Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 4

1. Lí do chọn đề tài.4

2. Lịch sử vấn đề .5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

4. Phương pháp nghiên cứu .11

5. Đóng góp của luận văn .11

6. Cấu trúc của luận văn .12

CHƯƠNG 1: LÝ VĂN SÂM – CUỘC ĐỜI, VĂN NGHIỆP VÀ QUAN NIỆM

NGHỆ THUẬT . 13

1.1. Cuộc đời.13

1.1.1. Quê hương và thời niên thiếu .13

1.1.2. Thời kì trưởng thành và tham gia kháng chiến.14

1.1.3. Thời kì đất nước hoà bình, thống nhất và những năm cuối đời.15

1.2. Văn nghiệp.16

1.2.1. Các giai đoạn sáng tác .16

1.2.2. Sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng.18

1.2.3. Văn nghiệp Lý Văn Sâm qua sự tiếp nhận của công chúng .22

1.3. Quan niệm nghệ thuật của Lý Văn Sâm .23

1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người.23

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Lý Văn Sâm trong truyện ngắn.26

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ VĂN

SÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG . 32

2.1. Khái niệm thế giới nhân vật.32

2.1.1. Nhân vật.32

2.1.2. Thế giới nhân vật .33

2.2. Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm.34

2.2.1. Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống cách mạng và

kháng chiến .35

2.2.2. Một thế giới nhân vật gắn với bản sắc văn hoá đất Phương Nam .56

2.2.3. Một thế giới nhân vật gắn với những ám ảnh về đời sống tâm linh .63

pdf118 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gái “Thà tao chết chớ tao không để cán bộ của Đảng chết vì thằng giặc” [43, tr.670]. Hành động “che giấu tù Việt cộng” [41, tr.670] của bác thể hiện một tình yêu chân thành giành cho đất nước. Sự hi sinh anh dũng của người nông dân ấy đã biến thành ngọn lửa trong trái tim của những người còn sống. Cũng như Bác Bảy Hội, bác Năm Trừu, cô Sáu, dượng Sáu (Chuyện người thổi sáo ở Bến Xuân), Bình, Dương (Hồn Do Thái), Anh Tư Lục lộ (Tiếng rên trong rừng lạnh) đều là những hình tượng nổi bật về con người kháng chiến giản dị nhưng cũng đậm chất anh hùng. Họ dù bị bắt, bị tra tấn và có phải hy sinh nhưng họ luôn trong tư thế ngẩng cao đầu của những người chiến thắng. Tiếng gọi “Tổ quốc ơi!” [43, tr.447] trước khi ngã xuống của Việt hay lời trăn trối của Bình nhờ Dương đem cây sáo “đi tìm người làm sống lại tiếng Quê hương” [43, tr.395] trước khi trút hơi thở sau cùng đã thể hiện rõ nét tư thế ấy. Ngòi bút cuả Lý Văn Sâm là ngòi bút tranh đấu theo một hướng riêng, vì thế tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật cũng là những thước phim cảm động của tình đồng chí chiến đấu. Bản thân Lý văn Sâm cũng là người tham gia vào cuộc kháng chiến, có điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc gần gũi với những con người yêu nước mộc mạc trên chính mảnh đất quê hương. Trong nhiều truyện ngắn của mình, Lý Văn Sâm đã hoạ lại bức chân dung những con người kháng chiến nghĩa khí, gắn bó với mảnh đất quê hương, sẵn sàng chọn cái chết vinh hơn phải sống trong nhục nhã. Họ không chỉ ngoan cường, gan dạ nơi chiến trường mà luôn giữ vẹn khí tiết lúc rơi vào tay giặc và sẵn sang xả thân vì nghĩa lớn. Có lẽ chính nguyên mẫu trong cuộc sống hiện thực những ngày tham gia kháng chiến ở vùng chiến khu 47 D đã tạo nên cảm hứng để nhà văn xây dựng nhân vật người kháng chiến với phẩm chất kiên trung