Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ á nam Trần Tuấn Khải

Hóa thân vào cảnh ngộchịKhóa, Á Nam diễn tả được một cách tinh tếdiễn

biến tâm trạng chịtừlúc tiễn đưa anh ra đến bến tàu., tàu kéo còi., tàu nổmáy.,

rồi tàu chạy, kẻ ởngười đi. Nhớthương, buồn tủi, lưu luyến, xót xa,. Có giọt lệ

chạy quanh, có cảnh “ngậm ngùi mà đứng trông nhau”, có cái giật mình thảng thốt

của chịKhóa khi nghe tiếng còi tàu. Rồi con tàu chạy, chịKhóa đứng trông theo,

lòng tan nát. Không chỉlà tâm trạng cảm thông với khách thểtrữtình, ở đây chủthể

trữtình đã hòa với khách thể, nỗi đau của khách thểcũng là chính nỗi đau đứt ruột

của chủthể. Có điều, đứt ruột vì một nỗi niềm lớn lao hơn: Nỗi niềm về đất nước

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ á nam Trần Tuấn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không tránh được nào Hoàng oanh, mi nghĩ làm sao?” Ở một bài khác, bộ mặt xấu xa của những kẻ Việt gian bán nước lại được ví với con mèo: “Đã thua chó ngựa lòng trung nghĩa Còn học sói hùm lối ngoắt ngoeo Rõ chuột không hay, hay đánh vụng Giờ hồn!!! Không nữa chết cò queo”. (“Con mèo”) Giọng đả kích của Á Nam ở bài này đạt đến mức cay độc. Cũng vẫn giọng ngụ ngôn như thế, bài “Chuột tranh ăn” lại nói đến cảnh “Bóc lột lẫn nhau quen thói chuột” – nhằm vào những kẻ chuyên sống trên mồ hôi nước mắt của chính nhân dân mình, không biết rằng mình cũng chỉ là quân cờ trong tay kẻ khác. Á Nam mắng chúng: “Liệu hồn! Mèo nó vẫn rình kìa.” 41 Ở nông thôn xưa người ta thường làm bù nhìn rơm đóng giả người đứng ở bờ ruộng để xua đuổi chim chóc phá hoại hoa màu. Từ “bù nhìn” vì thế được dùng theo nghĩa bóng, ám chỉ những kẻ tay sai cho giặc. Á Nam Trần Tuấn Khải có bài “Mắng bù nhìn” mỉa mai cái bộ dạng thảm hại, cái tư cách hèn hạ của chúng và cảnh tỉnh: “Nữa một mai mưa gió tan tành, Giống vô ích yên lành sao được mãi? Đời như thế phỏng khôn hay dại? Kiếp đười ươi nghĩ lại thử xem sao? Ăn không, ai có ưa nào!” Có lúc, giọng Á Nam như khuyên nhủ, thức tỉnh kẻ lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa: “Thôi, về gánh nước anh thuê; Đừng đi bán nước mà rê rếu đời: Hỡi cô hàng nước kia ơi!!!” (“Hỡi cô bán nước”) Giọng điệu bài “Xem hội Tây” của Á Nam lại mang màu sắc khác: Châm biếm mà đau đớn ra nước mắt, giống như bài “Hội Tây” của Nguyễn Khuyến: “Nô nức đua nhau hội với hè Văn minh Nam Việt tiến mau ghê! Nhảy đầm ăn tiệc ông Tây sướng Liếm chảo, leo đu, đứa trẻ mê. Giời nắng, lợi riêng phường bán nước Bụi lầm, khổ chết lũ buôn xe. Anh mù nỏ biết trò chi cả Cứ bập bùng bung, cứ cò ke...” Châm biếm, đả kích kẻ thù một cách kín đáo, gián tiếp là tất yếu để tránh sự kiểm duyệt của thực dân Pháp, đó là xu thế chung của văn học hợp pháp yêu nước. Điều này khiến cho bút pháp đả kích của Trần Tuấn Khải khác với Tú Xương giai 42 đoạn trước và khác với văn học cách mạng (bất hợp pháp) của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đầu thế kỷ XX. Cũng phải thấy rằng ngòi bút đả kích của Á Nam tuy nhiều khi rất sắc nhọn, nhưng chủ yếu nhằm vào bè lũ tay sai ôm chân đế quốc, còn kẻ thù chính của dân tộc thì ít được đề cập đến. Có lẽ đó cũng là phần hạn chế của thơ Á Nam. Tuy nhiên qua những gì đã ghi nhận được về phương diện này trong thơ ông, đặt trong hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân cụ thể, chúng ta thấy được tấm lòng đáng quý của nhà thơ đối với đất nước. c) Bồn chồn, tha thiết với khát vọng về đất nước, dân tộc Đau xót trước hiện tình đất nước và có phần bất lực nhưng nhìn chung hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải không rơi vào bi lụy mà luôn biết hướng tới tương lai. Một số bài thơ thể hiện khát vọng canh tân đất nước bằng con đường học thuật văn chương, nhưng về cơ bản, bao trùm cả sự nghiệp sáng tác của Á Nam vẫn là khái niệm độc lập tự do cho dân tộc. Khát vọng ấy trước hết biểu hiện niềm khao khát, mong mỏi bồn chồn “Hỏi vừng đông đến bao giờ” (“Đêm đi tìm bạn”). Nhiều khi niềm mong mỏi ấy được gửi gắm kín đáo vào tâm trạng chị Khóa mong anh Khóa, những người vợ khác mong chồng... Mong mỏi bao giờ cũng gắn với niềm tin, điều đó cho thấy chất lạc quan một phẩm chất đẹp toát lên từ hình tượng chủ thể. Trăn trở, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, có lúc Á Nam như tự động viên, an ủi mình: “Nữa mai con tạo xoay vần Còn xuân, ta lại gặp xuân lo gì?” (“Xem hoa nhớ người”) Trong “Nỗi chị khuyên em”, vấn đề tồn vong của dân tộc được coi là trách nhiệm của mỗi người: “Này hỡi em ơi! Giời còn đây, nòi giống vẫn còn đây Còn em, còn chị, cũng còn ngày ta được vẻ vang Xếp phấn son ta xung đột chốn nhung trường Moi gan quân tàn bạo để làm gương cho bọn đàn bà...” 43 Niềm tin vào tương lai độc lập dân tộc như thế trở đi trở lại trong nhiều bài thơ, gắn liền với lời kêu gọi quyết tâm hành động. Có lúc là giọng khẩu khí: “Bể đông khi quyết ra tay tát Lấp hết nhân gian nỗi bất bình” (“Gửi bạn”) Có khi lại là lời thức tỉnh tha thiết với những ai còn đắm chìm trong u mê mà thờ ơ với vận mệnh đất nước: “Nghe tiếng pháo ai ơi mau tỉnh lại Kìa chúa xuân chờ đợi những ai kia Yêu nhau, xin quyết mọi bề” (“Nhắn xuân”) Khi là lời thúc giục: “Trong thiên hạ vần xoay Mau mau cơ hội này” (“Non sông gánh nặng”) Con đường tranh đấu “Vì non sông cướp lại tự do quyền” đầy chông gai, thử thách. Xác định rõ như vậy nên không chỉ kêu gọi tranh đấu, Á Nam còn kêu gọi mọi người bền gan vững chí trên con đường khó khăn hiểm nguy ấy: “Anh hùng càng trải cơn chìm nổi Càng vững gan xoay há chịu đời!” (“Thuyền đánh cá”) Tương tự như vậy còn thấy ở nhiều bài thơ khác: “Cái thuyền”, “Lên núi Ba Vì”, “Tổng vịnh bộ tiểu thuyết”, “Gương dâu bể”, “Chim bằng lại bay”,... Khẩu khí bài “Chim bằng lại bay” phần nào mang dáng dấp những câu thơ “Tặng Lý Ung” của Lý Bạch đời Đường, tuy có kém hào sảng hơn. Một số bài thơ có giọng bi hùng, ca ngợi các anh hùng hào kiệt trong quá khứ như “Giọt lệ anh hùng”, “Tráng sĩ hành”,... Năm 1932, sau khi cho xuất bản cuốn sách “Chơi xuân năm Nhâm Thân”, Á Nam Trần Tuấn Khải bị nhà cầm quyền bắt giam ít lâu. Ở trong tù, ông viết “Ngục 44 trung vịnh” bày tỏ tâm trạng buồn tủi, thất vọng về hoàn cảnh của bản thân nhưng vẫn không nguôi hi vọng vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc: “Lạy trời mau rạng đêm tăm, Mà xem thiên hạ: ai lầm, ai không? Phải chăng, kìa cái vầng đông?” Cũng