Luận văn Thanh toán trong thương mại điện tử và triển vọng ở Việt Nam

 Khi tham gia vào thương mại điện tử, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều có thể là đối tượng điều chỉnh của các điều luật hoặc các chế độ tài phán khác nhau. Trong những tranh chấp giữa các bên không thuộc một nước, vấn đề quan trọng là ở nơi nào các công ty có thể kiện và luật nào sẽ được áp dụng. Một trong

những câu trả lời cho câu hỏi này là có thể tìm thấy trong “Điều lệ Brussel” của Liên minh châu Âu, có hiệu lực từ tháng 3 /2002. Bản điều lệ này cho phép các khách hàng trực tuyến ở châu Âu có thể kiện tại toà án địa phương của họ các công ty bán hàng có chi nhánh tại EU, bất kể các công ty này có trụ sở chính tại đâu.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh toán trong thương mại điện tử và triển vọng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. 4.3.4 Thẻ bảo mật USB Thẻ bảo mật dùng cổng USB trên máy tính là một loại thẻ bảo mật, có khả năng tự động sinh ra mật khẩu cho người sử dụng và mật khẩu này không cố định mà thay đổi thường xuyên. Xét thuần tuý về công nghệ, thẻ thông minh (TTM) và các thẻ bảo mật dùng cổng USB không có gì khác biệt nhiều. Cả hai nói chung đều cung cấp cho người sử dụng những tính năng tương tự về bảo mật như xác thực dựa vào 2 yếu tố (cái mình có - thẻ bảo mật, cái mình biết – mật khẩu hoặc mã số cá nhân PIN), lưu trữ dấu hiệu nhận dạng số, cho phép kiểm soát truy cập đến các dữ liệu và ứng dụng quan trọng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị bảo mật này là về chi phí. Gía thành của một hệ thống TTM lớn hơn khoảng 30% so với hệ thống sử dụng thẻ USB. Tiền đầu tư vào hệ thống TTM lớn hơn khoảng 68% so với khoản đầu tư vào hệ thống thẻ USB. Thẻ bảo mật USB còn có khả năng cung cấp cho người sử dụng một số tính năng vượt trội hơn so với TTM, những tính năng này cũng góp phần làm giảm chi phí. Lấy ví dụ, một thẻ bảo mật có thể phản hồi nhanh hơn 68% so với TTM sử dụng một thiết bị đọc chuẩn. Ngoài ra, thẻ USB có độ bền hơn nhiều so với TTM. Hoạt động của thẻ bảo mật USB Mỗi thẻ lưu một giá trị bí mật riêng, chỉ có máy chủ xác thực biết được giá trị này. Máy chủ này xác thực tuân theo chuẩn RADIUS (là giao thức phổ biến giúp cho các thiết bị truy cập mạng như các máy chủ truy cập từ xa, các máy chủ Web …, tham khảo máy chủ xác thực để quyết định nên cho phép người sử dụng truy cập hay không) và lưu trữ danh sách người sử dụng. Người sử dụng sẽ dùng thẻ để truy cập đến các máy phục vụ. Giá trị bí mật trong thẻ sẽ được máy chủ xác thực kiểm tra, nếu thấy hợp lệ, máy chủ này sẽ thông báo cho máy phục vụ biết và người sử dụng có thể truy cập, nếu không, người sử dụng sẽ bị từ chối. Thẻ bảo mật USB thực sự là một giải pháp an toàn và tiết kiệm nhất trong thời đại bùng nổ Internet. 