Luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lí do chọn đề tài.5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .7

4. Đóng góp của luận văn .15

5. Phương pháp nghiên cứu .16

6. Kết cấu của luận văn .16

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT

CỦA ĐỖ CHU. 17

1.1. Xác định khái niệm Thế giới nghệ thuật .17

1.1.1. Khái niệm .17

1.1.2. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.17

1.2. Đỗ Chu - con người và hoạt động văn chương.19

1.2.1. Con người.19

1.2.2. Hoạt động văn chương .22

1.3. Khái quát về truyện ngắn Đỗ Chu .34

1.3.1. Những chặng đường phát triển của truyện ngắn Đỗ Chu.34

1.3.2. Khái quát thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu .40

1.3.3. Truyện ngắn Đỗ Chu trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam những năm1960 - 1980.41

CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI, TƯ TƯỞNG, CẢM THỨC CON NGƯỜI TRONG

TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU . 46

2.1. Đề tài .46

2.1.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc.46

2.1.2. Hiện thực đời sống đất nước sau 1975.50

2.1.3. Hoài niệm về quê hương - tuổi thơ .52

2.2. Tư tưởng .54

2.2.1. Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.55

2.2.2. Ca ngợi vẻ đẹp của con người.564

2.2.3. Trăn trở, lo lắng trước những biểu hiện chưa tốt của đất nước trong thời kỳ mới61

2.3. Cảm thức con người trong truyện ngắn Đỗ Chu.63

2.3.1. Con người sử thi.63

2.3.2. Con người đời tư, thế sự.70

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ CHU. 80

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu.80

3.1.1. Cốt truyện đơn giản, chi tiết chọn lọc hấp dẫn.80

3.1.2. Kết cấu truyện .85

3.2. Lời văn nghệ thuật.98

3.2.1. Lời văn sống động, giàu hình ảnh .98

3.2.2. Lời văn đậm chất thơ.100

3.2.3. Lời văn đa giọng điệu.102

3.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật.105

3.3.1. Xây dựng ngoại hình nhân vật .106

3.3.2. Khắc họa ngôn ngữ và hành động nhân vật .108

3.3.3. Miêu tả nội tâm nhân vật.111

KẾT LUẬN . 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 121

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. 2.2.2.3. Con người Việt với tâm hồn tinh tế, lãng mạn Bằng tâm hồn nhạy cảm và cái nhìn lãng mạn, “Đỗ chu nói được cái nên thơ, cái tình nghĩa, cả những dư âm tinh tế trong lòng người” [31, tr.443], giúp người đọc khám phá sự phong phú của tâm hồn con người Việt. Dù đang đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, thậm chí đang ở trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, con người trong truyện ngắn Đỗ Chu vẫn rất nhạy cảm, dễ rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. “Một cánh cò mềm mại, một bông gạo cuối mùa, và cả cái mùi tanh lợm chẳng hề khó chịu của những gốc chám nhiều cò” cũng khiến thiếu úy Bài trong Thung lũng cò cảm thấy “dễ cảm và dễ nhớ” [7, tr.61]. Ở Phù sa, Nham cảm thấy “nao nao như bị say” khi nhìn “ánh sao dính nhấp nhánh trên đầu các ngọn sóng”, và ngửi “mùi cay cay của khói cỏ” [7, tr.8]. Anh chủ nhiệm Khang trong Mùa cá bột khi rửa mặt ở sông, “những vốc nước mát lạnh làm anh tỉnh táo cả người”. Anh lắng nghe được nhịp điệu của cuộc sống đang diễn ra “tiếng sóng vỗ, từ bờ bên kia vang sang tiếng nước xói vào bờ và tiếng những tảng phù sa đổ ụp xuống mặt sông”, cảm nhận được “mùi cỏ dại trên đất bốc lên thơm như có hơi rượu” và nhận thấy “đêm