bất khuất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đặt trong hoàn cảnh kháng chiến, tình yêu đất – nước trở thành tình yêu sâu nặng nhất của con người. Cô lái đò tên Tiệp trong truyện Qua bến lạnh là một hình tượng tiêu biểu cho tình cảm ấy của những con người kháng chiến. Hơn năm năm yêu thương và chờ đợi một chàng trai rời bỏ quê nhà để gây dựng công danh, thế nhưng khi chàng trai ấy trở về thì cô mới đau xót biết rằng thứ công danh mà chàng theo đuổi chính là làm giặc. Hành động dũng cảm “lật úp chiếc đò xuống nước”, “lấy sông làm mồ” [43, tr.463] dìm chết cả tiểu đội lính giặc, trong đó có người mà cô từng một thời yêu thương và bị phản bội đã gieo vào lòng người đọc sự mến yêu và ngưỡng mộ. Với cô gái xinh đẹp ấy, tình yêu lứa đôi đã hoà vào dòng chảy của tình yêu đất nước. Trong Chuyện ấy đã qua rồi nhà văn đã kể lại sự hi sinh anh dũng của một người đồng chí - đồng chí Ba Bửu - dù phải đối mặt với một cái chết thảm, con người ấy trước khi đi vào cõi vĩnh hằng vẫn thét to “Hồ Chí Minh muôn năm! Đả đảo Ngô Đình Diệm” [43, tr.678]. Tiếng thét đanh thép ấy đã khiến cho kẻ thù phải cúi đầu run sợ “Thằng sếp phó Bình đâm ra hoảng sợ, mồ hôi rịn ướt trán. Nó vội vàng sụp lạy ba lạy trước quan tài sơn đen và vái lầm thầm trong miệng” [43, tr.678]. Rõ ràng, bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã chi phối ngòi bút của Lý Văn Sâm. Vì thế, khi xây dựng hình ảnh những con người kháng chiến, nhà văn dựng lại những con người ấy một cách chân thật, giản dị nhưng cũng không kém phần cao đẹp. Họ mang dáng dấp những bạn bè, đồng chí, những người đã sống và chiến đấu cùng ông. Với tất cả sự ngưỡng mộ và cảm phục Lý Văn Sâm đã dành những lời lẽ đẹp nhất để ca ngợi họ cả trong lúc sống hay khi đã phải ngã xuống trên đường thực thi sứ mạng “lấp bằng vực thẳm” [43, tr.486] “Em còn sống là của anh và của Đất Nước. Em chết rồi, linh hồn em sẽ về đậu bên linh hồn anh và thân thể em lại trả về cho Đất Nước” [43, tr.455]. Biết rằng ra đi là chấp nhận khó khăn, chết chóc, người chiến sĩ trong truyện ngắn của Lý Văn Sâm vẫn không chùn bước bởi còn nhiệm vụ trước mặt. Với họ khi đất nước còn những thân người ngã gục, còn những vực thẳm phải lấp bằng, còn biết bao người đau khổ cơ cực thì sự hy sinh ấy cũng giống như những chiếc lá rơi xuống để vun bón cho những chiếc lá sau tươi tốt hơn “Lê ơi! Anh hãy nằm yên đó nhé! 48 Trong anh một mùa ve đã tàn rồi. Nhưng dưới thung lũng, trên nóc đồi, lá xanh đang xây một mùa thu trông đợi của một giống nòi anh dũng.” [43, tr.493]. Gắn bó với vùng đất Đông Nam bộ từ thời kháng Pháp, bản thân nhà văn cũng là một cán bộ kháng chiến từng đảm nhiệm công tác tuyên truyền đi sâu vào đời sống người dân, vì thế trong những truyện ngắn viết về cuộc sống dọc đường kháng chiến của mình, Lý Văn Sâm thường chú trọng đến việc khơi gợi tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thể hiện niềm cảm thông với những con người đã ngã xuống cho tự do dân tộc. Khi viết về những cái chết vì bổn phận thiêng liêng bao giờ nhà văn cũng dành những lời thật đẹp để ca ngợi “Quanh anh, lá rụng như những trang sử đang xây cao một nấm mồ danh dự. Anh không còn nghe tiếng ve. Mà loài ve vẫn lên tiếng đều đều trong mênh mông nắng hạ. Không ai tắt được tiếng ve cả! Đất nước đang làm nên những mùa ve vĩnh