi và thằng Hồi là cuộc sống không
nhà cửa không người thân, phải tự đi làm kiếm ăn, nhưng chúng được sự cưu mang
của những người có tấm lòng bác ái như: bà già bán quán, hành khách, thầy giáo,…
Từ thành ngữ ta thấy được phần nào nỗi thống khổ của những người cơ hàn, mà đáng
thương thay là những đứa trẻ mồ côi ở xã hội trước và nay vẫn thế. Thành tố “bữa” ở
vế trước lặp lại ở vế sau, thành tố “đói” đối xứng với thành tố “no” ở phía sau. Cho
nên tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố này cố ý khuyên răn con người phải biết thương
yêu giúp đỡ lẫn nhau, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Cuộc sống hèn sang đã trở thành đề tài trọng điểm trong hôn nhân gia đình,
cũng vì hai chữ giàu nghèo đã trở thành bức rào cản ngăn cách tình yêu của Hải
61
Đường và Túy Nga, nên cuộc tình duyên đành gián đoạn. Tác phẩm Đóa hoa tàn là kết
quả của cuộc nhân duyên tái hiệp “…Còn chàng nhớ cái nhà của cô Túy Nga kinh
dinh hực hỡ thì chàng teo gan héo ruột, ủ mặt châu mày, chàng lắc đầu mà đáp rằng
không thể có duyên nợ được…”[30;36]. Thành ngữ “Héo gan héo ruột” miêu tả nỗi lo
lắng đang giày dò trong lòng Hải Đường, vì nghĩ đến giai cấp nghèo giàu nên không
dám bày tỏ tình cảm của mình, bản thân chàng là một học trò nghèo, Túy Nga là một
cô gái con nhà giàu sang, giai cấp khác nhau nên không thể đến được với nhau.
Trong cuộc đời dù ít hay nhiều ai cũng phải trải qua những bi kịch đau đớn
nhất. Hiện hữu ở đây là các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, thì bi kịch thảm thương nhất
là cuộc đời của Thủ Nghĩa, bị kẻ gian hãm hại phải chịu ngồi tù oan mười một năm,
đến nỗi cha mẹ, em gái khi qua đời mà anh không một lần nhìn mặt. Cuối cùng kết quả
của kẻ gian ác đã từng bày mưu lập kế hãm hại Thủ Nghĩa thì sao? Và thành ngữ “Đứt
ruột đứt gan” trong Chúa tàu Kim Qui miêu tả cảnh chia ly của gia đình Trần Tấn
Thân “…Vợ con Trần Tấn Thân khóc mùi, Trần Tấn Thân thấy vậy lại càng đứt ruột
nát gan hơn nữa…”[25;194]. Đây là hậu quả của việc làm không có tính người, Trần
Tấn Thân là kẻ gian ác cũng phải đau đớn xót xa khi lìa vợ con. Hồ Biểu Chánh thấm
thía được nỗi đau bi kịch của cuộc đời Thủ Nghĩa, nên ông đã đẩy nỗi đau đó trả về
cho Trần Tấn Thân. Vì nỗi đau đó do hắn hãm hại Thủ Nghĩa, nên giờ bị trừng phạt
cũng là thích đáng.
Thành ngữ “Đứt ruột đứt gan” còn chỉ nỗi đau đớn, xót xa tột độ của Thanh
Tòng trong Nặng gánh cang thường được miêu tả “…Tuy chàng không dám trách trời
nhưng mà nghĩ tới cha chết còn nằm tại nhà, mẹ già đeo nuốt thảm, thì chàng nát ruột
đứt gan nuốt đắng trêu cay …”[33;123]. Thành ngữ “Nằm gai nếm mật” được Hồ
Biểu Chánh chuyển đổi trật tự của thành tố và biến âm từ vựng, do đối xứng ở hai vế
được ông thể hiện “…Đạo làm trai phải phơi gan trải mật mà phò vua giúp nước, phải
khắc cốt ghi tâm mà trả thảo đền ơn…”[33;19]. Thanh Tòng là một chàng thanh niên
tuấn tú văn võ gồm tài, lại mang chí lớn quyết đem thân mình mà đền đáp non sông.
Văn cảnh trên nói lên ý chí của người làm trai Thanh Tòng quyết đem tài học của mình
xong pha ngòai chiến trận dù phải “Phơi gan trải mật” cũng không hề nao núng.
Thanh Tòng ngó Lệ Bích nói rằng“…Xin Công chúa an lòng ở lại đây ít ngày tôi thề
quyết trải mật phơi gan mà phò vua giúp nước…”[33;182]. Qua lời đối thoại giữa
62
Thanh Tòng và Lệ Bích ta thấy được tấm lòng trung quân ái quốc của Thanh Tòng, lúc
gia đình gặp cơn nguy biến chàng cũng quyết đền ơn nợ nước.
