MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.1
LỜI CẢM ƠN .2
MỤC LỤC.3
DẪN LUẬN.5
1. Lí do chọn đề tài.5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.7
4. Phương pháp nghiên cứu.9
5. Cấu trúc luận văn .9
Chương 1: THỂ LOẠI TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU.11
1.1 Về thể loại tùy bút .11
1.1.1 Khái niệm về thể loại tùy bút .11
1.1.2 Xác định loại hình nghệ thuật tùy bút .12
1.1.3 Vẻ đẹp lưỡng hợp trong thể loại tùy bút .14
1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu .15
1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu .19
1.3.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật.19
1.3.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu.20
1.3.2.1 Miền quê Kinh Bắc và những vùng đất thân thương .20
1.3.2.2 Chân dung người chiến sĩ, người nghệ sĩ và trí thức bác học.28
1.3.2.3 Hình tượng con người Việt Nam theo dòng lịch sử.41
Chương 2: CÁI TÔI ĐỖ CHU TRONG TÙY BÚT.46
2.1 Cái tôi trữ tình.46
2.1.1 Cái tôi trữ tình công dân.46
2.1.2 Cái tôi trữ tình đời thường.51
2.1.3 Cái tôi trữ tình hoài niệm về tuổi thơ và quê nhà yêu dấu .53
2.2 Cái tôi triết luận.56
2.2.1 Cảm quan về cuộc đời.56
2.2.2 Những quan niệm về văn chương.59
2.2.3 Những suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội đương thời.63
2.3 Cái tôi tài hoa, uyên bác .67
2.3.1 Tầm hiểu biết sâu rộng.67
2.3.2 Những trích dẫn đa dạng, phong phú.70
2.2.3 Sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, tài hoa.71
Chương 3: NGHỆ THUẬT TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU.743.1 Kết cấu, ngôi kể, nghệ thuật khắc họa chân dung.74
3.1.1 Kết cấu .74
3.1.1.1 Kết cấu giản dị, tự nhiên.74
3.1.1.2 Kết cấu lồng và xâu chuỗi nhiều chuyện kể trong cùng một tác phẩm.79
3.1.2 Ngôi kể.81
3.1.3 Nghệ thuật khắc họa chân dung.83
3.2 Nhịp điệu và giọng điệu.88
3.2.1 Nhịp điệu.88
3.2.2 Giọng điệu.90
3.3 Ngôn từ nghệ thuật .97
3.3.1 Ngôn từ trong trẻo, giàu chất thơ.98
3.3.2 Câu văn giàu tính nhạc, nhiều liên tưởng, so sánh .101
3.3.3 Thành phần lời văn nghệ thuật .104
KẾT LUẬN .108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .109
115 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải có một cuộc chia lìa vĩnh
viễn.
Nhà văn chăm chỉ thăm viếng những người mà ông yêu mến, vì ông thích được gần
họ, muốn được nghe họ tâm sự về văn chương, về nghệ thuật, về thú tiêu dao, về nhân tình
thế tháiCảm động nhất là những lần Đỗ Chu thăm viếng bạn hữu lâm bệnh thập tử nhất
sinh: “Lần này anh ốm nặng, tôi vội vào viện thăm, cầm tay rất lâu, tay tôi đã lạnh, tay anh
còn lạnh hơn. Lúc sắp ra về tôi ghé tai hỏi anh, anh có dặn gì bọn em không, anh Chính
Hữu nháy nháy má mấy cái liền rồi bảo, cố gắng bảo nhau viết cho sang, sống cho sang,
thiếu yêu thương thì không thể sang được” [18; 126]. Hãy cùng nghe lời thương cảm của
tác giả dành cho linh hồn Chính Hữu: “Bây giờ thì anh đã đi rồi, ra đi ôm một khối u trong
lòng mà mấy ai đã biết, ra đi trong nỗi đau chỉ mình anh chịu, không một lời than thở,
không một tiếng rên, cứ nuốt vào lòng, cứ bình thản mà đi” [18; 130]. Lời văn đọc lên cứ
rưng rưng, nghẹn ngào, vừa cảm thông vừa thương xót cho người nghệ sĩ tài hoa nhưng
luôn hứng chịu nhiều nỗi đau trong cuộc đời. Một lần khác Đỗ Chu thăm Kim Lân, cũng là
lần sau cùng nhà văn được gặp gỡ nhà văn, tác giả của những truyện ngắn đặc sắc: “Một
sớm nghe người con trai thứ của ông nói thầy em vừa ra viện, đang ngồi một mình ở nhà,
tôi vội tạt vào một lúc, khi chia tay tôi rút trong túi ra tờ một trăm gài vào túi áo ngực ông,
chợt thấy cái ngực lép nhô ra nhọn như ngực con cuốc héo. Ông nhón hai tay cặp lấy tờ
giấy bạc nhìn ngắm rồi nhè nhẹ cười, nom cứ thấy dài dại thế nào, tiền giấy mà lại không
phải tiền giấy nhỉ. Đến lúc thấy tiền mà dửng dưng là cũng sắp kính chào tất cả rồi đây.