từ đây trở đi, hình tượng cái tôi trong thơ Á Nam tỏ ra ít sinh khí hơn, nói như nhà phê bình văn học Lữ Huy Nguyên thì đó là cái tôi “nhuốm mùi bi lụy”. Điều đó cũng dễ hiểu vì mặc dầu có tấm lòng thiết tha yêu nước nhưng Á Nam còn đứng ngoài các phong trào cách mạng. Cái cần ghi nhận và rất đáng trân trọng là trong điều kiện xã hội Việt Nam phức tạp, đầy biến động đầu thế kỷ XX, có một nhà nho tuy không trực tiếp tham gia cách mạng nhưng luôn gắn mọi nỗi buồn vui của mình với đất nước, dân tộc. 2.2.2. Hình tượng cái tôi đạo lí Nhiều nghiên cứu đã đánh giá cao nội dung đạo lí trong thơ Á Nam, thậm chí Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” còn coi đó là nội dung chủ yếu bao trùm thơ ca Á Nam. Quả thật đọc thơ Trần Tuấn Khải, chúng tôi thấy có hình tượng một cái tôi đạo lí khá đậm nét, biểu hiện ở thái độ quan tâm chung đến vấn đề đạo lí truyền thống và nỗi đau xót trước thực trạng suy đồi của những đạo lí ấy. 2.2.2.1. Hình tượng một cái tôi luôn quan tâm vun đắp cho đạo lí truyền thống Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải nói nhiều đến tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa nước, nghĩa đồng chủng đồng bào, lòng thủy chung nhân ái,... Đó là nếp sống, là đạo đức truyền thống của dân tộc mà ở phần trên, khi phân tích hình tượng cái tôi yêu nước chúng tôi đã đề cập đến phần nào. “Thiết tha với những giá trị đạo đức truyền thống, Á Nam tìm đến ca dao để được hoàn toàn chìm vào môi trường tinh thần của dân tộc” [22, tr. 206]. Hòa vào quần chúng lao động để nói lên tiếng lòng quần chúng, ca dao Á Nam thể hiện cảm xúc chân chất, bình dị, trong trẻo mà sâu sắc. Đó là những lời bộc bạch về tình nghĩa của đôi lứa yêu nhau: “Thân hươu lẩn khuất bóng tùng 45 Biết nhau thương lấy nhau cùng ai ơi! Quản chi non nước xa khơi Yêu nhau góc bể chân trời có nhau”. Ở tất cả các bài, chữ “tình” đều gắn liền với chữ “nghĩa” như thế: “Đôi ta ân ngãi biết ngày nào quên”; “Thương nhau lặn suối qua đèo có nhau”; “Trăm năm nghĩa nặng ân dài”; “Người ta tham cảnh phong lưu / Em đây tham lúc hiểm nghèo có nhau”... Tình yêu gắn với nỗi nhớ niềm đau khi xa cách: “Vành giăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? Đưa nhau một bước lên đàng, Cỏ xanh hai dẫy, mấy hàng châu sa!” Có niềm mong mỏi khắc khoải, vời vợi trong không gian và thời gian: “Chiều chiều em đứng em trông, Trông non non biếc, trông sông sông dài. Trông mây, mây kéo ngang giời, Trông giăng giăng khuất, trông người người xa”. Đó còn là lòng biết ơn công sinh thành của cha mẹ: “Nặng nề chín chữ cù lao, Sinh thành kể mấy non cao cho vừa” Mở rộng ra là lòng biết ơn tông tổ sâu nặng: “Nhớ công tôn tổ sinh thành chăng ai?”; là tình cảm thiêng liêng với non sông đất nước tươi đẹp do ông cha muôn đời xây dựng: “Rủ nhau thăm cảnh Kiếm Hồ, Thăm câu Thê Húc, thăm chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai tô điểm nên non nước này?” Trong đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, đó là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông: 46 “Đường đi Kiếp Bạc bao xa? Một con sông rộng, mấy tòa non cao. Đêm đêm gươm thét sóng gào Nhớ ai đánh đuổi quân Tầu khi