Tự do là điều mà con người hằng mơ ước, vì ai cũng không muốn mình bị trối
buộc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng trên thế gian này không có gì là viên mãn
mười phân vẹn mười, có tròn tất có khuyết, vì lý trí và con tim sẽ điều khiển thân xác
ta, cho dù bản thân không muốn nhưng cũng sẽ tự ràng buộc mình. Đến với tác phẩm
Tơ hồng vương vấn tác giả viết “…Vĩnh Xuân buồn rầu hết muốn đi chơi cứ nằm dàu
dàu như chim bị nhốt ở trong lồng cá bị sa vào rọ…”[38;81]. Tác giả đã chuyển đổi
yếu tố từ thành ngữ gốc “cá chậu chim lồng” sang ý nghĩa diễn đạt khác, sự tự do của
Vĩnh Xuân bị trói buộc bởi lí trí khi nghĩ đến cảnh nhà nghèo, mẹ cơ cực không tiền ăn
học. Vĩnh Xuân không còn biết vui sướng, cũng chẳng muốn vui chơi, tưởng mình như
chim, cá bị nhốt mất hết tự do.
Và nàng Lệ Bích và Xuân Lan lại bị Trần Ngan ngăn cản sự tự do “…Hai nàng
cũng như chim ở trong lồng, cá ở trong chậu làm sao thóat khỏi …” [33;106], trong
tác phẩm Nặng gánh cang thường ý nói lên cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. Thành tố
“chim” đối với “lồng”, “cá” đối với “chậu” lại chen yếu tố “ở trong” vào giữa thành
ngữ và lặp lại hai lần. Nội dung cũng vì Lệ Bích không tuân lệnh vua kết hôn cùng
Thanh Tòng, nên dẫn theo thể nữ Xuân Lan bỏ nhà trốn khỏi hòang cung, khi vào cảnh
rừng núi hoang du gặp phải tên vô loại háo sắc Trần Ngan dùng quyền lực con quan
mà toan cưỡng đọat trinh tiết. Thành ngữ trong ngữ cảnh ý nói hai nàng là phận gái
yếu đuối không sao thóat khỏi tay hắn. Với sự cấu tạo theo cách lồng chéo này, thì
thành ngữ của Hồ Biểu Chánh càng làm cho các yếu tố của thành ngữ kết hợp lại
vớinhau thành một thể thống nhất có âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng có hình ảnh
sinh động giàu tính biểu cảm.
Do hiện tượng có tính cân đối thể hiện rất rõ ở mặt đối ý, đối chữ hoàn chỉnh
giữa hai vế được dùng sau đây: “Lên voi xuống ngựa” là thành ngữ miêu tả con “voi”
do có vóc lớn, lại đường bệ dũng mãnh nên “voi” được liệt vào hàng bậc chúa sơn lâm.
Có lẽ cũng vì thế mà người đời dành cho “voi” một lòng kính trọng với vẻ thần bí nên
gọi là ông voi chăng? Còn đối với “ngựa” thì trái lại, dù sống rất gần với mọi người,
lại thuộc loại khỏe, nhanh chịu được đường dài, sa mạc,… thì “ngựa” vẫn thuộc hàng
yếu hơn “voi”. Nếu sống vào thời chiến quốc thì trên chiến trường người cầm binh
cưỡi “voi” đi đánh giặc, sẽ giành phần thắng nhiều hơn là cưỡi con tuấn mã. Và nếu kẻ
63
nào đóng vai trò của ngựa trong cuộc đời, thì sẽ chịu sự sai khiến, làm toai mọi con
người. Vì thế thành ngữ “Lên voi xuống ngựa” đã miêu tả một cách cô đọng hai
nghịch cảnh, biểu trưng cho sự thăng trầm của thân phận con người trong cuộc đời. Và
thành ngữ này được trích từ tác phẩm Tơ hồng vương vấn được viết “…Số người ham
tiền họ chỉ lo cho thân họ, lo cho hiện thời được lên voi xuống ngựa được ăn mặc rực
rỡ, được nhà cửa kinh dinh …” [38;180]. Ở đoạn văn này Hồ Biểu Chánh cố ý phê
phán những kẻ thờ ơ với thời cuộc chỉ biết lo tu bổ cho thân mình, thích ăn ngon mặc
đẹp, thích sống sung sướng, nhàn nhã mà quên đi trách nhiệm đối với đất nước.