ở trên bãi sông thường êm dịu và đầy âm thanh” [7, tr.24]. Trong Hương cỏ mật, Huy khi trở về làng sau nhiều năm đi bộ đội, đi dưới lũy tre làng trong “bóng đêm tím lại, hiền lành, quyến rũ”, anh nhận ra “những cảm giác xa xưa quen thuộc bỗng trở lại” [7, tr.67] qua mùi thơm ngai ngái, mát lạnh của con đường làng. Một người lính trong Đường qua nhà bất chợt gặp cơn mưa. Chỉ là “một cơn mưa chạy thoảng qua như một tiếng thì thầm trìu mến”, nhưng lại khơi gợi trong anh nhiều cảm xúc. Tiếng mưa trên tán bàng từ kêu “rào rào” rồi “dịu dần” cùng tiếng nước tuôn, sự mát mẻ của “một vài hạt mưa rơi xuống tóc anh”, và “mặt đường tỏa hơi ấm”, “mùi khét cuả khói sau cơn mưa” khiến anh cảm thấy tâm hồn “trở nên nhẹ nhõm như vừa mới được tắm mát” [7, tr.81] Trong Tâm sự người ở lại, phải tinh tế, nhạy bén lắm, Tâm mới nhìn thấy và lắng nghe được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc trên nông trường “Một con liếu điếu đậu dưới sân trường đập đuôi gáy liên hồi. Sương mù vương nhẹ trên các ngọn cây. Trên các 60 vạt đồi, những luống cày thẳng tắp tràn ngập ánh nắng ấm áp. Phải lắng tai lắm mới nghe thấy tiếng suối chảy, còn những con lúng búng thì câm bặt thôi không súc miệng nữa” [11, tr.59]. Còn Toàn trong Gió qua thung lũng tỏ ra rất lãng mạn, sau những giờ phút căng thẳng đối mặt với kẻ thù, anh “ngồi bên bờ công sự” để “hình dung tới một cánh diều, một cánh diều có gắn sáo hẳn hoi” [8, tr.136], cảm nhận một cảm giác thật yên bình. Đỗ Chu miêu tả đời sống nội tâm phong phú của con người với nhiều trạng thái cảm xúc tinh tế. Đó là sự thao thức, bồi hồi của Khang (Mùa cá bột) khi giữa căn lều vắng ngắt tối om, nhớ lại những ngày xa xưa “mọi kỉ niệm vẫn còn đang sống trong lòng anh nguyên vẹn và nó thầm thì to nhỏ với anh suốt năm suốt tháng...” [7, tr.24], của cô sinh viên Hạnh Nguyễn (Phù sa) “Cho tới sáng, không sao chợp mắt được. Cô thấy mình lưu luyến với tất cả. Dường như không phải anh Nham sắp đi xa mà chính là cô, chính là con bé Hạnh Nguyễn này sắp phải chia tay với những người, những cảnh mà cô hằng quen thuộc” [7, tr.12]. Hoặc là nỗi xúc động “cứ bừng lên trong lòng, mạnh như một thứ rượu nhiều tăm” của Thường (Gia đình những người đi xa) khi nói chuyện với bố về hàng xóm. Hay là nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ cô giáo, bạn bè, cùng buổi tiễn đưa học sinh lên đường làm nghĩa vụ quân sự của Tuân (Hương cỏ mật), nỗi niềm “nao nao nhớ miền xuôi” của Miền (Trên một chặng đường) khi ngồi trên những vạt đất ngoài đồng “nhìn những đốm lửa rải rác cháy trên đồng, nghe tiếng gió thổi, tiếng máy cày vang lên trong màn sương nhẹ như khói” [16, tr. 278]. Nhà văn đi vào khám phá sự tinh tế của họ trong tình yêu. Giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, họ vẫn nghĩ về nhau, nhớ và tìm đến với nhau. Bởi thế, tình yêu vẫn có mầm sống, vươn lên mạnh mẽ. Trong truyện ngắn Đỗ Chu, ta bắt gặp nhiều cung bậc, sắc thái của tình yêu. Từ những tình yêu đẹp, trong sáng, e ấp (Đường qua nhà, Mùa cá bột), kết thúc trong niềm hạnh phúc (Gia đình những người đi xa, Khoảng xanh, Tháng hai, Đất bãi, Tâm sự người ở lại, Trên một chặng đường, Mưa tạnh), đến những cuộc tình dở dang (Chiến sĩ quân bưu, Chuyện mùa hạ, Trong tầm súng, Chân trời, Tháng hai), thậm chí đau xót bởi một trong hai người đã hy sinh (Ráng đỏ, Nhành quế, Trung du, Ngọn lửa). Người đọc không thể không xúc động, không thấy lòng