xưa”. Tình yêu quê hương đất nước trong thơ lục bát (ca dao) của Á Nam cũng như ở ca dao dân gian, gắn liền với tình cảm gắn bó cộng đồng dân tộc. Đây là những lời khuyên nhủ vừa giản dị chân thành, vừa đậm màu sắc triết lí lại thấp thoáng bóng dáng thời thế: “Chó khôn không cắn người quen, Người khôn không hại anh em cùng loài. Hay gì ganh sức đua hơi, Để mang cái vạ rước voi giày mồ!” Nhiều khía cạnh tình cảm đạo đức khác được nhà thơ tôn vinh như: tình bạn, tình anh em, tình yêu lao động. Chung qui lại, đó là nếp sống thủy chung, ân nghĩa đã thành cốt cách của dân tộc: “Trăm năm nghĩa nặng ân dài”, “Ở đời có thủy có chung” dù cuộc đời có xoay vần dâu bể. Thái độ nâng niu vun đắp cho nền đạo đức truyền thống là một nét đẹp rất đáng trân trọng ở cái tôi nghệ thuật Á Nam, nhất là trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX “cũ mới tranh nhau”, “Á Âu xáo lộn” đang làm những đường mối đạo đức bị lung lay. 2.2.2.2. Hình tượng cái tôi đau xót trước thực trạng đạo lý suy đồi Nhưng Á Nam không chỉ hướng về đạo lí truyền thống như một niềm cảm hoài. Sống trong lòng xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX đầy biến động, phải chứng kiến hàng ngày những cảnh chướng tai gai mắt đi ngược lại thuần phong mỹ tục, ông không khỏi xót xa. Ở bài văn tế “Chiêu hồn” (“Duyên nợ phù sinh” – quyển thứ nhất), ông đã đau đớn thốt lên: “Trên bảo tọa khói hương lạnh ngắt Cửa thiên đường đạo đức vắng tanh” Quan hệ tư bản khiến đồng tiền thành kẻ lật lọng đổi trắng thay đen. Trong tập “Duyên nợ phù sinh”, nếu “Trách đồng bạc” như lời kết án thói bạc bẽo của đồng 47 tiền thì bài “Bạc giấy” lại là lời thanh minh cho nỗi oan khuất ấy: Đâu phải đồng tiền bạc bẽo mà vì “nhân thế họ đen lòng”, tham vàng bỏ ngãi. Giọng thơ chua chát, ngậm ngùi thể hiện nỗi đau của nhà thơ trước quan hệ tư bản khiến đạo đức suy đồi. Có lúc, Á Nam vạch trần thực trạng xã hội: “Năm người quen cũ, ba người nghiện Mười trẻ sinh sau, chín đứa hư” Hoặc: “Cửa chiền đủng đỉnh vài cô thõa Đám hát ra vào mất bác sư” (“Cảm hoài”) Ngay trong bộ phận ca dao của Á Nam, bên cạnh phần lớn các lời khuyên nhủ về đạo lí với giọng đôn hậu, có những bài, những câu đậm chất thời thế với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau. Lúc xót xa thâm trầm thì: “Hỏi cô hàng sách ngày xưa Năm xe kinh sử bây giờ đáng bao?” (“Duyên nợ phù sinh”) Khi lại chua chát mỉa mai: “Sáo ơi, ta bảo sáo này Ấy ai uốn lưỡi cho mày véo von? Bây giờ gạo trắng lồng son, Tổ xưa, cây cũ, hỏi còn nhớ chăng?” (“Bút quan hoài”, quyển thứ nhất) Cũng ở phần ca dao của “Bút quan hoài”, có lúc ta thấy một Á Nam mà nỗi đau nhân thế dồn nén đã đến lúc bùng phá: “Bực mình muốn phá cung trăng Muốn vo quả đất ném phăng cho rồi Đa mang chi lắm chuyện đời, Biết bao nhiêu lại ngậm ngùi bấy nhiêu.” Nhưng cái tôi Á Nam là cái tôi bất lực. Nỗi niềm thời thế ở ông có nặng nề bao 48 nhiêu thì cũng khó lòng được giải tỏa. Ông cũng không thể giải tỏa nó bằng cái “ngông” như Tản Đà. Bởi vậy nỗi đau dồn nén trong ông thành một bệnh. Trong bài “Bệnh trung tác” (“Bút quan hoài”), Á Nam viết: “Nóng lạnh xoay chi lắm nỗi phiền? Luống thân hồ hải cảm bao phen! Mắt lòe thế sự