4.3.5. Séc điện tử Séc điện tử cũng giống như séc giấy, tức là cũng mang đầy đủ các thông tin gồm tên, số tiền, ngày thanh toán, số tài khoản của người trả tiền và tổ chức tài chính của người trả tiền, nhưng nó khác so với séc giấy ở chỗ, nó là một phiên bản điện tử có chứa một thông điệp thư điện tử được gửi qua mạng Internet tới người được trả tiền hoặc ngân hàng của anh ta và chữ ký của nó là chữ ký điện tử . Khi séc điện tử được gửi vào tài khoản của người được trả tiền, nó được xử lý qua các bước sau đây: Người thanh toán sẽ lập và “kí” séc, dưới dạng mã số, rồi chuyển séc cho người bán qua mạng Internet. Người bán gửi séc do người mua gửi đến và chuyển nó đến Trung tâm xử lý. Trung tâm xử lý sẽ gửi các séc của người mua tới ngân hàng người mua. Thanh toán bù trừ sẽ diễn ra giữa các ngân hàng người mua và người bán thông qua hệ thống trung gian của Trung tâm xử lý. Séc điện tử có nhiều ưu điểm hơn séc giấy truyền thống, do việc làm séc giấy dễ làm giả hơn rất nhiều so với giả séc điện tử. Bởi vì, mỗi chữ ký điện tử do ngân hàng cấp để chứng thực số tài khoản của chủ thẻ là duy nhất và chỉ người chủ chữ ký mới biết được, mặt khác, séc đó được mã hoá bằng chìa khoá công cộng nên sẽ đảm bảo tờ séc đó “an toàn” khi đến tay người nhận và không bị lộ mã số của séc điện tử. Ngoài ra, gửi séc điện tử rõ ràng nhanh hơn gửi séc giấy, nó chỉ mất vài phút là người nhận có thể nhận được tiền, chứ không mất thời gian như séc giấy. Hơn nữa, việc xử lý séc giấy cũng phức tạp hơn, vì phải mất công phân loại, lưu trữ, trong khi séc điện tử thì việc lưu trữ không mất một thao tác nào, lại an toàn, khả năng bị mất thấp hơn. 4.3.6. Thẻ giữ tiền (Stored value cards) Đây là loại thẻ được “nạp” tiền trước để mua một số loại hàng hoá nhất định. Khi mua hàng, thẻ được một máy đọc thẻ và tự động trừ đi một lượng giá trị tương ứng với lượng hàng hoá. Loại thẻ này là thẻ vô danh, không cần biết người nào là chủ thẻ, chỉ cần có thẻ là có thể mua được hàng nhất định, vì vậy, nếu mà bị mất thẻ thì tiền cũng bị mất luôn. Có thể nói đây là loại thẻ đơn giản, vì nó không cần chip điện tử và phần mềm bảo vệ, không cần mật mã giao dịch, do vậy dễ có khả năng thẻ bị làm giả gây thiệt thòi cho người phát hành thẻ. Tuy vậy, thẻ này cũng gây ra những thiệt thòi cho người mua hàng, vì khoảng thời gian mua thẻ và mua hàng cách xa nhau, do đó, người mua bị mất một khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian đó . Thanh toán B2B trong ngoại thương Cũng giống như thanh toán giữa các doanh nghiệp trong phương thức truyền thống, hiện nay việc thanh toán TMĐT B2B cũng tiến hành các bước tương tự như thế nhưng được thực hiện thông qua mạng, trừ các bước không thể thực hiện qua mạng được như việc giao hàng, nhận hàng... còn các bước của một tiến trình thanh toán từ việc chuyển bộ chứng từ đến việc nhận tiền đều được thực hiện qua mạng. Trong thanh toán truyền thống, có 3 phương thức thanh toán để tiến hành thanh toán giữa các doanh nghiệp, đó là: phương thức ghi sổ, nhờ thu tín dụng và tín dụng chứng từ. Cũng như vậy, trong TTĐT B2B cũng áp dụng các phương thức thanh toán này. 4.4.1. Ghi sổ ( Open Account O/A) ở phương thức này, người xuất khẩu thực hiện việc xếp hàng lên tàu, rồi tiến hành thu thập các chứng từ phù hợp để người nhập khẩu có thể nhận được hàng. Trong phương thức này, người xuất khẩu thực sự gặp nhiều rủi ro, vì có khả năng người nhập khẩu sẽ không nhận hàng, trong khi đó người xuất khẩu đã gửi hàng đi rồi. Có thể mô tả qui trình thanh toán như sau: ‚ G G ‚ Người NK Ngân hàng NK Ngân hàng XK Người XK Thư bảo đảm Hướng dẫn thanh toán Uỷ quyền thanh toán Chứng