Năm nay lập thu sớm, tiết trời nghe chừng cũng lạ” [18; 73]. Có thể nói tình cảm thương
mến Đỗ Chu dành cho thân hữu là đến cùng, không vơi cạn, sống thì thương yêu, gắn bó,
thác rồi thì ngậm ngùi thương nhớ
Tình cảm Đỗ Chu dành cho nghệ sĩ, trí thức bác học vô cùng phong phú. Ông có sự
ngưỡng mộ đặc biệt đối với sở trường thiên tư của họ. Đỗ Chu nghiêng mình trước tài văn
chương của Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu, Kim Lân, Phạm Tiến Duật; cũng như bái
phục khả năng ngoại ngữ thiên bẩm của Thavi Quý; năng lực tư duy triết học sắc sảo của
Trần Đức Thảo; tâm huyết giáo dục của tiến sĩ Hồ Ngọc Đại; kính phục tầm hiểu biết sâu
rộng văn hoá Tây Nguyên của cụ giáo Thấu, cụ Điểu CâuNhà văn đánh giá rất cao trí tuệ
và tài hoa của những người đã cống hiến cho đời những tác phẩm có giá trị cao và những
thành tựu vượt trội. Khiêm nhường trước tài năng, đó cũng là thái độ đáng quí, đáng trọng
biểu hiện một nhân cách trong sáng, trưởng thành. Đứng bên cạnh họ, Đỗ Chu cảm thấy
mình bé nhỏ, muốn được noi gương học hỏi.
Viết về họ, nhà văn còn bày tỏ niềm cảm thông và tri âm sâu sắc. Ông thấu hiểu nỗi
khao khát của Trần Hoài Dương lúc rời bỏ tòa soạn để lên đường đi tìm nguồn cảm hứng
cho nghệ thuật, thông cảm cho hoàn cảnh xa cách gia đình của Nguyễn Minh Châu, thấy
được nỗi lòng xa xứ của Thavi QuýLúc nào cũng thế, trang viết của Đỗ Chu luôn là tiếng
lòng thấu cảm, tri âm và thông suốt, biết trân trọng những tình cảm chân thành.
Tóm lại, cái tôi trữ tình đời thường của Đỗ Chu chủ yếu hướng tới những mối quan hệ
thân tình mà vô cùng rộng rãi. Ai cũng được ông dành cho những dòng tâm tình đẹp đẽ,
đáng quí. Mới thấy rằng, giữa cuộc sống xô bồ này vẫn còn có những người biết sống hiền
hòa, thân ái, sâu sắc, biết mến yêu những giá trị đích thực, biết gìn giữ, nâng niu những tình
cảm chân thành. Chưa một lần ta thấy nhà văn tỏ ra cay cú hay bất mãn với ai đó. Nếu có
chăng thì cũng chỉ là một cái tôi trữ tình đời thường vô cùng đa cảm, dễ nhạy cảm với
những hiện tượng cuộc sống và luôn có những tình cảm chân thành, sâu sắc.
2.1.3 Cái tôi trữ tình hoài niệm về tuổi thơ và quê nhà yêu dấu
Cái tôi trữ tình hoài niệm của Đỗ Chu tản mác khắp các trang tùy bút, gửi gắm bao
tình cảm ấm áp, thiêng liêng về miền quê yêu dấu và tuổi thơ hồn nhiên nhiều mơ mộng.