êm ái trước những đọan văn miêu tả tình yêu của Lầm và Mận trong Chiến sĩ quân bưu “Hai đứa chỉ im lặng đứng nhìn nhau. Đàn vịt giời trong sương mù sà xuống nước rào rào làm Mận giật thót cả người. Mình vội nắm lấy bàn tay cô bé, mềm mại và ấm lưng như một chú mèo con” [7, tr.94]. Hay 61 tình yêu của Hàm và Chuyên trong Ráng đỏ “Bàn tay em bẽn lẽn đặt trong bàn tay khô ráp của tôi, cả hai đều cảm thấy tức thở vì một hạnh phúc quá lớn và bỗng cùng hiểu ra tất cả những gì từng đã làm cho nhau e ngại và đau khổ bấy nay cũng đều là hạnh phúc cả mà thôi” [7, tr.31]. Chính tình yêu đã đem đến cho họ nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Điểm đáng quý là dù vui với niềm hạnh phúc lứa đôi, họ vẫn không quên nhiệm vụ. Hai vợ chồng Khang - Tiềm (Mùa cá bột) sau khi cưới, chưa kịp tận tưởng niềm hạnh phúc đã “vác súng ra đê gác ngay”, “chẳng ai kịp nghĩ đến ngày yên hàn xa xôi kia nữa, đồng đội, cái chết, lòng căm thù kéo họ lao vào giành giật lấy một phần khó khăn vất vả. Đội du kích xã phải xé lẻ ra thành nhiều tiểu đội độc lập chiến đấu, vợ chồng Khang mỗi người mỗi nơi” [7, tr.30-31]. Là một nhà văn yêu nước, có tinh thần dân tộc, Đỗ Chu đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu nhất trong tình cảm, đạo lí, tâm hồn của con người Việt. Truyện ngắn Đỗ Chu hấp dẫn người đọc không chỉ bởi tính hiện thực, chất trữ tình, mà còn bởi tính dân tộc đậm đà. 2.2.3. Trăn trở, lo lắng trước những biểu hiện chưa tốt của đất nước trong thời kỳ mới Sau khi đất nước được giải phóng, ngòi bút của Đỗ Chu trong xu hướng đổi mới vẫn bám sát với hiện thực đời sống. Bao vấn đề phát sinh do tác động của thời kinh tế thị trường được nhà văn nắm bắt, phản ánh, trăn trở. Nhà văn lo lắng cho thực trạng đồng tiền lên ngôi, con người bị tha hóa dần. Người thì thay đổi tâm tính (Hinh - Người của muôn năm trước), kẻ thì quay lưng với gia đình, nhổ toẹt vào quá khứ (con trai ông Thiêm - Họa mi hót), sống thực dụng (Ngày đang trôi), một số cán bộ suy yếu năng lực, tha hóa nhân cách, biển thủ công quỹ trong thờ cúng tế lễ, quay lưng với truyền thống (Ngày đang trôi, Một loài chim trên sóng), sống hưởng thụ, làm ít mà ăn chơi, họp hành nhiều (Cánh đồng không có chân trời), sống quan liêu, hống hách (Lão Mai), thiếu trách nhiệm với các công trình lịch sử (Ngày đang trôi). Con người cư xử với nhau lạnh lùng, tàn nhẫn. Trong Mê lộ, cảnh hỗn loạn của những người đuổi cướp và kẻ cướp chỉ vì những hủ vàng mà Trữ vô tình đào được “tất cả đều lấm láp bùn đất, mặt mũi nhọ nhem, những bụi lúa bị xéo nát bét, những bông đòng gãy gục vì sự dẫm đạp”, “đang hộc ra, đang khạc ra những tiếng gì nghe rên xiết rùng rợn, đôi 62 mắt vằn lên những tia máu hung bạo, và chúng rất thích trói nhau, trói giật hai cánh tay, ấn gáy nhau ngã chúi chụi xuống đất” [16, tr.916] khiến ta cười mà xót xa. Càng nghĩ, ông càng “chán cho nhân tình thế thái”, bởi “chỉ thấy rặt những kẻ bạc với người với đất, lòng dạ ngoay ngoắt chưa định làm đã định hưởng thì hỏi cơ cảnh sẽ dẫn đến đâu, không muốn trộm cắp cũng phải thành trộm cắp, có muốn sống cho đàng hoàng tử tế cũng khó khăn” [7, tr.901], càng chua chát “Cái thời mà anh đang sống là thời gì nhỉ, là thời của một cuộc cách mạng vĩ đại, thì đã đành, nhưng nó cũng là thời của sự bần cùng chăng, có phải vậy thật chăng, nếu đúng vậy thì buồn biết mấy. Sao động mắt mở ra là đã phải tính đến đồng tiền bát gạo? Mà một khi