từ yêu cầu kèm theo + Chuyển giao quyền sở hữu Giấy báo nợ Thông báo thanh toán (qua SWIFT) Giấy báo có (1) Người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ tới người nhập khẩu và khi đến hạn thanh toán. (2) Người nhập khẩu gửi hướng dẫn thanh toán đến ngân hàng nhập khẩu của anh ta. Hướng dẫn này sẽ xác định “báo có” trong tài khoản của người xuất khẩu. (3) Ngân hàng nhập khẩu ghi “báo nợ” trong tài khoản người nhập khẩu_ người đang có tài khoản tại ngân hàng. (4) Ngân hàng nhập khẩu gửi “giấy thông báo thanh toán” tới ngân hàng xuất khẩu, chuyển tiền theo hướng dẫn thanh toán của người nhập khẩu. Sự chuyển tiền này được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT hoặc mạng lưới thanh toán khác, chứ không tiến hành qua Bolero.net. (5) Ngân hàng xuất khẩu sẽ gửi “giấy báo có” tới người xuất khẩu. Khi đó trong tài khoản của người xuất khẩu tăng một khoản tiền tương ứng với khoản tiền hàng. “Thông báo có” này được phát hành để thông báo rằng tiền đã được chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu. 4.4.2. Nhờ thu chứng từ (Documentary Collections) ở phương pháp này, người xuất khẩu thực hiện việc xếp hàng lên tàu và thu thập các chứng từ phù hợp cho việc xuất trình tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc nhận bộ chứng từ và trả tiền chứng từ. Tuy nhiên, ngân hàng dưới đây sẽ không bảo đảm rằng sự thanh toán sẽ được thực hiện và người xuất khẩu trong phương thức này phải có lòng tin vào người nhập khẩu sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc thanh toán. Có một nguyên nhân khiến người nhập khẩu tiến hành thanh toán, đó là vì, bộ chứng từ chỉ được ngân hàng trao cho người nhập khẩu, khi người nhập khẩu tiến hành thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán. Phương pháp này đưa ra một sự an toàn cho cả hai bên thông việc điều khiển bộ chứng từ sở hữu hàng hoá. Tuy nhiên, rủi ro rõ ràng trong phương thức này là ít hơn trong trong phương thức thanh toán ghi sổ, vì người xuất khẩu sẽ giữ lại hàng hoá nếu người nhập khẩu không thanh toán. Phương thức nhờ thu chịu sự điều chỉnh của luật thống nhất về nhờ thu, ICC 522. a. Chỉ thị nhờ thu Có thể mô tả qui trình thanh toán như sau: Chỉ thị nhờ thu NH nhờ thu Chỉ thị nhờ thu Chỉ thị nhờ thu NH xuất trình Chỉ thị nhờ thu NH chuyển tiền Chỉ thị nhờ thu người XK Thông báo nhờ thu không thanh toán hoặc không chấp nhận BCT kèm theo ‚ G G G ‚ Người XK NH chuyển tiền NH nhờ thu NH xuất trình Người NK Người xuất khẩu đưa ra chỉ thị nhờ thu một cách chi tiết qui định: số tiền, các chứng từ xuất trình, chỉ dẫn trong trường hợp không thanh toán và ai sẽ chịu chi phí nhờ thu. Khi nhận được chỉ thị nhờ thu và các chứng từ yêu cầu, ngân hàng đóng vai trò quan trọng để chuyển chứng từ, từ người xuất khẩu cho người nhập khẩu. Theo URC, ngân hàng chỉ có nghĩa vụ kiểm tra những chứng từ được ghi trong chỉ thị nhờ thu mà ngân hàng nhận được. Nhưng, trên thực tế, ngân hàng sẽ thực hiện việc kiểm tra cơ bản để xác định rằng chứng từ được xuất trình có liên quan đến giao dịch và tới hướng dẫn. Chỉ thị kèm với các chứng từ xuất trình thông qua ngân hàng gửi tới người nhập khẩu. Mỗi ngân hàng tham gia sẽ gửi thư bảo đảm phù hợp với chỉ thị, chi