Đỗ Chu đi giữa lòng cuộc sống hiện tại nhưng lại mê mải tìm về những tháng ngày cũ, giữ
nguyên vẹn những kỉ niệm êm đềm của thời niên thiếu. Phải thấy rằng nhà văn là người
may mắn vì ông có một tuổi thơ với nhiều kỉ niệm đẹp, có một thế giới hồn nhiên để tìm về,
mơ về mỗi khi thấy lòng trống trải, cô đơn
Thế giới mà nhà văn tìm về, mơ về thật bình dị, quê kiểng mà hết sức gần gũi và thấm
đẫm tình người. Đó là mảnh vườn xưa hoang vắng có hương lá hương cây: “Đêm mùa xuân
dìu dịu hương cây, hương lá, dìu dịu những nỗi niềm, những ý tưởng, tôi tìm về tổ ấm, với
một mảnh vườn xưa thân ái của mình” [14; 87]. Đó là vùng đất trù phú, xinh đẹp tựa như
một bức tranh sơn thủy: “một vùng đất trù phú, mênh mang lau sậy mênh mang bờ bãi đang
khô ráo dần. Trước mặt là bể Đông, sau lưng là miền đất thoai thoải rồi chập chùng núi cao
rừng đại ngàn nguyên thủy sẫm đen chim kêu vượn hót. Từng đàn trâu gặm cỏ trong thung
lũng khe, hổ cọp ngồi bên mép nước, ngoài sông, trong đầm là thuồng luồng ma Nam, là
những con dải mép vàng” [18; 319]. Hình ảnh những con trâu gặm cỏ trên bờ bãi, hình ảnh
những đứa trẻ ngây ngô mặt mũi lúc nào cũng lấm lem bùn đất í ới gọi nhau tham gia
những trò chơi tuổi nhỏcứ cư ngụ mãi trong lòng ông như một nỗi ám ảnh da diết.
Thấp thoáng trong dòng hoài niệm về miền tuổi thơ của tác giả còn là hình ảnh của
những người thân yêu. Đó là người bà già nua, lẩm cẩm, suốt đêm rên rỉ, tỉ tê gọi đứa cháu
mà theo bà rất đỗi vô tâm: “Nằm trong buồng một đêm mấy lần bà tôi rên rỉ, Gái ơi thức
hay ngủ, nghe như đứa nào bẻ nhãn đấy. Gái ơi, sao con lợn hôm nay nó kêu khác thế. Gái
ơi, con gái mà ngủ say li bì như cái cối đá thì đứa nào nó thèm rước, dậy xem đã đóng cửa
chuồng gà chưa” [18; 280]. Đó là người chị tên Gái nhanh nhẹn, tưởng như vô tâm, trẻ con
nhưng lại có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, nhanh nhẹn và hết sức gan dạ. Đó là người
em gái bên nhà hàng xóm ngày ngày cùng tác giả dắt trâu ra đồng. Thuở ấy, nhà văn có một
niềm mơ ước cháy bỏng là được thành đôi với cô bé: “Đấy là cái mơ ước một đời của tôi,
tôi chỉ có một mơ ước ấy, suốt đời được thế, được giữ một chân theo em ra đồng bốc phân
trâu bón vào những gốc bầu, gốc mướp, vậy mà cũng không xong. Loạn li bèo dạt mây trôi
làm mỗi đứa một ngả, xa nhau là xa nhau cả một đời, lấy vợ là lấy người lạ hoắc ngoài
thiên hạ, rồi cũng phải sinh con đẻ cái với người ta chứ biết còn xoay xở thế nào” [18; 301].
Cái mơ ước ấy đã biến tác giả thành một chàng trai trưởng thành mang hình hài thơ bé. Vậy
mà những thăng trầm của cuộc sống đã không để cho mơ ước ấy trở thành hiện thực để nhà
văn suốt đời khư giữ một tình yêu trong niềm hoài vọng, tiếc nuối
Tùy bút của Đỗ Chu luôn bám lấy cái gốc chữ tình, trong đó đậm đà nhất là cái tình
quê mà phần ba của tập sách Về quê đốt lửa rất rõ cái tình ấy. Mỗi người đều có một cõi
quê sống trong kí ức, càng về cuối đời nó càng hiện về rõ hơn, da diết hơn. Hình như các cụ
ta triết lí về điều này qua thành ngữ “lá rụng về cội”, thật ngắn về chữ mà thật dài rộng và
sâu sắc về ý tình. Đỗ Chu nặng lòng với vùng đất Kinh Bắc, một miền quê giàu truyền
thống văn hóa, xứ sở của làn điệu dân ca quan họ làm mê đắm hồn người.
Trong hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm bóng người, cái tôi hoài niệm
về quá khứ được thể hiện rõ nét hơn. Nhất là khi nhà văn thân hành âm thầm tìm về với
cảnh xưa vườn cũ thì cái tôi ấy khiến người ta phải cùng ông ngậm ngùi, xót xa trước
những thay đổi quá lớn lao và nhanh chóng. Đỗ Chu lần tìm về những giá trị đích thực,
miên man đi tìm bóng người, bóng cảnh thăm thẳm. Có người bảo đó là cái tôi xê dịch.