đồng tiền bát gạo đã trở thành cái quan trọng đệ nhất thì đến người sống cũng bị khinh mẻ chứ đừng nói gì đến tổ tiên nữa” [16, tr.947- 948]. Nhìn thấy bản sắc của làng quê đang mất dần đi (Ngày đang trôi), ông thật sự lo lắng “Ở ta mỗi làng mỗi lệ, nó vốn vẫn có một tôn ti trật tự riêng, không làng nào giống làng nào, không đâu giống đâu, khi kinh tế đã chung thì bản sắc khó giữ được. Từng tế bào dân tộc là làng đã bị xóa đi những gì làm nên nó, cả xã hội coi chừng có thể rối loạn” [16, tr.1007-1008]. Không những trăn trở, lo lắng, trong Ngày đang trôi, Đỗ Chu còn chỉ rõ một tác nhân khác dẫn đến những biểu hiện suy thoái trong đời sống xã hội và nhân cách con người là sự ngu dốt “Sự ngu dốt đã đến từ nhiều phía và nó đồng nghĩa với phá phách. Nó nằm ngay trong mỗi con người, hoặc là nó được nhốt kỹ, ngủ kỹ hoặc nó bị đánh thức dậy. Khi con quỷ ấy thức dậy thì người hóa độc ác, tâm linh phiêu diêu tán loạn. Càng nghĩ càng thấy mình rất là cô đơn” [16, tr.1014]. Dù vậy, ông vẫn tin tưởng vào tương lai, vào sự sáng suốt của những vị lãnh đạo “Các ông ấy còn đang bận trăm công nghìn việc, nhưng trước sau gì thì rồi cũng phải quay về lo cho dân, không biết chăm sóc dân thì phỏng định còn lo gì nữa”, “các ông ấy khôn ngoan cả, chẳng làm gì có chuyện khờ dại, cái khó là ở như vận nước, là sự đời nó không dễ dàng như mấy bà con mình nghĩ” [16, tr.847]. Nhìn chung, tình cảm yêu nước, lòng yêu thương con người là nền tảng tư tưởng chủ đạo trong truyện ngắn Đỗ Chu. Tùy từng thời kỳ, mà tư tưởng ấy thể hiện bằng những cảm hứng khác nhau. Ở những sáng tác viết về quê hương, đất nước trước năm 1975, ông gặp gỡ các nhà văn cùng thời ở cảm hứng sử thi lãng mạn. Đến những truyện ngắn viết sau 1975, với khuynh hướng khám phá con người, cuộc sống trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, với 63 phương châm nhìn thẳng vào sự thật, dõi theo số phận con người giữa bao đổi thay của thời cuộc, ngòi bút của ông chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư, vui buồn với tâm tư con người. Trong cảm hứng của ông có điểm khác biệt với một số nhà văn khác. Ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo, và Phật giáo, ông tiếp cận hiện thực cuộc sống, con người bằng cái nhìn nhân hậu, nên cảm hứng phê phán những cái tiêu cực không rõ như Nguyễn Minh Châu, không tàn nhẫn, cay đắng như Nguyễn Huy Thiệp. Nêu lên những cái chưa tốt là để cảnh tỉnh con người. Bởi vậy, sau cùng, điều đọng lại vẫn là niềm lạc quan, tin tưởng vào đất nước, nhân dân. 2.3. Cảm thức con người trong truyện ngắn Đỗ Chu Cảm thức con người là một dòng mạch xuyên suốt trong truyện ngắn Đỗ Chu. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi bật hai dạng thức con người: con người sử thi và con người đời tư thế sự. 2.3.1. Con người sử thi Trong truyện ngắn thời chống Mỹ, nhân vật trung tâm là “con người sử thi”. Đó là “những người quyết tâm tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc với một tinh thần tự giác rất cao, tư tưởng và ý thức chính trị đã được nâng cao một cách triệt để. Họ có nhận thức sâu sắc về kẻ thù, về tâm địa độc ác của chúng; và quan trọng hơn là nhận thức về ta, về sức mạnh căm thù của nhân dân, về lịch sử anh hùng của dân tộc, về những khả năng, giá trị nội tại của bản thân. Dù ở vị trí nào, họ cũng sống với những lý tưởng lớn lao, những nhận thức sâu sắc về dân tộc, về thời đại. Những nhận thức này đã