phí chi tiết. Nếu phí ngân hàng được trả bởi người nhập khẩu, thì chi tiết đó sẽ được ghi trong chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng xuất trình sẽ yêu cầu người nhập khẩu đồng ý thanh toán và yêu cầu hướng dẫn thanh toán. Thường thì, sẽ có một hướng dẫn nợ chỉ rằng: người nhập khẩu sẽ chuyển tiền từ một ngân hàng khác nào đó hoặc cam đoan sẽ trả tiền vào một ngày nào đó trong tương lai. Trong trường hợp, người nhập khẩu không sắp xếp trả tiền đúng hạn chứng từ, thì sự giải thích của người nhập khẩu sẽ được chuyển tới người xuất khẩu qua ngân hàng bằng cách sử dụng giấy báo nhờ thu thông báo việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. b. Sửa đổi chỉ thị nhờ thu hoặc yêu cầu trạng thái nhờ thu Khi chứng từ được chuyển từ người xuất khẩu qua ngân hàng tới người nhập khẩu, có hai điều có thể xảy ra. Đầu tiên là, yêu cầu để thay đổi chỉ thị và thứ hai là, yêu cầu trạng thái nhờ thu. ‚ G G ‚ Người XK NH xuất trình NH chuyển tiền Người NK Hoặc Hoặc Yêu cầu sửa đổi nhờ thu Yêu cầu sửa đổi nhờ thu Yêu cầu sửa đổi nhờ thu 1) Sửa đổi nhờ thu Thông báo sửa đổi nhờ thu Thông báo sửa đổi nhờ thu Thông báo sửa đổi nhờ thu Hoặc Hoặc Yêu cầu trạng thái nhờ thu áYêucầu tttrạng ttthái Yêu cầu trạng thái nhờ thu Yêu cầu trạng thái nhờ thu Hoặc Hoặc Thông báo trạng thái nhờ thu Thông báo trạng thái nhờ thu Thông báo trạng thái nhờ thu Hoặc Hoặc 1. Yêu cầu thay đổi chỉ thị nhờ thu Sau khi gửi chứng từ, người xuất khẩu hoặc một ngân hàng nào đó có thể yêu cầu thay đổi điều kiện nhờ thu. Yêu cầu này sẽ được làm bằng một yêu cầu sửa đổi nhờ thu. Sự đáp lại đối với yêu cầu này sẽ được đưa ra trong thông báo sửa đổi nhờ thu. 2. Yêu cầu về thông tin về trạng thái nhờ thu. Sau khi gửi chứng từ, người xuất khẩu hoặc một ngân hàng nào đó có thể đòi hỏi thông tin về trạng thái hiện thời của nhờ thu. Đòi hỏi này sẽ được làm bằng một yêu cầu trạng thái nhờ thu. Sự đáp lại đối với yêu cầu này sẽ được đưa ra trong thông báo trạng thái nhờ thu. c. Uỷ quyền thanh toán Chỉ thị nhờ thu của NH xuất trình Uỷ quyền thanh toán Chỉ thị thanh toán Giấy báo có Giấy báo thanh toán (qua SWIFT) Thông báo nợ Chứng từ yêu cầu kèm theo + Chuyển giao quyền sở hữu ‚ G G ‚ Người NK NH xuất trình NH chuyển tiền Người XK (1) Khi nhận hướng dẫn để thanh toán hoặc cam kết thanh toán, chứng từ và sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển tới người nhập khẩu bởi ngân hàng xuất trình. (2) Trong trường hợp trả tiền ngay, ngân hàng xuất trình sẽ đáp lại bởi việc gửi thông báo nợ và chứng từ tới người nhập khẩu, ghi nợ vào tài khoản người nhập khẩu. (4) Ngân hàng xuất trình gửi thông báo thanh toán đến ngân hàng chuyển tiền để thực hiện quá trình phù hợp với chỉ thị của họ. Thông điệp này không thông báo qua bolero.net, mà chuyển tiền sẽ được chuyển thông qua SWIFT hoặc một kênh khác. (5) Ngân hàng chuyển tiền, sau đó, sẽ gửi thông báo có đến người xuất khẩu. Thông báo có được phát hành để thông báo rằng tiền đã được nhập vào tài khoản của người xuất khẩu. 4.4.3. Tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là sự cam kết được đưa ra bởi ngân hàng tới người xuất khẩu, cam kết thanh toán đúng hạn khi xuất trình chứng từ, miễn là chúng phù hợp với