viễn.” [43, tr.494]. Không những thế ông cũng viết về sự ra đi của họ với những lời lẽ rất trang trọng “Một ngọn đèn trăng đã lụn rồi! Ngọc, Hồ và Trân đang sắm cho anh một chiếc quan tài bằng vạt tre và gói anh trong lá cờ rách Nắng hè trong ráo! Ngàn ve đang hoạ cùng giọng thác như một khúc hùng ca” [43, tr.493]. Được nhìn nhận như là một trong những nhà văn viết dòng văn chương tranh đấu đầu tiên ở miền Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những câu chuyện mang đậm dấu ấn hoài niệm của Lý Văn Sâm đã tạo dựng được hình tượng những con người kháng chiến giản dị nhưng vô cùng đẹp đẽ. Lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp, Lý Văn Sâm đã tìm cách nêu cao tinh thần dân tộc, khí thế chống xâm lăng qua tấm gương những anh hùng nghĩa sĩ, dù phải trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn tạo thành một làn sóng tranh đấu mạnh mẽ “Chiến tranh nhân dân đã biến trái tim mọi người Việt Nam thành quả mìn đối với giặc Pháp” [43, tr.670]. Với mục đích “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, Lý Văn Sâm đã khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quật khởi, đồng thời đả phá chế độ tàn ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Bằng nhiều chi tiết chắt lọc, gây ấn tượng mạnh, nhà văn đã miêu tả thành công hình tượng con người kháng chiến, ở chính quê hương ông, giản dị nhưng cũng rất mực anh hùng. 2.2.1.3. Nhân vật người nông dân 49 Nhắc đến đề tài người nông dân trước cách mạng Tháng Tám có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Hồ Biểu Chánh, Kim Lân, mỗi nhà văn vừa nêu đều có những tác phẩm “để đời”, đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, mà hình tượng trung tâm trong tác phẩm là người nông dân. Với nhiều nhà văn, viết về người nông dân như một lẽ tự nhiên, một nhu cầu tự thân của người cầm bút, bởi lẽ con người, cuộc sống ở quê hương đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Hay nói cách khác viết về quê hương với những người nông dân mộc mạc, hồn hậu, chất phác cũng chính là viết về cội nguồn của chính nhà văn. Và như vây Lý Văn Sâm cũng không là trường hợp ngoại lệ. Khi cầm bút, chính nhà văn đã thổ lộ con người và quê hương đã đem lại cho ông nguồn cảm hứng bất tận. Vì thế, mặt thật của xã hội nông thôn hay miền sơn cước, nơi Lý Văn Sâm có nhiều năm sinh sống, với biết bao cảnh đói nghèo, khốn khổ được phơi bày khá rõ trong những trang viết của ông. Viết về cuộc sống và con người nơi ấy, Lý Văn Sâm đặc biệt chú ý đến hình tượng người nông dân. Vốn xuất thân từ một gia đình trung lưu, nhưng Lý Văn Sâm có nhiều năm sống gắn bó với quê ngoại cũng như quê nội vùng Bình Long. Có lẽ vì thế mà nhà văn luôn thấu hiểu, cảm thông đối với những con người chân lấm tay bùn, quanh năm bám chặt với ruộng đồng. Ông không chỉ nhận ra những bất công mà người nông dân đang phải gánh chịu, cũng không chỉ dừng lại ở sự chia sẻ trước những thân phận bé nhỏ chịu nhiều áp bức, khổ đau. Nhà văn còn phát hiện và đề cao những nét đẹp trong tính cách và tâm hồn của người nông dân miền Đông Nam bộ. Tìm hiểu hình tượng người nông dân Nam bộ trong truyện ngắn Lý Văn Sâm không thể tách biệt hoàn cảnh xã hội Nam bộ những năm kháng chiến chống Pháp, một xã hội đen tối, đầy phức tạp, biến động. Chính hoàn cảnh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đang