nâng họ lên xứng tầm thời đại” [60, tr.116]. Là một người lính, Đỗ Chu có nhiều trải nghiệm quý giá. Nhà văn theo sát cuộc chiến, cảm nhận được tinh thần quyết tâm đánh Mỹ của con người thời đại. Những con người ấy đi vào truyện ngắn Đỗ Chu mang tầm vóc của thời đại. Đó là những con người có tinh thần xả thân vì lý tưởng cao đẹp, có phẩm chất anh hùng và có ý thức cộng đồng trong quan hệ xã hội. 2.3.1.1. Con người có tinh thần xả thân vì lý tưởng cao đẹp Con người trong truyện ngắn Đỗ Chu phần lớn là những con người trẻ tuổi. Họ khát khao sống có ích, sớm xác định cho mình định một lý tưởng cao đẹp. Đó là lý tưởng cách 64 mạng, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Khi đã lựa chọn được lẽ sống cho đời mình, họ tỏ ra rất kiên định. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta cũng thấy ở họ một tinh thần xả thân cao đẹp. Trong Chân trời, Chi chọn học trường lâm nghiệp với niềm mong muốn được “tu bổ rừng, trồng thêm rừng”. Với một cô gái, đây là công việc rất nặng nhọc, vất vả. Trong hoàn cảnh chiến tranh, công việc ấy còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Bởi thế, khi cô tốt nghiệp, Triều đề nghị giúp đỡ cô có việc làm ngay, gần nhà, khuyên cô “đừng mơ mộng, nên thiết thực, chọn con đường thẳng nhất để đi” nhưng cô vẫn quyết định “làm chủ cuộc đời mình”, vẫn đi về chân trời đã chọn. Với suy nghĩ “danh dự của mỗi người đều nằm cả ở trong công việc mình đang làm, dù là một việc bình thường cũng vậy” [7,tr.135], cô “làm việc hết sức mình”. Nhìn thao tác nhanh nhẹn của Chi khi hướng dẫn các anh lính vào rừng chặt cây để chống lầy “vạch những bụi cây rậm rì để mở lối. Có cành cô bẻ sát gốc, có cành cô giẫm chân lên, có cành cô lại nâng cao quá đầu gối rồi chui qua. Nom rất nhàn nhã” [7, tr117], ta có thể thấy được tinh thần xả thân vì lý tưởng của cô. Khi tự nguyện khoác lên mình chiếc áo lính, lĩnh nhận trách nhiệm giải phóng dân tộc, Miên (Gia đình những người đi xa) nhận thấy mình đã trưởng thành. Con đường anh đi dù phía trước có nhiều nguy hiểm nhưng anh tỏ ra cứng cỏi, quyết không nao núng, không lùi bước “Đừng ai cho anh là còn trẻ con. Mai đây, anh sẽ không nhường cho kẻ thù của Tổ quốc một bụi cỏ, một hòn đá cuội rải đường, chứ đừng nói gì đến một trại ấp, một làng, một thành phố” [7, tr.43]. Đô (Trong tầm súng) học xong phổ thông, không thi đại học mà làm đơn tình nguyện đi bộ đội. Từ một chiến sĩ, anh trở thành một tiểu đội trưởng xuất sắc. Những ngày Hà Nội bị bom Mỹ đánh phá, anh trở về quê hương “hồi hộp chờ đợi một trận đánh” với kẻ thù. Anh cảm thấy đằng sau “những đám mây trắng đang xô đuổi nhau” trên vòm trời thủ đô là kẻ thù. Anh khao khát chiến đấu và luôn tin rằng “nhất định bằng mọi cách chúng ta phải toàn thắng. Từ bây giờ chúng ta có thể nghĩ đến một tương lai tốt đẹp, những niềm vui mà chúng ta hằng khao khát đang tới gần, đang từ những mối lo nghĩ ngổn ngang hôm nay mà bước ra” [8, tr.100]. Để làm được điều đó anh sẵn sàng “mang máu của mình ra để đánh lại kẻ thù, cho ngày đó mau đến trong cuộc đời mẹ, cho thành phố được sống trong những niềm vui bình yên” [8, tr.100]. 65 Tinh thần xả thân vì lý tưởng còn thể hiện ở những người chiến sĩ lái xe trong Ráng đỏ khi luôn ý thức được rằng “mất xe thì sống cũng bằng thừa” [7, tr.11]. Dù đường đi “nước tràn lênh láng, từng khối đất trên vách núi đổ ụp xuống mặt đường, bùn non ngập ngụa” [7, tr.24], dù đi dưới “những làn bom bi bay rào rào”, “khói bụi trùm xuống khét lẹt, lửa cháy rừng rực hai bên đường, tiếng đá sụt lở ầm ầm” [7, tr.12], họ vẫn luôn bảo nhau “Không một ai có quyền lùi bước, không một ai dám quên cái điều đơn giản là quân thù vẫn còn đang lấp ló ở trước mặt”, và luôn “sẵn sàng xuyên qua mưa bão lên đường” [7, tr.34]. Tinh thần ấy hiện diện ở San (Người và quặng). Anh là một kỹ sư thăm dò địa chất. Anh rất yêu những mỏ quặng. Khi người yêu gọi anh trở về, anh đã dứt khoát nói rõ lý tưởng của mình “Tôi không thể rời bỏ đồng chí của tôi được, tôi đã xác định rõ cho tôi hướng đi rồi, tôi là người sống nằm trên quặng, chết chôn trong quặng” [10, tr.60]. Ta bắt gặp tinh thần ấy ở những cô gái thanh niên xung phong, dân công và công binh trong truyện Trên một chặng đường. Những con đường huyết mạch trong chiến tranh cần phải được thông suốt để vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men ra tiền tuyến. Bởi vậy, đảm nhận công việc mở đường, họ bất chấp cái nắng như thiêu như đốt của Trường Sơn, hăng hái “mang cuốc xẻng, quang sọt kéo nhau ra mặt đường”. Những lúc máy bay địch đến bất ngờ “mọi người liền nằm rạp xuống mặt đường. Địch đi rồi, đám đông lại bắt tay vào việc, ồn ào tiếng cười, tiếng nói, những tiếng hò Thanh, hò Nghệ, lẫn những điệu hát lơ hát ví. Người ta nói chuyện với nhau thân mật” [16, tr.253]. Không chỉ thế hệ trẻ mới sẵn sàng xả thân cho lý tưởng, những ông bố bà mẹ trong truyện ngắn Đỗ Chu cũng có tinh thần đáng quý ấy. Bà Doan, mẹ của Đô (Trong tầm súng) cùng những người phụ nữ khác trong sở giao thông có nhiệm vụ sửa chữa những con đường ở các con phố Hà Nội bị bom Mỹ phá hoại. Công việc rất vất vả “chân xỏ những đôi ủng nặng nề, hai bàn tay mang găng bảo hộ lao động, khăn vuông đen phủ kín lấy mặt, chỉ để lộ một đôi mắt đen, mồ hôi tuôn dòng trên mi”, phải “dùng búa chim mặt đường lên rồi rải vào đó một lớp sỏi mới” [8, tr.84], ăn trưa, nghỉ trưa vội vã. Nhưng họ vẫn rất hăng hái, kiên nhẫn. Kể cả khi vừa làm xong, địch tới phá “vết bom bi và rốc-két băm loang lổ trên mặt đường”, họ quay lại mỗi người một việc cùng “vá lại vết thương đó” [8, tr.84]. Hay như mẹ của bác sĩ Hà trong Gió qua thung lũng, với niềm say mê vẽ tranh cổ động kháng chiến “Bà mang về nhà những tờ giấy khổ rộng còn dính cả những cọng rơm, cùng đứa con trai lấy hồ đổ dày lên, các họa sĩ sẽ vẽ áp phích và tranh châm biếm trên những tấm bìa 66 cứng đó”. Thậm chí, khi phòng tranh dời sang phía bên kia sông Lô, không màng nguy hiểm, bà xin chồng được đi theo, và “một tháng sau, bà cùng với mấy họa sĩ nữa đã hy sinh trong một trận bom của Pháp, cả những bức tranh của họ cũng bị cháy hết” [8, tr.119]. Chính tinh thần xả thân cao đẹp ấy đã hình thành nhiều phẩm chất cao quý ở con người trong truyện ngắn Đỗ Chu, đặc biệt là phẩm chất anh hùng. 2.3.1.2. Con người có phẩm chất anh hùng Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, từ tình yêu nước, căm thù giặc, quyết dấn thân vào gian khổ, nguy hiểm, không tiếc tuổi xuân, tính mạng để giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, con người Việt Nam trở nên gan góc, dũng cảm, kiên cường. Chính hoàn cảnh lịch sử đã tạo nên biết bao con người anh hùng. Phẩm chất anh hùng có trong mọi tầng lớp, lứa tuổi, cứ ra ngõ là ta gặp anh hùng. Người đọc đã từng cảm phục và không thể quên nữ anh hùng Út Tịch trong truyện Nguyễn Thi, những người con anh dũng của Tây Nguyên như Núp, Tnú trong truyện ngắn Nguyễn Trung Thành, những ông bố bà mẹ kiên gan, anh dũng như bố của Y Khiêu, mẹ của Thận, mẹ Lân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu... Đến với truyện Đỗ Chu, ta bắt gặp phẩm chất anh hùng ở nghị lực vượt qua nỗi đau mất mát của Lân (Người và quặng), của Quế (Nhành quế), của bà Doan (Trong tầm súng),... Trong Người và quặng, Lân nhận quyết định về làm đoàn trưởng một đoàn địa chất và thông tin đứa con trai hai mươi tuổi, đứa con duy nhất của anh, hy sinh ngoài mặt trận trong cùng một ngày. Đau đớn lắm ! Cấp trên cho phép anh tạm nghỉ một thời gian, khoan về nơi công tác, nhưng anh nghĩ “tự anh phải chiến thắng nó, phải vượt lên chính bản thân mình, để mình giữ được nghị lực trong cuộc sống và làm việc luôn luôn minh mẫn” [10, tr.44]. Anh vượt qua nỗi đau riêng bằng niềm mong muốn “phải tìm ra thật nhiều quặng, phải biết làm giàu thêm cho đất nước đang nghèo khó, hãy nhanh chóng có thêm những lon gạo cho mỗi nhà, hãy có nhiều áo ấm cho các bà mẹ, áo đẹp cho các cô gái, sách vở cho các em” [10, tr.44]. Và anh đã vượt qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành một cán bộ đầy bản lĩnh, sâu sát. Quế (Nhành quế) vốn là một cô gái dịu dàng, hiền lành. Cô yêu Thắng, một người lính trong tiểu đoàn ba. Khi Thắng bị gấu vồ chết trong lúc đi công tác, cô “bần thần suốt 67 ngày, ai gợi chuyện cũng không mở miệng, hai con mắt mở trừng trừng như hai hòn than hồng” [10, tr.102]. Mọi người ai cũng lo cô không thể vượt qua nỗi đau mất mát to lớn ấy. Thế nhưng, hàng ngày cô lẳng lặng mang súng tiểu liên vào rừng, mong “chạm trán với con thú dữ đã giết mất người yêu của cô” [10, tr.103]. Khi đối mặt với con thú hung hăng, cô nổ súng, “ngồi yên nhìn con vật quằn quại, mặt cô lạnh lùng một cách đáng sợ” [10, tr.101]. Phẩm chất anh hùng thể hiện ở sự gan góc, dũng cảm của Tiêu, Diệu, Lý, Tình (Khoảng xanh), Chuyên (Ráng đỏ), Chi (Chân trời), Lân (Mận trắng), Khương, Thường (Gia đình những người đi xa), Thuyên (Trên một chặng đường), tiểu đoàn ba (Nhành quế), người lính (Mưa tạnh), đoàn chiến sĩ địa chất (Tháng hai), những cô gái thanh niên xung phong (Gió qua thung lũng), bà mẹ đưa đò (Ghi chép ở cửa Nhật Lệ), những đứa trẻ (Thung lũng cò, Bồng chanh đỏ)... Trong Khoảng xanh, Tiêu là pháo thủ khẩu hai, cùng với những pháo thủ khác, đã rất dũng cảm khi chiến đấu với kẻ thù. Trận đánh căng thẳng, bờ công sự bị bom phạt lở, khói bom tràn ngập, các chiến sĩ vẫn anh dũng đưa pháo về vị trí chiến đấu. Tiêu bị thương, tay phải bị nát, nhưng anh nhủ “Chúng nó cướp mất của mình rồi, bàn tay trái từ nay sẽ phải làm việc bằng hai” [10, tr.83], “vác đạn thì hơi khó, nhưng như những việc khác, cầm ống nhòm làm một thằng trinh sát, sao lại không được” [10, tr.84]. Bà mẹ đưa đò trong Ghi chép ở cửa Nhật Lệ, tuy “ngoài sáu mươi, mái tóc bạc phơ, cái lưng còng” [16, tr.215] nhưng vẫn bám việc đưa đò, giúp các anh bộ đội vượt sông thoát khỏi trận mưa bom của kẻ thù. Dù “xung quanh bà mẹ hỗn loạn tiếng đạn cao xạ, tiếng rốc két, tiếng bom. Bầu trời như sắp vỡ tung ra, mặt nước như sắp trào lên, những cột khói, những cột nước dựng lên che ngang trời”, con thuyền của mẹ “lênh đênh trên sóng như một chiếc lá” giữa dòng, mẹ vẫn bình tĩnh, nhanh nhẹn, dũng cảm “cái lưng càng gập xuống, mái tóc như càng bạc”, “khua nhanh mái chèo” [16, tr.216-217]. Khi các anh về đến vị trí, mẹ vội vã quay đò