Nếu quả là như thế thì cũng không phải hoàn toàn là xê dịch để khám phá, tìm tòi những cái
mới lạ nhằm thỏa thị hiếu mà cốt là để tìm về với gốc gác, với bản lai diện mục. Cái sở
thích được lang thang đó đây cũng là một sắc thái của cái tôi hoài niệm: “Lớn lên tôi có một
thời thích lang thang trong nhiều xóm ngõ của làng Niềm để tìm dấu xưa, hay đứng ngẩn
ngơ trước một cái cổng lớn có đắp chữ Nho làm Đại tự, có mảnh sân đắp gạch Bát Tràng,
có ao sen, có hòn non bộ, có bóng hoàng lan, hỏi liệu đây có phải nhà bà Hồng, bà Tuyết
ngày xưa không, người ta lắc đầu bảo là nhà ông Phán Cư, con cháu giờ đang ở bên Pháp,
bên Mỹ không thấy ai buồn về dòm ngó nữa” [17; 357].
Nhà văn tìm về với bến sông Tương, cái bến sông nhiều lần đã đi vào thi ca: “Gánh
vàng đi đổ sông Ngô / Đêm nằm mơ tưởng đi mò sông Tương”. Giờ đây trong cảm hứng
hoài niệm, nó trở thành vẻ đẹp xưa để kiếm tìm trong khắc khoải: “Đêm đêm trước đèn
mình thức với mình, tôi vẫn mông lung đi tìm cái dòng Tương muôn thuở ấy. Tôi vẫn tin là
đang có nó, nó vẫn đang chảy trong lòng đời sống dân tộc. Nó là dòng sông của thi ca, là
tình yêu là nguồn cảm hứng vô tận để chúng ta sống và sáng tạo, là nguồn trí tuệ đáng tin
cậy nhất trong sứ mệnh dẫn đường” [17; 272]. Ai đó cho rằng không nên sống mãi với quá
khứ, cần phải rũ bỏ quá khứ để sống cho thanh thản và mạnh mẽ. Đỗ Chu chưa một lần trực
tiếp phát biểu quan niệm của mình nhưng qua những gì ông viết, ta cũng đủ thấy ông là
người rất nặng lòng với quá khứ, quá khứ làm cho tâm hồn ông thêm giàu có và phong phú.
Với ông, tìm về với quá khứ là tìm về với chính mình, tìm về với cái tình người, tình đời.
Quá khứ cũng chính là điểm tựa nâng bổng tâm hồn ông bay lên với những giá trị nhân văn
cao đẹp.
2.2 Cái tôi triết luận
2.2.1 Cảm quan về cuộc đời
Người ta thấy một Đỗ Chu hay triết lí và biết triết lí bằng sáng tác nghệ thuật. Đằng
sau mỗi văn nhân là một triết nhân. Không cao siêu, thần bí, dấu ấn triết luận trong tùy bút
của ông rất đỗi gần gũi với nhân sinh, thấp thoáng dáng hình và phập phồng hơi thở cuộc
sống. Có lẽ những tư tưởng triết lí ấy được chắt chiu từ chính những trải nghiệm dày dạn
của nhà văn sau bao tháng năm miệt mài sống và sáng tạo. Về hình thức biểu đạt, Đỗ Chu
không để những triết lí xuất hiện một cách độc lập thành một văn bản dài mà bao giờ cũng
gắn vào chúng một ngữ cảnh, một câu chuyện cụ thể, điểm xuyết vào dòng tự sự, mở ra
trước mắt người đọc chiều rộng của đời sống hiện thực và chiều sâu của những chiêm
nghiệm, suy tư.
Bản chất và mối quan hệ giữa thời gian và cuộc đời con người không phải là một vấn
đề mới mẻ trong triết học cổ kim của nhân loại. Viết về vấn đề này, Đỗ Chu phải vượt qua
tâm lí quen thuộc tồn tại trong tầm đón đợi của độc giả. Cách đây mấy thế kỉ, Hê-ra-clít đã
có một nhận thức tài tình về vấn đề này: “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”.
Mỗi khoảnh khắc thời gian vùn vụt trôi qua và không bao giờ ngừng lại và lặp lại. Đứng
trước mùa xuân, Đỗ Chu đã thốt lên: “Thời tiết và không gian thì lặp lại như thế, nó quay
tròn, nhưng thời gian cũng như cuộc đời của con người thì không, nó cứ trôi đi mãi. Với ý
nghĩa thời gian, mỗi mùa xuân trong cuộc đời của con người là một sự mới mẻ hoàn toàn,
không thể có hai lần được gặp lại nó, thật là quí giá” [14; 9]. Triết học Mác – Lênin cho
rằng: “Vận động là phương thức cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất”.
Mọi sự trong thế giới này luôn vận động và biến đổi không ngừng, đó là chân lí khách quan
mà con người không thể nào thay đổi. Thời gian là vô thủy vô chung, thước đo thời gian
cũng vô cùng vô tận, còn con người thì hữu hạn, ngắn ngủi và mong manh. Từ đó, Đỗ Chu
mới phát hiện ra tuổi xuân và mùa xuân trong cuộc đời con người thật hiếm hoi và quí giá.