diễn ra sôi nổi trên cả nước là một trong những nhân tố tạo diện mạo con người nói chung và người nông dân nói riêng. Đó là những con người chân chất, thiện lương, trọng nghĩa tình và rất mực gắn bó với mảnh đất quê hương. Viết về cuộc sống người nông dân, Lý Văn Sâm luôn dành cho họ một tình cảm đặc biệt, niềm thương cảm sâu lắng. Khi khắc hoạ những nỗi đau thương và cuộc sống thê thảm mà người nông dân phải gánh chịu trong những năm kháng chiến cũng chính là lúc Lý Văn Sâm bày tỏ tiếng nói đấu tranh của mình. 50 Nếu trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân, Nam Cao chú trọng miêu tả nỗi khổ của con người bị tha hoá (Chí Phèo, Lang rận, Trẻ con không được ăn thịt chó). Ngô Tất Tố, Nguyễn công Hoan lại chú trọng khai thác nỗi khổ của người nông dân vì sưu cao thuế nặng (Tắt đèn, Bước đường cùng), Bình Nguyên Lộc hay Sơn Nam chú ý đến hình tượng người nông dân trong quá trình đấu tranh với giặc giã và thiên nhiên (Rừng mắm, Hương rừng Cà Mau) thì dưới ngòi bút của Lý Văn Sâm, hình ảnh những người nông dân chân lấm tay bùn lại hiện ra với bao nỗi khốn khổ vì chiến tranh. Bằng cái nhìn chân thực, khi viết về người nông dân Lý Văn Sâm không hoàn toàn tô vẽ cho nhân vật mà ông để họ hiện ra với những gì gần gũi, mộc mạc nhất từ bản chất thuần hậu, bộc trực, cần cù đến cả những thói tật xấu mang tính cố hữu như: sự hẹp hòi, đố kị và cái nhìn thiển cận (Một con chó sủa hóng chiều ba mươi tết, Nắng bên kia làng). Tuy nhiên trong hoàn cảnh tang thương của chiến tranh, Lý Văn Sâm đã dụng công để phô bày những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Với ông, chiến tranh tuy là khổ đau mất mát nhưng cũng là môi trường để thẩm thấu tấm lòng sắt son với quê hương, đất nước của những con người chân chất, thiện lương. Viết về người nông dân trước hết, Lý Văn Sâm miêu tả nỗi khổ mà họ phải gánh chịu. Chiến tranh đẩy con người đến cảnh sống khốn khổ “Làng mạc tan hoang. Nhà cháy nhiều quá. Nhiều con trẻ bơ vơ đứng khóc mẹ giữa cánh đồng đất sởi lên như những củ khoai tím ” [43, tr.632]. Cuộc sống những người nông dân thiện lương, chất phác thường xuyên bị đảo lộn “Dân Việt Nam bắt đầu thấy khổ vì không yên được trong mảnh đất của Tổ Tiên mình” [43, tr.593]. Biết bao gia đình phải rơi vào cảnh ly tán, vợ xa chồng, mẹ phải lìa con, đau thương chất chồng trên những cuộc đời vốn đã nhiều cơ cực. Hình ảnh của những lão nông như Bảy Hội (Chuyên ấy đã qua rồi) Cô Sáu, Dượng Sáu (Người thổi sáo ở bến Xuân) chính là những hình ảnh tiêu biểu cho số phận bi thảm của người nông dân trong những năm kháng Pháp. Gắn bó máu thịt với con người và quê hương nên nhà văn thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của người nông dân ở vùng tạm chiếm cũng như ở vùng đô thị nghèo. Trong rất nhiều truyện ngắn, Lý Văn Sâm đã miêu tả số phận và tình cảnh bi đát của những gia đình nông dân ở khắp miền đất Nam bộ - quê hương ông. Cái ăn, cái mặc luôn là nỗi lo 51 đeo bám suốt cuộc đời họ. Nắng bên kia làng phản ánh một thực trạng của đời sống nông thôn Nam bộ trong thời binh lửa chiến tranh “quanh tôi chết chóc thê lương quá” [43, tr.594] với nhân vật tôi trong truyện thì cuộc sống lúc bấy giờ chỉ là “Chạy! Tránh ! Lánh nặng, tìm nhẹ! Cơm, gạo! Quần, áo! Hỡi ôi, cuộc kiếm sống vô nghĩa lý!” [43, tr.601]. Người cậu