đi để đón những người khác chưa kịp về tàu. Hình ảnh mẹ cho thấy “sức mạnh vượt qua bão táp” của một người mẹ Việt Nam kiên gan, anh dũng. Ở Thung lũng cò, Tịch híp và Vinh mốc học chung với nhau từ bé. Dù còn nhỏ nhưng chúng rất ngưỡng mộ bố và đồng chí chính ủy. Trò chơi của chúng là trò đánh trận với những tiếng hét “xung phong” vang cả thung lũng. Nhặt được một vỏ lựu đạn trong gốc cây gạo, chúng nâng niu, trân trọng, tưởng tượng đây là vật kỉ niệm thiêng liêng cuả đồng chí 68 chính ủy đã hi sinh. Đến khi biết được đó chính là vật kỉ niệm của hai ông bố ngày mới nhập ngũ, chúng lấy làm sung sướng, tự hào “nhìn vào chiếc vỏ lựu đạn và rõ ràng nó nhìn thấy bóng chú Ngoạn và bố đang ra khỏi vườn cò đi tìm bộ đội, vẻ mặt bố và chú đều kiêu hãnh” [7, tr.60]. Phẩm chất anh hùng còn thể hiện ở sự kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Nhân vật anh trong Ngọn lửa mồ côi từ nhỏ, gốc miền Trung, vào Sài Gòn, thất học. Anh thấy “căm thù tất cả, kể cả sự thất học, kể cả sự mồ côi, căm thù không cần hiểu nguyên do. Và anh muốn đập bể, đập bể tất cả” [10, tr.10]. Nhưng năm hai mươi tuổi, “căm giận mọi tội ác, căm giận từ trong máu những gì chà đạp lên nhân phẩm bóp chết tình cảm của con người. Anh không thể nhìn nổi sự tàn bạo ấy và anh chọn con đường cầm súng” [10, tr.10]. Trở thành người chiến sĩ, “anh sống và chiến đấu bằng một chất men thần diệu, lòng yêu nhân dân, yêu xứ sở, nâng niu từng chút tâm hồn” [10, tr.10]. Khi bị bắt giam, đối mặt với kẻ thù, anh luôn nhủ “phải đứng, bao giờ cũng đứng” [10, tr.11]. Khi được tự do, nhìn lại những thử thách, anh thấy “Bao nhiêu lần chúng đã giải anh qua con đường này, bao nhiêu lần bàn chân rớm máu của anh cảm thấy mặt đất nguội lạnh như đá. Chỉ có trái tim anh là nóng. Những ngày ấy chỉ có trái tim là vẫn sống nguyên vẹn, nó đập, nó thở và nó nâng bước cho anh” [10, tr.5]. Nhìn vào những con người đang góp sức vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc, Đỗ Chu còn nhận thấy được ý thức của họ trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội. 2.3.1.3. Con người có ý thức cộng đồng trong quan hệ xã hội Đọc truyện ngắn Đỗ Chu, chúng tôi nhận thấy nhân vật của ông ý thức rất rõ vị trí, chỗ đứng của mình giữa cộng đồng. Biểu hiện rõ nhất của ý thức cộng đồng trong quan hệ xã hội là tinh thần trách nhiệm. Dù ở đâu, làm gì, họ cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh chủ nhiệm Khang (Mùa cá bột) đầy tinh thần trách nhiệm với nghề nuôi cá bột của quê hương. Anh lo lắng về sự non trẻ kinh nghiệm của thế hệ mình so với thế hệ trước “Ở xã ta, vào tuổi các cụ cũng chẳng còn mấy. Nói dại, nếu các cụ mà mất đi thì bọn chúng con ở lại lúng túng chứ chẳng chơi. Như món vớt bột này chẳng hạn, vẫn vớt được cái bột lên bờ đấy, nhưng rồi còn loay hoay không biết mang về chăm sóc nó thế nào để đem bán lấy đồng tiền” [7, tr.22]. Trong những đêm mưa, vẻ xăm xắn của anh toát lên vẻ đẹp của sự 69 nhanh nhẹn, khỏe khoắn “Khang vội choàng dậy, lom khom chạy ra khỏi lều, quên cả mặc áo. Anh xắn quần men xuống mặt sông, rồi cứ thế nhảy ào xuống nước. Từng đợt sóng đục ngầu ập vào bộ ngực căng phồng của anh, bọt nước bắn tóe lên cả mặt”, “nhanh nhẹn hớt bột trong giành vào chiếc chậu da lươn, rồi bưng lên bờ thả bột vào lò sống cá ở cạnh lều”, rồi lại “lao xuốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_9811866299_2196_1872383.pdf
Tài liệu liên quan