trông nhường chán, Óc choáng nhân tình nghĩ chẳng yên.” Đôi khi Trần Tuấn Khải như muốn buông xuôi, trốn đời, tìm đến “thú lâm tuyền”, “thú làm vườn” để “chẳng lụy chi ai cũng chẳng cầu” (Các bài: “Ở nhà quê”, “Thú lâm tuyền”, “Thăm thú làm vườn”, “Mùa xuân nhà quê”); cũng có lúc ông mơ tưởng đến một thế giới không có thực để đối lập với thực tại (“Lên chợ giời”). Nhưng cuối cùng chất “lụy giả” trong ông vẫn chiến thắng. Tuy bế tắc, bất lực nhưng cái tôi trữ tình Á Nam không thoát li cõi thực. “Ông tuy chua chát với đời, nhưng ông thật là người mến đời” [57, tr. 391]. Bởi mến đời, nên ông luôn trăn trở với đời luôn hướng về luân lí giá trị truyền thống như một niềm mong mỏi, khát khao thức tỉnh con người thóat khỏi u mê lầm lạc trở về cái thiện. Tình cảm đạo đức trong thơ Trần Tuấn Khải xét về bản chất, xuất phát từ tấm lòng thiết tha yêu nước và ý thức thách nhiệm trước đất nước, dân tộc của nhà thơ. Như vậy, chung qui lại, quán xuyến trong cả đời thơ Á Nam là hình tượng một cái tôi yêu nước chân thành sâu sắc, tuy có phần bất lực. Cách biểu hiện cái tôi ấy có thể khác nhau, với nhiều giọng điệu phong phú nhưng tính khuôn khổ, mực thước là nét chung nổi bật tạo nên bản sắc riêng của hình tượng Á Nam so với các nhà thơ cùng thời. Mặt khác, cái nhìn nghệ thuật ngả dần về hướng ngoại: lấy thực tế khách quan làm trung tâm cảm xúc thay cho giáo huấn đạo lí cương thường, trên nền cảm xúc mang tính trung dung của Nho gia đã thoáng chút lay động của chủ nghĩa lãng mạn,... là những nét tiêu biểu của hình tượng cái tôi trữ tình buổi giao thời. Hình tượng cái tôi trữ tình nói trên chi phối sâu sắc sự hình thành không gian và thời gian nghệ thuật, chi phối các phương thức, phương tiện trữ tình trong thơ Trần Tuấn Khải. 49 Chương 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI. 3.1. Không gian nghệ thuật 3.1.1. Không gian nghệ thuật – hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng Không gian nghệ thuật (cũng như thời gian nghệ thuật) là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian. Không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật ở một khoảng cách, một góc nhìn nhất định. Nhờ điểm nhìn đó mà không gian có chiều cao thấp, rộng hẹp, sâu cạn, xa gần,... Tuy nhiên, khác với không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian nghệ thuật là không gian có tính chủ quan và tượng trưng. Bởi vậy khó mà hiểu hết đặc điểm trong quan niệm về thế giới và con người của một nhà thơ nếu không tìm hiểu không gian nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ đó. Không gian này có mô hình như thế nào? Mô hình ấy nhằm biểu đạt quan niệm gì của chủ thể trữ tình? Chẳng hạn cũng là không gian điểm nhưng không gian quảng trường thì biểu đạt tính công cộng, còn không gian ngôi nhà thể hiện nơi sinh họat riêng tư; không gian quê nhà yên ấm, an toàn; không gian tha hương lạnh lẽo nguy hiểm;...Nàng Kiều của Nguyễn Du luôn thấy mình ở nơi góc biển chân trời, ở nơi xa xôi cách trở. Không gian ấy có tác dụng cực tả thân phận con người bị đày ải, bơ vơ, đơn chiếc. Con người trong thơ Tố Hữu kể từ tập Việt Bắc luôn thấy mình đi trên con đường tràn đầy ánh sáng, hơi ấm và