Thời gian sẽ làm con người ngày càng già đi về thể lí nhưng cũng bồi đắp cho tâm hồn
thêm những trải nghiệm phong phú, “thêm nhựa sống để sinh hoa kết kết trái, thêm nghị lực
để vượt qua tinh thần thử thách”. Ẩn giấu trong triết lí mang tính biện chứng về thời gian và
cuộc đời là cái nhìn lạc quan của Thiền Sư Mãn Giác: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết /
Đêm qua sân trước một nhành mai”. Giữa buổi sớm cuối xuân, bất thần nở trên cành những
cánh hoa mai ngan ngát trắng, mảnh mai mà kiêu hãnh, lặng lẽ nhún nhường mà vẫn rạo
rực. Cảm thức về chân lí mối quan hệ giữa thời gian và đời người không những không làm
tác giả rơi vào bi quan, hoảng hốt mà còn đưa nhà văn đến một sự chiêm nghiệm đích
thực: một sức sống mới đang bừng lên giữa những sự vật tưởng chừng như tàn tạ, già nua.
Lóe sáng trong tâm hồn Đỗ Chu một niềm vui triết học lạc quan tràn đầy.
Bày tỏ nhân sinh quan, Đỗ Chu còn bàn luận về qui luật tâm hồn con người. Ông cho
rằng, cuộc đời con người: “có cả vui lẫn buồn, mà chừng cái buồn muốn nhiều hơn cái vui
thì phải. Còn biết buồn vui chính là bởi còn yêu, còn gắn bó. Ví phỏng không yêu, không
gắn bó với đời thì còn vui buồn làm gì nữa, lúc ấy hẳn lòng người sẽ hóa băng giá, sẽ dửng
dưng hết tất thảy. Cho nên sự vui buồn hằng ngày chính là tình cảm, là nhựa sống, là cái đủ
sức nâng con người ta dậy, là cả một quấn bện, nghĩ ngợi, vân vi” [17; 148]. Quả là như
thế, cõi đời tựa như một bản hợp xướng đa thanh phức điệu. Theo nhà văn, nguyên nhân
khiến người ta sầu lụy chính là tình yêu và lòng khao khát mãnh liệt đối với những gì thuộc
về cuộc sống. Đây là một kiểu quan niệm nhập thế, có ý nghĩa tích cực thúc đẩy con người
gắn bó nhiều hơn với cuộc đời, dẫu nhiều khi ta phải đối diện những điều trái ngược với
mong muốn và sự chờ đợi của ta. Nó hoàn toàn khác biệt với quan niệm nhà Phật, một tôn
giáo khuyên con người rũ áo bụi trần tìm đến nương nhờ cửa thiền, từ bỏ dục vọng, xa lánh
những mối tình nhân thếChiều sâu tư tưởng ấy của Đỗ Chu không chỉ có ý nghĩa nhân
sinh mà còn mang sắc màu tư duy hiện đại. Rõ ràng, khi thể hiện cảm quan về cuộc đời, Đỗ
Chu một mặt có sự kế thừa sinh động, mặt khác có những quan niệm riêng phù hợp với tinh
thần nhân bản của cuộc sống hôm nay.
Hơn một lần ta được nghe Nguyễn Bỉnh Khiêm bày giãi quan niệm và lí tưởng sống
của ông trong bài Nhàn: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn, người đến chốn lao xao”.
“Dại” – “khôn” chính là cả một triết lí sống của Bạch Vân cư sĩ mang tâm hồn thanh khiết,
thông suốt mọi lẽ thiệt – hơn, được – mất, tốt – xấu của đời người. Nhà văn Đỗ Chu tiếp
bước người xưa cũng nhận thức về vấn đề dại khôn, đúng sai: “Con người ta sống trong trời
đất là ngổn ngang những khôn dại, đúng sai, hết đứng dậy lại vấp ngã; lẫn lộn những kiêu
hãnh và tầm thường, đầu óc lúc quang lúc tối, khi nó mở ra thì khôn ngoan vượt cả Khổng
Minh, Hàn Tín, mà khi nó đóng lại thì mờ mịt yếu đuối như con vờ ngoài sông vào lúc
chiều tà. Sự hơn kém nhau có lẽ là chỉ ở chỗ người ấy có chịu nhớ hay không chịu nhớ
mình là ai, mình từ đâu đến và mình đi về đâu” [17; 112]. Cái nhìn triết học có tính biện
chứng, toàn diện của nhà văn mang đến cho người đọc bức chân dung sống động, chân thật
về con người. Những xu hướng trái chiều luôn tồn tại trong tâm hồn mỗi người, khiến con
người nhận thức và hành động có khi không thống nhất và đồng nhất. Nhưng theo nhà văn,
tất cả những điều đó không quan trọng. Cái quan trọng hàng đầu trong đời sống này chính
là cái đẹp: “Cái đúng sai quả là chưa mấy can hệ, cái khôn dại, được mất nào có gì đáng
bàn, bất quá chỉ là những cái để đám người đang tất tưởi ngoài đường kia quan tâm. Với
người cầm bút thì không chỉ có thế, tầm tư tưởng phải dám vượt qua những gì thuộc về tầng
hình nhi hạ để bước vào miền hình nhi thượng, ở đó làm gì có đúng sai khôn dại nữa, ở đó
chỉ còn có những gì thuộc về cái đẹp thuần khiết, nó nhẹ tênh như mờ tỏ xa xăm và bay
lượn” [17; 112]. Như thế, cuộc đời người nghệ sĩ là phải luôn qui hướng về cái đẹp, một cái
đẹp không bị lệ thuộc vật chất, danh lợi, một cái đẹp vượt lên trên tất cả mọi nhu cầu tầm
thường để cất cánh bay lên.