cũng vì kiếm thêm miếng ăn qua cơn đói cho cháu phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Tình cảnh khốn khổ của ông lão trong truyện ngắn Một con chó sủa hóng chiều ba mươi tết “Có nhiều đêm không tiền mua dầu, ông già ôm con chó nhỏ khóc thầm trong bóng tối” [43, tr.630] giữa sự ghẻ lạnh của hàng xóm láng giềng vì họ sợ “lây bệnh cộng sản của con trai lão” [43, tr. 630] cũng là tình cảnh chung của rất nhiều người cha, người mẹ vò võ mong con trở về từ cơn nước biến. Tiếng rên “Con ơi!” thể hiện nỗi nhớ con da diết của lão. Nỗi nhớ ấy, ông lão nuốt cả vào trong tâm khảm bởi hàng ngày ông vẫn phải chứng kiến biết bao hình ảnh tan hoang, xơ xác của xóm làng. Hay lời thú nhận của người cậu trong truyện ngắn Nắng bên kia làng “, phần kiếm không ra tiền đóng thuế thân, nên cậu không dám vác mặt xuống chợ, sợ bắt lính” [43, tr.595] cũng đã phần nào nói rõ những khổ đau đè nặng lên kiếp sống cơ cực của những người nông dân chân chất nơi đây. Không chỉ có những người nông dân ở vùng nông thôn hay miền sơn cước mới rơi vào tình cảnh bi đát, ngay cả những vùng đô thị nghèo thì tình cảnh của họ cũng không hơn gì. Người đọc không thể cầm lòng trước tình cảnh nghèo khổ của trẻ em và người già giữa lòng đô thị. Hình ảnh hai đứa bé co ro, đói rét giữa đêm mưa gió với một ước muốn giản đơn “Nó nhìn vào khoảng trống trong nhà thuốc mà thèm thuồng. Đêm nay nó được chỗ ấy ngủ thì ấm áp lắm.” [43, tr.403] trong Lạc loài ; hình ảnh Dì Sáu trầu cau ở xóm giá ẵm đứa bé trong bóng chiều chập choạng mong tìm chỗ nương thân trong Oan gia; hay chú bé đánh giày không nhà phải “gói mình trong chiếu mỏng trên hè phố” [43, tr.542] trong Thèm một ngọn đèn và còn, còn nữa biết bao kiếp người khổ đau giữa những mưa gió của cuộc đời và cơn bão lửa của chiến tranh. Dưới ngòi bút và cái nhìn đầy nhân hậu của Lý Văn Sâm, những kiếp khổ đau ấy như những “kẻ lạc loài”. Họ lạc loài khi phải lìa bỏ quê hương để sống ở một miền đất khác. Hình ảnh “Những kẻ lạc loài trong đêm nay, nếu muốn núp mưa, không tìm đâu ra một ngọn đèn để mà lần tới, có khác nào con tàu lạc giữa trùng dương, lạc mất ngọn hải đăng, giữa giờ giông bão? Đêm nay, không ai thắp đèn vì sợ hòn đạn lạc, mà mưa, mà gió cứ phụ họa với tiếng súng gây sự sủng ướt thê lương xuống một góc trời 52 ” [43, tr.471] cứ thế lần lượt hiện ra sống động trước mắt người đọc và dường như bóp nghẹt trái tim họ vì sự xót xa thương cảm. Đặt nhân vật trong bối cảnh kháng Pháp, một mặt Lý Văn Sâm phê phán chế độ xã hội cũ, mặt khác nhà văn còn khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân. Hình ảnh những người nông dân cần lao, kiên quyết không rời bỏ mảnh đất quê hương dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đã nói lên phẩm chất kiên trung của họ. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để gìn giữ mảnh đất thiêng liêng của mình. Sự gắn bó máu thịt ấy cũng chính là biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Một tình yêu vừa cụ thể, vừa gần gũi. Trong Chuyện người thổi sáo ở Bến Xuân, bác Năm Trừu, một nghệ nhân mù, đã gắn bó cả đời với cây sáo và mảnh vườn “của cha ông để lại”. Sau khi vợ qua đời, bác gởi tình thương nhớ vợ vào tiếng sáo Nỗi đau tưởng chừng làm bác gục ngã. Vậy mà không, khi cuộc kháng chiến diễn ra, bác đã nuôi dưỡng ý định “gửi tiếng sáo cũng