điều kiện của tín dụng. Theo phương pháp này, người xuất khẩu xuất trình tất cả chứng từ được yêu cầu tới ngân hàng thanh toán và ngân hàng này sẽ thanh toán ngay nếu nó thoả mãn phù hợp với các điều kiện của tín dụng chứng từ. Đây là phương thức thanh toán an toàn nhất, đưa ra sự cam kết thanh toán tới người xuất khẩu và đảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu, ví dụ: đảm bảo hàng được xếp lên tàu phù hợp với điều kiện tín dụng. Trong điều kiện tín dụng này, việc sửa đổi chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của các bên có liên quan và sự sai biệt có thể ngăn chặn việc tiến hành thanh toán. a. Phát hành tín dụng chứng từ Hai bên: người xuất khẩu và người nhập khẩu có sự thoả thuận thương mại với nhau, đưa ra các qui định liên quan đến thanh toán. Sau đó, người nhập khẩu sẽ tiến hành mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi bằng cách gửi đơn xin mở L/C tới ngân hàng phát hành. Sau khi ngân hàng phát hành đồng ý đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, tín dụng chứng từ sẽ được phát hành cho người xuất khẩu hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo. (3) Người nhập khẩu nhận thông báo tín dụng chứng từ, từ ngân hàng phát hành thông báo rằng tín dụng đã được mở. Tiếp đó, một bản sao của chứng từ sẽ được gửi kèm với thông báo chi tiết về phí_chi phí mà người nhập khẩu phải chịu. Bản sao sẽ không coi là văn kiện để kiện tụng. Ngân hàng phát hành sẽ cho phép ngân hàng thứ 3, ngân hàng hoàn trả, gửi yêu cầu thanh toán đúng hạn tới ngân hàng phát hành. Chi tiết của ngân hàng này sẽ được thông báo tới ngân hàng thông báo. thông báo tín dụng chứng từ Phát hành TDCT Đơn xin mở tín dụng chứng từ Thông báo hoàn trả tín dụng chứng từ nợ Bản sao tín dụng chứng từ ‚ G G G Người NK NH phát hành NH thông báo NH hoàn trả b. Thông báo tín dụng chứng từ Ngân hàng thông báo xác nhận việc chấp nhận tín dụng chứng từ, bằng việc thêm vào xác nhận của nó. Ngân hàng thông báo có thể sử dụng xác nhận của nó để làm rõ bất cứ vấn đề được nêu và có thể yêu cầu sửa đối với tín dụng chứng từ, đặc biệt tới các vấn đề liên quan đến ngân hàng thông báo. Thông báo TDCT Thông báo TDCT Xác nhận TDCT Bản sao tín dụng chứng từ G G ‚ NH phát hành NH thông báo Người XK Người xuất khẩu sau đó nhận thông báo tín dụng chứng từ, từ ngân hàng thông báo để thông báo rằng tín dụng được phát hành cho người xuất khẩu hưởng lợi và có thể yêu cầu thanh toán phí tín dụng. c. Sửa đổi tín dụng chứng từ Ngân hàng trả tiền sẽ trả tiền khi xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiện của tín dụng chứng từ. Nếu người xuất khẩu cảm thấy rằng khó có thể đạt được sự phù hợp với các điều kiện đó, thì buộc phải trao đổi với người nhập khẩu để thay đổi điều kiện tín dụng. Sửa TDCT yêu cầu sửa đổi TDCT Chấp nhận sửa / từ chối yêu cầu sửa đổi TDCT yêu cầu sửa đổi TDCT yêu cầu sửa đổi TDCT Sửa TDCT ‚ G G ‚ Người NK NH Phát hành NH Thông báo Người XK (1) Yêu cầu được sửa có thể được đưa ra từ bất kỳ bên nào của tín dụng. Sửa tín dụng có thể chỉ được thực hiện bởi ngân hàng phát hành và nó sẽ gửi sửa đổi tới ngân hàng thông báo, sau đó ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu. Sửa đổi cũng sẽ được thông