Song song với vấn đề trên, Đỗ Chu còn bàn luận đến ý nghĩa xã hội của đồng tiền:
“Đồng tiền ở chỗ này là đầu tiên nhưng đến một chỗ kia lại khó có thể là đầu tiên được nữa,
thế mới là hợp lẽ. Đợi đến lúc nó sẽ là đầu tiên ở mọi việc, mọi chỗ, ấy sẽ là lúc hỏng bét,
hỏng không cứu vãn nổi, là vì con người đã bị đồng tiền làm hư hỏng hết rồi. Đồng tiền mà
làm ở vị trí đầy tớ thì nó sẽ là một đầy tớ tốt, nhưng để nó làm ông chủ còn mình chuyển
xuống làm đầy tớ cho nó thì nó sẽ là một ông chủ tồi” [17; 145]. Đỗ Chu nhìn ra được hai
mặt khác nhau xung quanh vấn đề thái độ của con người trong mối tương quan với đồng
tiền. Đó cũng là một trong những biểu hiện quan trọng của nhân cách sống. Hạnh phúc ở
đời này không phải làm sao kiếm cho thật nhiều tiền, tích góp cho thật nhiều của cải mà là
phải tích trữ kho báu yêu thương người thân và đồng loại. Mỗi ngày ta sống là một ngày
nếm trải, có khi phải cố gắng sống, phải bỏ qua nhiều chuyện để mà sống. Có lẽ hạnh phúc
ở đời này không gì khác chính là tình yêu cuộc sống, một tình yêu cao cả và vị tha. Có thể
nói bài học cuộc đời quan trọng nhất chính là bài học yêu thương. Nhà văn kể câu chuyện
một người sau khi chết đi đã đến gặp Phật Tổ. Nhà Phật yêu cầu anh ta phải bỏ lại con chó
anh đang bồng trên tay thì mới nhập tịch nhưng anh ta nhất định không đồng ý. Với anh,
con vật kia không phải là con vật bình thường mà đó là một người bạn thân thiết mà anh
không thể nào phản bội được. Câu chuyện kết thúc khá bất ngờ và để lại nhiều dư vị về bài
học làm người. Anh cùng với chú chó nhỏ được vào Niết bàn. Muợn câu chuyện giàu sắc
màu huyền thoại, Đỗ Chu muốn khẳng định rằng cái mà con người phải mang theo trên
đường đời xa lắc chính là tình thương và lòng chung thủy, ngoài ra mọi thứ đều trở nên
không cần thiết. Do đó, cần biết sống yêu thương và loại trừ điều ác ra khỏi thế gian. Bởi
vì, “chừng nào thế gian này còn lắm âm mưu lừa gạt, lắm tham vọng cay nghiệt, lắm đói
nghèo tăm tối, lắm xô đẩy đâm chém thì tiếng nói nhân đạo, những hành vi, tư tưởng nhân
đạo cũng là cái có bao nhiêu cũng là còn thiếu trong cuộc sống con người. Nó chẳng khác
nào nước lã đối với muôn loài vậy” [17; 314].