là tiếng lòng của Bác đi theo hồn nước với đứa con trai độc nhất của mình”[43, tr.648]. Bởi với bác Năm Trừu tiếng sáo mang “cái hồn của một con người trung thực luôn luôn hướng về cái thiện, cái đẹp.” [43, tr.648] Sống trong những ngày tháng đau thương của chiến tranh, ước mơ của những người nông dân cũng thật giản đơn, được lao động và sống yên ổn ngay trên mảnh đất của tổ tiên. Mong ước của người cậu trong truyện ngắn Nắng bên kia làng là một minh chứng “Sẵn phần đất hương hoả kia, cậu cháu mình trồng trọt sống qua ngày. Cậu không mong tranh giành đoạt lợi gì hết. Chỉ mong sao ngày hai buổi no lòng là đủ! ” [43, tr.596]. Ước mơ ấy cũng thật gần gũi và có ý nghĩa với những người nông dân như bác Bảy Hội, cô Sáu, dượng Sáu (Chuyện ấy đã qua rồi). Như vậy, ta thấy khi miêu tả hình tượng người nông dân, dù không cố tô vẽ nhưng dưới ngòi bút của Lý Văn Sâm họ vẫn hiện lên với những nét đẹp trong tính cách của con người Nam bộ. Đó là sự thuỷ chung, tình nghĩa và gắn bó máu thịt với quê hương. Việc Lý Văn Sâm phơi bày một cách chân thành và xúc động những nỗi khốn khổ của nhân dân lao động với tư cách là người trong cuộc thể hiện rõ những tình cảm mến yêu mà ông dành cho họ. Đó cũng là cách nhà văn bày tỏ tư tưởng, chí hướng đấu tranh trong hoàn cảnh khó có thể bày tỏ một cách trực tiếp. 2.2.1.4. Nhân vật người phụ nữ 53 Hoà trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hình ảnh người phụ nữ hơn bao giờ hết hiện lên với vẻ đẹp mới - vẻ đẹp của những con người đã được giải phóng, được tháo ra khỏi vòng kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến một thời, để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Trong cuộc sống mới, người phụ nữ là một phần của lịch sử, họ làm đẹp cho cuộc đời và họ cũng là cảm hứng sáng tác của các nhà văn. Có thể nói, hình tượng người phụ nữ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, hình tượng người phụ nữ dường như được xây dựng trong quan niệm về sự “hồng nhan bạc mệnh” có từ thời trung đại: Tố Tâm (Tố Tâm), Loan (Đoạn tuyệt), Mai (Nửa chừng xuân) đều là những nhân vật có số phận bi kịch. Những nhân vật nữ này phản ánh tình trạng bế tắc trong tư tưởng người Việt Nam trước Cách mạng trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cùng với không khí hào hùng của một thời kì lịch sử đầy “máu và hoa” của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã có một diện mạo mới bên cạnh những nét đẹp truyền thống bao đời của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, thuỷ chung, chịu thương chịu khó theo quan niệm của thời đại. Đó là những cô du kích, những chị dân công, là những bà mẹ Việt Nam nhân hậu, thủy chung, kiên cường, yêu nước. Trong truyện ngắn của mình, Lý Văn Sâm không chủ ý xây dựng hình tượng những người phụ nữ phi thường nhưng ở họ người đọc vẫn thấy toát lên vẻ đẹp của thời đại mới. Trong toàn bộ các sáng tác của Lý Văn Sâm hầu như nhân vật nữ nào cũng đẹp. Họ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn. Ở họ toát lên những phẩm chất đáng quý của con người Nam bộ. Có rất nhiều nhân vật nữ chỉ được nhà văn phác hoạ qua đôi nét, nhưng tự bản thân những nét phác hoạ ấy lại gợi lên một vẻ đẹp trọn vẹn và toả sáng. Mỗi người mỗi vẻ: vẻ đẹp trong sáng của Rosée trong Sương gió biên thuỳ, vẻ đẹp mỏng manh của Thư trong Sứ mạng, hay