không khí ngày hội. Đó là con đường cách mạng dẫn tới hạnh phúc tương lai;... Như vậy, điều quan trọng là “phải xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con người, như một 50 phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng – thẩm mỹ...” [63, tr. 211]. Cùng với sự phát triển của tư duy nghệ thuật, trình độ chiếm lĩnh thế giới của thơ cũng có nhiều thay đổi. Từ thời trung đại đến hiện đại là một quá trình hạ dần của không gian thơ bác học, từ không gian vũ trụ cao siêu xuống không gian sinh hoạt đời thường. Không gian nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vì thế vừa phản ảnh tình cảm, tư tưởng nhà thơ vừa cho thấy kiểu mô hình không gian một giai đoạn văn học giàu ý nghĩa. 3.1.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải 3.1.2.1. Không gian vật đổi sao dời của thời cuộc, của nhân tình thế thái Hình tượng trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải là cái tôi của thế sự, tất yếu dẫn đến hình tượng không gian nghệ thuật trong thơ Á Nam cũng mang tầm khái quát rộng lớn. Đó là không gian của “đất Việt”, “nước non”, “đường trần”, “non sông”, “cõi đời”, “cõi giời Nam”, “cảnh đời”, “vòng nhân thế”, “kiếp trần”, của “mây nước muôn trùng” và mở rộng phạm vi không gian là “năm châu”, là “giời Âu bể Á”,... Mô hình không gian trong thơ Á Nam nhìn chung vẫn xây dựng theo cách con người cảm thụ là trung tâm, với điểm nhìn “siêu cá thể” (nhìn thế giới và con người trong hoàn cảnh thế giới) của văn học trung đại. Mặt khác, Á Nam thiên về “gợi” hơn là “tả” không gian nên hình tượng không gian toàn vẹn trong thơ Á Nam chủ yếu được hình dung qua những chi tiết “gợi” đó. Hình tượng “không gian non nước” này gắn với nhiều địa danh nổi tiếng: Hồ Gươm, Cổ Loa, Lạng Sơn thành, nhà Giám, đền Hùng Vương, Sài Sơn, núi Ngọc, phủ Chanh, Bạch Đằng, Kiếp Bạc, hồ Tây,... Trong cuốn “Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải” có 25/184 bài thơ lấy cảm hứng từ các di tích lịch sử, các danh thắng nổi tiếng tượng trưng cho linh hồn của non sông đất Việt. Điều này phù hợp với hình tượng cái tôi luôn quan tâm đến những vấn đề chung của dân tộc, đất nước. Với tấm lòng yêu nước thiết tha nhưng có phần bất lực, Á Nam gởi nỗi buồn man mác vào cảnh vật, tạo nên một không gian mênh mông, quanh vắng, biển dịch 51 tang thương. Không gian vũ trụ với trời mây non nước đậm mầu sắc cổ điển như cái khung nền chung của bức tranh thế giới trong thơ Á Nam: “Trên biển Á bao la nước bạc Cõi giời Nam man mác mây cao...” (“Duyệt văn hữu cảm”) “Sông Vị mênh mông ngọn nước tràn Non Côi man mác bóng mây tan...” (“Nhớ bạn”) Không gian ước lệ được nhấn mạnh ở cao độ, độ rộng và sự hoang vắng rợn ngợp. Càng rợn ngợp hơn với đêm đen, mây mù ảm đạm, gió tuyết lạnh lùng: “Ngàn mây tía che kín non sông bao la mù mịt”, “Tuyết lạnh giời đông” (Hành vân – “Duyên nợ phù sinh”); “con đường xa tít”; “con sông mù mịt”; “sông rộng trời khuya” (“Gánh nước đêm”);... Con người trở nên bé nhỏ, cô độc trước không gian. Cụ thể hơn, không gian nghệ thuật trong thơ Á Nam hiện lên như là hệ quả của một cuộc bể dâu chuyển vận. Những gì tươi đẹp, huy hoàng của quá khứ bây giờ chỉ còn lại dấu tích. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử thành hoang phế trước sự thờ ơ của người đời. Đền Hùng Vương, nhà Giám, Thăng Long, Cổ Loa, Hoa Lư, thành Sơn,... là những địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước, gắn liền với nền văn hiến xiết bao tự hào của dân tộc thì nay lạnh lẽo, cô quạnh, hóa “cảnh thương tâm”. Dấu tích còn đó như những chứng nhân lịch sử gợi về một thời hoàng kim đã qua đối lập với thực tại. Hình tượng những di tích này hiện lên trong cảm xúc tiếc nuối xen lẫn hổ thẹn của chủ thể trữ tình, con người nặng lòng vì đất nước. Các danh lam thắng cảnh cũng không phải đối tượng để Á Nam ngâm vịnh, thù tạc mà để gởi gắm nỗi niềm thế sự của mình. Chùa Hương, “Nam thiên đệ nhất động” từng được hết lời ngợi ca về cảnh đẹp của non nước hữu tình, không khí thần tiên thanh khiết chốn cửa Phật thì với Á Nam: “Non suối le te ròng thẳng tuột Cửa hang tom hỏm khói đen mò 52 Chim kêu mõ niệm nghe xao xác Kẻ đứng người quỳ bóng nhấp nhô” (“Vào chùa Hương”) Cảnh hóa trần tục tang thương đến trớ trêu. Động Tam Thanh, danh thắng của thành Lạng Sơn không được nhắc tới như một vẻ đẹp kỳ thú mà là một chứng tích của cuộc xoay vần dâu bể: “Hưng vong hoa chán cười anh Mạc, Tang hải xuân buồn khóc chị Tô” (“Đề động Tam Thanh”) Không gian hiện tại trở thành một “không gian xa lạ” với con người, thường gợi niềm cảm hoài về quá khứ: “Lối ngựa đường xe khác dấu xưa” (“Cảm hoài”); “Lối cũ trông về dạ ngẩn ngơ!” (“Qua chốn ở cũ”); “Viện cũ xuân về cảnh vắng tanh” (“Xuân nữ thán”),... Tất cả thể hiện sự bất hòa sâu sắc với thực tại của Á Nam. Với một cách thể hiện khác, Á Nam xây dựng một không gian tha hương thực sự để giãi bày tâm trạng. Đó là một đêm xuân mưa nơi đất khách (“Đất khách đêm xuân mưa”), là không gian tha hương của anh Khóa: “Trông bốn phương non nước những mông mênh / Giời Âu bể Á, một chiếc thuyền tình anh biết ghé nơi nao?” (“Gửi thư cho anh Khóa”). Không gian tha hương với tính chất lạnh lẽo, xa lạ vẫn thống nhất với cảm thức về không gian hiện tại nói trên, đồng thời có giá trị nhấn mạnh thêm cảm thức ấy. Nước mất nhà tan và con người trở nên xa lạ ngay chính tại quê hương mình. 3.1.2.2. Không gian lịch sử với tính chất bi tráng Đau xót trước hiện trạng đất nước, Á Nam tìm đến đề tài lịch sử để gửi gắm khát vọng, tạo nên một không gian lịch sử giàu ý nghĩa thẩm mỹ. Đó là không gian xã hội trong thời điểm, giai đoạn có sự biến lớn lao đã được lưu danh sử sách, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng hậu thế. 53 Nét tương đồng của không gian lịch sử này với nền cảnh chung của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là màu sắc ảm đạm, tang thương của buổi loạn li. Vũ trụ tối tăm mù mịt trước thảm họa diệt vong: “Lò vũ trụ đêm mù hiu hắt...” (“Nga quốc tam nữ cách mệnh đề từ”) Gió, mây được nói tới là “gió thảm”, “mây sầu” của thời cuộc. Trời nước thì bao la, man mác nỗi buồn,... Cách thể hiện này thường thấy ở thơ Á Nam, chúng tôi đã đề cập ở phần trước. Tuy nhiên, vì nói về lịch sử, không cần phải bóng gió xa xôi nên ở các bài thơ thuộc đề tài lịch sử, Á Nam dựng lại không gian nước mất nhà tan bằng những nét trực tiếp, cụ thể hơn. Nghệ thuật đối lập ở từng cặp câu giúp Á Nam chỉ bằng số câu chữ rất hạn chế vẫn dựng lên bức tranh thời cuộc có tính khái quát cao: “Đất Tổ làm hang nuôi hổ báo Con Tiên lộn kiếp hóa trâu lừa... Mất mẹ, gà con ngơ ngẩn bóng, Gặp thì, chó dại nguẩy ngoe đuôi. Đỉnh non vắng tiếng chim thương tổ, Đáy nước sôi tăm cá đớp mồi...” (“Trường thán thi”) Có lúc, thảm họa ngoại xâm được vẽ bằng những nét trực tiếp: “Bốn phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con...” (“Hai chữ nước nhà”) Điểm nổi bật của không gian lịch sử là nét dữ dội của nó được thể hiện qua ngôn từ, qua chi tiết miêu tả. Bộ mặt kẻ thù hiện diện qua hình dong thú dữ: “hổ báo”, “chó dại nguẩy ngoe đuôi”, lũ cá đói tranh mồi. Thảm họa chúng gây ra là máu sông xương núi. Cảnh tượng thì khói lửa mịt mù, thành quách thì tan tành, con 54 người thì li tán. Không gian nơi ải Bắc buổi cha con Nguyễn Phi Khanh chia tay không chỉ có “mây sầu ảm đạm”, “gió thảm đìu hiu” mà còn có “bốn bề hổ thét chim kêu” dữ dội (“Hai chữ nước nhà”). Lòng căm thù giặc, nỗi đau sánh với “giời nước bao la”, “nước bạc mênh mông” là “lệ thảm đầm đìa rơi” (“Lâm giang khúc”). Đó là không gian âm u trước một cơn bão tố được vẽ bằng những nét vẽ khỏe khoắn của Á Nam. Sinh khí của không gian lịch sử trong thơ Á Nam còn được tạo bởi sự đồng hiện hào khí cha ông. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc, hơn lúc nào hết truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông được khơi dậy. Giữa không gian mịt mù buổi giặc Minh xâm lược, đất nước có bóng dáng bà Trưng, Hưng Đạo Vương với chiến công lừng lẫy (“Hai chữ nước nhà”). Hơn sáu trăm năm mà âm hưởng hào hùng của chiến công đời Trần còn hiển hiện: “Sông Đằng tưởng tượng quân Nguyên chạy, Đất Kiếp mơ màng tiếng kiếm reo.” (“Kỷ niệm Đức Hưng Đạo Đại Vương”) Truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên đã thành khí thiêng sông núi khiến không gian thời cuộc bớt phần ảm đạm. Có lúc phạm vi không gian nghệ thuật được mở ra ở cả hai chiều đồng đại và lịch đại. Chẳng hạn ở “Nga quốc tam nữ cách mệnh đề từ”: “Mở lịch sử đông tây coi thử, Kìa anh hùng hiệp nữ là ai? Mấy phen động đất kinh giời, Máu hồng lai láng muôn đời còn in.” Với đồng đại, ngoài phạm vi quốc gia thì không gian mang đậm chất sử thi “Mặt biển nọ nước reo chính khí / Đỉnh non kia mây hé tự do”. Phần mở ra của không gian đậm chất sử thi. Nếu như ở không gian biến dịch của thời cuộc đã nói trên đây, con người hình như đứng ở ngoài không gian mà quan sát, chiêm nghiệm, đau xót cảm thấy bơ vơ lạc lõng trước cuộc thế đổi thay thì với không gian lịch sử con người được đặt ở vị 55 trí trang trọng làm trung tâm. Đó thực sự là không gian của con người, những anh hùng dân tộc, những tấm gương nghĩa khí. Họ là những nhân vật hành động. Nữ anh hùng Trưng Trắc trước thù nhà nợ nước không chỉ biết uất hận mà còn dám đứng lên “xé yếm may cờ” báo thù nhà, đền nợ nước. Đó là Hưng Đạo Vương mà tên tuổi gắn liền với ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Bà Bùi Khuê (“Lâm giang khúc”), bà Nguyễn Thị Hòa (“Trầm hoa khúc”) kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN001.pdf
Tài liệu liên quan