Đỗ Chu còn phát hiện ra một nguyên lí khác. Đó là được tôi rèn trong môi trường
khắc nghiệt, con người sẽ trở nên vững vàng trước những khó khăn của đời sống, không
biết khuất phục hay đầu hàng trước hoàn cảnh. Nhà văn đã diễn đạt nguyên lí này qua hình
ảnh cây mận trắng bên vách núi: “Đời người giống như cây mận nở hoa trắng ngát bên vách
đá đứng dựng trước biển. Ngày lại ngày cây mận bám sâu rễ cắm chặt lấy vách đá, nó hút
dần từng chút muối biển để sống. Có người thợ khéo chặt lấy một nhánh rễ mận mang về
đẽo gọt thành chiếc tẩu thuốc, rồi chiếc tẩu ấy một lần rơi vào tay ta. Đêm đông thức dậy
nhồi một mồi thuốc vào tẩu, xòe một que dim, lắng nghe làn khói thơm ngào ngạt trong
bóng tối, ngắm nhìn ngọn lửa lập lòe sưởi ấm nơi bàn tay và chợt hỏi nó là thứ gỗ gì vậy, vì
sao nó không sợ lửa. Chính là muối mặn đã nuôi thứ gỗ ấy. Vị mặn chát của năm tháng đã
thấm vào cây mận ấy khiến nó có những phẩm chất mà không một thứ cây nào có nổi” [17;
124-125]. Tính cách con người do bởi hoàn cảnh cá nhân tạo nên, “không ai sống hộ ai
được và cũng không ai dám nói trước, các cụ đã dặn có thân thì phải lo lấy thân, mỗi người
đang có một chương trình”. Tuy nhiên, sống trong môi trường xã hội, nhân cách con người
chịu sự chi phối, chịu sự tác động rất mạnh mẽ từ người khác, thậm chí từ các thế hệ tiền
nhân: “Những cuộc đời như rượu tăm để lâu, dành cho con cháu đến sau. Đó thực là vô giá
với những ai biết cảm nhận giá trị của nó” [17; 122].
Nhìn chung, nhân sinh quan của Đỗ Chu được thể hiện trên các trang tùy bút chưa tập
trung thành hệ thống luận nhưng tất cả cái nhìn của ông về cuộc đời chắc chắn có ý nghĩa
nhất định để ta nhìn đời thêm sâu sắc, phong phú và toàn diện.
2.2.2 Những quan niệm về văn chương
Đây không phải là địa hạt của người sáng tác mà là của các nhà lí luận, phê bình văn
học. Tuy nhiên, trong lịch sử văn học nhân loại nói chung, lịch sử văn học Việt nam nói
riêng đã có nhiều nhận định mang tính lí luận của những người sáng tác đóng góp hữu ích
cho chuyên ngành Lí luận văn học. Chắt lọc từ ngàn trang tùy bút của Đỗ Chu, chúng tôi
tập hợp được một số vấn đề thật sự có giá trị hữu ích cho việc sáng tác và nghiên cứu văn
học. Trong đó nổi bật lên hai luận điểm chủ đạo, đó là quan niệm về tác phẩm văn chương
và phẩm cách của người nhà văn.
Xưa nay có rất nhiều luận thuyết bàn về bản chất của tác phẩm văn học. Ở đây, ta có
dịp nghiên cứu quan niệm về văn chương của tác giả văn học. Có lẽ những vấn đề lí luận
mà Đỗ Chu đưa ra được chưng cất từ chính cuộc đời mấy mươi năm làm nghệ thuật. Vì thế
chúng không phải là mớ lí thuyết suông mà chính là tâm huyết và lập trường của người
nghệ sĩ. Trong lĩnh vực văn học có vô số những kiến giải về đặc trưng của tác phẩm văn
chương. Nhà văn Đỗ Chu chỉ nói lên quan niệm của mình bằng ấn tượng chủ quan: “Văn
học là tiếng nói của cõi lòng tìm đến cõi lòng, cho nên một khi đã dối giả, đã hời hợt, đã láu
lỉnh uốn éo là rất khó nói chuyện” [17; 225]. Những điều viết ra nếu như không được khởi
đi từ trái tim thì không thể trở thành tác phẩm nghệ thuật. Hơn nữa, tình cảm thẩm mĩ trong
văn chương phải là loại tình cảm chân thành và sâu sắc, xuất phát từ trái tim đa cảm. Ông
cho rằng, linh hồn của tác phẩm chính là xúc cảm, không có xúc cảm dẫu có có gắng dụng
công cũng thành vô ích, vô nghĩa: “Cứ việc hão huyền, cứ đại ngôn, tha hồ tinh tướng, tha
hồ mê mụ, tha hồ yếm trá, tất cả đều được thêu dệt ẩn giấu sau tấm lụa ngôn từ bóng bẩy
nhưng hết sức xiêu vẹo yếu đuối, do vậy một cái chết đang chờ đợi sẵn cho các tác phẩm vô
hồn là không sao tránh khỏi” [18; 103]. Như vậy, những văn bản không hội tụ những đặc
trưng của nghệ thuật chân chính sớm hay muộn cũng bị đào thải và có một kết cục không ra
gì. Còn đối với những tác phẩm chạm được vào cõi lòng con người, dẫu có trải qua bao
thăng trầm, nó vẫn bền vững, bất diệt, bất hoại, “đem đốt không cháy, dìm xuống nước
không rã”. Đấy mới gọi là văn chương đích thực.