vẻ đẹp thiện lương của cô Trang trong Ngăn rạch bắt sấu nhưng những người phụ nữ ấy đều làm cho người đọc yêu mến, cảm phục.. Dường như khi miêu tả nhân vật người phụ nữ, Lý Văn sâm không chú trọng miêu tả chi tiết bề ngoài. Nhà văn chỉ giới thiệu ngắn gọn về họ nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận vẻ đẹp của những nhân vật nữ như Thể Phụng (Kòn Trô), Rosée (Sương gió biên Thuỳ), Thư (Sứ mạng), Thuỷ Tiên (Chuyện ấy đã qua rồi), Tiệp (Qua Bến Lạnh) Tất 54 cả họ đều có một vẻ đẹp thiện lương, tinh khiết. Thế nhưng đặt trong hoàn cảnh chiến tranh đau thương của dân tộc, cái đẹp ấy còn được gắn liền với sự thuỷ chung, kiên định và nghĩa tình. Thư trong Sứ mạng cũng có một vẻ đẹp cuốn hút “có tính cách hồ ly” với “cặp mắt sáng ngời”, “giọng nói êm ái”, và “đôi bàn tay ngọc” [43, tr. 373]. Tuy chưa một lần gặp được Hùng người yêu đã đính ước, thế nhưng cô vẫn nguyện với lòng mình “Không bao giờ lấy chồng nếu tôi chưa gặp Hùng” [43, tr.374]. Tương tự như vậy, Rosée, cô gái lai Pháp trong Sương gió biên thuỳ không chỉ có một vẻ đẹp trong sáng và mạnh mẽ mà còn là người coi trọng tình nghĩa. Trong một lần lạc bước cô đã được Phong, một chàng trai trẻ cứu giúp và đổi tên thành Sương. Họ yêu nhau nhưng chiến tranh khiến mối tình trong sáng ấy tan vỡ. Bất ngờ gặp lại sau bao năm xa cách nhưng hiện tại giữa họ là một bức “vạn lý trường thành” bởi chàng ngày nay là “một viên chỉ huy trẻ của Việt Nam” còn nàng thì lại là “thiếu nữ Pháp mặc quân phục”. Hoàn cảnh ấy tưởng chừng đã thay đổi tính cách của con người. Thế nhưng, thử thách khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không thể giết chết nét đẹp tâm hồn của Sương. Nàng đã tìm cách “Trả con chim đại bàng về với chân trời cũ” [43, tr.349] với lời hẹn ước“chừng nào hai dân tộc hiểu nhau, bấy giờ Phong hãy đi tìm Sương trong những nhà thờ lớn” [43, tr.349]. Hay như Tiệp một cô gái đưa đò xinh đẹp trong truyện ngắn Qua Bến Lạnh, cũng là một hình tượng phụ nữ tiêu biểu cho lý tưởng của Lý Văn Sâm. Cô gái đẹp ấy đã yêu thương và chờ đợi một người trai đi xa để “gây lấy công danh” trong suốt năm năm. Ngày gặp lại người yêu cũng là ngày cô đau đớn nhận ra chàng đã đi ngược lý tưởng mà cô mong đợi. Vì thế cô đã “lật úp chiếc đò xuống nước” giết cả tiểu đội lính giặc, trong đó có cả người mà cô đã yêu và chờ đợi. Và “cô lái đò có tiếng lội giỏi” ấy cũng trẫm mình sau khi lật úp đò. “Cô đã kết thúc đời mình dưới đáy nước cùng một gã tình nhân đã đi ngược dòng lý tưởng” [43, tr.463]. Hành động dũng cảm của Tiệp đã nêu cao lòng yêu nước đồng thời lên án những kẻ theo giặc, phản bội giống nòi. Không mạnh mẽ như cô lái đò mang tên Tiệp, nhưng trái tim chân thành và tiếng đàn của cô sơn nữ Châu Giác trong Đàn Chìn – kha – la vẫn để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm sâu lắng khi khép lại thiên truyện ngắn. Truyện kể về cuộc gặp gỡ cảm động giữa những người lính trẻ Kỷ , Châu, Thành, Thọ với con gái vị trưởng bồn sóc Châu Mai, “một hoa khôi của miền sơn lâm Sông Bé. Cô sở trường nhất về nghề chơi đàn Chìn - kha – la. 55 Và nhất là giọng hát của cô thật buồn hơn tiếng thở than của một dân tộc thiếu quê hương” [43, tr.519]. Cuộc gặp gỡ và tình cảm nồng hậu của Châu Giác đã làm ấm trái tim của những người lính, nâng đỡ những bước chân kiêu dũng của họ trên