“Sinh con đẻ cái” là thành ngữ miêu tả việc “sinh con đẻ cái” để nối dõi tông
đường. Từ “sinh”, “cái” trong thành ngữ gốc được thay bằng từ “sanh”, “cháu” xuất
hiện ở tác phẩm Cười gương “… Nay mai đây mẹ con tôi sẽ đi để cho cậu ở đây thông
thả mà cưới vợ giàu rồi sanh con đẻ cháu cho nhiều mà nối dòng…”[24;12], Tân
phong nữ sĩ có nói “…Thì sanh đờn bà con gái để hiệp với đờn ông con trai gầy dựng
gia đình, sanh con đẻ cháu, làm cho xã hội bền vững chớ sao?...[39;44], thành tố
“sinh”,“đẻ” đối ý và đối chữ với thành tố “con”,“cái”. Nội dung nói về cuộc vợ
chồng ăn ở với nhau là để “sinh con đẻ cái” nối dõi tông đường. Đó là một nhiệm vụ
thiêng liêng không ai có quyền chối bỏ. “Sinh con đẻ cái” còn có nghĩa vụ là phải răn
dạy cho con nên người có đức có học thức để sau lớn lên giúp ích cho gia đình xã hội.
Trong giao tiếp thì ngôn ngữ bao giờ cũng là phương tiện để đánh giá một con
người có đầy đủ phẩm chất và học vấn. Và trong tình chồng nghĩa vợ cũng vậy đòi hỏi
phải có sự thông cảm, hiểu nhau và phải “đồng tâm hiệp lực” thì mới “tát cạn biển
đông” cuộc sống sẽ hạnh phúc lâu bền. Nhưng thực tế vẫn thường trớ trêu, không thỏa
mãn hết ước mơ, nguyện vọng của con người, số phận luôn trêu chọc hồng nhan. Thu
Hà trong Khóc thầm có chồng mà cũng như không, cô buồn duyên tủi phận biết dường
nào, tưởng là gặp được một người chồng xứng đáng để cùng nhau hiệp lực, ra sức xây
dựng quê hương chăm lo tiến hóa cho quốc dân. Việc có chồng đã làm cho cô hoàn
toàn thất vọng, bởi vì cô luôn nắm chặt lòng thành thiệt, chồng thì chuốt ngót tiếng
phỉnh phờ “…Vợ thì ăn một đọi nói một lời, chồng thì nói một đường làm một ngã…”
[31;64], vợ chồng dường ấy làm sao mà gọi là “loan phụng hòa minh”. Thành ngữ
“Loan phượng hòa minh” nghĩa đen “Phượng loan là chim phượng, chim loan đang
hót, nghĩa bóng tượng trưng cho đôi lứa trai gái chung chạ ân ái với nhau”. Tác giả
dùng để nói cảnh vợ chồng hòa thuận yêu thương nhau, nhưng trong thành ngữ này Hồ
64
Biểu Chánh dùng nó trong sự đối lập với ý nghĩa sẵn có của bản thân để nói lên hoàn
cảnh éo le, bất hạnh của Thu Hà về cuộc tình duyên mà cô cứ ngỡ là sẽ mang đến cho
cô nhiều hạnh phúc. Nhà văn sử dụng thành ngữ này trong sự tương phản với ý nghĩa
của văn cảnh để nhằm vạch trần hiện thực xấu xa thối nát của xã hội đương thời. Qua
đó tác giả còn phê phán đả kích gay gắt những người tự xưng là văn minh tiến bộ,
dùng lời nói đặt ngoài chót lưỡi đầu môi để thực hiện mưu đồ xấu xa của họ. Cách sử
dụng thành ngữ như thế vừa gây bất ngờ nơi người đọc, vừa thực hiện ý đồ của nhà
văn là lên án gay gắt xã hội thời đó.
Hầu như trong số thành ngữ có tính điệp và đối được Hồ Biểu Chánh dùng đều
là những cụm chẳn trục đối xứng là chờ ngắt giọng.
2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh.
Có thể nói Hồ Biểu Chánh là nhà văn cựu của làng văn học Việt Nam, do xuất
thân từ một gia đình nông dân, cuộc đời và sự nghiệp đều gắn liền với tầng lớp nông
dân. Cho nên đa số những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều thể hiện một bút pháp tả
cảnh rất thực, phản ánh đúng thực trạng xã hội, khái quát toàn bộ một bức tranh sinh
hoạt của vùng đất Nam Bộ.
Đọc tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ta thấy ngay ở lời đề tựa ông đều có sự lựa
chọn một cách tinh tế, cho đến cái tên nhân vật ông cũng có sự chắt lọc và đặt cho phù
hợp với tính cách và hành động. Không những thế Hồ Biểu Chánh còn có nghệ thuật tả
cảnh rất tài tình, tả cảnh mà thấu đáo được tâm trạng của nhân vật, từ những cánh
đồng, con đường mòn, những ngôi nhà lá, nhà ngói cổ xưa, … tất cả hiện lên ngay
trước mắt người đọc. Để thấy được nét tinh vi cùng thủ pháp tả cảnh của tác giả, chúng
ta đi vào khai thác thành ngữ miêu tả thiên nhiên để thấy được điều kì diệu và sự tinh
tế trong cách dùng thành ngữ của ông.