Vấn đề chính yếu thứ hai tác giả bàn luận, kiến giải là phẩm chất và năng lực sáng tạo
của người nghệ sĩ. Có thể thấy rằng, đây cũng là vấn đề Đỗ Chu tỏ ra rất hứng thú của Đỗ
Chu. Vì vậy nhiều lần ông trở đi trở lại để bàn luận nhiều khía cạnh của một vấn đề thực ra
không mới nhưng luôn luôn là vấn đề hàng đầu trong sáng tạo nghệ thuật. Một người giàu
tâm huyết và có những cống hiến nhất định cho nền văn học nước nhà như ông có lẽ hơn ai
hết hằng luôn ưu tư trước trang viết về phẩm chất và năng lực sáng tạo của người cầm bút.
Chính vì thế, những luận thuyết của Đỗ Chu rất sống động, giàu ngữ khí và sắc điệu tình
cảm. Ông như cật vấn chính mình với câu hỏi nhà văn là ai. Theo ông, “nhà văn là người
dùng tác phẩm đề giãi bày tâm sự, để nói ra bằng chữ những rung động, những suy tư trước
nhiều cảnh huống mà mình đả trải, đã cảm nhận” [17; 250]. Đơn giản thế thôi. Nhưng để
làm được điều đó, nhà văn phải miệt mài lao động, không ngừng phấn đấu, không ngừng
tìm tòi để tạo được cho mình phong cách riêng. Người nghệ sĩ “cần tìm cho mình một bút
pháp trước đây chưa ai từng có”. “Nếu không thì viết làm gì. Không gì tầm thường nhàm
chán hơn sự sao chép, sự bắt chước, cho dù việc đó làm khôn khéo đến đâu. Ông trời không
hề bắt người ta phải nhai lại, chỗ này đặt cho ta một nguyên tắc nghiêm ngặt và lâu dài
trong quá trình học hỏi những tác gia lớn” [17; 250]. Dường như Đỗ Chu muốn phê phán
một bộ phận người cầm bút đã coi thường vai trò sáng tạo của mình, chỉ có giỏi mô phỏng
hay kế thừa ý tưởng của người khác.
Để có những tác phẩm có sức lan tỏa, người nghệ sĩ phải không ngừng trau dồi, phải
có một cuộc lên đường đầy gian nan, vất vả, “phải đi nhiều, học nhiều, từng trải nhiều” [17;
254]. Đỗ Chu đòi hỏi bản thân và đồng nghiệp phải thực sự chuyên tâm và nghiêm túc
trong công việc sáng tạo: “Mỗi người viết càng phải tự đòi hỏi nghiêm khắc ở mình hơn
nữa, viết khó nhọc kĩ lưỡng hơn nữa, chứ không sống tùy thời, ăn theo, nói theo. Sống cho
một lúc, viết cho một lúc thì không thể có sức sống lâu bền. Mà văn học đồng nghĩa với
những gì được xem là lâu bền. Kị nhất là sự ăn xổi ở thì, quan tám cũng ừ, quan tư cũng
gật” [17; 59]. Và trước nhiều vấn đề nhạy cảm như hôm nay, người nghệ sĩ không được cho
phép mình a dua, ba phải, lập trường còn lờ mờ chưa rõ ràng. Đỗ Chu xác định rằng đã là
nghệ sĩ thì lúc nào cũng luôn giữ cái nhìn đầy tỉnh táo để nhận thức và phản ánh chân xác
những vấn đề xã hội: “Là người cầm bút mà thờ ơ được sao. Sự rờ rẫm ma mụ là biểu hiện
của những nhân cách uơng hèn, viết viếc gì, bất quá chỉ là mớ chữ gà bới của đám học trò
vô sư vô sách” [17; 259].
Tác phẩm văn học là bằng chứng cụ thể nhất cho tâm huyết và tài năng sáng tạo của
người nghệ sĩ. Đó còn là niềm hạnh phúc, là sự đền bù cho những tháng ngày lao động
nghệ thuật miệt mài, khó nhọc. Không cần kể đến hạng người tạo ra những cuốn sách đồi
trụy, phản động, người cầm bút nếu cả đời viết văn mà không có lấy nổi một tác phẩm hay,
chí ít một trang sách để làm cho người ta nhung nhớ thì thật là đáng để ta phải suy nghĩ:
“Không ai nghĩ rằng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_5137182672_143_1872653.pdf