bước đường hành quân. Qua câu hát buồn thẳm “Ngày mai, ai làm viễn khách? Ngựa chàng đã thắng yên cương? Ngày mai chàng theo mũi tên bay biến Để lòng ai buồn trong rừng thẳm vô cùng”[43, tr.521] Và lời nhắn gửi “Cố mà về, năm sau nhé! Và ráng về đủ cả ba anh. Đừng anh nào rơi rớt dọc đường như thọ! Tội nghiêp!” [43, tr.523] nhẹ nhàng nhưng lại để lại trong lòng người đọc biết bao nỗi xúc động về tình nghĩa của những con người trẻ tuổi dâng hiến máu xương để xây dựng những mùa xuân cho đất nước. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong những hình tượng người phụ nữ ấy phải kể đến Thuỷ Tiên trong truyện Chuyện ấy đã qua rồi, bởi cô là hình tượng kết tinh vẻ đẹp của thời đại mới. Đó là một người con gái đẹp người, đẹp nết, vẻ đẹp của người con gái ấy giống như tên của loài hoa chỉ nở vào dịp tết với “mái tóc dài thậm thượt như giòng suối đen huyền” [43, tr.689]. Không chỉ vậy, người con gái ấy còn có tấm lòng rất kiên định mà theo lời của Tư Ích, một nhân vật trong truyện, nhận xét “con nhỏ coi vậy chứ cứng đầu lắm”. Mặc dù được Sửu, một tên việt gian tiếng tăm, theo đuổi nhưng cô vẫn khinh hắn ra mặt bởi “ai lại khứng chịu làm vợ một con gà rót, vừa mới bị đớp cho một bạt tai đã lạy giặc mà đầu hàng” [43, tr.671]. Khi bị bắt vì tội che giấu“tù cộng sản”. Mặc dù bị tra tấn, bị hủy hoại nhan sắc, bị hành hạ “đến tuyệt đường sinh nở”, Thuỷ Tiên vẫn không hé răng khai ra nơi che giấu người chiến sĩ Cách Mạng. Tấm lòng sắt đá của cô khiến cho người khác thật sự cảm phục đến “khóc ào lên như con nít”, khi nghe chuyện. Thế nhưng, cô lại bình thản đến lạ lùng “chuyện ấy đã qua rồi, em khóc làm gì!” [43, tr.689]. Chiến tranh xảy ra, bao gia đình phải ly tán, người phụ nữ là những người gánh chịu rất nhiều thiệt thòi. Sự kiên định, thuỷ chung, và tình nghĩa không chỉ xuất hiện ở những hình tượng trẻ, đẹp như Thuỷ Tiên, Thư hay Tiệp. Những phẩm chất ấy còn xuất hiện ở rất nhiều nhân vât nữ khác. Đó là những người mẹ, người vợ, tảo tần suốt đời hi sinh vì chồng con như bà Hai hay chị Nhâm trong truyện ngắn Chớp bể mưa nguồn. Những người phụ nữ ấy, tiễn chồng con ra đi trong niềm hi vọng nhưng vẫn “không quên gửi theo một mớ nước 56 mắt và một ít lòng” [43, tr.356]. Đặc biệt, suy nghĩ của chị Nhâm “Bằng lòng ở vậy suốt đời” để chờ anh, “người đàn ông lý tưởng” ra đi vì tiếng gọi non sông, chính là minh chứng rõ nét nhất cho phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ Việt Nam. Hay như người mợ trong truyện Nắng bên kia làng, một người phụ nữ thuần hậu, chất phác, suốt đời gắn bó với mảnh đất quê hương “Mợ ấy đã thề ôm mồ cha, mẹ và mả chồng ở vậy cho trọn đạo Nếu có ai đốt rừng, mợ tôi cũng quyết làm một giới tử Thôi, chết trong lửa đỏ” [43, tr.605]. Những người phụ nữ ấy dù chẳng phải là chiến sĩ nhưng đã trở thành những biểu tượng đáng quý cho người phụ nữ Việt Nam trong khói lửa khắc nghiệt của chiến tranh. Lòng yêu nước thương nòi không chỉ gắn với ước mơ, hành động cao đẹp mà còn đi liền với nhận thức hi sinh. Nhân vật của Lý Văn Sâm vì thế được nhà văn miêu tả như những biểu tượng khác nhau của sự hi sinh, thể hiện những nét đẹp riêng trong tâm hồn những con người yêu nước miền Nam. Trong số những hình tượng ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_29_0328193693_8629_1871485.pdf
Tài liệu liên quan