báo cho người nhập khẩu, đưa ra chi tiết về phí mà người nhập khẩu phải chịu. Sửa đổi tín dụng có thể chỉ được thực hiện bởi ngân hàng phát hành và nó sẽ gửi sửa đổi tới ngân hàng thông báo để chuẩn bị cho sự xuất trình chứng từ bởi người xuất khẩu. Sự sửa đổi tạo ra một phần hướng dẫn thực hiện khi xuất trình tín dụng và sự sửa đổi này sẽ được gửi tới người nhập khẩu và người xuất khẩu như thông báo thay đổi tín dụng. Sửa đổi phải được sự đồng ý của tất cả các bên của tín dụng và người xuất khẩu (người hưởng lợi đặc biệt) sẽ đưa ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối sự sửa đổi tín dụng. Sự sai biệt TDCT Hướng dẫn xuất trình tín dụng Thông báo TDCT về sự sai biệt Chứng từ yêu cầu kèm theo Chứng từ yêu cầu kèm theo d. Sự sai biệt của chứng từ ‚ G G ‚ Người XK NH Trả tiền NH Phát hành Người NK + Theo UCP500, ngân hàng có nghĩa vụ kiểm tra các chứng từ được qui định trong tín dụng để xác định liệu chúng có phù hợp với điều kiện của tín dụng hay không. Khi người xuất khẩu trình chứng từ tới ngân hàng trả tiền để thực hiện thanh toán, sự kiểm tra các thông tin của chứng từ có sự sai biệt rõ ràng, ví dụ: sự miêu tả hàng hoá không chính xác giống như trong hoá đơn thương mại. Thông báo tín dụng chứng từ về sự khác nhau sẽ được gửi từ ngân hàng trả tiền tới người nhập khẩu thông qua ngân hàng phát hành. Nếu người nhập xuất khẩu đồng ý, sẽ phải làm xác nhận về sự đồng ý với sự sai biệt đó. e. Uỷ quyền thanh toán ‚ G G G ‚ Người NK NH phát hành NH trả tiền NH hoàn trả NgườiXK Cho phép sự sai biệt TDCT or Từ chối sự sai biệt TDCT Yêu cầu hoàn trả Uỷ quyền thanh toán Thông báo có Hướng dẫn xuất trình của NH trả Hướng dẫn xuất trình của NH phát hành Chứng từ yêu cầu kèm theo Quyền sở hữu Thông báo nợ Có 2 trường hợp: - Người nhập khẩu cho phép thanh toán dù có sự sai biệt. - Từ chối sự thanh toán. Người nhập khẩu thấy sự sai biệt không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, và thiện chí thì sẽ gửi thông báo tín dụng chứng từ cho phép sự thanh toán dù có sự sai biệt tới ngân hàng phát hành. Thông điệp này sẽ gửi tới người xuất khẩu qua ngân hàng trả tiền. Người nhập khẩu quyết định từ chối chứng từ, sẽ làm thông báo từ chối sự sai biệt gửi cho ngân hàng phát hành. Thông điệp này sẽ gửi tới người xuất khẩu thông qua ngân hàng trả. - Dựa vào sự cho phép thanh toán, mà ngân hàng trả tiền sẽ trả người xuất khẩu và thông báo yêu cầu hoàn trả tiền tới ngân hàng hoàn trả, để yêu cầu ngân hàng này hoàn trả khoản tiền phù hợp với hướng dẫn gốc nhận được từ ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán sẽ gửi chứng từ tới ngân hàng phát hành, bao gồm thông báo về sai biệt đã được xác định. - Khi ngân hàng phát hành nhận chứng từ, nó sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ (do ngân hàng trả tiền cung cấp ) có phù hợp với điều kiện của tín dụng hoặc có sự sai biệt lớn không. - Chứng từ và sự sở hữu hàng hoá được chuyển tới nhập khẩu với sự hướng dẫn xuất trình chứng từ của ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành sẽ ghi nợ người nhập khẩu và gửi thông báo nợ. III. Nguồn pháp lý điều chỉnh TMĐT TMĐT cũng như các lĩnh vực khác, nó cũng cần phải có cơ sở pháp lý nhằm kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh qua mạng. Nhờ đó việc kinh doanh qua mạng mới có thể tiến hành một cách trôi chảy như hoạt động kinh doanh truyền thống thông thường. Hiện nay, có hai nguồn pháp lý điều chỉnh các hoạt động của TMĐT, đó là, các nguồn pháp lý quốc tế và luật quốc gia. 1. Nguồn pháp lý quốc tế 1.1. Luật mẫu UNCITRAL về TMĐT Vào ngày 12/6/1996, Uỷ ban luật pháp thương mại quốc tế của LHQ đã thông qua Luật Mẫu về TMĐT – UNCITRAL, và chính thức công bố trong báo cáo tại hội nghị lần thứ 6 Đại Hội Đồng LHQ vào 12/12/1996. Luật Mẫu đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến thương mại điện tử, kể cả vấn đề liên quan đến việc hình thành hợp đồng, sự xác thực, tư cách pháp lý của các hồ sơ điện tử và các vấn đề quan trọng khác. Luật Mẫu được soạn thảo tạo cơ sở giúp cho các nước thành viên tự định hướng, để đưa ra được một đạo luật của mình, trên tinh thần hợp tác với các quy tắc quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Điều 1, Luật Mẫu nêu lên phạm vi áp dụng luật: luật này được áp dụng cho bất cứ loại thông tin nào dưới dạng các thông điệp dữ liệu được sử dụng trong các hoạt động thương mại và luật giải thích “thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp, hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình, tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Nghĩa là, quan điểm thương mại theo định nghĩa của Luật Mẫu là hết sức rộng lớn. Tiếp đó, Luật Mẫu đưa ra định nghĩa về một số các thuật ngữ được sử dụng trong luật. Chương II của luật đề cập tới các vấn đề như chứng từ viết, sự thừa nhận về mặt pháp lý với các thông điệp dữ liệu, chữ kí điện tử. Điều 5 nêu rõ: “Không thể phủ nhận hiệu lực pháp lý, giá trị và khả năng thi hành, cưỡng chế đối với các thông tin chỉ dựa trên một cơ sở là nó có hình thức ở dạng thông điệp dữ liệu”. Đồng thời, chương II cũng đưa ra những quy định về trao đổi dữ liệu điện tử, làm cơ sở vững chắc cho việc kí kết hợp đồng cũng như việc hoàn tất các thủ tục thanh toán. Điều 12, quy định trách nhiệm pháp lý với các chủ thể với những gì mà họ thể hiện trên các tài liệu điện tử. Phần II của Luật Mẫu đề cập đến thương mại điện tử trong một số lĩnh vực xác định. Trong phần này, mới chỉ có một chương nói về lĩnh vực vận tải hàng hoá và tương lai sẽ được bổ sung thêm nhiều hơn cho phù hợp với thực tế. Sự ra đời của Luật Mẫu có tác dụng rất tích cực tới TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng. Luật Mẫu sẽ là một trợ lực rất lớn cho việc xây dựng hành lang pháp lý quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên Luật Mẫu vẫn còn những hạn chế sau: - Luật Mẫu chưa bao phủ hết tất cả những hoạt động của TMĐT do lĩnh vực hoạt động quá rộng, cụ thể ở đây, luật cũng chưa có những quy định trong lĩnh vực thanh toán điện tử. - Tính hiệu lực của Luật Mẫu còn thấp. Do mục đích của Luật Mẫu chủ yếu để từng quốc gia tham khảo trong quá trình xây dựng bộ luật riêng của họ. Cho đến nay, vì nhiều lý do khác nhau mà hầu như các quốc gia đều chưa chấp nhận luật như một điều luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động TMĐT cũng như TTĐT ở các quốc gia đó. Mà thực chất xét đến cùng thì hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia với nhau, và do đó cần thiết phải được từng quốc gia đơn lẻ thông qua thì mới áp dụng được trong hoạt động thực tế. Ngay từ đầu điều luật này đã nêu rõ: Luật Mẫu chỉ nhằm hỗ trợ các các quốc gia trong quá trình bổ trợ các hoạt động lập pháp của họ trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho những phương thức liên lạc và lưu trữ thông tin bằng giấy tờ. Uỷ ban UNCITRAL sẽ cố gắng phối hợp với các quốc gia trong việc phổ biến rộng rãi Luật Mẫu này. Trong điều 150 của Luật Mẫu cũng đã quy định rõ, “...Luật Mẫu khuyến khích các quốc gia lưu tâm, đặc biệt khi họ tiến hành thực hiện hoặc xem xét lại một đạo luật nào đó trên nhu cầu của luật đó, cùng với những đạo luật khác, được áp dụng cho những trường hợp thay thế phương thức lưu trữ và liên lạc bằng giấy tờ”. 1.2. Luật về chữ ký điện tử Sau khi đã áp dụng Đạo luật mẫu, luật về chữ ký điện tử cũng chính thức được thông qua tại Viên 18-29/9/2000. Luật gồm 2 phần: phần 1 là Luật Mẫu về CKĐT của UNCITRAL và phần 2 là hướng dẫn thi hành luật mẫu về CKĐT của UNCITRAL (2001). Luật CKĐT của UNCITRAL nêu lên những vấn đề cơ bản của CKĐT, chữ ký số hoá và các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận số hoá. Đặc biệt hướng dẫn luật còn đề cập chi tiết đến CKĐT sử dụng phương pháp PKI nhưng lại nhấn mạnh vào điểm “không phân biệt đối xử giữa các chữ ký sử dụng các loại công nghệ khác nhau”. 1.3. Phụ trương của UCP500 cho xuất trình điện tử (eUCP) Việc hoàn thành của phụ trương UCP cho xuất trình điện tử sẽ đưa tín dụng chứng từ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử có thể nói sẽ là hình thức xuất trình mới trong tương lai. Phụ trương này không thay thế UCP, mà chỉ nhằm mục đích cho phép eUCP và UCP500 làm việc cùng với nhau. Phụ trương này sẽ đưa ra các định nghĩa về thuật ngữ, cái mà có ý nghĩa khác nhau giữa thế giới điện tử và giấy tờ. Các thuật ngữ như là: ”thể hiện bề mặt ”, “nơi xuất trình”, “chữ ký” trong eUCP, nhằm thiết lập một môi trường điện tử. eUCP cũng trình bày các vấn đề khác của xuất trình điện tử: Thiết lập các bản ghi nhớ điện tử được xuất trình. Giải quyết trong trường hợp: ngân hàng vẫn hoạt động nhưng hệ thống của nó lại không thể nhận được các bản chứng từ điện tử. Thông báo từ chối của chứng từ điện tử được sử dụng như thế nào. Các bản chứng từ gốc được xác định trong thế giới điện tử như thế nào. Điều gì xảy ra khi các bản chứng từ điện tử bị hỏng bởi virut hoặc các lỗi khác. eUCP là một bước ngoặt trong lịch sử tín dụng chứng từ và trong tương lai sự sửa lại UCP sẽ lưu ý đến sự phát triển của việc sử dụng chứng từ điện tử và phương hướng nhằm hướng tới thương mại điện tử. Vào ngày 24/5/2000, tại Pari, Uỷ ban về Ngân hàng, đã đưa thương mại điện tử tiến thêm một bước mới rõ rệt trong quá trình phát triển. Sau một thời gian bàn bạc, Uỷ ban đã xác định cần phải có một luật mới phù hợp với sự thay đổi mang tính kỹ thuật, chuyển dần chứng từ từ hình thức giấy sang hình thức điện tử . Cùng với việc phát triển của thương mại chuyển từ tín dụng giấy tờ sang tín dụng điện tử, một điều quan trọng đặt ra đó là ICC phải cung cấp các hướng dẫn trong lĩnh vực này. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docBIA.doc
Tài liệu liên quan