2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh.
Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh toát lên từ một thực trạng xã hội có hai giai cấp
đối lập nhau, mỗi tác phẩm điều mang hơi thở của một làng quê với không khí mát mẽ
trong lành do dòng sông Hậu Giang mang lại. Tuy vô hình nhưng thấm đượm những
tình cảm tha thiết gắn bó giữa người với người, và hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong
tác phẩm đều chứa đựng một tình cảm thật nồng nàn sâu lắng. Từ những cánh đồng
ruộng lúa trải rộng qua hai mùa mưa nắng, dường như nó luôn sinh sôi nảy nở, và có
đôi tay khéo léo của những người lao động cần mẫn làm cho chúng trở nên có hồn, có
65
sức sống và từng cộng cỏ miếng đất ở đây đều gắn bó mật thiết với người dân nghèo.
Điều đó chứng tỏ tác giả không chỉ thành công trong việc miêu tả thiên nhiên luôn có
sức sống có hồn, cho đến tâm lí tính cách nhân vật ông cũng khai thác rất cụ thể trong
từng ngữ cảnh.
Chẳng hạn như: ở tác phẩm Con nhà nghèo thành ngữ miêu tả thiên nhiên
“Mưa thuận gió may” nguyên mẫu là “Mưa thuận gió hòa” xuất hiện trong ngữ cảnh
khi Cai Tuần Bưởi đi thăm ruộng về với niềm hân hoan thấy được ruộng lúa năm nay
có mòi tốt hơn năm vừa rồi, nên anh có ý mừng thầm là mình khỏi phải xa nhà đi ghe
mướn nữa, mà thầm dang vái trời cao thương thân phận cực khổ của con nhà nghèo
“…Vái trời mưa thuận gió may như vậy hoài cho tôi thì tới mùa ruộng mình không
mất 500 giạ lúa…” [23;9]. Thành ngữ “Mưa thuận gió may” là ý nói về thời tiết rất
thuận lợi, khí trời trong lành, để cho người lao động được dễ dàng canh tác, tiết trời
ấm áp như thế này thì chắc cả năm sẽ “Mưa thuận gió hòa”. Ở đây tác giả dùng “Mưa
thuận” là thời tiết tốt thì ruộng lúa trúng lớn còn “gió may” là ý nói sự may mắn của
con nhà nghèo sẽ không sợ đói nữa, mà còn có lúa để đong cho điền chủ, biết đâu đỡ
được cảnh nghèo cơ cực, và điều ao ước đó đã thành sự thật Cai Tuần Bưởi đã được
tội nguyện.
Hay thành ngữ “Dầm mưa dang nắng” xuất hiện trong văn cảnh “ …Ruộng
cũng cứ cấy lúa, tá điền cũng dầm mưa dang nắng trót năm…”[23;197] là sự chịu
đựng vất vả của những người nghèo, mà đặc biệt là tầng lớp nông dân sống dưới sự áp
bức của địa chủ chịu sự cực khổ, không ngại nắng mưa gian khổ sương gió qua nhiều
năm tháng. Từ “Dầm mưa dang nắng” đã được Hồ Biểu Chánh phản ánh đậm nét tất
cả những con người sống lúc đó như Hội đồng, địa chủ, quan lại, tá điền, thông ngôn,
kí lục,… những người giàu họ chỉ biết sống phong lưu thỏa mãn những ham muốn dục
vọng cá nhân, còn ngược lại người làm thuê, làm mướn tá điền thì nghèo khổ vậy mà
cuộc sống họ vẫn thiếu trước hụt sau. Cho nên lúc nào người giàu cũng được hưởng
phần lợi lớn, họ hưởng cuộc sống sung sướng còn người nghèo thì phải chịu cực khổ.
Thế nhưng một lúc nào đó họ có nghĩ đến sự khổ cực và chút thương xót con người
nghèo chăng?
Ở tác phẩm Con nhà nghèo Hồ Biểu Chánh sử dụng thành ngữ “Dầm mưa dang
nắng”, nhưng khi đến với tác phẩm Chúa tàu Kim Qui đã được thay thế “Dầm mưa
trải nắng”. Tuy thành ngữ được sử dụng giống nhau cùng một ý nghĩa miêu tả sự khổ
66
cực của người lao động, nhưng ở tác phẩm Chúa tàu Kim Qui ta sẽ thấy rõ được phần
nào sự cơ cực hơn. Tác giả đã thay thế từ “dang” thành từ “trải” là cố ý làm cho sự
chịu đựng nắng mưa sương gió đã quen rồi, và họ đã từng trải nghiệm sự cực khổ đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 52557.doc
- 52557.pdf